Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

HẬN NAM QUAN
                                                                                

                                                        Ải Nam Quan vào thời Pháp thuộc

Sống đây, nhưng thác lâu rồi
Trái tim mất máu từ hồi tháng Tư

Cơn đau chiến bại ngày xưa
Ngàn đêm còn vọng gió mưa tủi sầu

Bây giờ cắt đất dâng Tầu
Nam Quan khóc biệt Cà Mâu sao đành
Hãy vì nghĩa cả hy sinh
Xé cờ, dẹp Đảng, đấu tranh tới cùng

Gìn từng tấc núi, tấc sông
Tiền nhân dựng nước khổ công bao đời
Ai dâng sông núi cho người
Mắt đòi trả mắt, răng đòi trả răng.
(thơ " Cắt đất dâng Tàu" của hahuyenchi)


ẢI NAM QUAN TRONG TƯ LIỆU
( Những bằng chứng bán nước cho Tàu của đảng csVN và đám đầu lỉnh Ba Đình thời Lê Khả Phiêu)

Tìm kiếm trong Việt sử, chúng ta không quên cảnh Nguyễn Trãi tiển cha là Nguyễn Phi Khanh, khi bị giặc Minh bắt đưa về tàu. Nguyễn Trải (1380 – 1442) đã khóc tiển biệt cha tại Ải Nam Quan.


Tâm Quang-Langlet trong bài "La perception des frontières dans l'Ancien Vietnam à travers quelques cartes vietnamiennes et occidentales" (tạm dịch: Quan niệm biên giới ở Việt Nam thời trước qua vài bàn đồ Việt Nam và Tây Phương) trong quyển "Les frontières du Vietnam, Histoire des frontières de la péninsule indochinoise" (Các biên giới của Việt Nam, Lịch sử các biên giới trên bán đảo Ðông Dương), nhà xuất bản L'Harmattan, 1989, cho biết rằng trên bản đồ Hồng Ðức (được thiết lập vào năm 1490) có vẽ hình một cái đồn để tượng trưng cho ải Nam Quan và có ghi chú là Ải Nam Quan nằm ở huyện Văn Uyên (thuộc trấn Lạng Sơn, tức là thuộc về Việt Nam) và tại đấy có hai đài, đài Chiêu Ðức (thuộc về Trung quốc) và đài Ngưỡng Ðức (thuộc về Việt Nam).

Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan:

Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Ðại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có "Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Ðình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có "Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ."

Năm 1774, Ðốc trấn Lạng-Sơn là Nguyễn Trọng Ðang cho tu sửa, xây lại Ải Nam Quan bằng gạch. Về việc sửa sang đài Ngưỡng Ðức, văn bia của Nguyễn Trọng Ðang ghi khắc có đoạn như sau:

"... Ðài "Ngưỡng-Ðức" không biết dựng từ năm nào; hình như mới có từ khoảng niên hiệu Gia-Tĩnh nhà Minh, ngang với niên-hiệu Nguyên-Hòa, đời vua Lê Trang Tông ở nước ta. Ðài không có quán, hai bên tả hữu lợp bằng cỏ; sửa chữa qua loa, vẫn theo như cũ. Nhà Lê ta trung hưng, đời thứ 14, vua ta kỷ-nguyên thứ 41, là năm Canh tý, ngang với năm thứ 44 niên hiệu Càn-Long nhà Thanh; Ðang tôi làm chức Ðốc-trấn (Lạng-Sơn), trải qua 5 năm là năm Giáp-thìn; sửa chữa lại, xây dựng bằng gạch ngói, đài mới có vẻ hoành tráng...".

                                                                         


                                           (ẢI NAM QUAN  phía bên VN cuối thế kỷ 19)

Bác Sῖ Paul Marie Néis 28/02/2014, với tác phẩm Sur Les Frontières du Tonkin 1885-1887. đã cho chúng ta một cái nhìn thật trung thực về Ải Nam Quan của VN trong thời Pháp thuộc. Bài viết của Sông Hồng, một cựu Sinh viên sĩ quan Võ Bị Đà Lạt hiện đang sinh sống trên nước Mỹ. http://quandiemvietnam.blogspot.de/
Theo "Ðịa-dư Các Tỉnh Bắc-Kỳ" của Ngô Vi-Liễn, Phạm Văn-Thư và Ðỗ Ðình-Nghiêm (Nhà in Lê Văn-Tân xuất-bản, Hà-Nội, 1926):

"Cửa Nam-Quan ở ngay biên-giới Trung-quốc và Việt-Nam. Kể từ Hà-Nội lên đến tỉnh-lỵ Lạng-Sơn là 150 km; đến cây-số 152 là chợ Kỳ-Lừa; đến cây-số 158 là Tam-Lung; đến cây-số 162 là Ðồng-Ðăng; đến cây-số 167 là cửa Nam-Quan đi sang Long-Châu bên Tàu. Như vậy từ Ðồng-Ðăng lên cửa Nam-Quan có 5 km; từ Kỳ-Lừa lên Nam-Quan mất 15 km [về phía tây-nam chợ Kỳ-Lừa có động Tam-Thanh, trước động Tam-Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô-Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng-Sơn] và từ tỉnh-lỵ Lạng-Sơn lên Nam-Quan là 17 km." (Nguồn Wikipedia)

Quyển "Phương Ðình Dư địa chí" của Nguyễn Văn Siêu (bản dịch của Ngô Mạnh-Nghinh, Tự-Do xuất-bản, Saigon, 1960) thì ghi:

"Cửa hay ải Nam-Quan, đời Hậu-Lê trở về trước gọi là cửa Pha-Lũy (hay Pha-Dữ), ở về phía bắc châu Văn-Uyên, trấn Lạng-Sơn. Từ châu Bằng-Tường (tỉnh Quảng-Tây) bên Trung-quốc muốn vào nước An-Nam phải qua cửa quan này".

VỚI NHỮNG CHỨNG MINH PHÍA TRÊN, CHO THẤY ĐẢNG CỘNG SẢN VN TRONG THỜI LÊ KHẢ PHIÊU ĐÃ DÂNG HIẾN ẢI NAM QUAN CHO TÀU CỘNG và các giải đất từ Ải Nam thụt lùi sâu vào lảnh thổ VN 5km cho đến ranh thị trấn Đồng Văn. Đường biên giới lúc cấm mốc lại đã lùi sâu vào lảnh thổ không còn bắt đầu từ Ải Nam Quan. https://www.facebook.com/photo.php?fbid=279235015574360&set=a.268814556616406.1073741937.100004635900665&type=3&theate


- Từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, trong chiến tranh biên giới Việt-Trung, Tầu cộng tung 200 ngàn quân tấn công Việt Nam. Sáu tỉnh biên giới bị tấn công đó là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Quân Tầu cộng đã chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn. Lính Tầu cộng vào thị xã Lào Cai bằng thung lũng sông Hồng; thị xã Cao Bằng theo thung lũng sông Bằng; và vào thị xã Lạng Sơn theo thung lũng sông Kỳ Cùng qua ải Nam Quan.

                                                                        


Ài Nam Quan ngày hôm nay thuộc Tàu Cộng
Cơ quan Hải quan CHXHCNVN cách cây số 0 chừng 200 thước. 
                                
 Cây số 0. Phía sau là cây Si do tên bán nước Phạm Văn Đồng trồng hồi thập niên 60s. Từ cây số 0, nhì xa xa là tòa nhà mái tròn Xuất Nhập cảnh của bọn Tàu cộng. Tức là Ải Nam Quan đã không còn nằm trên đất Việt.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng, đến 31/12/2008, hai bên đã phân giới khoảng 1.400 km biên giới, cắm 1.971 cột mốc, trong đó có 1.549 cột mốc chính và 422 cột mốc phụ. Toàn bộ 38 chốt quân sự trên đường biên giới đều đã được dỡ bỏ. Tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành cắm mốc 1117 trùng với vị trí mốc 19. Như vậy là có tất cả 1.108 mốc mới, điều nầy chứng tỏ đường biên giới của VN đa bị thay đổi sau khi cấm mốc mới.  http://hientinhvn.wordpress.com/2013/02/18/hinh-anh-chien-dich-thu-tieu-cac-cot-moc-bien-gioi-viet-trung                                                           
                                                                                                                                                  
 Ngày 30 tháng 12 năm 1999, tại Hà nội, hai ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm của Việt cộng và Đường Gia Triền của Tầu cộng chính thức ký ‘Hiệp ước biên giới trên đất liền’, theo đó ải Nam Quan (tức Hữu nghị quan) thuộc về nước Tầu. Bản hiệp ước này được quốc hội Tàu cộng thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2000, và quốc hội Việt cộng thông qua ngày 9 tháng 6 cùng năm, và việc cắm mốc biên giới được tiến hành từ năm 2001 đến cuối năm 2008 là xong.

Từ cuối năm 1999, nhà văn Dương Thu-Hương trong bài phỏng-vấn của đài Phát-thanh RFI đã cảnh báo rằng sau trận chiến-tranh biên-giới Việt-Trung năm 1979, các nhà lãnh-đạo đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhường cho Tầu cộng nhiều phần đất-đai dọc biên-giới hai nước với chiều dài khoảng 1.300 km và nhiều nơi còn bị lấn sâu vào nội-địa Việt Nam khoảng 3 cây-số.

Tuổi trẻ VN xin hãy ghi nhớ tội ác nầy của CSVN, và nhất định khi có cơ hội phải đòi cho được mảnh đất nầy của VN. Tất cả sử liệu dâng đất nầy của CSVN phải được ghi chép và bảo tồn, đễ hậu thế có cơ sở đòi lại.

Nhân mùa quốc nạn 30.4. của nước VNCH, tôi xin ghi lại tội ác bán nước thông đồng với giặn Tàu của bè lũ Hồ tăc và con cháu. Ải Nam Quan là phần đât thuộc VN, nay vì quyền lợi đảng và đám đầu lỉnh Ba Đình, nên chúng đã can tâm đem dất tổ dâng cho Bắc Phương, đó là một trọng tội cần được phơi bày truớc quốc dân VN. Trọng tội này được sự đồng loã của các đại diện dân trong Quốc Hội nước CHXHCNVN.


LỆ NAM QUAN

Hồn ai phản phất nơi đầu Ải
Linh xưa còn vọng tiếng căm hờn
Nam Quan chốn cũ chung dòng Việt
Nay khuất chìm sâu chốn nhạn môn.

Vịnh, Đất quê hương lìa Tổ Quốc
Từng đàn tan tác hoảng cánh bay
Về đâu cảnh cũ nay xa lạ?
Mõi cánh buồm xưa lạc cuối mây.

Ai đi phương Bắc thăm lăng Ải?
Lau hộ giùm ta giọt nhục đầy
Bốn ngàn năm tưởng hồn an giấc
Cơn đau Bắc thuộc chợt trùng vây !
(Bùi Minh Quốc)


BÀI LIÊN KẾT:

1. Từ Ải Nam Quan đến mủi Cà Mau
http://www.quocgiahanhchanh.com/tuainamquan.htm
2. Phi Khanh & Nguyễn Trãi ( HẬN NAM QUAN )
http://www.saimonthidan.com/?c=article&p=4876
3. Ải NAM QUAN là của Việt-Nam
http://www.mevietnam.org/lanhtho-lanhhai/npl-cuavn.html
4. Kịch thơ: Hận Nam Quan của một nhà văn miền Bắc ( Hoàng Cầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét