Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

 GIÁO DỤC CHXHCNVN CÀNG XÂY CÀNG NÁT

Sau khi chiếm được miền nam vào ngày 30.4.1975 đến nay, nền giáo dục của chxhcnvn đã được các đỉnh cao trí tuệ của đảng csVN đã xây dựng trên quan điểm nhu cầu của đảng không thể hiện được tính triết lý giáo dục, mục tiêu nhằm nhồi sọ, nặng tính tuyên truyền, lạc hậu, chạy theo thành tích, không đặt nặng mục tiêu đào tạo con người với đầy đủ phẩm chất làm người, phẩm chất công dân mà chỉ nhằm đào tạo những tầng lớp thanh thiếu niên bàng quan về chính trị, vô cảm với thực trạng của đất nước xã hội, học để lấy bằng ra làm quan hay kiếm tiền, kiếm một chỗ đứng trong xã hội… Sau hơn 45 năm, 2 hậu quả nặng nề nhất từ nền giáo dục này là bệnh thành tích và gian dối, dối trá, ngày càng trơ trẽn, lộ liễu mổi ngày một nhiều hơn.

Nhà trường dưới mái nhà XHCN hôm nay không còn là nơi để giáo dục mà chỉ là một cơ sở thương mại, nơi mà chử nghĩa được đong đếm bằng đồng tiền. Tồi tệ nhất là các quan đầu ngành, Phùng Xuân Nhạ lại là một người nói ngọng và cũng là người bị một giáo sư Tiến Sĩ ở Pháp tố là đạo văn. Xem nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43193993

Ông GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, từng là đại biểu quốc hội, vừa là TỔNG CHỦ BIÊN bộ sách TIẾNG VIỆT lớp 1 đầy tai tiếng, mà học sinh lớp 1 phả trả trên 800.000 đồng khi bước vào nhập học, một số tiền khá lớn cho một học sinh nghèo. Có một điều lạ, ông này là GS-TS tổng chủ biên, nhưng ông lại cho cháu nội ông đi tỵ nạn giáo dục từ cấp tiểu học tại Singapore, sau khi hết cấp một ông và gia đình lại cho cháu nội ông du học qua xứ giãy chết.

Tại sao GS-TS Nguyễn Minh Thuyết không dạy cháu Nội ông bằng chính bộ sách ông biên soạn, mà cho cháu Nội ông đi du học từ cấp I - chối bỏ nền giáo dục xhcnvn và sách vỡ do chính mình biên soạn? Như vậy mà đảng lại bắt học sinh lớp 1 phải mua thứ cặn bả này về để khai trí - Họ đã lừa bịp nhiều thế hệ ở VN, trấn lột các học sinh lớp 1 bằng những thứ cặn bã mà chính người soạn ra nó cũng không dám xử dụng. Họ soạn sách giáo giáo khoa để bán chử nghĩa, chứ không nhằm giáo dục các thế hệ ở VN.

Nhà báo Hà Phan dẫn tin với hai bức ảnh chụp báo giá tiền Bộ sách giáo khoa 800 ngàn đồng, giá tương tự nhau ở hai đầu đất nước, đó là trường tiểu học An Phong quận 8, TpHCM và trường tiểu học Kim Lương ở Huyện Kim Thành tỉnh Hải dương.

“Đến ma túy hay vàng cũng kkhông nhảy nhanh bằng, anh Nhạ ạ!

Dân khổ vì Covid chưa đủ sao lại tìm cách vắt thêm bằng cách này?

Mà cho con đi học đâu chỉ có sách, nào vở bút cặp đồng phục rồi các khoản tự nguyện… Đúng là mùa… thu, thu đủ cách, đủ kiểu, không có khoản thu nào bớt đi mà chỉ phình từ khoản này nở sang khoản khác.

Hết khổ lại đến cực với tiền trường, tiền sách. Các ông cải cách tài quá!” Nhà báo Hà Phan than phiền.  Xem nguồn: https://thoibao.de/blog/2020/09/06/bo-sach-lop-1-tang-gia-gap-4-lan-dat-nuoc-co-bao-gio-duoc-the-nay-khong/

Các quan tham nhũng thi miệng nói soàn soạt với người dân về tư tưởng đạo đức cách mạng, nhưng trong túi đã thủ sẳn một Thông Hành của nước thứ hai, để khi cần hạ cánh an toàn.

Lãnh đạo đầu ngành của đảng đều là những con người bất tài, nhưng cố bám lấy ghế để ngồi mát ăn bát vàng, mặc dù biết mình bất tài. Trong môi trường giáo dục ngày nay  ở VN đã ngày càng tồi tệ vì những người như: Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Minh Thuyết....

Thực tế, từ năm 1975 đến nay có ai nhớ được nền giáo dục CHXHCNVN dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước cộng sản đã trải qua bao nhiêu lần sửa chữa, cải cách, cải tiến (hay cải…lùi?), thay đổi cứ xoành xoạch từ chữ viết, cách phát âm, bộ chữ cái, sách giáo khoa, chương trình học, việc tổ chức thi cử, v.v…? Bao nhiêu thế hệ học sinh VN đã bị làm “chuột bạch” cho vô số lần thí nghiệm hỏng bét đó?

Giáo dục lẽ ra phải là một ngành đàng hoàng tử tế, nhưng lâu nay không ai còn lạ gì những chuyện gian dối của ngành giáo dục như “chạy” điểm, mua bằng, xài bằng giả… Hệ quả là những con người không có đủ kiến thức, trình độ, năng lực nhưng vẫn vào được những trường đại học ngon lành, tốt nghiệp, có bằng cấp… trở thành kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, quan chức… và họ đã gây ra bao nhiêu đại họa cho xã hội vì sự dốt nát của mình.

Nền giáo dục kiểu “xã hội chủ nghĩa Việt Nam” không hề có một nền tảng triết lý giáo dục. Những người cộng sản đã tiếp nhận nó từ tay người Pháp ngày xưa và từ nền giáo dục của chính thể Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1975. Họ tiếp nhận cơ sở, tiếp nhận hệ thống học đường nhưng phủ nhận những tinh túy của nền giáo dục cũ. Thay vào đó, họ rập khuôn từ các nước đàn anh Nga và Tàu, họ cổ súy tư tưởng duy vật biện chứng và biến học đường thành nơi nhồi nhét các luận đề chính trị cho học sinh.

Nhìn lại nền giáo dục trước kia, đó là nền giáo dục VNCH với triết lý giáo dục “nhân bản, dân tộc và khai phóng” dù chỉ tồn tại hai thập niên từ năm 1955 đến 1975, nhưng với nền tảng triết lý giáo dục tiến bộ đó đã mở cánh cửa cho một quốc gia – vừa thoát nền thuộc địa, vừa chiến tranh triền miên – có cơ hội ngang bằng với thế giới. Nền giáo dục ấy đã đào tạo nhiều tài năng, vẫn còn phát huy và ảnh hưởng đến nhiều trí thức Việt Nam hiện nay.

Tóm lại vì thiếu vắng một triết lý giáo dục nên nền Giáo Dục XHCNVN đã đi đến khánh tận như ngày hôm nay.

Mục tiêu chính của giáo dục XHCNVN là gì? Đảng đã cho ghi rõ trong nghị quyết 142 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết này chỉ rõ những mục tiêu giáo dục như sau:

“… Xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.

Thế là quá rõ, họ chỉ cần người giáo viên hành xử hệt như một cán bộ, hưởng lương để thực hiện điều họ chỉ đạo, đó là “tuyệt đối trung thành với đảng”. Còn ở Điều 36 Hiến pháp 1992 cũng ghi (trích nguyên văn): “…Các đoàn thể nhân dân, trước hết là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. 

Nhắc lại chuyện liên quan đến việc hơn 20 cô giáo có nhan sắc tại Hà Tĩnh bị điều động đi rót rượu tiếp khách cho cán bộ trong các bữa tiệc tại quán karaoke. Bị những ông cán bộ xàm sỡ sờ mó, một số cô lên tiếng tố cáo trước dư luận. Khi sự việc ầm ĩ trước dư luận, người ta mới biết chuyện này không phải là “cá biệt”, không chỉ tại Hà Tĩnh mà rất nhiều cô giáo tại các địa phương khác cũng từng bị điều động (bằng văn bản) đi giúp vui trong các bữa tiệc của quan chức địa phương. Tại sao các cô giáo không lên tiếng?

Trả lời báo chí, đáng kinh ngạc là lời ông Lê Bá Thiềm, trưởng phòng giáo dục thị xã Hồng Lĩnh, người ký lệnh điều động ấy cho rằng “đó là chuyện bình thường”, một ông quan khác bảo đó là “nhiệm vụ chính trị” của các cô và công nhận “khi say thì anh em cũng không kiểm soát được mình” (!). Còn ông bộ trưởng tại hành lang quốc hội lên tiếng rằng chính các cô giáo phải nghiêm túc, tự bảo vệ mình trước khi tố cáo, có nghĩa người có lỗi chính là các cô giáo (!). Chuyện chưa dừng ở đó, khi bị chất vấn trong nghị trường quốc hội, bộ trưởng Nhạ bào chữa cho quan chức: “lãnh đạo địa phương đôi khi vì vui vẻ thôi…”. Sửng sốt trước kiểu nói trơ tráo ấy, một nữ đại biểu quốc hội là bà Phạm Thị Minh Hiền phản ứng: “tôi không biết bộ trưởng có đau lòng trước sự việc này không chứ tôi thì đau lòng lắm”.

Ông Phùng Xuân Nhạ, người đứng đầu nắm giữ trọng trách giáo dục của một quốc gia mà trơ tráo, vô liêm sỉ đến như vậy hỏi sao xã hội không suy đồi? Nhưng vẫn chưa hết, khi nghe ông bộ trưởng trả lời báo chí, người ta còn kinh ngạc khi ông ngọng líu lo, ông phát âm sai vì lẫn lộn giữa chữ N và chữ L, điều mà lẽ ra một học trò cấp tiểu học cũng cần rèn luyện để sửa cái sai ấu trĩ như vậy. Dĩ nhiên là một thày giáo đứng trên bục giảng càng không thể phát âm sai. Huống hồ bộ trưởng bộ giáo dục. Than ôi!

Bộ mặt của quan đầu ngành BGD & ĐT của đất nước VN hiện nay là như thế - VN với một nền giáo dục bệ rạc như vậy, chẳng trách gì thân phận các cô giáo, những hình ảnh gương mẫu về đạo đức đã được đảng đồng hóa ngang hàng với thân phận một cô tiếp viên, chuyên mua vui cho khách thập phương. Mượn những câu ca dao trào phúng thời XHCN để thay lời kết cho bài viết:

Cái học ngày nay đã hỏng rồi

Chín thằng đi học, tám thằng chơi

Một thằng chẳng học làm quan lớn

Sai thằng có học chạy tơi bời


Cái học ngày nay vậy hỏng rồi

Tám thằng đi học, bảy thằng lười

Hai thằng không học thì vinh hiển

Quyền cao chức trọng đã lên đời


Cái học ngày nay thật hỏng rồi

Bảy thằng tới lớp, sáu thằng thôi

Ba chàng thất học thành ông xếp

Vổ ngực rằng tao tiến sĩ rồi.

Tổng hợp và bình luận từ Hậu Duệ VNCH Lý Bích Thủy 11.10.2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét