Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

 CÓ CHẾT VÌ DÂN VÌ NƯỚC ĐÂU MÀ PHONG TẶNG 

HUÂN CƯƠNG BẢO VỆ TỔ QUỐC.

Tin từ Bqp.vn - Ngày 17/10, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định số 1819/QĐ-CTN truy thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng đối với đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam; Quyết định số 1820/QĐ-CTN truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 11 đồng chí vì đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn đợt mưa lũ và bão vừa qua tại Thủy điện Rào Trăng 3, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

02 đồng chí được truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất gồm:

- Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4;

- Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam.

Băng đảng cướp ngày thuộc Bộ Quốc Phòng đã lồng khái niệm cứu trợ, cứu hộ đồng bào lũ lụt miền Trung vào cái chết của các tham quan thuộc Đoàn 337 thuộc Quân Khu 4 trong việc phá rừng để mang lợi về cho đảng. 

Tướng tá quân khu 4 vào tận công trình đang xây dựng của Bộ Quốc Phòng để tìm biện pháp bảo vệ công trình không bị tổn thất trước các vụ sạt lở có thể xảy ra trong mùa lũ lụt tràn về Thủy Điện đang xây dựng Rào trăng 3. Đúng là quả báo cho những con người đã vì tiền, phá rừng xây các công trình, bất chấp sự an nguy của đồng bào Huế. 

Sự thật các tướng tá QK.4 đâu có công trạng gì trong việc bảo vệ dân và hy sinh vì nước?, nhưng lại được truy phong Huân Chương Bảo vệ Tổ Quốc?. Nguyễn Phú Trọng và các đầu lĩnh Ba Đình đã và đang bôi lọ vào hàng vạn chiến sĩ đã hy sinh trong trận đánh bảo vệ vùng biên giới Việt trung năm 1979 và 64 chiến sĩ bảo vệ đảo Gạc ma năm 1988.

ĐẢNG LOAN BÁO VỀ CÁI CHẾT CỦA TƯỚNG MAN 

Theo báo Thanh Niên đưa tin, ngày 12/10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Thiên Định nhận được tin cấp báo về việc có nhóm người ở Thủy điện Rào Trăng 3 mắc kẹt do sạt lở đất, đang cần cứu nạn. Chiều cùng ngày, 21 cán bộ, chiến sĩ đã tức tốc vào hiện trường bằng ô tô.

Do thời tiết xấu, nước lũ chảy xiết, sạt lở nên đoàn đã bỏ xe đi bộ, đến đêm thì vào trú ngụ lại tại nhà Trạm kiểm lâm sông Bồ; dự kiến hôm sau tiếp tục vào Thủy điện Rào Trăng 3 cách 12km đường đi bộ.

Khoảng 0h ngày 13/10, nơi trú ngụ là ngôi nhà của kiểm lâm thuộc tiểu khu 67 ( xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) của đoàn bị sạt lở đất đá nên bị vùi lấp, 8/21 người thoát được, 13 người mất tích.

NGUỒN LỢI KHAI THÁC RỪNG KHI XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN

Theo thống kê, cứ 1MW thủy điện sẽ mất 10-14,5 ha rừng. Trung bình mỗi dự án thủy điện nhỏ sẽ xóa sổ 125 ha rừng tự nhiên. Với hơn 500 dự án thủy điện nhỏ được phê duyệt, phải đánh đổi 57.000 ha rừng. Nếu bỏ được 463 dự án thủy điện nhỏ (dưới 30 MW) sẽ cứu được 13.890 ha rừng nguyên sinh. Mỗi ha rừng nguyên sinh không chỉ bảo vệ đất khỏi bị xói mòn và làm chậm dòng chảy của nước về hạ lưu, mà còn hấp thụ được 640 tấn khí carbon.


Theo số liệu thống kê, Bộ Công thương đã duyệt 21 dự án thủy điện cỡ nhỏ (bình quân 21,4 MW) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên (tổng công suất 450 MW), gồm 5 công trình: A Lưới, Hương Điền, Bình Điền, A Lin 1 và Tả Trạch. Theo Quyết định 1666/QĐ-UBND (23/7/2008), UBND tỉnh Thừa Thiên đã phê duyệt 11 dự án thủy điện cóc (dưới 10MW) với tổng công suất 105,8 MW, được khai thác gỗ trong khu bảo tồn thiên nhiên và rừng đặc dụng.

Trên thực tế, rừng tự nhiên và rừng đặc dụng đều nằm trong danh sách “chuyển đổi mục đích sử dụng rừng”. Tính đến cuối năm 2017, hơn 60.000 ha diện tích đất rừng đã bị chuyển đổi, trong đó có 4 dự án thủy điện nhỏ ở Miền Trung gồm Alin B1, Alin B2, Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4, nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Đến nay, Miền Trung đã đưa vào vận hành khai thác 54 thủy điện bậc t

hang (7.025 MW) và 156 thủy điện nhỏ (1.565 MW); đang thi công 11 dự án bậc thang (704 MW) và 72 dự án thủy điện nhỏ (859 MW).

Mỗi ha rừng nguyên sinh có trữ lượng cây khoảng 300 m3 gỗ. Nếu đốn 13.890 ha rừng nguyên sinh sẽ thu được 5.167.000 m3 gỗ. Nếu giá một m3 gỗ (nhóm 1) là 50 triệu VND/m3, giá một m3 gỗ nhóm 4 là trên 8 triệu VND/m3, thì bình quân là 20 triệu VNĐ/m3. Nếu bán 5.167.000 m3 gỗ người ta sẽ thu được 103.340 tỷ VNĐ. Đó chính là lý do người ta đua nhau làm thủy điện nhỏ. Nói cách khác, làm thủy điện là cách “tay không bắt giặc”.


ĐOÀN KINH TẾ QUỐC PHÒNG 337 

Dự án được xây dựng trên sông Rào Trăng (nhánh cấp 1 của sông Bồ), thuộc địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, do Công ty TNHH chi nhánh miền trung thuộc Tổng Công Ty Trường Sơn thuộc Bộ QP làm chủ đầu tư. Liên quan đến vụ sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3 (ở xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) khiến 17 công nhân thi công dự án gặp nạn do sạt lở. Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn tên quân sự là Binh đoàn 12 (tiền thân là Đoàn 559) là đoàn công binh và vận tải quân sự chiến lược . Xem nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_c%C3%B4ng_ty_X%C3%A2y_d%E1%BB%B1ng_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_S%C6%A1n

Trong vụ sạt lở đất tại trạm kiểm lâm 67 ở Phong Điền làm thiệt mạng 13 sỹ quan, hầu hết là cán bộ trung/cao cấp, vụ sạt lở đất là khu nhà của sư đoàn 337 làm kinh tế tại Hương Hóa đã làm thiệt mạng 22 cán bộ và chiến sĩ - Đó là các cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337, Quân khu 4 trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai (!?).

Hương Hóa nơi xảy ra vụ lở đất chôn vùi tướng tham quan Nguyễn Văn Man và một số sĩ quan của đoàn làm Kinh Tế của đoàn 337 thuộc sư đoàn 337, nằm trong vùng trách nhiệm của Quân Khu 4. Xem nguồn về đoàn KT 337

https://tuoitre.vn/doan-kinh-te-quoc-phong-337-dung-ngay-moi-giua-nui-rung-truong-son-20201022104619466.htm

Trong cuối thập niên 1980, vào ngày 1-8-1998 Đảng ủy Quân sự trung ương ra nghị quyết 150 về việc quân đội tham gia lao động sản xuất, làm kinh tế, phát huy vai trò nòng cốt tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng trên các địa bàn chiến lược. 

Ngày 24-5-1999, theo quyết định số 739/QĐ-BQP của bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trên cơ sở chuyển đổi nhiệm vụ Sư đoàn 337, Đoàn kinh tế - quốc phòng 337 chính thức được thành lập. Xem danh sách các sĩ quan thuộc đoàn 337 bị tai nạn vừa qua tại đường link: https://tuoitre.vn/danh-tinh-22-can-bo-chien-si-doan-kinh-te-quoc-phong-337-gap-nan-sang-18-10-20201018181214671.htm

Ngày 2-8-1999, đoàn 337 rời Cẩm Xuyên hành quân vào Hướng Hóa, bước vào một thời kỳ mới với những nhiệm vụ hoàn toàn mới không chỉ đối với đoàn mà đối với cả toàn quân, toàn quốc - Đây chính là Khu vực dự án kinh tế - quốc phòng thuộc đoàn 337 là các xã rừng núi đặc biệt khó khăn. Nơi đây từng là địa bàn chiến lược quan trọng, cửa ngõ của tuyến huyết mạch Bắc - Nam, nối với hạ Lào. Huyện Hướng Hóa bao gồm hai thị trấn Khe Sanh và Lao Bảo và 19 xã. Xem nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C6%B0%E1%BB%9Bng_H%C3%B3a

Xem nguồn về đoàn KT 337:https://tuoitre.vn/doan-kinh-te-quoc-phong-337-dung-ngay-moi-giua-nui-rung-truong-son-20201022104619466.htm

VÌ TIỀN BẤT CHẤP LỜI CẢNH BÁO

Trước đây Ông Hoàng Đình Bá (cựu trưởng ty Lâm nghiệp ở Quảng Nam-Đà Nẵng) đã cảnh báo từ hơn hai thập kỷ trước rằng tần suất lũ lụt sẽ ngày càng tăng, và nguồn nước ngầm sẽ cạn kiệt. Nếu không phục hồi được rừng đầu nguồn thì phố cổ Hội An không lâu nữa sẽ chỉ còn là phế tích.

Bộ quốc phòng và các Công Ty thân thuộc của các tướng tá đội tên cho BQP làm các dự án thủy điện nhỏ ở sâu trong núi vì ba lý do chỉnh:

1. Tránh xa được tai mắt của nhân dân. 

2. Không tốn tiền đền bù và di dời nhà dân. 

3. Tự do khai thác rừng nguyên sinh có nhiều giá trị lâm sản, tạo ra nguồn tiền đủ để đầu tư làm thủy điện. Vì vậy, làm thủy điện trong rừng sâu là việc đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận, mà những yếu tố môi trường, kỹ thuật thiết kế, xây dựng và vận hành hầu như không bị giám sát.

Khi vụ sạt lở xảy ra làm chết các tướng tá Đoàn Kinh Tế 337 thuộc QK.4, để phi tang, đảng đã che lấp chủ đầu tư bằng tên của một người thế thân cho BQP với một cái tên khác. 

ĐẢNG CHUYỄN ĐỀ TÀI VỀ NGUYÊN NHÂN LŨ LỤT

Trước nhiều ý kiến dư luận cho rằng, lũ lụt ở miền Trung những ngày qua có một phần nguyên nhân là do phá rừng..., Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, ông Nguyễn Quốc Trị, khi trả lời truyền thông nhà nước Việt Nam hôm 21 tháng 10 năm 2020, cho rằng nói lũ lụt ở miền Trung do phá rừng là không đúng, mà do biến đổi khí hậu.(!?)- Chỉ có dân sai, đảng lúc nào cũng đúng!

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, thuộc Đại học Cần Thơ khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này hôm 21 tháng 10 năm 2020, giải thích:

“Biến đổi khí hậu là sự thay đổi khí hậu mang tính toàn cầu, nó sẽ dẫn đến những vấn đề thiên tai cực đoan xảy ra nhiều hơn. Nhưng một khi thiên tai cực đoan xảy ra nhiều hơn mà có yếu tố phá rừng, như việc người ta làm thủy điện, chặt cây rừng... thì lúc có mưa bão nhiều, đất sẽ bị ngậm nước nhão đi, không có bộ rễ giữ lại thì sẽ sạt lở... Tóm lại có hai nguyên nhân là biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan, cộng thêm yếu tố phá rừng thì nó làm cho sạt lở trở nên nặng nề và đột ngột, ngoài kiểm soát của con người.”

Để bịt mắt người dân về đoàn kinh tế 337 của BQP trong việc xây dựng nhà máy Thủy điện trên sông Rào Trăng, những chóp bu của đảng và BQP đã hướng dư luận trong việc khai thác các nguồn lợi kinh tế về rừng nơi địa bàn huyện Hướng Hóa sang hướng khác. Sự thật đều không nằm nơi các thông tin của các báo gia nô và tin tức từ Bộ Quốc Phòng.

Những quan tham trong đoàn kinh tế 337 vì nóng lòng sự an toàn cho công trình xây dựng nơi huyện Hướng Hóa, nên bất chấp nguy hiểm đã kéo nhau đến công trình xây dựng do chủ đầu tư là Tổng Công Ty Trường Sơn thuộc BQP. Công việc xây dựng được giao cho đoàn KT thuộc Quân Khu 4 thực hiện. Các quan tham trong đoàn kinh tế 337 của BQP làm gì quan tâm gì đến dân bị lũ lụt. Để rồi bị trời phạt vì tội phá rừng gây thãm họa cho mùa lũ năm 2020 và trong tương lai tại khu vực chung quanh các công trình xây dựng nhà máy Thủy Điện Rào Trăng 3 trên sông Bồ. Nhưng, các đầu lĩnh đã ra quyết định truy phong cho các tham quan thuộc đoàn làm Kinh tế 337 này các huân chương bảo vệ tổ quốc , một việc làm hết sức nghịch lý, một hành động chà đạp lên anh linh 20.000 chiến sĩ đã chết vì bảo vệ tổ quốc trong cuộc chiến biên giới Việt Trung năm 1979 và 64 chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988. 

Những gia đình có thân nhân đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc đã vô cùng nhục nhã vì họ đang sống trong một thời đại mà những lãnh đạo vừa ngu vừa hèn lại vừa độc tài...nên sự hy sinh thật sự bảo vệ tổ quốc của họ không bằng cái chết của những tên tham quan trong đoàn Kinh Tế 337 thuộc QK.4. Cho tới nay, vì nịnh bợ giặc Tàu xâm lược nên những chiến sĩ đã thật sự chết vì bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ vẩn bị đảng đối xử bất công trong việc vinh danh họ cũng như làm lễ tưởng niệm hàng năm.

Góc nhìn tổng hợp  từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh, 25/10/2020.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét