Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

TUỔI TRẺ KHÔNG BIẾT CÚI ĐẦU!!


Đại hoạ cho một dân tộc, khi một thể lực cai trị là những bộ mặt phản nước hại dân, những con người thái thú vỗ ngực tự xưng là “chính quyền” lại đàn áp, đánh đập, tra tấn những người yêu nước khi họ đòi đòi minh bạch về nguyên nhân cá chết, đòi công bằng xã hội, đòi độc lập tự do, đòi nhân quyền nhân phẩm cho thế hệ hôm nay và mai sau. Họ đang vì sự trường tồn của Việt tộc và an nguy tổ quốc đòi những gì tốt nhất cho tương lai của một dân tộc có được sống sao cho đáng sống.
Vậy thì nhà nước cộng sản Việt Nam, các ông, hãy trả lời trước lịch sử với những bản án dày cộm đầy tội ác khi các ông tiếp tục hành hạ dân oan, trù dập, tàn sát những người yêu nước. Các ông là ai? nhân dân Việt Nam đang lên án các ông là những người “mãi quốc cầu vinh”. Sự thật quá rõ, qua nhiều lần xét xử bằng luật đảng với những thanh niên nói lên nhiệt tình yêu nước, tất cã họ đều bị lãnh án tù, đó là một minh chứng thật rõ ràng:

ĐẢNG CỘNG SẢN CHÍNH LÀ NHỮNG KẺ BÁN NƯỚC!
NHỮNG TRẦN ÍCH TẮC CỦA THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH.

Trách nhiệm của người trẻ là phải đối diện với nghịch cảnh và phải khắc phục để vượt qua, và người trẻ một nội lực quan trọng cho cách mạng dân tộc dân chủ. Người trẻ, một khi khi hường về tương lai của đất nước... khi nghĩ đến việc thay đổi cấu trúc xã hội và tuổi trẻ sẽ không dể dàng cúi đầu bị khuất phục trước thế giặc và cường quyền. Đất nước của dòng giống Lạc Hồng, lúc mạnh, lúc yếu, nhiều khi còn bị giặc xâm chiếm cả ngàn năm, "Song hào kiệt thời nào cũng có." Trong dòng sử Việt không thiếu các anh hùng xuất thiếu niên, người viết chỉ dẩn chứng một vài nhân vật nổi bật được sử Việt ghi nhận như:

1. Triệu Trinh Nương, bậc anh thư trẻ tuổi đầu tiên nước Việt - năm 20 tuổi (246) bà vào ở trong núi Nưa, chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ, dể rồi 2 năm sau cùng với anh khởi binh đánh quân Đông Ngô. Khi anh bà là Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời.Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ tướng. Lúc ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân. Một câu nói nổi tiếng của bà là:
"Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!"
2.Trước thế giặc mạnh của quân Nguyên -Mông, tháng 10 năm 1282, các vua quan nhà Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi (15 tuổi), không cho vào dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn nộ, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và người nhà thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, để chống giặc giúp vua nhà Trần. Anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hy sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Khí phách người trẻ được viết trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông; nguyên văn sáu chữ (dịch sang Hán-Việt) là:
"Phá cường địch, báo hoàng ân" (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).
3. Trong dòng sử cận đại có Nguyễn thái Học (1902-1930), một tuổi trẻ can cường thà rơi đầu chứ không cúi đầu trước giặc Pháp, ông là một sinh viên trẻ 25 tuổi được bầu làm đảng trưởng một chính đảng cách mạng có tên là Việt Nam Quôc Dân Đảng, thành lập ngày 25/12/1927. Ông mất vì bị thực dân Pháp hành hình khi ông ở tuổi 28. Ông trở thành anh hùng dân tộc lừng danh với cuộc tổng khởi nghĩa Yên Báy ngày 10/2/1930, tuy thất bại nhưng danh thơm vẫn còn lưu truyền. Câu nói tiếngcủa ông là: " Không thành công cũng thanh nhân".
Nguyễn Thái Học người sinh viên với tuổi ngoài đôi mươi, vốn sẵn có bầu máu nóng thương nước yêu nòi; Năm 1925, ông gửi cho Varenne, Toàn quyền Đông Dương hai bức thư đề nghị cải cách nền công nghệ ở Việt Nam, và nhất là nên thiết lập một trường Cao đẳng Thương Mại ở Hà Nội, và kèm theo cả một dự án giúp dân nghèo được sống cuộc đời tương đối dễ chịu hơn. Nhưng cả hai bức thư đều không được phúc đáp.
Chưa chịu thất vọng hoàn toàn. Tháng 6 năm 1927, Nguyễn Thái Học lại gửi đơn đến Thống sứ Bắc Kỳ, xin phép xuất bản một nguyệt san lấy tên là " NAM THANH" với mục đích là phổ biến, nâng cao trình độ Trí Đức Thể dục cho đồng bào ta, khuyến cáo Pháp nên chú trọng về Nông, Công Thương nghiệp. Nhưng cũng không được nhà cầm quyền Pháp chấp thuận, viện lý do là địa chỉ không đúng. Sự thực bởi Nguyễn Thái Học ở trong tổ chức Nam Đồng Thư Xã, nên đã bị ghi vào " Sổ đen " của sở Mật thám Bắc Kỳ.
Ông được tín nhiệm vào vị trí đảng trưởng một đảng cách mạng bí mật dùng vũ lực đế chống Pháp. Nguồn vũ khí tự túc - bằng cách tự rèn luyện và chế tạo, còn lại là lấy từ lính Pháp bị giết, hoặc đột nhập vào các kho vũ khí của lính Pháp. Ông chủ trương tự túc tự cuờng trong chiến đấu, không cậy nhờ vào bất cứ một một nguồn ngoại viện nào. Tự tổ chức khách sạn, nhà in, làm báo...để kiếm kinh phí cho việc trang bị quân vụ để hoạt động. Chủ lực của VNQDĐ là nhân dân.
Người trẻ Nguyễn Thái Học là đảng trưởng của Việt Nam Quốc Dân Đảng ( VNQDĐ) - một chính đảng đầu tiên có một chương trình dựng nước theo thể chế dân chủ kiễu Âu-Mỹ. Kế hoạch dân chủ hoá không chỉ cho VN mà cho cã Lào và Miên ( 3 nước Đông Dương) vì có sự tương quan về địa lý chính trị. Đây là chính đảng đầu tiên của VN đấu tranh dân chủ cho cã 3 nước Đông dương. Hệ tư tưởng của đảng tổng hợp từ các tư tưởng của Jean-Jacques Rousseau về cách tổ chức Xã Hội bình đẳng- như Chế độ Cộng Hoà Dân Chủ của Pháp, Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 và hệ tư tưởng Tam dân của Tôn Dật Tiên. Nhưng Ngyuễn Thái Học bị ảnh hưởng trực tiếp từ tư tưởng các cụ Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu, những nhà cách mạng tiền bối trong thời kháng Pháp mang tư tưởng Dân Chủ và cách mạng nhân quyền Pháp 1789. Hai cụ Phan là những nhà đấu tranh dân chủ đầu tiên của VN. Hai cụ là những người được Nguyễn Thái Học ngưỡng mộ lẩn kính phục. Cụ Phan Bội Châu sau này trở thành đảng trưởng danh dự của VNQDĐ.
Còn người trẻ hôm nay thì sao? vẩn lay quay trong cám dổ cuả vật chất và các danh hảo do tà quyền cs tạo ra để ru ngủ giai cấp thanh thiếu niên nam nữ - từ đó quên đi trách nhiệm với dân tộc và tổ quốc VN.
Đế giúp người trẻ hiểu được việc làm của các bậc sỉ phu của đầu thế kỷ 20, chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu 10 điều bi ai do cụ Phan Châu Trinh viết cách đây một thế kỷ. Bài được cụ viết trong bối cảnh đất nước đang còn nằm trong tay thực dân Pháp. Thời cụ Phan Châu Trinh sống không khác gì ngày hôm nay - Việt tộc một ách hai tròng, vừa sống khốn khổ trong chế độ phi nhân, độc tài, độc đảng do Việt gian cộng sản thiết lập từ 1945 đến nay và bên ngoài thi bị giặc ngoại xâm Trung Cộng hàng ngày hàng giờ đè nặng áp lực lên đất nước chúng ta. Một phần đất nước biển đảo đã lọt vào tay Bắc Kinh qua trung gian của tà quyền caVN.
CỤ PHAN CHÂU TRINH VỚi:
10 ĐIỀU BI AI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v...
Mười điều bi ai của cụ Phan Châu Trinh vẩn còn nguyên giá trị về thực trạng đất nước chúng ta trong thời đại hồ chí minh hôm nay. Hãy coi 10 điều bi ai kể trên là hành trang qúi báu cho người trẻ chúng ta trên con đường dấn thân vào cuộc cách mạng cho chính bản thân và dân tộc. Và để đầu chúng ta luôn ngẫng cao trước các dân tộc láng giềng.
Mưới điều bi ai này cũng rất phù hợp với bài diển văn mà Tổng Thống Hoa Kỳ Obama vừa đọc vào ngày 24/5/2016 tạị Hà Nội trước 2000 trí thức trẻ và doanh nhân VN. Qua đó Obama đã truyền đi một thông điệp về tinh thần dân chủ, tự túc túc tư cường và tự quyết của Việt tộc. Giá trị nội dung bài diển văn của một nguyên thủ cường quốc sô 1 trên thế giới không khác xa với 10 điều bi ai của cụ Phan Châu Trinh 100 năm trước đây. Quan niện củ của cụ Phan Châu Trinh và mới của Obama tuy có chênh lệch thời gian và không gian khá xa nhưng nội dung tư tưởng Đông Tây về con gnười và đất nước rất gần gủi với nhau.
Tóm lại người trẻ phải có trách nhiệm với tiền đồ và tương lai của đất nước, không thể ngủ quên trên sự đau khổ của nhân dân, sự ngang ngược của bọn bành trướng Trung Cộng và sự cai trị tàn độc của tà quyền csVN. Tuổi trẻ ngày nay phải biết hảnh diện và noi theo tuổi trẻ của các thế hệ trước đây. Vì tuổi trẻ là tương lai của đất nước là những bàn tay đóng góp thiết thực vào việc cứu nước, dựng nước và giử nước.theo định hướng Tự Do Dân Chủ và Tiến Bô. và nếu chúng ta không biết tự cứu chúng ta, thì không ai sẻ làm giùm việc này thay cho chúng ta. Tuổi trẻ VN phải nằm lòng bài thơ độc lập của Lý Thường Kiệt, để đất ta ta ngồi....ruộng ta ta xới....dân ta ta lo và nước ta ta giử.

南國山河南帝居,
截然分定在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虚。
Phiên âm Hán-Việt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
( Lý Thường Kiệt)

Nguyen Thi Hong, viết cho mùa tang Yên Báy (2016), 30/5/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét