Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

SỰ KHÁC BIỆT GIỬA NỀN GIÁO DỤC VNCH và NỀN GIÁO DỤC XHCN?
Sách giáo khoa thời VNCH
Sách giáo khoa của VNCH
Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào ngày 17 tháng 4 năm 1945, chương trình học của Việt Nam – còn gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn ban hành trong khoảng thời gian từ 20 tháng 4 đến 20 tháng 6 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam – được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc. Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ nhất Cộng hòa thì chương trình Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng từ đây, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo thực sự của mình.

Cô giáo dạy tiếng Việt Ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ nhất Cộng hòa, những người làm công tác giáo dục ở miền Nam đã xây dựng được nền móng quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, tìm ra câu trả lời cho những vấn đề giáo dục cốt yếu. Những vấn đề đó là: triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập, vai trò của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh giá kết quả học tập, và tổ chức quản trị. Nhìn chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trung học, và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Quốc gia Hành chánh và ở các trường đại học cộng đồng).
Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm, từ 1955 đến 1975, bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển. Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo có ý thức rõ ràng về sứ mạng giáo dục, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc sống khiêm nhường để đóng góp cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ huynh đã đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ những nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam.
Triết lý giáo dục VNCH

Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, Việt Nam Cộng hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản”, “dân tộc”, và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa (1967)

Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản. Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.http://vothilinh.blogspot.de/2016/04/nhin-lai-nen-giao-duc-vnch-su-tiec-nuoi.html
TRÍCH SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 VỀ TÌNH NHÂN LOẠI

Một ngày kia, sau khi thi hành quân dịch, con sẽ là một người lính như anh con vậy. Nếu con có phải ra trận chiến đấu, con sẽ hết lòng vì đó là bổn phận của con. Nhưng khi đánh nhau xong rồi nếu kẻ thù của con có bị thương, con hãy coi anh ta là một người đáng thương hại. Hai người không cùng một Tổ Quốc, nhưng mỗi người đã làm hết bổn phận của mình. Hai người tuy không cùng một ngôn ngữ nhưng đều có những tình cảm giống nhau. Anh ta cũng có một quê hương, một gia đình như con và anh ta cũng nhớ tiếc các thứ đó lắm! Con hãy thương hại anh, săn sóc anh, an ủi anh. Một ngày kia, không may con có bị thương, con sẽ xứng đáng được có một kẻ thù đến săn sóc và an ủi con. Đó tức là tình nhân loại, con ạ !
Sách giáo khoa lớp 5 của VNCH ấn bản cho học sinh tiểu học

Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc. Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

GIÁO DỤC VNDCCH
Từ năm 1946 đến nay, chính phủ Cộng sản đã có 4 lần cải cách chương trình giáo dục phổ thông (tiểu và trung học), không kể những thay đổi manh mún, và cứ mỗi lần thay đổi chương trình thì sách giáo khoa cũng phải thay đổi theo làm điên đảo giáo chức, phụ huynh và học sinh.
- Năm 1946, một vài trường học được cán bộ cộng sản khai mở trong vùng kháng chiến.
- Năm 1950, chương trình giáo dục phổ thông lần đầu tiên được thiết lập gồm 9 năm chia ra làm 3 cấp : cấp 1 (tiểu học) 3 năm, cấp 2 (trung học cơ sở) 3 năm và cấp 3 (trung học phổ thông) 3 năm. Các sách giáo khoa căn bản cũng được ấn định vào dịp nầy.
- Năm 1956, cải tổ giáo dục lần thứ hai, nâng số năm học thành  hệ thống 10 năm.
- Sau khi chiếm Miền Nam, chánh phủ vẫn giữ chương trình 10 năm ở miền Bắc và 12 năm ở miền Nam cho đến năm 1986.. Năm 1986, cải tổ giáo dục lần thứ ba bằng cách áp dụng chương trình phổ thông của miền Nam là 12 năm gồm 5 năm tiểu học, 4 năm trung học cơ sở (đệ nhứt cấp) và 3 năm trung học phổ thông (đệ nhị cấp) trên toàn quốc. Điểm đặc biệt là năm 1975, liền sau khi chiếm Saigon, chính quyền cộng sản đã đóng cửa và tịch thu tài sản tất cả các trường tư thục, từ trung học đến đại học ở miền Nam
- Năm 2002 là cuộc cải tổ  lần thứ tư quy mô nhất có sự phê chuẩn của Quốc Hội.
Nền giáo dục của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức có mặt từ năm 1945 nhưng đến năm 1946 vì phải sơ tán trước cuộc phản công của Pháp nên mãi đến năm 1954 sau khi chính phủ Việt Minh về tiếp thu thủ đô Hà Nội và tiếp quản các cơ cấu hành chính, trong đó có Tổng nha Học chính của Liên bang Đông Dương cũ, thì mới có cơ sở vững vàng để thực hiện. Với chính thể mới, hệ thống giáo dục này tồn tại cho đến năm 1985 khi nền giáo dục hai miền Nam Bắc thống nhất, dù rằng việc thống nhất chính trị giữa hai miền đã diễn ra từ năm 1976. Một đặc điểm của giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là có tính định hướng chính trị và giáo dục được xem là một thành phần phục vụ quan điểm của nhà nước cộng sản.
Đối với Cộng sản, sau khi cầm quyền ở miền Bắc năm 1954, Trần Huy Liệu, Trưởng Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học, trực thuộc Trung ương đảng đã ra lịnh viết lại một bộ sử khác tựa là Lịch sử Việt Nam gồm 2 tập để thay quyển Việt Nam Sử Lược bị xem là bộ sử của thực dân phong kiến.  Trong tập 1, với 436 trang đã có 87 trang viết về  cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của Trần Hưng Đạo, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Tây Sơn với mục đích đề cao chiến tranh và anh hùng giải phóng. Trong tập 2 gồm  364 trang viết về giai đoạn 1858-1945 đã dành đến 131 trang viết về bác và đảng Cộng sản VN. Từ bộ sử nầy, các tác giả của Nhà XB Giáo Dục đã viết ra nhiều bộ Lịch sử từ lớp 4 đến lớp 12 áp dụng cho các trường trung tiểu học trên toàn quốc. Những bài học lịch sử mà học sinh phải học là những tài liệu tuyên truyền, những sử liệu gian dối (quân đội nhân dân trăm trận trăm thắng…) và thiên vị (khi kể về cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng, sách tiểu học không nêu đích danh kẻ xâm lược  là nhà Hán mà chỉ gọi là giặc Phương Bắc). Bị học nhồi sọ những tài liệu gian dối sau 38 năm, học sinh đã xuống đường không  chịu thi môn Sử hồi tháng tư năm 2013 là điều tất nhiên.



Lễ nghĩa, đạo làm người đối với Cộng sản đã trở thành thứ xa xí phẩm. Từ 1945, Cộng sản đã ra lịnh trường học phải tháo gở tất cả các bảng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn bởi cho đó là tư tưởng phong kiến lạc hậu.  Sau  khi chiếm được miền Nam năm 1975, cộng sản cũng bãi bỏ chuyện dạy lễ nghĩa, tinh thần tôn sư trọng đạo mà thay vào đó bằng các giáo điều «bác » và đảng. Hậu quả là bạo lực học đường phát triển tràn lan, trò đánh trò, trò đánh thầy và thầy cô trừng phạt học sinh bằng những biện pháp dã man kỳ lạ. Trường học hôm nay là cái xã hội VN  thu nhỏ trong đó mọi giá trị đạo đức đều biến mất. Để gọi là giải quyết bạo lực học đường, cộng sản tăng cường giáo dục công dân và giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên bằng các chương trình học tập tư tưởng của bác. Ở bậc tiểu học và trung học, học sinh học môn giáo dục công dân, không phải là học tập bổn phận và nghĩa vụ làm dân, làm người, mà học bổn phận và nghĩa vụ với bác và đảng. Lên đến đại học, bất cứ ngành nào, sinh viên đều phải học chương trình lý luận chính trị gồm ít nhất 3 môn : Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản VN. Thời lượng của các môn Lý luận chính trị là 10 tín chỉ. Mỗi tín chỉ gồm 15 tiết học lý thuyết (1 tiết = 50 phút),  30-45 giờ thực hành và thảo luận, 45-60 giờ làm tiểu luận, 45-90 giờ thực tập tại cơ sở. Tổng số thời gian học chính trị trong học trình cử nhân khoảng 2000 giờ, chiếm 25%  của học trình. Chánh sách chính trị hóa học đường còn biểu hiện dưới hình thức tổ chức các đoàn thể hiệp hội sinh viên để chi phối  các sinh hoạt của sinh viên dưới hình thức thi đua trung thành với đảng. Từ năm 2001, Cộng sản tổ chức hàng năm tại mỗi đại học những cuộc thi đua sinh viên 3 tốt (học tập tốt, hoạt động đoàn thể tốt, thể lực tốt). Phải hiểu học tập tốt không phải là trau dồi kiến thức chuyên môn mà là quán triệt kiến thức lý luận chính trị, hoạt động đoàn thể tốt không phải là hoạt động xã hội mà là tranh thủ xây dựng đảng trong đại học và cần có thể lực tốt để hoàn tất hai nhiệm vụ trên.
Sự độc quyền của Nhà xuất bản Giáo Dục trong việc xuất bản và phát hành sách giáo khoa  lại là một trở ngại lớn trong sự phát triển giáo dục. Trong nhiều cuộc hội thảo, giáo chức luôn đòi hỏi sách giáo khoa phải được xuất bản tự do, giáo chức chọn sách để dạy chớ không bắt buộc phải sử dụng sách của các soạn giả quốc doanh từ nhà xuất bản Giáo Dục, yêu cầu Quốc Hội chế tài để sách giáo khoa phải được dùng ít nhất 12 năm mới sửa đổi. Tuy nhiên, tất cả yêu cầu trên đều bị bác bỏ vì nhà nước muốn nắm giữ mối lợi nhuận khổng lồ nầy, tự ý ấn định giá sách để chia sẻ quyền lợi với phe đảng từ người soạn sách, đại lý bán sách đến trường học. Ngoài ra, sự độc quyền nầy còn là một hình thức kiểm duyệt văn hóa phẩm bởi lẽ sách giáo khoa và chuyên khoa bị lệ thuộc vào Luật xuất bản, theo đó mỗi Bộ có trách nhiệm kiểm soát ấn phẩm của Bộ mình. Để triệt để khai thác mối lợi nầy, ngoài sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo Dục và các chi nhánh còn độc quyền in sách tham khảo là loại sách bổ túc để đọc thêm nhưng học sinh cũng bắt buộc phải mua vì nhiều khi đề thi ra trong sách tham khảo.https://sites.google.com/site/lamvinhbinhca/tuyen-tap/viet-nam-duoi-thoi-cong-san/giao-duc-viet-nam-khong-giong-ai
Theo GS Nguyễn Xuân Hãn, không kể số tựa sách giáo khoa mà học sinh bắt buộc phải mua, chỉ riêng sách tham khảo cho 12 lớp phổ thông, vào niên học 2008,  có 3.120  tựa . Cụ thể lớp 1 có 59 tựa, lớp 2 có 85 tựa; lớp 3 có 109 tựa; lớp 4 có 147 tựa; lớp 5 có 180 tựa; lớp 6 có 202 tựa; lớp 7 có 199 tựa; lớp 8 có 288 tựa; lớp 9 có 357 tựa; lớp 10 có 394 tựa; lớp 11 có 442 tựa; lớp 12  có 148tựa. (giaoduc.net.vn ngày 24/11/2912 – GS Nguyen xuan Han : chuyen lãng phí tiền tỷ sách giáo khoa).
Theo « danh mục sách tham khảo môn Lịch sử cho các trường phổ thông kể từ niên khóa 2012-2013 của nhà xuất bản Giáo Dục » có đến 356 tựa, trong đó có hơn 50 tựa liên quan đến các nhân vật đảng và các chiến thắng trong cuộc chiến tranh «chống Mỹ cứu nước», không kể vô số các sách lịch sử bằng hình vẻ. Về tác giả, chỉ riêng sách của Nguyễn Khắc Thuần, người ta đếm được 47 tựa trong số 356 tựa như trên.
Từ hơn nửa thế kỷ qua, VN vẫn chưa có một bộ sách  giáo khoa chuẩn thực hiện bởi một ủy ban soạn thảo độc lập với nhà nước ,do đó Nhá xuất bản Giáo Dục cứ tiếp tục độc quyền xuất bản và tái bản mỗi năm sách giáo khoa và sách tham khảo của các soạn giả quốc doanh (như Nguyễn Khắc Thuần, thường không có gì thay đổi nội dung, để cùng với phe đảng trục lợi.  Năm 2011, nhà xuất bản Giáo Dục đã phát hành 89 triệu quyển sách không kể 155 triệu sản phẩm giáo dục khác như tranh ảnh, bản đồ, băng dĩa CD giáo khoa (vov.vn ngày 11 /07/2011).  Không kể tiền học phí cứ gia tăng, trái với khuyến cáo của UNESCO là bậc học phổ thông phải được miễn phí, tiên mua sách và lệ phí các loại  là một nỗi kinh hoàng cho phụ huynh khiến con nhà nghèo  đành phải bỏ học.

VNDCCH và CHXHCNVN MỘT NỀN GIÁO DỤC 
KHÔNG TRIT LÝ
Dưới chế độ Cộng sản từ 1946 đến nay không hề có một triết lý giáo dục. Báo Lao Động số ngày 24/10/2012 trong bài «Triết lý giáo dục của người Việt»  cho rằng : Nhiều người cho rằng giáo dục của ta không thấy lối ra vì không tìm được triết lý giáo dục. Một số giáo sư khẳng định rằng nước ta chưa từng có một triết lý giáo dục…» . GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ Trưởng Giáo Dục cũng đồng ý  là : Giáo dục nước nhà thiếu hẳn một triết lý. Không có một triết lý, nhưng giáo dục Cộng sản có những mục tiêu, đa số là chính trị và thay đổi thường xuyên, do đó hệ thống  giáo dục Cộng sản tuy đã nhiều lần cải tổ, từ năm 1946 ở miền Bắc và sau khi cưỡng chiếm miền Nam năm 1975, nhưng kết quả là giáo dục Việt Nam vẫn còn trong tình trạng hỗn loạn và lạc hậu.
Sách giáo khoa lớp 5 của VNDCCH ấn bản cho học sinh tiểu học
mang tính phi nhân bản

Nhà vănTrấn Mạnh Hảo, tác giả tiểu thuyết «Ly Thân» đã can đảm chỉ trích chế độ từ thập niên 80, trong bài tham luận đọc trước Đại hội nhà văn lần thứ 13 vào tháng 7 năm 2010 tại Đà Lạt đã nhận định :
«Nền giáo dục VN hôm nay là một nền giáo dục thiếu trung thực, đúng như ý kiến của ông Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân đã công nhận. Đạo đức trong giáo dục VN hôm nay đồng nghĩa với dối trá, thầy dối trá thầy, trò dối trá trò, quản lý giáo dục báo cáo láo cốt để lấy thành tích, nạn mua bán bằng, bán đề thi, mua quan bác tước đang là đại họa của nền giáo dục. Hầu hết sách giáo trình, sách giáo khoa là sách đạo văn. Cán bộ có chức quyền đua nhau làm thạc sĩ, tiến sĩ, lấy bằng thật nhưng học giả. Nạn dùng tiền mua bằng cấp, mua học hàm học vị đang diễn ra công khai trong cái chợ trời giáo dục Việt Nam.Nhiều ông cán bộ cao cấp có học vị tiến sĩ nhưng chưa có bằng tốt nghiệp đại học, thậm chí có vị chưa có bằng tốt nghiệp cấp 2 vẫn lấy được học vị tiến sĩ. Việc chính trị hóa môn văn, môn lịch sử, môn triết học đã tạo cơ sở cho sự dối trá làm bá chủ đất nước. Giáo dục như thế làm sao có thể đào tạo ra những công dân chân chính ?...»
Và ông kết luận : Chính trị hóa giáo dục chỉ đẻ ra những chiến binh đánh bom tự sát, chứ không đẻ ra những công dân xây dựng tương lai.

Biên khảo Lê Kim Anh, 13/5/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét