Sài Gòn hấp hối (hay là Ngày Buồn Nhất) - Bảo Định
Sàigòn thật sự đã lọt vào tay quân CSBV lúc 11 giờ 30 trưa ngày 30.4.1975, khi tên lính xe tăng chạy lên nóc sân thượng Dinh Độc Lập hạ lá Cờ vàng và treo lá Cờ Máu. Từ lúc 9 giờ sáng, Tổng thống Dương Văn Minh và Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng BTTM/QLVNCH, đã liên tục kêu gọi tất cả Binh sĩ QLVNCH ngưng chiến đấu, buông súng, ai ở vị trí nào thì ở đó, chuẩn bị bàn giao chính quyền cho “Người anh em phía bên kia”.
Người thiếu phụ trẻ với vẻ mặt hoảng hốt, rảo buớc đôi chân từ đầu đường Nguyễn Thông nối dài, dừng lại trước nhà Hùng, nói vọng vào :
- Ông Thiếu tá. Ông hãy mau thay đồ xi-vin và tránh đi. Bộ đội VC đã về đầy đường Lê Văn Duyệt, chúng sắp đi qua Biệt Khu Thủ Đô.
- Thế chiếc xe Jeep của tôi đâu ?
- Chúng đuổi tài xế và lấy đi rồi.
(Hùng là Đại đội trưởng ĐĐ3 của Tiểu đoàn, bị thương tại trận đánh cuối cùng ở Xuân Lộc, được chuyển về Bệnh viện Trần Ngọc Minh để điều trị. Khi có lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, bị xuất viện, đang tìm phương tiện trở về nhà, thì gặp tôi vừa đến Sân Cộng Hòa. Nhà Hùng nằm sâu trong đường Nguyễn Thông nối dài, xe hơi không vào được. Tôi phải cho xe đậu lại trước một quán tạp hóa của một thiếu phụ, có tài xế trông chừng.)
Lúc đó trời gần trưa. Tôi vừa mới từ đầu cầu Phan Thanh Giản ở Dakao, định ra Thủ Đức để gặp Tiểu đoàn. Nhưng đơn vị Địa Phương Quân giữ cầu ngăn lại. Tôi gặp một vị Đại tá, có lẽ thuộc BKTĐ, nói lý do cần phải ra Thủ Đức, thì được cho biết rằng quân CSBV đã qua Thủ Đức, đến hãng xi-măng Hà Tiên, sắp qua cầu xa lộ. Không biết số phận của Tiểu đoàn tôi như thế nào ? Lòng lo lắng và bồn chồn. Thôi đành chịu. Vừa lúc quay đầu xe thì gặp vị Trung úy Tùy viên của Đại tá Tư lệnh phó Sư đoàn Nguyễn Văn Mai, chuyển lệnh là tất cả Sư đoàn về tập trung tại sân Cộng Hòa. Tôi cho xe chạy về sân Cộng Hòa.
Ngày 29.4.1975
Trận chiến ác liệt kéo dài nhiều ngày tại Trảng Bom. Kể từ khi Sư đoàn 18BB triệt thoái khỏi mặt trận Xuân Lộc, về lập tuyến phòng ngự tại đây. Lữ đoàn 3/XK của Tướng Trần Quang Khôi đã lui về phòng thủ thành phố Biên Hòa. Nếu lực lượng xe pháo hùng hậu của Tướng Khôi, cùng các đơn vị của Sư đoàn 18BB cùng chung lập tuyến phòng ngự, thì quân CSBV đã không thể nào vượt qua được Trảng Bom. Sau ngày 20.4.75, Trảng Bom đã là tuyến phòng ngự cuối cùng của QLVNCH chống quân CSBV phương Bắc xâm lăng. Thật đáng tiếc là những chi đoàn M.48 tối tân đã bị chôn chặt trong một vùng đất nhỏ hẹp là thành phố Biên Hòa, thay vì được vẫy vùng trong một không gian rộng mỡ là Trảng Bom để thi thố tài năng. Được biết những chiếc xe tăng T.54 hay PT.76 của quân CSBV không thể nào đương đầu nỗi với những chiến xa M.48 tối tân của ta.
Đến sáng ngày 29.4, áp lực quân CSBV với nhiều xe tăng và đại pháo, đã đè nặng lên những chiến binh QLVNCH. Vã lại, những chiến binh Sư đoàn 18BB đã quá mệt mỏi sau trận chiến kéo dài suốt 12 ngày đêm tại Xuân Lộc. Họ đã không có thời gian nghỉ ngơi, lại đã lao vào một trận chiến mới. Họ đã không có thời gian và phương tiện để lập tuyến phòng ngự kiên cố, ngoài những chiếc xẻng cá nhân, để đào vội vã những hố chiến đấu cá nhân. Cuối cùng quân bạn bị đè bẹp truớc một đối phương áp đảo về quân số, xe tăng và pháo.
Phòng tuyến vỡ, Đại úy Trần Văn Thân, Trưởng Ban 3 Tiểu đoàn 1/43 tử thương, vị Tiểu đoàn trưởng bị giặc bắt. Khi vị TĐT bị dẫn đến gặp tên Thủ trưởng E (tức Trung đoàn trưởng), tên này nói : “May mà anh bị chúng tôi bắt, nếu anh gặp đơn vị kia (ý hắn muốn ám chỉ đến Sư 341/CSBV), thì anh đã bị chúng giết tại chỗ !). Câu nói này của tên cán binh CSBV làm cho ta liên tưởng đến sự thiệt hại nặng nề của Sư 341 tại Xuân Lộc).
Tại Sàigòn, Dinh Độc Lập đã có chủ mới. Đại tướng Dương Văn Minh trở thành vị Tổng thống thứ ba của nền Đệ Nhị Cộng hòa. Ngày 21.4.1975, khi tôi cùng đơn vị đang băng rừng vượt suối từ Long Giao hướng ra Long Thành thì Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức, trao quyền lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Nhưng do áp lực từ mọi phía, Tổng thống Hương buộc phải trao quyền lại cho Dương Văn Minh vào lúc 5 giờ chiều ngày 28.4.75 tại Dinh Độc Lập. Thoạt đầu cụ Hương chỉ có ý định mời DVM làm Thủ tướng toàn quyền, vì bản thân cụ Hương cũng như dư luận đinh ninh rằng DVM (thủ lãnh thành phần thứ ba), có thể điều đình với CSBV. Nhưng DVM nhất quyết cụ Hương phải trao quyền Tổng thống cho ông ta: “Thưa thầy, suốt cuộc đời thầy đã hy sanh cho dân cho nước, thì bây giờ thầy hy sanh một lần nữa cũng chẵng sao. Thầy giao cái chức Tổng thống lại cho tôi. Thầy đã thương thì thương cho trót !” (Ngày xưa DVM là học trò của thầy giáo Hương). Nghe vậy, cụ Hương trả lời : “Xin lỗi Đại tướng, cái chức Tổng thống là do dân bầu ra chớ không phải là chiếc khăn Mouchoir đâu mà tôi muốn trao ai thì trao !” Nhưng rồi vì áp lực, cụ cũng đành trao lại quyền Tổng thống cho DVM, để chỉ 24 tiếng đồng hồ sau đó thì giao lại Chính quyền cho CSBV.
Trích bài diễn văn trao quyền của cụ Hương :
“Khi Tổng thống tiền nhiệm trao nhiệm vụ cho tôi, tôi vẫn biết sức già, dầu muốn dầu không, tuổi đời đã cao, sức lực đã mòn, tức nhiên là không thể đảm trách được một nhiệm vụ lớn lao trong khi mà nước nhà đã trải qua một buổi khó khăn vô cùng không thể tưởng tượng được. Bởi vậy cho nên trong lòng tôi vẫn mong mỏi rằng dầu thế nào cũng phải có được một người ra lãnh cái trách nhiệm này để lo cho việc nước. Gọi là cú vét phần nào, cái gì gọi là quyền lợi, cái gì gọi là danh dự của nước Việt Nam Cộng Hòa chúng ta.”
“Khi tôi đến trao đổi ý kiến với Đại tướng Dương Văn Minh, điểm làm tôi thắc mắc là điểm pháp lý, bởi vì nếu tự nhiên tôi đem cái quyền của tôi trao lại cho Đại tướng thì như vậy về phuơng diện pháp lý không hợp lý chút nào. Điểm đó tôi cùng Đại tướng đã có thảo luận. Sau khi ra ngoài lưỡng viện, tôi cũng có trình bày, và lưỡng viện sau khi thảo luận hai ngày thì tìm ra được giải pháp mà đây tôi tin là giải pháp đáp lại với chỗ mong mỏi của mọi người.”
“Thưa quý vị, điểm thắc mắc về pháp lý hết rồi, thì về mặc đó chúng ta không còn băn khoăn chi nữa, thì dầu muốn dầu không cái chuyện lớn lao hiện giờ không còn là chuyện pháp lý nữa, thì việc làm sao cho nước Việt Nam Cộng Hòa dẫu tình hình có khó khăn đến đâu đi nữa, thì cũng phải giữ phần nào để bảo tồn được. Nếu không toàn vẹn hết thì cũng là phần nào cái danh dự của tổ tiên chúng ta.”
“Thưa Đại tướng, dù muốn dù không, một chương lịch sử đã dở qua rồi, những chương sẽ viết tới đây sẽ do nơi tay của Đại tướng…”
Trích bài đáp từ của tân TT DVM :
“Kính thưa Thầy !
Qua những lời của thầy làm cho tôi rất cảm kích. Thầy đã ghi nhận tình thế Quân sự cũng như mọi mặt bi đát, làm cho tôi phần nào yên tâm vì cái sự khó khăn mà tôi gặp phải. Những lời khuyên dạy của thầy hôm nay tôi sẽ ghi mãi trong lòng và thầy hãy yên tâm. Chúng tôi đã lâu nay thấy không còn giải quyết vấn đề của chúng ta bằng võ lực không, mà không có kèm theo một giải pháp chính trị nào thì không thành công. Vì đó anh em chúng tôi đã mấy năm nay, thảo luận tìm được giải pháp chúng tôi đã lựa chọn, giải pháp hòa giải Dân tộc.”
“Nói như thế để thầy yên tâm. Nếu có hận thù thì không thể lấy hận thù ra mà trả đối với tất cả mọi ai. Chúng ta đã chủ trương hòa giải với đối phương, không lý do nào chúng tôi không hòa giải được với anh em một nhà. Thầy cứ yên tâm. Tôi xin hứa với thầy…”
Hai ngày sau, DVM kêu gọi :
“Đường lối chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp Dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hãy bình tĩnh, không nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ CMLTCHMNVN để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự và tránh đổ máu vô ích của đồng bào.”
Nhưng CSBV không cho ông Minh “bàn giao”, mà họ bắt ông “đầu hàng vô điều kiện”.
Khác hẳn với cựu Tổng thống Thiệu, cụ Hương đã ở lại với đồng bào và Chiến sĩ, nhất quyết không chịu xuất ngoại.
Ngày 29.4, Đại sứ Hoa Kỳ Martin cùng với Tham vụ Sứ quán biết nói tiếng Pháp, tìm cách gặp cụ Hương tại tư dinh trên đường Công Lý : “Thưa Tổng thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Nhân danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào, với phương tiện nào mà Tổng thống muốn. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng thống cho tới ngày Tổng thống trăm tuổi.”
Cụ Hương trả lời : “Thưa ngài Đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đổi như vậy HK cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông Đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông Đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ, và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng Cộng sản vào được Sàigòn, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng Miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cảm ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.”
Khi nghe câu “Les État Unis ont aussi leur part de resposibilités”, Đại sứ Martin giật mình nhìn trân cụ Hương. Năm 1980, ông thuật lại với tôi (Giáo sư Nguyễn Ngọc An): “Dứt câu chuyện, on ne sépare sans même se serer la main”.
Quyển sách có nhiều tranh cải với tựa đề “Sàigòn et Moi” Đại sứ Pháp Mérillon cho biết, trước ngày 28.4.75, ông ta có chuyển lời mời cụ Hương sang sinh sống ở Pháp sau khi giao quyền cho DVM, thì cụ đã trả lời: “Ông Đại sứ à, tôi đâu có ngán VC. Nó muốn đánh, tôi sẽ đánh tới cùng. Tôi chỉ sợ mất nước, sống lưu đày ở xứ nguời ta. Nếu trời hại nước tôi, nước tôi mất, tôi thề sẽ ở lại đây, và mất theo nước mình.”
Vào những ngày cuối của cuộc chiến, Tổng thống Mỹ Gerald Ford cho thi hành một chiến dịch di tản 3,000 trẻ mồ côi, con lai bị bỏ rơi, đưa sang định cư tại các nước tư bản Mỹ, Pháp, Úc, Canada,…làm con nuôi. Kinh phí lên trên 2 triệu USD, thuộc quỹ hỗ trợ đặc biệt trẻ em. Chiến dịch chính thức bắt đầu từ ngày 3.4.75 – 26.4.75. Chiếc C5-Galaxy chở 180 người bị tai nạn tại ngoại ô Sàigòn, khiến 155 người thiệt mạng, trong đó có 76 trẻ em.
Được một người bạn là Pilot F-5 thuộc Sư đoàn 3 Không quân cho biết : kể từ ngày 21.4. KQ đã có kế hoạch di tản thân nhân qua Utapao (Thái Lan). Một người bạn Hải quân thì cho biết, từ ngày 29, Hải quân đã có kế hoạch ra khơi.
Sứ quán Mỹ tại Sàigòn thì đã có kế hoạch di tản cho nhân viên sứ quán và những người Việt từng cộng tác chặt chẻ. Dự trù ban đầu là vài chục ngàn người.
Những đơn vị di tản từ Miền Trung vào, từ Cao Nguyên xuống, khi ghé lại Bình Tuy hay Bà Rịa, có những cấp chỉ huy không về Sàigòn trình diện, đã nấn ná ở đó rồi tìm cách ra khơi.
Hạm đội 7 Hoa Kỳ đậu ngoài khơi Vũng Tàu cách 12 hải lý, không phải để giúp QLVNCH chống trả quân CSBV đang áp át Sàigòn, mà là để đón nhận làn sóng người di tản.
Những tin tức như vậy đã lan truyền rộng rãi ra ngoài dân chúng, đã ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của những người cầm súng.
Nếu người bạn đồng minh Hoa Kỳ thực hiện lời hứa rằng sẽ trả đũa CSBV như Tổng thống Nixon hứa với Tổng thống Thiệu, thì phải nói như thế này : “Cho kẹo quân Bắc Việt cũng không dám tiến công Sàigòn !”
Buổi chiều ngày 29.4, Cộng quân pháo kích dữ dội vào kho đạn Long Bình, làm nổ kho đạn. Đạn nổ liên hồi, khói đen cuồn cuộn bốc lên che phủ cả một góc trời.
Tiểu đoàn 2/43, sau khi rời mặt trận Xuân Lộc, là đơn vị rút ra sau cùng, về đến Long Bình, được giao nhiệm vụ bảo vệ Bộ Tư Lệnh Sư đoàn. Nhưng tôi vẫn đặt BCH/TĐ bên ngoài căn cứ, tại Tiền trạm của TĐ, ngay trước cổng BTL. Khi cộng quân bắt đầu pháo kích Long Bình, tôi đưa BCH/TĐ vào bên trong. Tình cờ gặp viên Trung úy ĐĐT Quân Cảnh, anh này khẩn khoản mời tôi đặt BCH/TĐ tại văn phòng Đại đội của anh.
Lối 6 giờ chiều, tôi được gọi lên gặp Tướng Tư lệnh.
Sáng nay vào lúc giữa trưa, Tướng Tư lệnh Quân đoàn Nguyễn Văn Toàn bay trực thăng đến gặp các vị tư lệnh trực thuộc. Nhưng chỉ có Tướng Đảo và Tướng Khôi. Tướng Lê Nguyên Vỹ (TL/SĐ5BB) đang bận rộn ở Lai Khê; Tướng Lý Tòng Bá (TL/SĐ25BB) đã bị địch bắt ở Củ Chi; Tướng Phan Đình Niệm (TL/SĐ22BB), vừa được tái phối trí ở Bến Lức, không thấy về. Tướng Toàn cho chỉ thị: Sư đoàn 18BB phòng thủ căn cứ Long Bình, kiểm soát xa lộ Biên Hòa; Lực lượng Xung kích Quân đoàn III phòng thủ bảo vệ Thành phố Biên Hòa. Theo Tướng Khôi viết trong “Chiến Đấu Đến Cùng”, Tiểu khu trưởng và Tiểu khu phố Biên Hòa đã bỏ đi từ mấy ngày trước !
Sau khi ban lệnh xong, Tướng Toàn nói : “Hai anh cố gắng, tôi sẽ bay về Bộ TTM xin yểm trợ cho hai anh.”
Tướng Đảo cho biết, đúng 12 giờ khuya đêm nay, BTL/SĐ sẽ di chuyển về Thủ Đức, và chỉ thị tôi phải bảo vệ căn cứ Long Bình. Nếu giữ được Long Bình thì Long Bình là của mình. Theo Tướng Đảo, một phái đoàn của chính phủ đi gặp đối phương để bàn chuyện ngưng bắn da beo. Ông cũng cho biết tất cả những cây cầu bắt qua sông Đồng Nai đều đã được đặt mìn. Hiện giờ quân Dù có một đại đội giữ cầu Đồng Nai, và có một toán Công binh lo nhiệm vụ phá cầu khi có lệnh. Quân của Tướng Khôi bảo vệ thị xã Biên Hòa.
Sau khi gặp hai vị Tư lệnh thuộc quyền, Tướng Toàn bay về nhà Gò Vấp, rồi tiếp tục bay ra Hạm đội 7 ở ngoài khơi Vũng Tàu.
Theo “Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954 - 1975”: “Chiều ngày 29.4.1975, Tướng Toàn tìm mọi cách liên lạc với giới chức có thẩm quyền để được xác nhận việc đổ bộ của hai Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, nhưng không gặp được ai. Tướng Toàn đã dùng trực thăng bay ra chiến hạm Blue Ridge, soái hạm của Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội 7 để yêu cầu xác nhận. Tuy nhiên Hoa Kỳ cho biết không có kế hoạch này.”
Theo Tướng Khôi, khi trực thăng của Tướng Toàn bay ra tới Vũng Tàu, đã thấy các Tướng Hoàng Xuân Lãm và Phan Hòa Hiệp đang chờ ở đó.
Được một Sĩ quan tham mưu cho biết, buổi chiều ngày 29.4, Tướng Đảo đã triệu tập một cuộc họp tại BTL. Ông đã nghẹn ngào khi tâm sự cùng các chiến hữu :
- “Tôi sẽ ở lại chiến đấu với các anh em. Vợ con tôi vẫn ở lại Sàigòn, không đi đâu cả. Tôi có trực thăng, nhưng tôi sẽ không bỏ anh em để bay ra Hạm đội”.
Trong khi đó, ngay từ ngày 22.4.75, tức là khi Xuân Lộc mới bị bỏ ngõ, Tướng Khôi đã viết thư cho Trung tướng Charles Timmes, Phụ tá của Đại sứ Martin : “…Tình hình gần như tuyệt vọng…Tôi chỉ xin Trung tướng giúp cho gia đình tôi được di tản đến một nơi an toàn…” (Trần Quang Khôi/Chiến Đấu Đến Cùng)
Khi ở văn phòng TL/SĐ ra về thì tôi lại nhận lệnh đi gặp Đại tá Trung đoàn trưởng. Vị Đại tá nói, chỉ thị của TL/SĐ cho anh là “Kế hoạch Alpha”. Nếu tôi bảo thi hành kế hoạch Bravo là anh đưa TĐ qua bên kia sông Đồng Nai lập tuyến phòng thủ.
Đúng 12 giờ khuya, tôi nghe tiếng động cơ trực thăng cất cánh, và xe pháo của SĐ chuyển bánh. Tôi biết Tướng Đảo đã rời Long Bình và SĐ bắt đầu di chuyển. Tôi cứ đinh ninh Tướng Đảo dùng trực thăng bay về Thủ Đức. Nhưng không, một lần nữa, ông đã đi đường bộ cùng với Quân sĩ. Ông đã trả trực thăng về cho SĐ3/KQ.
Theo Tướng Khôi, lúc 22 giờ 10, Trung tướng Nguyễn Hữu Có, từ Dinh Độc Lập, điện thoại hỏi Tướng Khôi về tình hình Biên Hòa, sau đó nói tiếp : “Đại tướng (tức TT/DVM) hỏi anh có thể giữ được Biên Hòa đến 8 giờ sáng mai ? Lệnh của Đại tướng cho anh : Chỉ huy phòng thủ Biên Hòa đến 8 giờ sáng ngày 30.4.1975…”
Lối 1 giờ sáng, tôi nhận lệnh thi hành “Kế hoạch Bravo”. Sau này được biết, tối ngày 29.4.75, Trung tướng Vĩnh Lộc, Tân TTMT/Bộ TTM/QLVNCH đã điện thoại cho Tướng Đảo, ra lệnh đưa Sư đoàn 18BB về lập phòng tuyến bên kia sông Đồng Nai.
Tôi định dẫn TĐ qua ngã cầu Đồng Nai rồi bố trí quân theo bờ Nam của con sông. Nhưng đơn vị canh giữ cầu không cho qua cầu, tôi đành phải cho lệnh đổi hướng về Cầu Ghềnh. Lúc trời đã sáng rõ thì cũng là lúc đơn vị đã qua sông. Tiểu đoàn đi qua Tân Vạn, hướng ra xa lộ, gần Nghĩa Trang Quân đội. Khi còn cách xa lộ vài trăm mét, thì đoàn cơ giới của quân CSBV đã qua cầu, đang chạy về hướng Sài Gòn. Tôi cho lệnh dừng lại, tiến chiếm ngay ngôi biệt thự bên trái đường. Chung quanh ngôi biệt thự có hàng rào kẽm gai và bờ đất đắp cao, là vị trí bố phòng tốt. Một cuộc tao ngộ chiến xảy ra. Hỏa lực bộ binh chống hỏa lực xe tăng! Hai bên bắn qua bắn lại một lúc thì đoàn cơ giới của cộng quân tiếp tục chạy. Hình như bọn chúng không có ý định đối đầu với đơn vị tôi. Xa lộ Biên Hòa, từ cầu Đồng Nai đến Nghĩa Trang Quân đội đầy VC. Tôi cho lệnh TĐ đổi hướng ra QL1. Tôi định di chuyển nhanh để đến nhà máy lọc nước Thủ Đức bố trí quân. Từ chiều ngày hôm qua, tôi đã cho chuyển tiền trạm TĐ về đây trước. Tại QL1 là một rừng người và xe cộ đủ loại. Tất cả các đường đổ ra QL1 dẫn về Sài Gòn, người người và xe cộ chen chúc nhau. Người đi bộ tràn xuống đường, chen với xe đò, xe vận tải, xe trâu, xe bò và xe ngựa. Tất cả đều hối hả, tranh nhau đi. Tốc độc của người đi bộ còn nhanh hơn cả xe.
Tiểu đoàn di chuyển theo đội hình hàng dọc. Đoàn quân đi giữa dòng người di tản và xe cộ đủ loại một cách chậm chạp. Có lúc không nhích lên được bước nào ! Tôi nóng lòng về Thủ Đức, nơi đặt tiền trạm để xem kho tàng lương thực và đạn dược, đồng thời khảo sát địa thế bố trí quân. Khi đơn vị qua khỏi núi Châu Thới, không có Tiểu đoàn phó, tôi gọi Đại úy Võ Văn Mười (K.25 Võ bị ĐL), ĐĐT/ĐĐ2/2, giao trách nhiệm dẫn TĐ. Tôi và vài Sĩ quan tham mưu thân cận ngồi trên xe Jeep, trôi theo giòng người di tản. Cần nói thêm, sau khi đơn vị thoát được vòng vây giặc về đến Long Bình, Tướng Tư lệnh cho phép 50% Tiểu đoàn đi phép 24 tiếng về thăm gia đình. Quá 24 tiếng, một số vẫn chưa trở lại đơn vị, trong đó có vị Tiểu đoàn phó của tôi.
Xe đến ngã ba chợ Thủ Đức, tôi bảo tài xế lái xe hướng ra xa lộ. Đoàn người chạy loạn từ hướng ngã tư xa lộ vào, tràn xuống cả đường, xe phải lách, luồn, khó khăn lắm xe mới nhích được đến Đường Sơn Quán. Trong đoàn người chạy loạn có cả lính. Rất nhiều người chận đầu xe tôi không cho chạy :
“VC về đầy Nghĩa trang Quân đội, xe tăng và bộ đội đang hướng về Sài Gòn, Thiếu tá không thể đi, phải quay đầu lại !”
Mỗi lúc đoàn người lại đông thêm. Không còn cách nào khác, tôi đành cho xe quay lại. Đoàn nguời chạy loạn từ Biên Hòa, ào ào như một giòng nước chảy xiết. Chiếc xe của tôi lọt vào giữa giòng người di tản. Tôi không liên lạc được với đơn vị. Tôi nghĩ có lẽ về Sài Gòn rồi tìm cách ra nhà máy nước Thủ Đức. Tại Cầu Sơn, tôi thấy một đơn vị pháo của Sư đoàn 18. Đại tá Ngô Kỳ Dũng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 52 đang cho lệnh pháo hướng nòng về ngã tư xa lộ.
Đường lên cầu đã bị những con ngựa kẽm gai chắn lối với nhiều lính gác, không thể đi qua được. Một Thiếu tá chỉ huy đi lui đi tới, ra lệnh không cho bất cứ ai qua cầu. Có lúc vị chỉ huy và lính gác phải nổ súng chỉ thiên để ngăn cản một số người cố vượt qua. Nhưng đoàn người di tản mỗi lúc lại đông thêm, đã giành nhau với lính gác những con ngựa kẽm gai. Một bên cố giữ lại, một bên cố xô dạt ra lấy lối đi. Cho đến một lúc sau thì “tức nước vỡ bờ !” Đoàn người di tản như giòng thác lũ đã cuốn phăng những con ngựa kẽm gai, cuồn cuộn chảy về Sài Gòn.
Đối với người dân, Sài Gòn là thủ đô, là nơi không thể mất, là nơi an toàn để lánh nạn. Kinh nghiệm hồi Tết Mậu Thân 1968, dù có đánh nhau, vài nơi bị Cộng quân chiếm, như Chợ Lớn, đồng Ông Cộ Gia Định, thậm chí cả Tòa Đại sứ Mỹ, nhưng cuối cùng Cộng quân cũng bị đánh bật ra khỏi thành phố. Nhưng lần này thì khác. Tình thế đã đổi thay. Cộng quân cứ để cho người dân chạy về Sài Gòn, càng đông càng tốt, để gây sự hỗn loạn. Sài Gòn bây giờ như một cái “nơm đơm cá”.
Trước sự hỗn loạn của dân chúng, truớc sự đe đọa của cộng quân rằng sẽ san bằng bình địa Sài Gòn với hằng trăm khẩu đại pháo. Tổng thống 48 giờ Dương Văn Minh và chính phủ hèn nhác của ông đã hoảng sợ thực sự! Mặc dù trong những ngày cuối cùng đó, một cựu tướng lãnh Pháp là Vanuxem đã nhiều lần ra vào Dinh Độc Lập, khuyến dụ Dương Văn Minh hãy ra lệnh cho Quân đội tiếp tục chiến đấu. Chỉ trong vòng 48 tiếng, quân CSBV sẽ nới lỏng vòng vây, vì quân Tàu cộng sẽ tràn qua biên giới phía Bắc, buộc CSBV phải ngừng cuộc tấn công VNCH, để lo giữ đất ở phía Bắc ! Nhưng DVM đã không có cái nhìn xa, sợ rằng sẽ mang tiếng “Cõng rắn cắn gà nhà” như Lê Chiêu Thống ngày xưa. (Nhưng nếu ngày đó DVM nghe lời cố vấn của Tướng Vanuxem, vẫn ra lệnh cho Quân đội tiếp tục chiến đấu, quân Tàu cộng vượt biên giới phía Bắc, chiếm một vài tỉnh như chúng sẽ làm trong cuộc chiến năm 1979, quân CSBV buộc phải ngưng cuộc tấn công VNCH, rút một phần chủ lực về Bắc để chống Tàu cộng. Cũng nên biết, vào những ngày cuối tháng Ba và đầu tháng Tư, để chuẩn bị cho việc đánh chiếm VNCH, CSBV đã chuyển toàn bộ Quân lực vốn có, chỉ chừa lại một Sư đoàn để bảo vệ Thủ đô Hà nội. Do đó, miền Bắc đã bị bỏ ngỏ, quân Tàu cộng sẽ dễ dàng tiến chiếm các tỉnh dọc theo biên giới. Giả dụ nếu Tàu cộng chiếm trọn miền Bắc, VNCH sẽ phát động cuộc chiến chống kẻ thù phương Bắc để đuổi chúng ra khỏi bờ cõi. Một cuộc chiến tranh như vậy sẽ dễ dàng huy động toàn dân toàn quân đoàn kết một lòng chống kẻ thù, đánh bại quân xâm lược, như ta đã thấy trong lịch sử thời nhà Trần chống quân Nguyên Mông, nhà Lê chống giặc Minh, hay nhà Tây Sơn đánh bại quân nhà Thanh tại gò Đống Đa (Hà nội).
Thực tế thì như thế nào ? DVM đã để cho CSBV nuốt trọn Miền Nam, để rồi chúng dâng toàn bộ lãnh thổ từ Nam Quan đến Mũi Cà Mâu và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu cộng. Chúng đã lén lút ký mật ước Thành Đô, biến Việt Nam thành xứ tự trị năm 2020, xứ thuộc trị năm 2060, và năm 2080, Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Tàu cộng.
Vì hoảng sợ, DVM ngây thơ đã vội tìm cách điều đình với “người anh em phía bên kia”. Thật ra, chỉ là “người anh em phía bên kia” của DVM mà thôi ! DVM có người em ruột là Trung tá bộ đội CSBV tên là Dương văn Nhựt. Có lẽ qua tên Nhựt này mà DVM đã mất hết dũng khí của con nhà Tướng. Được biết chiều ngày 29.4.1975, một phái đoàn chính phủ do Giáo sư Bùi Tường Huân, cựu Viện trưởng Đại học Huế, cựu Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, đương kim Bộ trưởng Quốc Phòng, cầm đầu ra xa lộ Đại Hàn để thương thuyết, điều đình với VC, nhưng đã bị giữ lại làm con tin cho đến khi chúng chiếm được Sài Gòn. Đồng thời một phái đoàn khác cũng được gửi vào Tân Sơn Nhất, đến trại David, gặp Phái đoàn VC trong Ban Liên hợp Hai bên, để điều đình ! Nhưng cũng bị giữ lại làm con tin cho đến khi Sài Gòn thất thủ.
Tôi cho xe chạy giữa lòng phố Sàigòn hỗn loạn ! Sàigòn, Hòn ngọc Viễn đông ! Sàigòn, Petit Paris. Sàigòn hoa lệ, Sàigòn thân thương và yêu quí của tôi. Sàigòn của hơn 3 triệu dân cư, với diện tích hơn 97 cây số vuông. “Sàigòn đẹp lắm ! Sàigòn ơi ! Sàigòn ơi !” Sàigòn nghiêng mình soi bóng trên giòng sông Bến Nghé, cuồn cuộn xuôi giòng chảy ra Biển Đông. Sàigòn có những đại lộ thênh thang, những con phố hoa lệ. Sàigòn tấp nập xe cộ, và người đi lại như mắc cửi. Sàigòn có những cây dài bóng mát, có những tà áo dài bay lượn trong nắng sớm chiều hôm. Sàigòn có những công viên ghế đá, nơi hẹn hò của những cặp tình nhân. Sàigòn, Thủ đô của VNCH. Sàigòn, biểu tượng của Tự Do, Dân Chủ, biểu tượng của Hạnh Phúc và Ấm No.
Nhưng Sàigòn sắp không còn nữa. Sàigòn sắp bị thay tên bằng tên của con cáo già đã chết, tên Hồ Chí Minh, tên một xác người đang nằm thối rữa tại Ba Đình, Hà Nội ! Sàigòn đang hấp hối, đang trút hơi thở cuối cùng !
Và Sàigòn đã chết thật rồi khi từ hướng Đại lộ Thống Nhất, thấp thoáng xe tăng CSBV hung hăng tiến vào cửa Dinh Độc Lập đã được mở sẵn theo lệnh của Đại tá Chiêm (chánh Võ phòng), nhận chỉ thị của DVM cho mở cổng dinh để chờ đón “Người anh em phía bên kia” đến nhận bàn giao chính quyền. Đó là hai chiếc tăng mang số hiệu 840 và 390 của quân CSBV. Khi đến cổng dinh, một tên bộ đội ngồi trên xe tăng ra lệnh cho người lính gác khép cổng lại. Người lính gác chần chờ, quay vô hỏi lệnh Sĩ quan trực. Phóng viên tập san ANAI của cựu chiến binh Pháp, thuật lại cảnh tên bộ đội Phạm Xuân Thệ nhảy xuống khóa chặt cổng chánh, rồi cho xe tăng của mình húc đổ. (ANAI : Association national des anciens Amis de l’Indochine, số tháng 5.1977). Một chiếc T-54 khác do tên Đại đội trưởng Lê Văn Thận lái, chạy vào cổng phụ và bị kẹt. Hắn liền nhảy xuống xe, cầm lá cờ nửa xanh nửa đỏ, có ngôi sao vàng ở giữa, của cái gọi là “Chính phủ Lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam” chạy lên sân thượng, hạ lá Cờ Vàng, thay vào lá Cờ Máu kéo lên. Lúc đó là 11 giờ 30 trưa ngày 30.4.1975. Đó là hai chiếc tăng mang số hiệu 840 và 390 của quân CSBV.
Khi lệnh ngưng bắn của DVM ban ra, các đơn vị của QLVNCH trên khắp lãnh thổ VNCH đều tuân theo - chỉ trừ một vài đơn vị bất tuân, đã chống cự lại, nhưng rồi cũng buông súng, trút bỏ bộ Quân phục, rồi trở về nhà.
QLVNCH là một Quân đội có kỷ luật, nên dù muốn dù không, phải thi hành lệnh. Do đó bộ đội CSBV tiến vào Sàigòn hầu như đã không gặp một sức kháng cự nào. Chúng đã thoải mái tiến vào Sàigòn, như vào chỗ không người !
Người dân Sàigòn không hề hoan nghênh đoàn quân xâm lược. Hầu hết họ đóng cửa, nhìn qua cửa sổ xem đoàn quân dép râu nón cối, như “Đàn bò vào thành phố”. Chỉ có những tên nằm vùng, một số phần tử hoạt đầu, những kẻ “cách mạng 30”, hay những nguời vì sợ, đã ra đường hoan hô “cách mạng”. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một kẻ hèn nhác, trốn lính, làm nhạc phản chiến, như là cái cớ cho việc trốn lính của mình, đã “hồ hởi” lên đài phát thanh Sàigòn, cùng với cây đàn Guitar, hát bài “Nối Vòng Tay Lớn”, và kêu gọi thanh niên, sinh viên, học sinh và giới văn nghệ sĩ, hãy hợp tác với chính quyền Cách mạng !
Tại chân bức tượng Thủy Quân Lục Chiến, trước Quốc Hội, Trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long đã dùng khẩu súng ngắn bắn vào đầu tự sát trước sự chứng kiến của một ký giả ngoại quốc, sau khi nói : “C’est fini !” và hô lớn câu : “VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM !”
Theo lời kể lại của một vài người chứng kiến giây phút bi hùng này của Trung tá Long như sau : Lối 10 giờ 30 sáng ngày 30.4.75, sau khi nghe lệnh buông súng đầu hàng của DVM, Trung tá Long xuất hiện tại công trường Lam Sơn với cảnh phục chỉnh tề. Ông ngồi trên ghế đá, trầm ngâm hút thuốc. Đó là điếu thuốc lá cuối cùng của đời ông ! Hai tay ông ôm lấy đầu, suy tư. Bất chợt ông đứng dậy, tiến đến gần chân Tượng đài TQLC. Ông nghiêm chỉnh giơ tay chào, xong nằm xuống ngay ngắn, tay phải rút khẩu súng ngắn đang đeo bên hông, kê nòng súng vào thái dương và bóp cò. Thi hài của ông được đưa vào bệnh viện Grall (có lẽ do người phóng viên Pháp). Hai tuần lễ sau, bà Long ở Đà Nẵng nhận được hung tin từ Bệnh viện, yêu cầu vào nhận xác chồng. Ông được mai táng ở Nghĩa trang Giáo xứ Công giáo Bà Quẹo. Vài năm sau, gia đình cải táng và hỏa thiêu. Tro cốt của ông được gửi vào Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
Tại khu vực ngã tư Hàng Xanh, trên đường Bạch Đằng, sau khi lệnh buông súng được ban ra, một người lính trẻ QLVNCH, tay cầm cây súng M.16, thất thểu đi trên lề đường, đi về một nơi bất định, thì một chiếc xe Lambretta chở đầy bọn “Cách mạng 30” đi qua dừng lại. Trên xe phát ra một tiếng quát lớn :
- “Anh kia, bỏ súng xuống, cởi đồ lính ra.”
Người lính trẻ ngơ ngác, khốn khổ của chúng ta, như một cái máy, tuân hành lệnh mà không suy nghĩ. Nhưng khi chiếc xe nổ máy chạy, người lính trẻ chợt tỉnh thức, nhanh chóng mặc lại bộ Quân phục, vội cầm khẩu súng lên, mở khóa an toàn, nhắm ngay chiếc xe bóp cò. Mộ tràng đạn nổ dòn, tuôn ra khỏi nòng súng. Chiếc xe loạn quạn rồi lật nhào bên đường. Bọn “Cách mạng 30” lớp chết, lớp bị thương. Người lính trẻ đưa nòng súng nhắm vào đầu mình, với vài viên đạn còn sót lại, bóp cò.
Tại Vũng tàu, các Chiến sĩ TQLC, Nhãy Dù quay quần trên một bàn nhậu trong một Khách sạn, một người lính trong bọn nói lớn như ra lệnh : “Lấy lựu đạn ra, mở chốt an toàn” rồi tất cả cùng hô to : “VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM ! VIỆT NAM CộNG HÒA MUÔN NĂM !”
Cũng tại Vũng Tàu, Trường Thiếu Sinh Quân, nơi đào tạo những mầm non Quân đội, vừa học văn hóa vừa học Quân sự, đã noi gương vị thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản, dù tuổi đời còn non trẻ, chưa một lần có kinh nghiệm chiến đấu, trước khi buông súng đầu hàng giặc Cộng, đã đánh nhau với chúng một trận để đời. Trận đánh không cân sức đã kéo dài cho đến lúc hết đạn vào chiều ngày 30.4.1975. Những chú lính “tí hon” này chỉ tan hàng sau khi trịnh trọng tổ chức buổi lễ hạ cờ một cách bi hùng ! (Theo Bác sĩ Trần Đại Sỹ).
Một anh hùng xuất thân từ Thiếu Sinh Quân là Đại tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông là Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Chương Thiện. Ngày 30.4.1975, Dương văn Minh ra lệnh buông súng ngưng chiến đấu, nhưng Đại tá Cẩn vẫn tử thủ, chiến đấu đến cùng, cho đến ngày 1.5.1975. Do một Quân nhân thuộc phòng An ninh Quân đội phản thùng, ông bị bắt. Ngày 14.8.1975, chúng đưa ông ra xử tại sân vận động Cần Thơ, và dĩ nhiên là ông bị nhận bản án tử hình. Chúng bịt mắt, bịt miệng ông trước khi xử bắn. Tại sao phải bịt miệng, vì chúng sợ ông chửi. Ông nói không cần bịt mắt, chúng vẫn bịt mắt. Thi hài ông được chôn sau Trung tâm Nhập ngũ Cần Thơ. Năm sau, nơi chôn ông bị giải tỏa, thân nhân hỏa táng và đưa về Rạch Giá.
Trước khi bị bắn vào buổi sáng ngày 14.8.1975, đúng 105 ngày CSBV cưỡng chiếm MN, ông đã nói được lời cuối :
“Trong suốt cuộc đời chiến đấu, bao nhiêu viên đạn tôi chỉ dành bắn VC, nên hôm nay không còn viên đạn cuối cùng để tự sát. Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm !”
Tại bệnh viện Grall, còn có tên Bệnh viện Đồn Đất, Thiếu tướng PhạmVăn Phú, Tư lệnh Quân đoàn II kiêm Quân khu 2, trút hơi thở cuối cùng. Buổi sáng ngày 29.4.1975, tại nhà riêng trên đường Gia Long, chờ khi vợ con rời nhà đi trường đua Phú Thọ tìm cách di tản, ông uống liều thuốc mạnh tự tử, được một Bác sĩ người Pháp láng giềng đưa vào Bệnh viện cấp cứu. Được cấp báo, cả nhà quay trở về. Trưa ngày 30.4.1975, khi tỉnh dậy, thều thào gọi người vợ hỏi :
- Tình hình đến đâu rồi ?
- Tuớng Dương Văn Minh ra lệnh Quân đội bỏ súng đầu hàng, và Cộng sản đã vào tới Sài Gòn. Bà Phú đáp.
Nghe xong, Tướng Phú nhắm mắt lại và “ra đi”.
Tại Lai Khê (Bình Dương), nơi đặt đại bản doanh của BTL/SĐ5BB, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, TL/SĐ vào phòng riêng, thay bộ Quân phục thẳng nếp, ngực gắn đầy huy chương, nằm lên giường, rút súng ngắn bắn vào đầu tự sát. Viên đạn đi từ dưới cằm, trổ lên đầu.
Vào những ngày cuối tháng 4.75, SĐ5BB của Tướng Vỹ đã sẵn sàng tử thủ tại Lai Khê, đã chờ đợi một cuộc tấn công quy mô như tại Xuân Lộc. BTL/SĐ5BB được chia làm 3, một do Đại tá TLP Trần Văn Thoàn chỉ huy, sẽ di chuyển về căn cứ Phú Lợi ngày 29.4; một do Trung tá Văn, TMP sẽ di chuyển về Tân Uyên; và lực lượng còn lại, do chính Tướng TL và Đại tá TMT Từ Vấn chỉ huy, sẽ bỏ Lai Khê, rút về tăng cường bảo vệ thị xã Bình Dương trong ngày 30.4.
Sáng ngày 30.4.1975, sau khi nghe lời kêu gọi của Dương Văn Minh qua đài phát thanh Sài Gòn, rằng anh em binh sĩ hãy bình tĩnh, không nổ súng, ai ở đâu thì ở vị trí đó để chuẩn bị bàn giao chính quyền cho “người anh em của phía bên kia”. Ngoài ra không có một lệnh nào chính thức từ Bộ TTM/QLVNCH hay từ Dinh Độc Lập. Tướng Vỹ cho mời họp Bộ Tham Mưu, ban lệnh di chuyển BTL/SĐ về căn cứ Phú Lợi. Sau đó ông dùng bửa cơm cuối cùng với các Sĩ quan tham mưu. Ông tâm sự :
“Lệnh trên đã ban ra, không thể không thi hành. Hơn nữa con em người ta giao cho mình, không lẽ đem nướng vào giờ thứ 25 sao ? Vì tôi là Tướng mặt trận, tôi phải chọn lấy con đường đi riêng cho tôi. Đối với các anh em thì tùy nghi quyết định.”
Ăn xong, ông trở về Trailer dùng làm phòng ngủ cho Tư lệnh. Một lúc sau thì nghe 2 tiếng súng nổ. Một số Sĩ quan chạy đến, thấy Tướng Vỹ nằm trên vũng máu, đã chết, một chân rơi xuống đất. Thi hài của ông đã được Đại tá Từ Vấn khâm liệm và chôn cất vội vàng trong rừng cao su trước sân cờ BTL.
Nghe nói viên chỉ huy cao cấp của đơn vị quân CSBV khi vào tiếp thu căn cứ Lai Khê, đã nghiêng mình kính phục khí tiết của Tướng Vỹ và nói :
- “Đây mới xứng đáng là con nhà Tướng !”
Năm 1987 thi hài ông được thân nhân cải táng về Hạnh Thông Tây (Gò Vấp). Rồi bà cụ thân mẫu từ ngoài Bắc vào Nam hỏa thiêu, đem tro cốt về thờ ở từ đường họ Lê tại nguyên quán Sơn Tây (Bắc Việt). Dân làng nơi nguyên quán của ông xem ông như một vị thần. Đúng là “Sinh vi Tướng, tử vi Thần !”
Tại căn cứ Đồng Tâm (Mỹ Tho), sau khi nghe lệnh Tổng thống Dương Văn Minh, buông súng ngưng chiến đấu, chờ “phía bên kia” đến bàn giao, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, sinh năm 1929 tại Cần Thơ, tốt nghiệp khóa 7 Sĩ quan hiện dịch, Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh, đã triệu tập cuộc họp cuối cùng tại câu lạc bộ sĩ quan sư đoàn. Ông nói: “Là quân nhân, chúng ta phải tuyệt đối chấp hành lệnh thượng cấp.” Rồi ông ôn tồn khuyên bảo Sĩ quan và chiến binh thuộc cấp về với gia đình. Trở về phòng, ông gọi Sĩ quan tùy viên vào, và trao một gói đồ được bao bằng giấy báo, ông nói : “Đây là gói quà nhờ anh trao cho bà xã tôi, và bảo rằng đừng lo gì cho tôi cả.” Sau này được biết, trong gói quà ấy là 70.000 đồng, cùng một số vật dụng cá nhân thường ngày. Lối 6 giờ chiều, Tướng Hai ngồi gục đầu, mê man trên bàn làm việc. Một ly rượu lớn đã cạn còn để ở trên bàn…Ông được đưa xuống Bệnh xá Sư đoàn cứu cấp. Nhưng vì độc dược ngấm lâu vào máu. Ông đã lìa trần.
Ngày 1.5.75, thi hài của ông được Mẹ từ Sàigòn xuống căn cứ Đồng Tâm đưa về an táng.
Tại Cần Thơ, Thủ phủ của Vùng 4 Chiến thuật, quân và dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn chiến đấu cho đến ngày 1.5.1975.
Khoảng 6 giờ 30 chiều ngày 30.4, Tướng Nam đi thăm thương bệnh binh tại Quân Y Viện Phan Thanh Giản. Sáng ngày 1.5, Tướng Nam đi một vòng quanh doanh trại, thấy một vài nơi lính canh đã bỏ ngõ, ông trở lại sân cờ, rồi vào phòng riêng. Ông thay bộ quân phục trắng đại lễ, có ngù vai, đeo giây biểu chương và mang huy chương, nghiêm chỉnh ngồi trên chiếc ghế sau bàn làm việc. Sau đó ông đến bàn thờ Phật đốt nhang, xá xá và gõ ba tiếng chuông, xong lại xá ba xá. Ông đến ngồi trên sofa rồi rút khẩu colt 45 tự sát. Viên đạn xuyên qua màng tang từ phải sang trái, đầu hơi lệch về phía sau và hơi nghiêng về bên trái, mắt vẫn ngước nhìn trên trần nhà. Lúc đó là 7 giờ 30 sáng 1.5.1975. Thi hài của Tướng Nam được an táng trong Nghĩa trang Quân đội Cần Thơ.
Năm 1994, thân nhân bốc mộ, hỏa thiêu và mang tro cốt về thờ tại Chùa Già Lam ở Gò Vấp (Gia Định).
Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, TLP/QĐ, trong bộ quân phục tác chiến, ông nói lời vĩnh biệt với vợ con, và từ biệt các chiến hữu :
- “Tôi không bỏ các anh để đưa vợ con ra ngoại quốc. Nhưng tôi cũng không chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh làm lỗi, tôi có rầy la. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm nếu có.”
Tướng Hưng vào phòng riêng, có tiếng súng nổ. Bà Hưng và các chiến hữu xông vào. Ông nằm nửa trên và dưới trên giường, hai cánh tay dang ra. Đạn bắn vào tim. Máu từ tim thấm đẫm mảng áo trước ngực, và loang ra đỏ thắm tấm drap trắng. Lúc đó là 8 giờ 45 tối ngày 30.4.75.
Hai vị Tướng Tư lệnh đã lần lượt tuẫn tiết vì không giữ được thành - hay là không được phép giữ thành ! Thành mất, Tướng chết theo thành, họ đã noi gương Võ Tánh và Phan Thanh Giản ngày trước.
Trong lúc đó tại Sàigòn, vào những ngày cuối tháng Tư, Tướng Kỳ chạy đôn chạy đáo, tìm cách chiêu dụ người tham gia làm đảo chánh. Nhóm người của ông đã gây rối loạn hậu phương. Ông còn tổ chức họp báo, tổ chức meeting hô hào đồng bào và Chiến sĩ hãy kiên quyết chiến đấu chống Cộng sản xâm lược. Ông gọi những kẻ nhanh chân bỏ nước ra đi là Việt gian. Ông còn nói tếu rằng qua Mỹ không có mắm tôm để ăn ! Ông tuyên bố sẽ ở lại cùng đồng bào và Chiến sĩ chiến đấu đến cùng ! (N.C.K. trong cuộc meeting chiều ngày 28.4.1975 tại Nhà Thờ Tân Sa Châu, quận Tân Bình).
Theo hồi ký “Buddha’s Child”, Tướng Kỳ viết cùng Marvin J. Wolf, lối 8 giờ sáng ngày 29.4.1975, ông dùng chiếc Huey bay vào Bộ Tư lệnh Không Quân, thấy vị Tư lệnh và lối 10 Sĩ quan cao cấp trong văn phòng Tư lệnh, đang chờ đợi để ra đi. Sau đó ông bay qua BTTM/QLVNCH. Ông vào văn phòng TTMT, vị TTMT đã ra đi, chỉ gặp một vị Tướng còn lại. Ông hỏi tình hình như thế nào thì được trả lời : “Hết rồi” (It’s the end). Ông nhờ vị Tướng gọi Tư lệnh Hải quân, nhưng không có ai trả lời. Ông gọi TL/TQLC, cũng không ai trả lời. Ông gọi vị TL/KQ, người ông vừa nói chuyện chưa đầy một tiếng trước đây, một Trung sĩ trả lời máy : “Ông Tướng đã đi rồi…”
Tôi ngồi xuống bàn, cố liên lạc bất kỳ ai mà tôi biết, để xem có ai vẫn tiếp tục chiến đấu. Lối 2 gời chiều, một tùy viên nói :
- “Thưa Thiếu tướng, mọi người đã ra đi. Giặc đã vào đây.” Trong một lúc, tôi nghe có nhiều tiếng súng nổ khắp nơi. Chung quanh tôi chỉ còn vài Sĩ quan tham mưu và cận vệ. Một người nói : “Thiếu tướng có thể làm được gì bây giờ ?” Tôi nghĩ rằng anh ta nói đúng. Không có lý gì để ở lại, tiếp tục chiến đấu là vô phương.
Khi ông trở lại trực thăng thì gặp Trung tướng Ngô Quang Trưởng. Ông đã cho Tướng Trưởng quá giang bay ra biển Đông, hạ cánh trên chiếc Midway của Hạm đội 7. Nhưng theo một nguồn tin khác, Tướng Kỳ đã rủ Tướng Trưởng đi về Vùng 4 bàn chuyện cứu nuớc. Tướng Trưởng nghe theo, leo lên trực thăng, nhưng Tướng Kỳ đã trực chỉ biển Đông.
Ngày 28.4.1975, Đại tướng Dương Văn Minh làm lễ nhậm chức Tổng thống, cử Luật sư Nguyễn Văn Huyền làm Phó Tổng thống và Luật sư Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng.
Sáng ngày 29.4.1975, Tổng thống Dương Văn Minh bổ nhiệm các chức vụ quan trọng về an ninh và quốc phòng : Giáo sư Bùi Tường Huân (chưa một ngày đi lính, không biết gì về quân sự) giữ chức Bộ trưởng Quốc Phòng. Luật sư Triệu Quốc Mạnh (thuộc thành phần thứ ba, thân Cộng) làm Giám đốc Nha Cảnh sát Đô thành. Trung tướng Vĩnh Lộc làm Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ TTM/QLVNCH. Nguyễn Hữu Hạnh, một Chuẩn tướng giải ngũ (vì lý do kỷ luật hay là có liên hệ với VC ?) đang ở dưới Miền tây, được gọi khẩn cấp về Sàigòn giao cho chức Phụ tá Tổng tham trưởng. Chính nhờ chức vụ Phụ tá này, khi Tướng Vĩnh Lộc đào nhiệm, Nguyễn Hữu Hạnh, nhảy lên làm quyền, rồi theo chỉ thị của DVM, hạ lệnh cho Quân đội ngưng chiến đấu, đâu ở đó, nhất là cho lệnh không được đánh sập những cây cầu bắc qua sông Đồng Nai (để xe tăng và bộ đội CSBV thuận lợi tiến về Sàigòn).
Ngay sau khi nhận chức TTMT, Tướng Vĩnh Lộc liền ra Nhật lệnh kêu gọi quân sĩ các cấp hãy sát cánh cùng nhau tử thủ đến cùng. Ông còn chê bai những kẻ bỏ nước ra đi là hèn nhát, là lũ chuột nhắt ! Nhưng rồi chưa tròn 24 tiếng ngồi ở chức vụ, ông cũng làm chuột nhắt. Sáng sớm ngày 30.4.75, ông đã chạy xuống bến Bạch Đằng tìm tàu Hải quân để di tản. Nghe nói Trung tướng Trần Văn Trung, Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh Chính trị, cũng ra đi trong giờ phút cuối này. May mà hai vị Tướng đã kịp thời ra đi, nếu không sẽ có chung số phận như mấy chục Tướng bị kẹt, phải ra trình diện, để rồi bị đọa đày trong các trại tù cải tạo. Thà hèn nhát như lũ chuột nhắc còn hơn là làm người tù Cộng sản !
Vào những ngày cuối, khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ nhiệm ra đi, Đại tướng TTMT Cao Văn Viên cũng đệ đơn từ chức lên tân Tổng thống Trần Văn Hương để ra đi, Trung tướng Đồng Văn Khuyên làm Quyền TTMT, nhưng rồi Trung tướng Khuyên cũng được Sĩ quan tùy viên, Thiếu tá Nguyễn Hữu Tấn đưa vào DAO để bay ra khỏi nước. BTTM vắng chủ.
Ngày 29.4.75, DVM ra lệnh cho Triệu Quốc Mạnh thả tù. Trong số đó có tù chính trị là Huỳnh Tấn Mẫm. Vũ Văn Mẫu gửi công văn yêu cầu Đại sứ Hoa Kỳ Martin cho cơ quan viện trợ Mỹ (DAO) rời khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ để giải quyết hoà bình ở VN. Vào khoảng 3 giờ chiều, một phái đoàn do Luật sư Trần Ngọc Liễng cầm đầu, có Linh mục Chân Tín, Giáo sư Châu Tâm Luân vào trại David gặp Phái đoàn VC để thông báo cho Võ Đông Giang về chủ trương không chống cự của DVM. Theo Luật sư Liễng, DVM đã chấp nhận đầu hàng từ buổi chiều ngày hôm đó (29.4.75). Sàigòn coi như đã bỏ ngõ ! Nhưng buổi tối ngày hôm đó, trước khi ra bến Bạch Đằng để tìm phương tiện di tản, Tướng Lộc đã điện thoại cho Tướng Đảo cho đưa Sư đoàn 18BB qua bên này sông Đồng Nai lập tuyến phòng thủ.
Lúc này quanh DVM là thành phần thứ ba chủ hòa, và VC nằm vùng. Nhưng tác động mạnh nhất là Thượng tọa Thích Trí Quang. Chính Trí Quang nói chuyện trực tiếp với DVM: “còn chờ gì nữa mà không đầu hàng”. Trong thâm tâm, DVM chỉ muốn điều đình với VC để thành lập một chính phủ ba thành phần (Quốc gia, Trung lập, tức thành phần thứ ba của DVM, và VC). DVM hy vọng một cuộc ngừng bắn da beo. Do đó khi nghe Trí Quang khuyên đầu hàng, DVM đã than : “Thầy hại con rồi !”
Ngày 30.4.1975, lúc 6 giờ sáng, Tướng Vĩnh Lộc đã ra đi, Tướng Hạnh trở thành Quyền TTMT, cùng Tướng Nguyễn Hữu Có (Tư lệnh Biệt Khu Thủ đô) đến báo cáo với DVM về tình hình Quân sự. Sau đó DVM, cùng Hạnh và Có đến Phủ Thủ tướng, họp cùng P.TT Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, bàn thảo và đi đến quyết định không nổ súng và giao chính quyền cho VC. T.Tướng Mẫu soạn thảo bản tuyên bố. Lúc 9 giờ, DVM đọc vào máy ghi âm.
Vào lúc 9 giờ 30 sáng, Đài phát thanh Sàigòn cho phát đi lời tuyên bố của DVM : “Đường lối của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc”; “Yêu cầu tất cả anh em Chiến sĩ Cộng hòa ngưng nổ súng, và ở đâu thì ở đó”; “Chúng tôi chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để thảo luận về lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào”.
Sau khi đọc lời tuyên bố, tất cả trở lại Dinh Độc Lập để ngồi chờ bàn giao chính quyền.
Lúc 11 giờ 30, xe tăng CSBV tiến vào Dinh Độc lập. DVM và VVM bị chúng đưa đến đài phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng !
Đoàn quân chiến thắng vào Sàigòn như “Đàn bò vào thành phố”. Chúng không gặp những trở ngại nào đáng kể. Chúng như lũ Mán về thành. Chúng ngơ ngơ ngác ngác, hết nhìn cái này đến cái khác, cái gì cũng lạ cả, và không ngớt thầm thán phục. Nhưng ngoài miệng thì cái gì cũng chê, cũng cho là thua kém không bằng Hànội. Có người thắc mắc, hỏi Hànội có TV và máy lạnh không thì chúng liền trả lời nhanh : “Ôi ! thiếu gì. TV chạy đầy đường, máy lạnh gắn đầy công viên !” Nhưng có một bộ đội gái, bị tuyên truyền, bị nhồi sọ, quyết chí vượt Trường Sơn vào Nam giải phóng đồng bào khỏi bị Mỹ Ngụy kềm kẹp, phải sống cuộc đời cơ cực đói kém. Người bộ đội gái này khi đặt chân lên đất Sàigòn, nhìn thấy thực tế, đã thốt câu :
- “Chế độ man rợ và dối trá đã thắng nền Văn minh !”
Buổi chiều ngày 30.4.1975, tôi về nhà ở Hóc Môn với thân xác rã rời, đầu óc trống rỗng. Bầu trời như sụp đổ. Tôi không còn thấy phố thấy nhà, chỉ thấy đâu đâu cũng là cờ đỏ.
“Tôi bước ra, không thấy phố, thấy nhà,
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”
(Trần Dần/Nhân Văn Giai Phẩm)
Tôi có ý định đi tìm cái chết. Ở ngoài mặt trận, cái chết đến rất dễ dàng. Tôi đã bốn lần bị thương trận, nhưng viên đạn vô tình đã không kết liễu được đời tôi. Sau mỗi lần bị thương, được đưa về Tổng Y Viện Cộng Hòa điều trị, xuất viện, lại trở ra đơn vị tiếp tục chiến đấu.
Tôi bàn với bà xã rằng sẽ nấu một nồi cháo, bỏ thuốc chuột vào, cả nhà cùng ăn, cùng chết. Đứa con gái đầu lòng 5 tuổi, tình cờ nghe được, đã la lên : “Con sẽ không ăn, con sẽ phun ra hết”. Nhìn nét mặt ngây thơ hồn nhiên của đàn con, lòng tôi chùng lại. Ở ngoài chiến trường, tôi đã xem cái chết “nhẹ tựa hồng mao”. Có lẽ “Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm” đã làm cho tôi trở thành một chiến binh dũng cảm. Nhưng bây giờ, trước mặt là đàn con dại, với người vợ trẻ đang bụng mang dạ chửa, tôi đã không đành, không đủ can đảm để quyên sinh.
Người thiếu phụ trẻ với vẻ mặt hoảng hốt, rảo buớc đôi chân từ đầu đường Nguyễn Thông nối dài, dừng lại trước nhà Hùng, nói vọng vào :
- Ông Thiếu tá. Ông hãy mau thay đồ xi-vin và tránh đi. Bộ đội VC đã về đầy đường Lê Văn Duyệt, chúng sắp đi qua Biệt Khu Thủ Đô.
- Thế chiếc xe Jeep của tôi đâu ?
- Chúng đuổi tài xế và lấy đi rồi.
(Hùng là Đại đội trưởng ĐĐ3 của Tiểu đoàn, bị thương tại trận đánh cuối cùng ở Xuân Lộc, được chuyển về Bệnh viện Trần Ngọc Minh để điều trị. Khi có lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, bị xuất viện, đang tìm phương tiện trở về nhà, thì gặp tôi vừa đến Sân Cộng Hòa. Nhà Hùng nằm sâu trong đường Nguyễn Thông nối dài, xe hơi không vào được. Tôi phải cho xe đậu lại trước một quán tạp hóa của một thiếu phụ, có tài xế trông chừng.)
Lúc đó trời gần trưa. Tôi vừa mới từ đầu cầu Phan Thanh Giản ở Dakao, định ra Thủ Đức để gặp Tiểu đoàn. Nhưng đơn vị Địa Phương Quân giữ cầu ngăn lại. Tôi gặp một vị Đại tá, có lẽ thuộc BKTĐ, nói lý do cần phải ra Thủ Đức, thì được cho biết rằng quân CSBV đã qua Thủ Đức, đến hãng xi-măng Hà Tiên, sắp qua cầu xa lộ. Không biết số phận của Tiểu đoàn tôi như thế nào ? Lòng lo lắng và bồn chồn. Thôi đành chịu. Vừa lúc quay đầu xe thì gặp vị Trung úy Tùy viên của Đại tá Tư lệnh phó Sư đoàn Nguyễn Văn Mai, chuyển lệnh là tất cả Sư đoàn về tập trung tại sân Cộng Hòa. Tôi cho xe chạy về sân Cộng Hòa.
Ngày 29.4.1975
Trận chiến ác liệt kéo dài nhiều ngày tại Trảng Bom. Kể từ khi Sư đoàn 18BB triệt thoái khỏi mặt trận Xuân Lộc, về lập tuyến phòng ngự tại đây. Lữ đoàn 3/XK của Tướng Trần Quang Khôi đã lui về phòng thủ thành phố Biên Hòa. Nếu lực lượng xe pháo hùng hậu của Tướng Khôi, cùng các đơn vị của Sư đoàn 18BB cùng chung lập tuyến phòng ngự, thì quân CSBV đã không thể nào vượt qua được Trảng Bom. Sau ngày 20.4.75, Trảng Bom đã là tuyến phòng ngự cuối cùng của QLVNCH chống quân CSBV phương Bắc xâm lăng. Thật đáng tiếc là những chi đoàn M.48 tối tân đã bị chôn chặt trong một vùng đất nhỏ hẹp là thành phố Biên Hòa, thay vì được vẫy vùng trong một không gian rộng mỡ là Trảng Bom để thi thố tài năng. Được biết những chiếc xe tăng T.54 hay PT.76 của quân CSBV không thể nào đương đầu nỗi với những chiến xa M.48 tối tân của ta.
Đến sáng ngày 29.4, áp lực quân CSBV với nhiều xe tăng và đại pháo, đã đè nặng lên những chiến binh QLVNCH. Vã lại, những chiến binh Sư đoàn 18BB đã quá mệt mỏi sau trận chiến kéo dài suốt 12 ngày đêm tại Xuân Lộc. Họ đã không có thời gian nghỉ ngơi, lại đã lao vào một trận chiến mới. Họ đã không có thời gian và phương tiện để lập tuyến phòng ngự kiên cố, ngoài những chiếc xẻng cá nhân, để đào vội vã những hố chiến đấu cá nhân. Cuối cùng quân bạn bị đè bẹp truớc một đối phương áp đảo về quân số, xe tăng và pháo.
Phòng tuyến vỡ, Đại úy Trần Văn Thân, Trưởng Ban 3 Tiểu đoàn 1/43 tử thương, vị Tiểu đoàn trưởng bị giặc bắt. Khi vị TĐT bị dẫn đến gặp tên Thủ trưởng E (tức Trung đoàn trưởng), tên này nói : “May mà anh bị chúng tôi bắt, nếu anh gặp đơn vị kia (ý hắn muốn ám chỉ đến Sư 341/CSBV), thì anh đã bị chúng giết tại chỗ !). Câu nói này của tên cán binh CSBV làm cho ta liên tưởng đến sự thiệt hại nặng nề của Sư 341 tại Xuân Lộc).
Tại Sàigòn, Dinh Độc Lập đã có chủ mới. Đại tướng Dương Văn Minh trở thành vị Tổng thống thứ ba của nền Đệ Nhị Cộng hòa. Ngày 21.4.1975, khi tôi cùng đơn vị đang băng rừng vượt suối từ Long Giao hướng ra Long Thành thì Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức, trao quyền lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Nhưng do áp lực từ mọi phía, Tổng thống Hương buộc phải trao quyền lại cho Dương Văn Minh vào lúc 5 giờ chiều ngày 28.4.75 tại Dinh Độc Lập. Thoạt đầu cụ Hương chỉ có ý định mời DVM làm Thủ tướng toàn quyền, vì bản thân cụ Hương cũng như dư luận đinh ninh rằng DVM (thủ lãnh thành phần thứ ba), có thể điều đình với CSBV. Nhưng DVM nhất quyết cụ Hương phải trao quyền Tổng thống cho ông ta: “Thưa thầy, suốt cuộc đời thầy đã hy sanh cho dân cho nước, thì bây giờ thầy hy sanh một lần nữa cũng chẵng sao. Thầy giao cái chức Tổng thống lại cho tôi. Thầy đã thương thì thương cho trót !” (Ngày xưa DVM là học trò của thầy giáo Hương). Nghe vậy, cụ Hương trả lời : “Xin lỗi Đại tướng, cái chức Tổng thống là do dân bầu ra chớ không phải là chiếc khăn Mouchoir đâu mà tôi muốn trao ai thì trao !” Nhưng rồi vì áp lực, cụ cũng đành trao lại quyền Tổng thống cho DVM, để chỉ 24 tiếng đồng hồ sau đó thì giao lại Chính quyền cho CSBV.
“Khi Tổng thống tiền nhiệm trao nhiệm vụ cho tôi, tôi vẫn biết sức già, dầu muốn dầu không, tuổi đời đã cao, sức lực đã mòn, tức nhiên là không thể đảm trách được một nhiệm vụ lớn lao trong khi mà nước nhà đã trải qua một buổi khó khăn vô cùng không thể tưởng tượng được. Bởi vậy cho nên trong lòng tôi vẫn mong mỏi rằng dầu thế nào cũng phải có được một người ra lãnh cái trách nhiệm này để lo cho việc nước. Gọi là cú vét phần nào, cái gì gọi là quyền lợi, cái gì gọi là danh dự của nước Việt Nam Cộng Hòa chúng ta.”
“Khi tôi đến trao đổi ý kiến với Đại tướng Dương Văn Minh, điểm làm tôi thắc mắc là điểm pháp lý, bởi vì nếu tự nhiên tôi đem cái quyền của tôi trao lại cho Đại tướng thì như vậy về phuơng diện pháp lý không hợp lý chút nào. Điểm đó tôi cùng Đại tướng đã có thảo luận. Sau khi ra ngoài lưỡng viện, tôi cũng có trình bày, và lưỡng viện sau khi thảo luận hai ngày thì tìm ra được giải pháp mà đây tôi tin là giải pháp đáp lại với chỗ mong mỏi của mọi người.”
“Thưa quý vị, điểm thắc mắc về pháp lý hết rồi, thì về mặc đó chúng ta không còn băn khoăn chi nữa, thì dầu muốn dầu không cái chuyện lớn lao hiện giờ không còn là chuyện pháp lý nữa, thì việc làm sao cho nước Việt Nam Cộng Hòa dẫu tình hình có khó khăn đến đâu đi nữa, thì cũng phải giữ phần nào để bảo tồn được. Nếu không toàn vẹn hết thì cũng là phần nào cái danh dự của tổ tiên chúng ta.”
“Thưa Đại tướng, dù muốn dù không, một chương lịch sử đã dở qua rồi, những chương sẽ viết tới đây sẽ do nơi tay của Đại tướng…”
Trích bài đáp từ của tân TT DVM :
“Kính thưa Thầy !
Qua những lời của thầy làm cho tôi rất cảm kích. Thầy đã ghi nhận tình thế Quân sự cũng như mọi mặt bi đát, làm cho tôi phần nào yên tâm vì cái sự khó khăn mà tôi gặp phải. Những lời khuyên dạy của thầy hôm nay tôi sẽ ghi mãi trong lòng và thầy hãy yên tâm. Chúng tôi đã lâu nay thấy không còn giải quyết vấn đề của chúng ta bằng võ lực không, mà không có kèm theo một giải pháp chính trị nào thì không thành công. Vì đó anh em chúng tôi đã mấy năm nay, thảo luận tìm được giải pháp chúng tôi đã lựa chọn, giải pháp hòa giải Dân tộc.”
“Nói như thế để thầy yên tâm. Nếu có hận thù thì không thể lấy hận thù ra mà trả đối với tất cả mọi ai. Chúng ta đã chủ trương hòa giải với đối phương, không lý do nào chúng tôi không hòa giải được với anh em một nhà. Thầy cứ yên tâm. Tôi xin hứa với thầy…”
Hai ngày sau, DVM kêu gọi :
“Đường lối chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp Dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hãy bình tĩnh, không nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ CMLTCHMNVN để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự và tránh đổ máu vô ích của đồng bào.”
Nhưng CSBV không cho ông Minh “bàn giao”, mà họ bắt ông “đầu hàng vô điều kiện”.
Khác hẳn với cựu Tổng thống Thiệu, cụ Hương đã ở lại với đồng bào và Chiến sĩ, nhất quyết không chịu xuất ngoại.
Ngày 29.4, Đại sứ Hoa Kỳ Martin cùng với Tham vụ Sứ quán biết nói tiếng Pháp, tìm cách gặp cụ Hương tại tư dinh trên đường Công Lý : “Thưa Tổng thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Nhân danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào, với phương tiện nào mà Tổng thống muốn. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng thống cho tới ngày Tổng thống trăm tuổi.”
Cụ Hương trả lời : “Thưa ngài Đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đổi như vậy HK cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông Đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cảm ơn ông Đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ kỹ, và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết rằng Cộng sản vào được Sàigòn, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng Miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước. Cảm ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.”
Khi nghe câu “Les État Unis ont aussi leur part de resposibilités”, Đại sứ Martin giật mình nhìn trân cụ Hương. Năm 1980, ông thuật lại với tôi (Giáo sư Nguyễn Ngọc An): “Dứt câu chuyện, on ne sépare sans même se serer la main”.
Quyển sách có nhiều tranh cải với tựa đề “Sàigòn et Moi” Đại sứ Pháp Mérillon cho biết, trước ngày 28.4.75, ông ta có chuyển lời mời cụ Hương sang sinh sống ở Pháp sau khi giao quyền cho DVM, thì cụ đã trả lời: “Ông Đại sứ à, tôi đâu có ngán VC. Nó muốn đánh, tôi sẽ đánh tới cùng. Tôi chỉ sợ mất nước, sống lưu đày ở xứ nguời ta. Nếu trời hại nước tôi, nước tôi mất, tôi thề sẽ ở lại đây, và mất theo nước mình.”
Vào những ngày cuối của cuộc chiến, Tổng thống Mỹ Gerald Ford cho thi hành một chiến dịch di tản 3,000 trẻ mồ côi, con lai bị bỏ rơi, đưa sang định cư tại các nước tư bản Mỹ, Pháp, Úc, Canada,…làm con nuôi. Kinh phí lên trên 2 triệu USD, thuộc quỹ hỗ trợ đặc biệt trẻ em. Chiến dịch chính thức bắt đầu từ ngày 3.4.75 – 26.4.75. Chiếc C5-Galaxy chở 180 người bị tai nạn tại ngoại ô Sàigòn, khiến 155 người thiệt mạng, trong đó có 76 trẻ em.
Sứ quán Mỹ tại Sàigòn thì đã có kế hoạch di tản cho nhân viên sứ quán và những người Việt từng cộng tác chặt chẻ. Dự trù ban đầu là vài chục ngàn người.
Những đơn vị di tản từ Miền Trung vào, từ Cao Nguyên xuống, khi ghé lại Bình Tuy hay Bà Rịa, có những cấp chỉ huy không về Sàigòn trình diện, đã nấn ná ở đó rồi tìm cách ra khơi.
Hạm đội 7 Hoa Kỳ đậu ngoài khơi Vũng Tàu cách 12 hải lý, không phải để giúp QLVNCH chống trả quân CSBV đang áp át Sàigòn, mà là để đón nhận làn sóng người di tản.
Những tin tức như vậy đã lan truyền rộng rãi ra ngoài dân chúng, đã ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của những người cầm súng.
Nếu người bạn đồng minh Hoa Kỳ thực hiện lời hứa rằng sẽ trả đũa CSBV như Tổng thống Nixon hứa với Tổng thống Thiệu, thì phải nói như thế này : “Cho kẹo quân Bắc Việt cũng không dám tiến công Sàigòn !”
Buổi chiều ngày 29.4, Cộng quân pháo kích dữ dội vào kho đạn Long Bình, làm nổ kho đạn. Đạn nổ liên hồi, khói đen cuồn cuộn bốc lên che phủ cả một góc trời.
Tiểu đoàn 2/43, sau khi rời mặt trận Xuân Lộc, là đơn vị rút ra sau cùng, về đến Long Bình, được giao nhiệm vụ bảo vệ Bộ Tư Lệnh Sư đoàn. Nhưng tôi vẫn đặt BCH/TĐ bên ngoài căn cứ, tại Tiền trạm của TĐ, ngay trước cổng BTL. Khi cộng quân bắt đầu pháo kích Long Bình, tôi đưa BCH/TĐ vào bên trong. Tình cờ gặp viên Trung úy ĐĐT Quân Cảnh, anh này khẩn khoản mời tôi đặt BCH/TĐ tại văn phòng Đại đội của anh.
Lối 6 giờ chiều, tôi được gọi lên gặp Tướng Tư lệnh.
Sáng nay vào lúc giữa trưa, Tướng Tư lệnh Quân đoàn Nguyễn Văn Toàn bay trực thăng đến gặp các vị tư lệnh trực thuộc. Nhưng chỉ có Tướng Đảo và Tướng Khôi. Tướng Lê Nguyên Vỹ (TL/SĐ5BB) đang bận rộn ở Lai Khê; Tướng Lý Tòng Bá (TL/SĐ25BB) đã bị địch bắt ở Củ Chi; Tướng Phan Đình Niệm (TL/SĐ22BB), vừa được tái phối trí ở Bến Lức, không thấy về. Tướng Toàn cho chỉ thị: Sư đoàn 18BB phòng thủ căn cứ Long Bình, kiểm soát xa lộ Biên Hòa; Lực lượng Xung kích Quân đoàn III phòng thủ bảo vệ Thành phố Biên Hòa. Theo Tướng Khôi viết trong “Chiến Đấu Đến Cùng”, Tiểu khu trưởng và Tiểu khu phố Biên Hòa đã bỏ đi từ mấy ngày trước !
Tướng Đảo cho biết, đúng 12 giờ khuya đêm nay, BTL/SĐ sẽ di chuyển về Thủ Đức, và chỉ thị tôi phải bảo vệ căn cứ Long Bình. Nếu giữ được Long Bình thì Long Bình là của mình. Theo Tướng Đảo, một phái đoàn của chính phủ đi gặp đối phương để bàn chuyện ngưng bắn da beo. Ông cũng cho biết tất cả những cây cầu bắt qua sông Đồng Nai đều đã được đặt mìn. Hiện giờ quân Dù có một đại đội giữ cầu Đồng Nai, và có một toán Công binh lo nhiệm vụ phá cầu khi có lệnh. Quân của Tướng Khôi bảo vệ thị xã Biên Hòa.
Sau khi gặp hai vị Tư lệnh thuộc quyền, Tướng Toàn bay về nhà Gò Vấp, rồi tiếp tục bay ra Hạm đội 7 ở ngoài khơi Vũng Tàu.
Theo “Những Sự Thật Chiến Tranh Việt Nam 1954 - 1975”: “Chiều ngày 29.4.1975, Tướng Toàn tìm mọi cách liên lạc với giới chức có thẩm quyền để được xác nhận việc đổ bộ của hai Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, nhưng không gặp được ai. Tướng Toàn đã dùng trực thăng bay ra chiến hạm Blue Ridge, soái hạm của Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội 7 để yêu cầu xác nhận. Tuy nhiên Hoa Kỳ cho biết không có kế hoạch này.”
Theo Tướng Khôi, khi trực thăng của Tướng Toàn bay ra tới Vũng Tàu, đã thấy các Tướng Hoàng Xuân Lãm và Phan Hòa Hiệp đang chờ ở đó.
Được một Sĩ quan tham mưu cho biết, buổi chiều ngày 29.4, Tướng Đảo đã triệu tập một cuộc họp tại BTL. Ông đã nghẹn ngào khi tâm sự cùng các chiến hữu :
- “Tôi sẽ ở lại chiến đấu với các anh em. Vợ con tôi vẫn ở lại Sàigòn, không đi đâu cả. Tôi có trực thăng, nhưng tôi sẽ không bỏ anh em để bay ra Hạm đội”.
Trong khi đó, ngay từ ngày 22.4.75, tức là khi Xuân Lộc mới bị bỏ ngõ, Tướng Khôi đã viết thư cho Trung tướng Charles Timmes, Phụ tá của Đại sứ Martin : “…Tình hình gần như tuyệt vọng…Tôi chỉ xin Trung tướng giúp cho gia đình tôi được di tản đến một nơi an toàn…” (Trần Quang Khôi/Chiến Đấu Đến Cùng)
Khi ở văn phòng TL/SĐ ra về thì tôi lại nhận lệnh đi gặp Đại tá Trung đoàn trưởng. Vị Đại tá nói, chỉ thị của TL/SĐ cho anh là “Kế hoạch Alpha”. Nếu tôi bảo thi hành kế hoạch Bravo là anh đưa TĐ qua bên kia sông Đồng Nai lập tuyến phòng thủ.
Đúng 12 giờ khuya, tôi nghe tiếng động cơ trực thăng cất cánh, và xe pháo của SĐ chuyển bánh. Tôi biết Tướng Đảo đã rời Long Bình và SĐ bắt đầu di chuyển. Tôi cứ đinh ninh Tướng Đảo dùng trực thăng bay về Thủ Đức. Nhưng không, một lần nữa, ông đã đi đường bộ cùng với Quân sĩ. Ông đã trả trực thăng về cho SĐ3/KQ.
Theo Tướng Khôi, lúc 22 giờ 10, Trung tướng Nguyễn Hữu Có, từ Dinh Độc Lập, điện thoại hỏi Tướng Khôi về tình hình Biên Hòa, sau đó nói tiếp : “Đại tướng (tức TT/DVM) hỏi anh có thể giữ được Biên Hòa đến 8 giờ sáng mai ? Lệnh của Đại tướng cho anh : Chỉ huy phòng thủ Biên Hòa đến 8 giờ sáng ngày 30.4.1975…”
Lối 1 giờ sáng, tôi nhận lệnh thi hành “Kế hoạch Bravo”. Sau này được biết, tối ngày 29.4.75, Trung tướng Vĩnh Lộc, Tân TTMT/Bộ TTM/QLVNCH đã điện thoại cho Tướng Đảo, ra lệnh đưa Sư đoàn 18BB về lập phòng tuyến bên kia sông Đồng Nai.
Tôi định dẫn TĐ qua ngã cầu Đồng Nai rồi bố trí quân theo bờ Nam của con sông. Nhưng đơn vị canh giữ cầu không cho qua cầu, tôi đành phải cho lệnh đổi hướng về Cầu Ghềnh. Lúc trời đã sáng rõ thì cũng là lúc đơn vị đã qua sông. Tiểu đoàn đi qua Tân Vạn, hướng ra xa lộ, gần Nghĩa Trang Quân đội. Khi còn cách xa lộ vài trăm mét, thì đoàn cơ giới của quân CSBV đã qua cầu, đang chạy về hướng Sài Gòn. Tôi cho lệnh dừng lại, tiến chiếm ngay ngôi biệt thự bên trái đường. Chung quanh ngôi biệt thự có hàng rào kẽm gai và bờ đất đắp cao, là vị trí bố phòng tốt. Một cuộc tao ngộ chiến xảy ra. Hỏa lực bộ binh chống hỏa lực xe tăng! Hai bên bắn qua bắn lại một lúc thì đoàn cơ giới của cộng quân tiếp tục chạy. Hình như bọn chúng không có ý định đối đầu với đơn vị tôi. Xa lộ Biên Hòa, từ cầu Đồng Nai đến Nghĩa Trang Quân đội đầy VC. Tôi cho lệnh TĐ đổi hướng ra QL1. Tôi định di chuyển nhanh để đến nhà máy lọc nước Thủ Đức bố trí quân. Từ chiều ngày hôm qua, tôi đã cho chuyển tiền trạm TĐ về đây trước. Tại QL1 là một rừng người và xe cộ đủ loại. Tất cả các đường đổ ra QL1 dẫn về Sài Gòn, người người và xe cộ chen chúc nhau. Người đi bộ tràn xuống đường, chen với xe đò, xe vận tải, xe trâu, xe bò và xe ngựa. Tất cả đều hối hả, tranh nhau đi. Tốc độc của người đi bộ còn nhanh hơn cả xe.
Tiểu đoàn di chuyển theo đội hình hàng dọc. Đoàn quân đi giữa dòng người di tản và xe cộ đủ loại một cách chậm chạp. Có lúc không nhích lên được bước nào ! Tôi nóng lòng về Thủ Đức, nơi đặt tiền trạm để xem kho tàng lương thực và đạn dược, đồng thời khảo sát địa thế bố trí quân. Khi đơn vị qua khỏi núi Châu Thới, không có Tiểu đoàn phó, tôi gọi Đại úy Võ Văn Mười (K.25 Võ bị ĐL), ĐĐT/ĐĐ2/2, giao trách nhiệm dẫn TĐ. Tôi và vài Sĩ quan tham mưu thân cận ngồi trên xe Jeep, trôi theo giòng người di tản. Cần nói thêm, sau khi đơn vị thoát được vòng vây giặc về đến Long Bình, Tướng Tư lệnh cho phép 50% Tiểu đoàn đi phép 24 tiếng về thăm gia đình. Quá 24 tiếng, một số vẫn chưa trở lại đơn vị, trong đó có vị Tiểu đoàn phó của tôi.
Xe đến ngã ba chợ Thủ Đức, tôi bảo tài xế lái xe hướng ra xa lộ. Đoàn người chạy loạn từ hướng ngã tư xa lộ vào, tràn xuống cả đường, xe phải lách, luồn, khó khăn lắm xe mới nhích được đến Đường Sơn Quán. Trong đoàn người chạy loạn có cả lính. Rất nhiều người chận đầu xe tôi không cho chạy :
“VC về đầy Nghĩa trang Quân đội, xe tăng và bộ đội đang hướng về Sài Gòn, Thiếu tá không thể đi, phải quay đầu lại !”
Mỗi lúc đoàn người lại đông thêm. Không còn cách nào khác, tôi đành cho xe quay lại. Đoàn nguời chạy loạn từ Biên Hòa, ào ào như một giòng nước chảy xiết. Chiếc xe của tôi lọt vào giữa giòng người di tản. Tôi không liên lạc được với đơn vị. Tôi nghĩ có lẽ về Sài Gòn rồi tìm cách ra nhà máy nước Thủ Đức. Tại Cầu Sơn, tôi thấy một đơn vị pháo của Sư đoàn 18. Đại tá Ngô Kỳ Dũng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 52 đang cho lệnh pháo hướng nòng về ngã tư xa lộ.
Đường lên cầu đã bị những con ngựa kẽm gai chắn lối với nhiều lính gác, không thể đi qua được. Một Thiếu tá chỉ huy đi lui đi tới, ra lệnh không cho bất cứ ai qua cầu. Có lúc vị chỉ huy và lính gác phải nổ súng chỉ thiên để ngăn cản một số người cố vượt qua. Nhưng đoàn người di tản mỗi lúc lại đông thêm, đã giành nhau với lính gác những con ngựa kẽm gai. Một bên cố giữ lại, một bên cố xô dạt ra lấy lối đi. Cho đến một lúc sau thì “tức nước vỡ bờ !” Đoàn người di tản như giòng thác lũ đã cuốn phăng những con ngựa kẽm gai, cuồn cuộn chảy về Sài Gòn.
Đối với người dân, Sài Gòn là thủ đô, là nơi không thể mất, là nơi an toàn để lánh nạn. Kinh nghiệm hồi Tết Mậu Thân 1968, dù có đánh nhau, vài nơi bị Cộng quân chiếm, như Chợ Lớn, đồng Ông Cộ Gia Định, thậm chí cả Tòa Đại sứ Mỹ, nhưng cuối cùng Cộng quân cũng bị đánh bật ra khỏi thành phố. Nhưng lần này thì khác. Tình thế đã đổi thay. Cộng quân cứ để cho người dân chạy về Sài Gòn, càng đông càng tốt, để gây sự hỗn loạn. Sài Gòn bây giờ như một cái “nơm đơm cá”.
Trước sự hỗn loạn của dân chúng, truớc sự đe đọa của cộng quân rằng sẽ san bằng bình địa Sài Gòn với hằng trăm khẩu đại pháo. Tổng thống 48 giờ Dương Văn Minh và chính phủ hèn nhác của ông đã hoảng sợ thực sự! Mặc dù trong những ngày cuối cùng đó, một cựu tướng lãnh Pháp là Vanuxem đã nhiều lần ra vào Dinh Độc Lập, khuyến dụ Dương Văn Minh hãy ra lệnh cho Quân đội tiếp tục chiến đấu. Chỉ trong vòng 48 tiếng, quân CSBV sẽ nới lỏng vòng vây, vì quân Tàu cộng sẽ tràn qua biên giới phía Bắc, buộc CSBV phải ngừng cuộc tấn công VNCH, để lo giữ đất ở phía Bắc ! Nhưng DVM đã không có cái nhìn xa, sợ rằng sẽ mang tiếng “Cõng rắn cắn gà nhà” như Lê Chiêu Thống ngày xưa. (Nhưng nếu ngày đó DVM nghe lời cố vấn của Tướng Vanuxem, vẫn ra lệnh cho Quân đội tiếp tục chiến đấu, quân Tàu cộng vượt biên giới phía Bắc, chiếm một vài tỉnh như chúng sẽ làm trong cuộc chiến năm 1979, quân CSBV buộc phải ngưng cuộc tấn công VNCH, rút một phần chủ lực về Bắc để chống Tàu cộng. Cũng nên biết, vào những ngày cuối tháng Ba và đầu tháng Tư, để chuẩn bị cho việc đánh chiếm VNCH, CSBV đã chuyển toàn bộ Quân lực vốn có, chỉ chừa lại một Sư đoàn để bảo vệ Thủ đô Hà nội. Do đó, miền Bắc đã bị bỏ ngỏ, quân Tàu cộng sẽ dễ dàng tiến chiếm các tỉnh dọc theo biên giới. Giả dụ nếu Tàu cộng chiếm trọn miền Bắc, VNCH sẽ phát động cuộc chiến chống kẻ thù phương Bắc để đuổi chúng ra khỏi bờ cõi. Một cuộc chiến tranh như vậy sẽ dễ dàng huy động toàn dân toàn quân đoàn kết một lòng chống kẻ thù, đánh bại quân xâm lược, như ta đã thấy trong lịch sử thời nhà Trần chống quân Nguyên Mông, nhà Lê chống giặc Minh, hay nhà Tây Sơn đánh bại quân nhà Thanh tại gò Đống Đa (Hà nội).
Thực tế thì như thế nào ? DVM đã để cho CSBV nuốt trọn Miền Nam, để rồi chúng dâng toàn bộ lãnh thổ từ Nam Quan đến Mũi Cà Mâu và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu cộng. Chúng đã lén lút ký mật ước Thành Đô, biến Việt Nam thành xứ tự trị năm 2020, xứ thuộc trị năm 2060, và năm 2080, Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Tàu cộng.
Vì hoảng sợ, DVM ngây thơ đã vội tìm cách điều đình với “người anh em phía bên kia”. Thật ra, chỉ là “người anh em phía bên kia” của DVM mà thôi ! DVM có người em ruột là Trung tá bộ đội CSBV tên là Dương văn Nhựt. Có lẽ qua tên Nhựt này mà DVM đã mất hết dũng khí của con nhà Tướng. Được biết chiều ngày 29.4.1975, một phái đoàn chính phủ do Giáo sư Bùi Tường Huân, cựu Viện trưởng Đại học Huế, cựu Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, đương kim Bộ trưởng Quốc Phòng, cầm đầu ra xa lộ Đại Hàn để thương thuyết, điều đình với VC, nhưng đã bị giữ lại làm con tin cho đến khi chúng chiếm được Sài Gòn. Đồng thời một phái đoàn khác cũng được gửi vào Tân Sơn Nhất, đến trại David, gặp Phái đoàn VC trong Ban Liên hợp Hai bên, để điều đình ! Nhưng cũng bị giữ lại làm con tin cho đến khi Sài Gòn thất thủ.
Tôi cho xe chạy giữa lòng phố Sàigòn hỗn loạn ! Sàigòn, Hòn ngọc Viễn đông ! Sàigòn, Petit Paris. Sàigòn hoa lệ, Sàigòn thân thương và yêu quí của tôi. Sàigòn của hơn 3 triệu dân cư, với diện tích hơn 97 cây số vuông. “Sàigòn đẹp lắm ! Sàigòn ơi ! Sàigòn ơi !” Sàigòn nghiêng mình soi bóng trên giòng sông Bến Nghé, cuồn cuộn xuôi giòng chảy ra Biển Đông. Sàigòn có những đại lộ thênh thang, những con phố hoa lệ. Sàigòn tấp nập xe cộ, và người đi lại như mắc cửi. Sàigòn có những cây dài bóng mát, có những tà áo dài bay lượn trong nắng sớm chiều hôm. Sàigòn có những công viên ghế đá, nơi hẹn hò của những cặp tình nhân. Sàigòn, Thủ đô của VNCH. Sàigòn, biểu tượng của Tự Do, Dân Chủ, biểu tượng của Hạnh Phúc và Ấm No.
Nhưng Sàigòn sắp không còn nữa. Sàigòn sắp bị thay tên bằng tên của con cáo già đã chết, tên Hồ Chí Minh, tên một xác người đang nằm thối rữa tại Ba Đình, Hà Nội ! Sàigòn đang hấp hối, đang trút hơi thở cuối cùng !
Và Sàigòn đã chết thật rồi khi từ hướng Đại lộ Thống Nhất, thấp thoáng xe tăng CSBV hung hăng tiến vào cửa Dinh Độc Lập đã được mở sẵn theo lệnh của Đại tá Chiêm (chánh Võ phòng), nhận chỉ thị của DVM cho mở cổng dinh để chờ đón “Người anh em phía bên kia” đến nhận bàn giao chính quyền. Đó là hai chiếc tăng mang số hiệu 840 và 390 của quân CSBV. Khi đến cổng dinh, một tên bộ đội ngồi trên xe tăng ra lệnh cho người lính gác khép cổng lại. Người lính gác chần chờ, quay vô hỏi lệnh Sĩ quan trực. Phóng viên tập san ANAI của cựu chiến binh Pháp, thuật lại cảnh tên bộ đội Phạm Xuân Thệ nhảy xuống khóa chặt cổng chánh, rồi cho xe tăng của mình húc đổ. (ANAI : Association national des anciens Amis de l’Indochine, số tháng 5.1977). Một chiếc T-54 khác do tên Đại đội trưởng Lê Văn Thận lái, chạy vào cổng phụ và bị kẹt. Hắn liền nhảy xuống xe, cầm lá cờ nửa xanh nửa đỏ, có ngôi sao vàng ở giữa, của cái gọi là “Chính phủ Lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam” chạy lên sân thượng, hạ lá Cờ Vàng, thay vào lá Cờ Máu kéo lên. Lúc đó là 11 giờ 30 trưa ngày 30.4.1975. Đó là hai chiếc tăng mang số hiệu 840 và 390 của quân CSBV.
Khi lệnh ngưng bắn của DVM ban ra, các đơn vị của QLVNCH trên khắp lãnh thổ VNCH đều tuân theo - chỉ trừ một vài đơn vị bất tuân, đã chống cự lại, nhưng rồi cũng buông súng, trút bỏ bộ Quân phục, rồi trở về nhà.
QLVNCH là một Quân đội có kỷ luật, nên dù muốn dù không, phải thi hành lệnh. Do đó bộ đội CSBV tiến vào Sàigòn hầu như đã không gặp một sức kháng cự nào. Chúng đã thoải mái tiến vào Sàigòn, như vào chỗ không người !
Tại chân bức tượng Thủy Quân Lục Chiến, trước Quốc Hội, Trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long đã dùng khẩu súng ngắn bắn vào đầu tự sát trước sự chứng kiến của một ký giả ngoại quốc, sau khi nói : “C’est fini !” và hô lớn câu : “VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM !”
Tại khu vực ngã tư Hàng Xanh, trên đường Bạch Đằng, sau khi lệnh buông súng được ban ra, một người lính trẻ QLVNCH, tay cầm cây súng M.16, thất thểu đi trên lề đường, đi về một nơi bất định, thì một chiếc xe Lambretta chở đầy bọn “Cách mạng 30” đi qua dừng lại. Trên xe phát ra một tiếng quát lớn :
- “Anh kia, bỏ súng xuống, cởi đồ lính ra.”
Người lính trẻ ngơ ngác, khốn khổ của chúng ta, như một cái máy, tuân hành lệnh mà không suy nghĩ. Nhưng khi chiếc xe nổ máy chạy, người lính trẻ chợt tỉnh thức, nhanh chóng mặc lại bộ Quân phục, vội cầm khẩu súng lên, mở khóa an toàn, nhắm ngay chiếc xe bóp cò. Mộ tràng đạn nổ dòn, tuôn ra khỏi nòng súng. Chiếc xe loạn quạn rồi lật nhào bên đường. Bọn “Cách mạng 30” lớp chết, lớp bị thương. Người lính trẻ đưa nòng súng nhắm vào đầu mình, với vài viên đạn còn sót lại, bóp cò.
Tại Vũng tàu, các Chiến sĩ TQLC, Nhãy Dù quay quần trên một bàn nhậu trong một Khách sạn, một người lính trong bọn nói lớn như ra lệnh : “Lấy lựu đạn ra, mở chốt an toàn” rồi tất cả cùng hô to : “VIỆT NAM CỘNG HÒA MUÔN NĂM ! VIỆT NAM CộNG HÒA MUÔN NĂM !”
Cũng tại Vũng Tàu, Trường Thiếu Sinh Quân, nơi đào tạo những mầm non Quân đội, vừa học văn hóa vừa học Quân sự, đã noi gương vị thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản, dù tuổi đời còn non trẻ, chưa một lần có kinh nghiệm chiến đấu, trước khi buông súng đầu hàng giặc Cộng, đã đánh nhau với chúng một trận để đời. Trận đánh không cân sức đã kéo dài cho đến lúc hết đạn vào chiều ngày 30.4.1975. Những chú lính “tí hon” này chỉ tan hàng sau khi trịnh trọng tổ chức buổi lễ hạ cờ một cách bi hùng ! (Theo Bác sĩ Trần Đại Sỹ).
Một anh hùng xuất thân từ Thiếu Sinh Quân là Đại tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông là Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Chương Thiện. Ngày 30.4.1975, Dương văn Minh ra lệnh buông súng ngưng chiến đấu, nhưng Đại tá Cẩn vẫn tử thủ, chiến đấu đến cùng, cho đến ngày 1.5.1975. Do một Quân nhân thuộc phòng An ninh Quân đội phản thùng, ông bị bắt. Ngày 14.8.1975, chúng đưa ông ra xử tại sân vận động Cần Thơ, và dĩ nhiên là ông bị nhận bản án tử hình. Chúng bịt mắt, bịt miệng ông trước khi xử bắn. Tại sao phải bịt miệng, vì chúng sợ ông chửi. Ông nói không cần bịt mắt, chúng vẫn bịt mắt. Thi hài ông được chôn sau Trung tâm Nhập ngũ Cần Thơ. Năm sau, nơi chôn ông bị giải tỏa, thân nhân hỏa táng và đưa về Rạch Giá.
“Trong suốt cuộc đời chiến đấu, bao nhiêu viên đạn tôi chỉ dành bắn VC, nên hôm nay không còn viên đạn cuối cùng để tự sát. Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm !”
Tại bệnh viện Grall, còn có tên Bệnh viện Đồn Đất, Thiếu tướng PhạmVăn Phú, Tư lệnh Quân đoàn II kiêm Quân khu 2, trút hơi thở cuối cùng. Buổi sáng ngày 29.4.1975, tại nhà riêng trên đường Gia Long, chờ khi vợ con rời nhà đi trường đua Phú Thọ tìm cách di tản, ông uống liều thuốc mạnh tự tử, được một Bác sĩ người Pháp láng giềng đưa vào Bệnh viện cấp cứu. Được cấp báo, cả nhà quay trở về. Trưa ngày 30.4.1975, khi tỉnh dậy, thều thào gọi người vợ hỏi :
- Tình hình đến đâu rồi ?
- Tuớng Dương Văn Minh ra lệnh Quân đội bỏ súng đầu hàng, và Cộng sản đã vào tới Sài Gòn. Bà Phú đáp.
Nghe xong, Tướng Phú nhắm mắt lại và “ra đi”.
Tại Lai Khê (Bình Dương), nơi đặt đại bản doanh của BTL/SĐ5BB, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, TL/SĐ vào phòng riêng, thay bộ Quân phục thẳng nếp, ngực gắn đầy huy chương, nằm lên giường, rút súng ngắn bắn vào đầu tự sát. Viên đạn đi từ dưới cằm, trổ lên đầu.
Vào những ngày cuối tháng 4.75, SĐ5BB của Tướng Vỹ đã sẵn sàng tử thủ tại Lai Khê, đã chờ đợi một cuộc tấn công quy mô như tại Xuân Lộc. BTL/SĐ5BB được chia làm 3, một do Đại tá TLP Trần Văn Thoàn chỉ huy, sẽ di chuyển về căn cứ Phú Lợi ngày 29.4; một do Trung tá Văn, TMP sẽ di chuyển về Tân Uyên; và lực lượng còn lại, do chính Tướng TL và Đại tá TMT Từ Vấn chỉ huy, sẽ bỏ Lai Khê, rút về tăng cường bảo vệ thị xã Bình Dương trong ngày 30.4.
Sáng ngày 30.4.1975, sau khi nghe lời kêu gọi của Dương Văn Minh qua đài phát thanh Sài Gòn, rằng anh em binh sĩ hãy bình tĩnh, không nổ súng, ai ở đâu thì ở vị trí đó để chuẩn bị bàn giao chính quyền cho “người anh em của phía bên kia”. Ngoài ra không có một lệnh nào chính thức từ Bộ TTM/QLVNCH hay từ Dinh Độc Lập. Tướng Vỹ cho mời họp Bộ Tham Mưu, ban lệnh di chuyển BTL/SĐ về căn cứ Phú Lợi. Sau đó ông dùng bửa cơm cuối cùng với các Sĩ quan tham mưu. Ông tâm sự :
“Lệnh trên đã ban ra, không thể không thi hành. Hơn nữa con em người ta giao cho mình, không lẽ đem nướng vào giờ thứ 25 sao ? Vì tôi là Tướng mặt trận, tôi phải chọn lấy con đường đi riêng cho tôi. Đối với các anh em thì tùy nghi quyết định.”
Ăn xong, ông trở về Trailer dùng làm phòng ngủ cho Tư lệnh. Một lúc sau thì nghe 2 tiếng súng nổ. Một số Sĩ quan chạy đến, thấy Tướng Vỹ nằm trên vũng máu, đã chết, một chân rơi xuống đất. Thi hài của ông đã được Đại tá Từ Vấn khâm liệm và chôn cất vội vàng trong rừng cao su trước sân cờ BTL.
Nghe nói viên chỉ huy cao cấp của đơn vị quân CSBV khi vào tiếp thu căn cứ Lai Khê, đã nghiêng mình kính phục khí tiết của Tướng Vỹ và nói :
- “Đây mới xứng đáng là con nhà Tướng !”
Năm 1987 thi hài ông được thân nhân cải táng về Hạnh Thông Tây (Gò Vấp). Rồi bà cụ thân mẫu từ ngoài Bắc vào Nam hỏa thiêu, đem tro cốt về thờ ở từ đường họ Lê tại nguyên quán Sơn Tây (Bắc Việt). Dân làng nơi nguyên quán của ông xem ông như một vị thần. Đúng là “Sinh vi Tướng, tử vi Thần !”
Tại căn cứ Đồng Tâm (Mỹ Tho), sau khi nghe lệnh Tổng thống Dương Văn Minh, buông súng ngưng chiến đấu, chờ “phía bên kia” đến bàn giao, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, sinh năm 1929 tại Cần Thơ, tốt nghiệp khóa 7 Sĩ quan hiện dịch, Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh, đã triệu tập cuộc họp cuối cùng tại câu lạc bộ sĩ quan sư đoàn. Ông nói: “Là quân nhân, chúng ta phải tuyệt đối chấp hành lệnh thượng cấp.” Rồi ông ôn tồn khuyên bảo Sĩ quan và chiến binh thuộc cấp về với gia đình. Trở về phòng, ông gọi Sĩ quan tùy viên vào, và trao một gói đồ được bao bằng giấy báo, ông nói : “Đây là gói quà nhờ anh trao cho bà xã tôi, và bảo rằng đừng lo gì cho tôi cả.” Sau này được biết, trong gói quà ấy là 70.000 đồng, cùng một số vật dụng cá nhân thường ngày. Lối 6 giờ chiều, Tướng Hai ngồi gục đầu, mê man trên bàn làm việc. Một ly rượu lớn đã cạn còn để ở trên bàn…Ông được đưa xuống Bệnh xá Sư đoàn cứu cấp. Nhưng vì độc dược ngấm lâu vào máu. Ông đã lìa trần.
Ngày 1.5.75, thi hài của ông được Mẹ từ Sàigòn xuống căn cứ Đồng Tâm đưa về an táng.
Tại Cần Thơ, Thủ phủ của Vùng 4 Chiến thuật, quân và dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn chiến đấu cho đến ngày 1.5.1975.
Khoảng 6 giờ 30 chiều ngày 30.4, Tướng Nam đi thăm thương bệnh binh tại Quân Y Viện Phan Thanh Giản. Sáng ngày 1.5, Tướng Nam đi một vòng quanh doanh trại, thấy một vài nơi lính canh đã bỏ ngõ, ông trở lại sân cờ, rồi vào phòng riêng. Ông thay bộ quân phục trắng đại lễ, có ngù vai, đeo giây biểu chương và mang huy chương, nghiêm chỉnh ngồi trên chiếc ghế sau bàn làm việc. Sau đó ông đến bàn thờ Phật đốt nhang, xá xá và gõ ba tiếng chuông, xong lại xá ba xá. Ông đến ngồi trên sofa rồi rút khẩu colt 45 tự sát. Viên đạn xuyên qua màng tang từ phải sang trái, đầu hơi lệch về phía sau và hơi nghiêng về bên trái, mắt vẫn ngước nhìn trên trần nhà. Lúc đó là 7 giờ 30 sáng 1.5.1975. Thi hài của Tướng Nam được an táng trong Nghĩa trang Quân đội Cần Thơ.
Năm 1994, thân nhân bốc mộ, hỏa thiêu và mang tro cốt về thờ tại Chùa Già Lam ở Gò Vấp (Gia Định).
Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, TLP/QĐ, trong bộ quân phục tác chiến, ông nói lời vĩnh biệt với vợ con, và từ biệt các chiến hữu :
- “Tôi không bỏ các anh để đưa vợ con ra ngoại quốc. Nhưng tôi cũng không chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh làm lỗi, tôi có rầy la. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm nếu có.”
Tướng Hưng vào phòng riêng, có tiếng súng nổ. Bà Hưng và các chiến hữu xông vào. Ông nằm nửa trên và dưới trên giường, hai cánh tay dang ra. Đạn bắn vào tim. Máu từ tim thấm đẫm mảng áo trước ngực, và loang ra đỏ thắm tấm drap trắng. Lúc đó là 8 giờ 45 tối ngày 30.4.75.
Hai vị Tướng Tư lệnh đã lần lượt tuẫn tiết vì không giữ được thành - hay là không được phép giữ thành ! Thành mất, Tướng chết theo thành, họ đã noi gương Võ Tánh và Phan Thanh Giản ngày trước.
Trong lúc đó tại Sàigòn, vào những ngày cuối tháng Tư, Tướng Kỳ chạy đôn chạy đáo, tìm cách chiêu dụ người tham gia làm đảo chánh. Nhóm người của ông đã gây rối loạn hậu phương. Ông còn tổ chức họp báo, tổ chức meeting hô hào đồng bào và Chiến sĩ hãy kiên quyết chiến đấu chống Cộng sản xâm lược. Ông gọi những kẻ nhanh chân bỏ nước ra đi là Việt gian. Ông còn nói tếu rằng qua Mỹ không có mắm tôm để ăn ! Ông tuyên bố sẽ ở lại cùng đồng bào và Chiến sĩ chiến đấu đến cùng ! (N.C.K. trong cuộc meeting chiều ngày 28.4.1975 tại Nhà Thờ Tân Sa Châu, quận Tân Bình).
Theo hồi ký “Buddha’s Child”, Tướng Kỳ viết cùng Marvin J. Wolf, lối 8 giờ sáng ngày 29.4.1975, ông dùng chiếc Huey bay vào Bộ Tư lệnh Không Quân, thấy vị Tư lệnh và lối 10 Sĩ quan cao cấp trong văn phòng Tư lệnh, đang chờ đợi để ra đi. Sau đó ông bay qua BTTM/QLVNCH. Ông vào văn phòng TTMT, vị TTMT đã ra đi, chỉ gặp một vị Tướng còn lại. Ông hỏi tình hình như thế nào thì được trả lời : “Hết rồi” (It’s the end). Ông nhờ vị Tướng gọi Tư lệnh Hải quân, nhưng không có ai trả lời. Ông gọi TL/TQLC, cũng không ai trả lời. Ông gọi vị TL/KQ, người ông vừa nói chuyện chưa đầy một tiếng trước đây, một Trung sĩ trả lời máy : “Ông Tướng đã đi rồi…”
Tôi ngồi xuống bàn, cố liên lạc bất kỳ ai mà tôi biết, để xem có ai vẫn tiếp tục chiến đấu. Lối 2 gời chiều, một tùy viên nói :
- “Thưa Thiếu tướng, mọi người đã ra đi. Giặc đã vào đây.” Trong một lúc, tôi nghe có nhiều tiếng súng nổ khắp nơi. Chung quanh tôi chỉ còn vài Sĩ quan tham mưu và cận vệ. Một người nói : “Thiếu tướng có thể làm được gì bây giờ ?” Tôi nghĩ rằng anh ta nói đúng. Không có lý gì để ở lại, tiếp tục chiến đấu là vô phương.
Khi ông trở lại trực thăng thì gặp Trung tướng Ngô Quang Trưởng. Ông đã cho Tướng Trưởng quá giang bay ra biển Đông, hạ cánh trên chiếc Midway của Hạm đội 7. Nhưng theo một nguồn tin khác, Tướng Kỳ đã rủ Tướng Trưởng đi về Vùng 4 bàn chuyện cứu nuớc. Tướng Trưởng nghe theo, leo lên trực thăng, nhưng Tướng Kỳ đã trực chỉ biển Đông.
Ngày 28.4.1975, Đại tướng Dương Văn Minh làm lễ nhậm chức Tổng thống, cử Luật sư Nguyễn Văn Huyền làm Phó Tổng thống và Luật sư Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng.
Sáng ngày 29.4.1975, Tổng thống Dương Văn Minh bổ nhiệm các chức vụ quan trọng về an ninh và quốc phòng : Giáo sư Bùi Tường Huân (chưa một ngày đi lính, không biết gì về quân sự) giữ chức Bộ trưởng Quốc Phòng. Luật sư Triệu Quốc Mạnh (thuộc thành phần thứ ba, thân Cộng) làm Giám đốc Nha Cảnh sát Đô thành. Trung tướng Vĩnh Lộc làm Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ TTM/QLVNCH. Nguyễn Hữu Hạnh, một Chuẩn tướng giải ngũ (vì lý do kỷ luật hay là có liên hệ với VC ?) đang ở dưới Miền tây, được gọi khẩn cấp về Sàigòn giao cho chức Phụ tá Tổng tham trưởng. Chính nhờ chức vụ Phụ tá này, khi Tướng Vĩnh Lộc đào nhiệm, Nguyễn Hữu Hạnh, nhảy lên làm quyền, rồi theo chỉ thị của DVM, hạ lệnh cho Quân đội ngưng chiến đấu, đâu ở đó, nhất là cho lệnh không được đánh sập những cây cầu bắc qua sông Đồng Nai (để xe tăng và bộ đội CSBV thuận lợi tiến về Sàigòn).
Ngay sau khi nhận chức TTMT, Tướng Vĩnh Lộc liền ra Nhật lệnh kêu gọi quân sĩ các cấp hãy sát cánh cùng nhau tử thủ đến cùng. Ông còn chê bai những kẻ bỏ nước ra đi là hèn nhát, là lũ chuột nhắt ! Nhưng rồi chưa tròn 24 tiếng ngồi ở chức vụ, ông cũng làm chuột nhắt. Sáng sớm ngày 30.4.75, ông đã chạy xuống bến Bạch Đằng tìm tàu Hải quân để di tản. Nghe nói Trung tướng Trần Văn Trung, Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh Chính trị, cũng ra đi trong giờ phút cuối này. May mà hai vị Tướng đã kịp thời ra đi, nếu không sẽ có chung số phận như mấy chục Tướng bị kẹt, phải ra trình diện, để rồi bị đọa đày trong các trại tù cải tạo. Thà hèn nhát như lũ chuột nhắc còn hơn là làm người tù Cộng sản !
Vào những ngày cuối, khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ nhiệm ra đi, Đại tướng TTMT Cao Văn Viên cũng đệ đơn từ chức lên tân Tổng thống Trần Văn Hương để ra đi, Trung tướng Đồng Văn Khuyên làm Quyền TTMT, nhưng rồi Trung tướng Khuyên cũng được Sĩ quan tùy viên, Thiếu tá Nguyễn Hữu Tấn đưa vào DAO để bay ra khỏi nước. BTTM vắng chủ.
Ngày 29.4.75, DVM ra lệnh cho Triệu Quốc Mạnh thả tù. Trong số đó có tù chính trị là Huỳnh Tấn Mẫm. Vũ Văn Mẫu gửi công văn yêu cầu Đại sứ Hoa Kỳ Martin cho cơ quan viện trợ Mỹ (DAO) rời khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ để giải quyết hoà bình ở VN. Vào khoảng 3 giờ chiều, một phái đoàn do Luật sư Trần Ngọc Liễng cầm đầu, có Linh mục Chân Tín, Giáo sư Châu Tâm Luân vào trại David gặp Phái đoàn VC để thông báo cho Võ Đông Giang về chủ trương không chống cự của DVM. Theo Luật sư Liễng, DVM đã chấp nhận đầu hàng từ buổi chiều ngày hôm đó (29.4.75). Sàigòn coi như đã bỏ ngõ ! Nhưng buổi tối ngày hôm đó, trước khi ra bến Bạch Đằng để tìm phương tiện di tản, Tướng Lộc đã điện thoại cho Tướng Đảo cho đưa Sư đoàn 18BB qua bên này sông Đồng Nai lập tuyến phòng thủ.
Lúc này quanh DVM là thành phần thứ ba chủ hòa, và VC nằm vùng. Nhưng tác động mạnh nhất là Thượng tọa Thích Trí Quang. Chính Trí Quang nói chuyện trực tiếp với DVM: “còn chờ gì nữa mà không đầu hàng”. Trong thâm tâm, DVM chỉ muốn điều đình với VC để thành lập một chính phủ ba thành phần (Quốc gia, Trung lập, tức thành phần thứ ba của DVM, và VC). DVM hy vọng một cuộc ngừng bắn da beo. Do đó khi nghe Trí Quang khuyên đầu hàng, DVM đã than : “Thầy hại con rồi !”
Ngày 30.4.1975, lúc 6 giờ sáng, Tướng Vĩnh Lộc đã ra đi, Tướng Hạnh trở thành Quyền TTMT, cùng Tướng Nguyễn Hữu Có (Tư lệnh Biệt Khu Thủ đô) đến báo cáo với DVM về tình hình Quân sự. Sau đó DVM, cùng Hạnh và Có đến Phủ Thủ tướng, họp cùng P.TT Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, bàn thảo và đi đến quyết định không nổ súng và giao chính quyền cho VC. T.Tướng Mẫu soạn thảo bản tuyên bố. Lúc 9 giờ, DVM đọc vào máy ghi âm.
Vào lúc 9 giờ 30 sáng, Đài phát thanh Sàigòn cho phát đi lời tuyên bố của DVM : “Đường lối của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc”; “Yêu cầu tất cả anh em Chiến sĩ Cộng hòa ngưng nổ súng, và ở đâu thì ở đó”; “Chúng tôi chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để thảo luận về lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào”.
Sau khi đọc lời tuyên bố, tất cả trở lại Dinh Độc Lập để ngồi chờ bàn giao chính quyền.
Lúc 11 giờ 30, xe tăng CSBV tiến vào Dinh Độc lập. DVM và VVM bị chúng đưa đến đài phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng !
Đoàn quân chiến thắng vào Sàigòn như “Đàn bò vào thành phố”. Chúng không gặp những trở ngại nào đáng kể. Chúng như lũ Mán về thành. Chúng ngơ ngơ ngác ngác, hết nhìn cái này đến cái khác, cái gì cũng lạ cả, và không ngớt thầm thán phục. Nhưng ngoài miệng thì cái gì cũng chê, cũng cho là thua kém không bằng Hànội. Có người thắc mắc, hỏi Hànội có TV và máy lạnh không thì chúng liền trả lời nhanh : “Ôi ! thiếu gì. TV chạy đầy đường, máy lạnh gắn đầy công viên !” Nhưng có một bộ đội gái, bị tuyên truyền, bị nhồi sọ, quyết chí vượt Trường Sơn vào Nam giải phóng đồng bào khỏi bị Mỹ Ngụy kềm kẹp, phải sống cuộc đời cơ cực đói kém. Người bộ đội gái này khi đặt chân lên đất Sàigòn, nhìn thấy thực tế, đã thốt câu :
- “Chế độ man rợ và dối trá đã thắng nền Văn minh !”
Buổi chiều ngày 30.4.1975, tôi về nhà ở Hóc Môn với thân xác rã rời, đầu óc trống rỗng. Bầu trời như sụp đổ. Tôi không còn thấy phố thấy nhà, chỉ thấy đâu đâu cũng là cờ đỏ.
“Tôi bước ra, không thấy phố, thấy nhà,
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”
(Trần Dần/Nhân Văn Giai Phẩm)
Tôi có ý định đi tìm cái chết. Ở ngoài mặt trận, cái chết đến rất dễ dàng. Tôi đã bốn lần bị thương trận, nhưng viên đạn vô tình đã không kết liễu được đời tôi. Sau mỗi lần bị thương, được đưa về Tổng Y Viện Cộng Hòa điều trị, xuất viện, lại trở ra đơn vị tiếp tục chiến đấu.
Tôi bàn với bà xã rằng sẽ nấu một nồi cháo, bỏ thuốc chuột vào, cả nhà cùng ăn, cùng chết. Đứa con gái đầu lòng 5 tuổi, tình cờ nghe được, đã la lên : “Con sẽ không ăn, con sẽ phun ra hết”. Nhìn nét mặt ngây thơ hồn nhiên của đàn con, lòng tôi chùng lại. Ở ngoài chiến trường, tôi đã xem cái chết “nhẹ tựa hồng mao”. Có lẽ “Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm” đã làm cho tôi trở thành một chiến binh dũng cảm. Nhưng bây giờ, trước mặt là đàn con dại, với người vợ trẻ đang bụng mang dạ chửa, tôi đã không đành, không đủ can đảm để quyên sinh.
Ngày 30.4.1975, ngày buồn nhất trong đời tôi !
Michigan, Ngày Quốc Hận lần thứ 40.
Bảo Định
Được đăng lại bởi "Cuộc Sống Vươn Lên" 16/5/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét