Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

VỊNH CAM RANH
Một vị trí quân sự chiến lược của VN


Việt Nam là nước nắm giữ chiếc chìa khoá tạo thế cân bằng lực lượng trong khu vực Biển Đông. Nếu Việt Nam không kháng cự nổi trước đà gia tăng sức mạnh của Trung Quốc thì các quốc gia yếu hơn, ít cương quyết hơn… có ít khả năng ngăn chặn được sự bành trướng của Trung Hoa. Vịnh Cam Ranh có thể hoàn toàn kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, vì vậy, chúng ta cũng có thể tin tưởng, về khả năm dành lại Hoàng Sa Trường Sa bằng quân sự là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế, nhờ có quân cảng Cam Ranh mà vn vẫn kiểm soát đáng kể một vùng biển Đông rộng lớn. https://www.facebook.com/photo.php?fbid=224464177703719&set=a.223000624516741.1073741857.100004204144219&type=3&theater

Khả năng mà VN có được để hạn chế được mức độ gia tăng áp lực của Tàu cộng tại biển đông đó là tiềm năng phát triển một căn cứ quân sự chiến lược quan trọng bậc nhất trong khu vực Thái Bình Dươngđó là Vịnh Cam ranh.
                                                                             




        Vịnh Cam Ranh, Việt Nam 1969-1970


Để khai lợi thế đó, VNCH trong quá khứ đã cho Mỹ quản trị căn cứ quan trọng nầy cho đến khi quân Mỹ giao lại cho VNCH năm 1973. Trong suốt có sự trú đóng quân sự của Hạm Đội Thái Bình Dương, nên bọn Tàu cộng không dám đụng tới Hoàng-Trường Sa. Nhưng khi quân Mỹ triệt thoái khỏi Cam Ranh vào năm 1973 (sau hiệp định Paris), thì ngày 19.1.1974 bọn xâm lược Tàu cộng lập tức xua quân tiến chiếm Hoàng Sa, từ đó xãy ra cuộc Hải chiến lịch sử giửa Hải Quân VNCH với Tàu Cộng.

ĐỊA HÌNH QUÂN CẢNG CHIẾN LƯỢC CAM RANH


Theo nhiều nhà địa lý quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới là San Francisco (Mỹ), Rio de Janéro (Brazil) và Cam Ranh của Việt Nam.


Có thể nói vịnh Cam Ranh là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Theo tài liệu đã được công bố, vịnh Cam Ranh diện tích hơn 60 km2, chỗ rộng nhất khoảng 6 km, ăn sâu vào nội địa chừng 12 km, thông với biển bởi một cửa rộng khoảng 3 km. Phần lớn vịnh có độ sâu từ 18-32 mét, tàu trên 3 vạn tấn có thể vào bất cứ lúc nào. Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ. Đặc điểm hải dương này có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và kỹ thuật hàng hải. Về địa chất hải dương, đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa hàng hải.

'Cam Ranh là khắc tinh của đường lưỡi bò'



CamRanh


Du thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn... Quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh. Ngoài ra, đây là một Quân cảng tốt nhất cho các tàu chiến, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và nhiều phương tiện tác chiến khác cùng hoạt động, do Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ.

CAM RANH VỊ TRÍ AN NINH QUỐC PHÒNG 

CHO HOÀNG SA và TRƯỜNG SA.


“...Cam Ranh mở rộng ra cả vùng biển Đông. Nó cách Hong Kong 690 dặm, Manila 690 dặm,Singapore 698 dặm... Cam Ranh là pháo đài tự nhiên lý tưởng, còn đô đốc Courbet thì nói, đó là một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương... Tất cả tàu nước ngoài cỡ lớn đi Trung Hoa, Nhật Bản hoặc từ đó quay trở về có thể dừng lại ở Đông Dương, vì phải đi qua trước vịnh Cam Ranh để nhìn rõ ngọn hải đăng ở mũi Padaran.... https://www.facebook.com/photo.php?fbid=224451237705013&set=a.223000624516741.1073741857.100004204144219&type=3&theater




Bán đảo Cam Ranh dài khoảng 12 km, với hơn 10.000 ha rừng, hồ nước ngọt lớn và nhiều bãi tắm tuyệt đẹp, trong đó nhiều bãi tắm có thể khai thác quanh năm. Với phong cảnh nên thơ, bán đảo Cam Ranh được xem là nơi có tiềm năng du lịch lớn. Trên bán đảo có 1 đường băng sân bay (dài 3.045m rộng 45m), 3 đường lăn sân đỗ dài từ 600m đến 1.200m, rộng từ 250m đến 280m) có thể tiếp nhận cùng lúc 10 máy bay vận tải cỡ lớn. Hệ thống đường sá, kho bãi, hạ tầng kỹ thuật trên bán đảo rất thuận lợi cho việc xây dựng một đặc khu kinh tế.


Vịnh Cam Ranh là một cảng biển nước sâu ở Việt Nam, có vị trí địa lý thuộc về thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Vịnh này thường được xem là nơi ẩn nấp nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, do đó trong lịch sử đã nhiều lần được quân đội nước ngoài thuê để làm cảng quân sự, nhưng từ năm 2004 đến nay, vịnh Cam Ranh được định hướng để xây dựng phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Việt Nam.

Vịnh Cam Ranh có vị trí đáng chú ý về quân sự. Người Pháp đã dùng nó làm cảng hải quân cho các lực lượng của họ ở Đông Dương. Nó cũng từng được dùng làm vùng chuẩn bị cho hạm đội Đế quốc Nga trước Trận Tsushima năm 1905, và được người Nhật Bản dùng làm địa điểm chuẩn bị cho cuộc tấn công Malaysia năm 1942.

CAM RANH CĂN CỨ QUAN TRỌNG CỦA 

HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG MỸ.

Từ năm 1965 đến 1972, Mỹ đã xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự khổng lồ được coi là “bất khả xâm phạm” để làm cứ điểm tiếp liệu và khí tài quân sự cho chiến tranh, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương.

Vào năm 1969, Lyndon B. Jhonson đã đến thị sát căn cứ này, và đó là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ khi tới Việt Nam. 
                                                                  

Lúc đó, căn cứ không quân của Mỹ ở vịnh Cam Ranh rất lớn, bao gồm hai sân bay cho máy bay phản lực và một sân bay cho máy bay trực thăng, mỗi sân bay có sức chứa hơn 100 máy bay. Người Mỹ còn tiến hành khoét núi Cam Ranh, xây dựng kho chứa máy bay trong lòng núi, nâng cấp đường băng lớn có thể cho máy bay ném bom chiến lược B52 cất và hạ cánh. Vào lúc cao điểm, sân bay quân sự Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.


Sau này nó là một căn cứ quan trọng của Hải quân Việt Nam Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam. Sau khi chiến tranh chấm dứt , cảng Cam Ranh trở thành một căn cứ hải quân quan trọng trong thời Chiến tranh Lạnh của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô. Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và một tàu chiến Mỹ đã ghé thăm Cam Ranh…http://vi.rfi.fr/viet-nam/20120603-chuyen-tham-cang-cam-ranh-cua-ong-panetta-danh-dau-su-tang-cuong-hop-tac-quoc-phon/ 


media
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta
đến thăm Cam Ranh năm 2012 
                                                                                                                                                                
CAM RANH MỘT PHI TRƯỜNG QUỐC TẾ QUAN TRỌNG

Không chỉ có ưu điểm về Hải Quân, mà Cam Ranh còn ưu thế về không quân và lục quân phia Tây Nam là tuyên phòng thủ Tây nguyên, phia nam là cửa ngõ Sài Gòn với sân bay Tân Sân Nhất, các lực lượng không quân và thiết giáp tạo cho Cam Ranh thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Có lúc, sân bay Cam Ranh có phi cơ hạ cánh và cất cánh với nhịp độ cao nhất thế giới. 

Gần đây theo tin từ báo cộng sản trong nước cho biết, Hà Nội đang cho xây dựng phi đạo số 2 phi trường Cam Ranh do Ban Quản Lý Các Công Trình Trọng Điểm Khánh Hòa làm chủ đầu tư và sẽ hoàn tất trong vòng 36 tháng.http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/225745/dau-tu-gan-2-000-ti-dong-vao-san-bay-cam-ranh.html

Tin nầy còn cho biết là với phi đạo mới này, Cam Ranh sẽ là “cảng hàng không cấp 4E, có khả năng phục vụ nhiều loại máy bay chở khách cỡ lớn như A320, A321, B737, B767-300...”

CAM RANH CĂN CỨ HẢI QUÂN NGA


Năm 1978, chính phủ Xô viết ký một thỏa thuận với Việt Nam để thuê cảng này trong vòng 25 năm. Chính phủ Nga tiếp tục thực hiện thỏa thuận đó cho tới năm 1993 khi một thỏa thuận mới cho phép tiếp tục sử dụng căn cứ này làm địa điểm thu thập tín hiệu tình báo, mục tiêu chính là các thông tin của Trung Cộng trong vùng biển Đông. Tới lúc ấy, đa số quân chiến đấu và các tàu chiến đã được rút đi, chỉ còn nhân viên kỹ thuật làm việc tại các trạm nghe lén ở lại. Khi thời hạn thuê 25 năm gần hết, Việt Nam đòi khoản tiền 200 triệu đô la Mỹ hàng năm để tiếp tục cho thuê. Người Nga do dự và đã quyết định rút toàn bộ nhân viên về.

                                                                                 
Ngày 2 tháng 5 năm 2002, cờ Nga hạ xuống lần cuối cùng tại căn cứ. Hiện tại, các quan chức Việt Nam đang định chuyển mục đích sử dụng căn cứ này thành một cơ sở dân sự, tương tự như chính phủ Philippines đã làm với Căn cứ không quân Clark.

ĐƠN VỊ HÀNH CHÁNH CỦA CAM RANH

Sau năm 1975, Cam Ranh cộng sản đã  tổ chức lại là đơn vị hành chính cấp thị trấn và huyện cho đến năm 2000. Thị xã Cam Ranh được tái lập năm 2000, thị trấn Ba Ngòi có diện tích tự nhiên 690km2, dân số khoảng 209.000 người, thu nhập đầu người/năm 2002 là 3.263.200 đồng. Hiện có 27 phường, xã với 5 hồ, công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt tiêu dùng và tưới tiêu.http://wikimapia.org/24969110/vi/Tha%CC%80nh-ph%C3%B4%CC%81-Cam-Ranh

P1060926c ufficio postale di Cam Ranh.jpg
Bưu Điện Cam Ranh hiện nay

CAM RANH CĂN CỨ CỦA TÀU NGẦM KILO 

Cam ranh đang được cộng sản VN và các chuyên viên Nga đầu tư xây dựng một căn cứ dành cho tàu lặn Kilo với số tiền 200 triệu đôla Mỹ (250 triệu đôla Singapore). Sau khi xây dựng xong căn cứ tàu ngầm cho 6 tàu ngầm lớp Kilo, chiếc đầu tiên sẽ được giao vào năm 2013 và sẽ đậu tại Vịnh Cam Ranh. http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Tau-ngam-Ho-Den-lop-Kilo-se-ve-Viet-Nam-vao-thang-11/309728.gd. Song song đó nhà nước cộng sản xây dựng thêm những cơ sở vật chất khác tại Cam Ranh, những cơ sở nầy sẽ được dùng vào mục đích thương mại, dành cho các tàu nước ngoài.

Cấu tạo bên trong tàu ngầm Kilo 636




Việc mua tàu ngầm Kilo là một phần của chương trình tăng sức mạnh cho hải quân cộng sản VN, được đẩy mạnh trong những năm gần đây, do những căng thẳng leo thang với Bắc Kinh về những hòn đảo tranh chấp trên  Biển Đông. Sau khi những chiếc tàu ngầm này được đưa vào hoạt động, cộng sản Việt Nam hy vọng sẽ có một phương tiện ngăn đe có uy lực lớn, nhằm vào các hạm đội Tàu cộng có mặt trên biển đông.http://www.baomoi.com/Cam-Ranh-san-sat-tau-ngam-nguyen-tu-tau-san-bay/119/11365639.epi
Nga đã giúp CHXHCNVN xây dựng một căn cứ huấn luyện tàu ngầm tại Vinh Cam Ranhhttp://vietnamdefence.com/Home/tintuc/vietnam/Viet-Nam-xay-dung-trung-tam-huan-luyen-tau-ngam-Kilo/20135/52541.vnd . 

Tàu ngầm Kilo 636

Căn cứ tàu ngầm Kilo ở Cam Ranh

 Chiếc tàu lặn Kilo đầu tiên đã được Nga bàn giao trong tháng 11 năm 2013.http://bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?369893-Hình-Ảnh-Tàu-Ngầm-Kilo-Việt-Nam


Hệ thống vũ khí của 636

Tàu ngầm Kilo (Type 636) trang bị hỏa lực mạnh dùng để phòng không, chống hạm và chống ngầm.
Vũ khí phòng không gồm 8 hỏa tiển hải không Strela 3 (SA-N-8) lắp đầu dò hồng ngoại, đầu đạn 2kg, tầm bắn xa 6km hoặc 8 hoả tiển Igla (SA-N-10) cũng dùng đầu dò hông ngoại, tầm bắn 5km.
Kilo thiết kế 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm bố trí ở mũi tàu dùng để phóng ngư lôi hoặc thủy lôi. Trong tàu mang 18 quả ngư lôi (6 quả nằm trong máy phóng, 12 quả nằm trên giá bảo quản bên ngoài) và 24 thủy lôi.
Kilo chỉ mất chừng 15 giây để chuẩn bị máy phóng ngư lôi: bắn ngư lôi đầu tiên trong vòng 2 phút và quả thứ hai trong 5 phút.
Loại ngư lôi được sử dụng có thể là: ngư lôi 53-65 thiết kế để tiêu diệt tàu nổi (tầm bắn 18km, tốc độ 83km/h, đầu đạn thuốc nổ mạnh 300kg) hoặc ngư lôi VA-111 Shkval (tầm bắn 13km, tốc độ lên tới 370km/h hơn nhiều so với ngư lôi phương tây, đầu đạn 210kg)
Đặc biệt, Kilo (Type 636) trang bị hệ thống hoả tiển hành trình hải hải phóng từ tàu ngầm Novator Club-S (SS-N-27). Club-S sử dụng loại hoả tiển cận âm 3M54E1, loại hoả tiển này lắp 2 động cơ (động cơ rocket đẩy khi rời ống phóng và động cơ cho hành trình bay).
Hệ thống dẫn đường của 3M54E1.Hoả tiển3M54E1 có đường kính 533mm, dài 6,2m, mang đầu đạn nặng 400kg, tầm bắn 300km.

Động lực
Kilo sử dụng hệ động cơ diesel kết hợp động cơ điện cho phép đạt tốc độ tối đa 11 hải lý/h (nổi) và 20 hải lý/h (lặn), tầm hoạt động hơn 9.000km (nếu chạy tốc độ 7 hải lý/h). 

Với vũ khí nầy trong tay Hà Nội đã đặt nhiều hy vọng với hạm đội tàu ngầm Kilo trong việc bảo vệ được biển đão trong vùng trách nhiệm (?)


Tàu ngầm 184 Hải Phòng là chiếc tàu ngầm Kilo 636 thứ ba mà 
Nga đóng cho Việt Nam về tới Cam Ranh ngày 28/1/2015

GIÁN ĐIỆP QUÂN SỰ TÀU CỘNG TẠI CAM RANH

Vịnh Cam Ranh là một hiễm địa của VN, có đến 800 ha nuôi trồng thủy sản, khoảng 11.400 lồng nuôi, chủ yếu là nuôi trồng tự phát. Không một cá nhân hay doanh nghiệp nào được cấp phép nuôi trồng thủy sản trên vịnh này. Tuy nhiên vẩn có TÀU CỘNG (gián điệp quân sự ??) nuôi bè cá trong vùng vịnh Cam Ranh  http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/05/120530_chinese_seafoods_farms.shtml
Bè nuôi, thu mua cá của các lao động Trung Quốc tại vịnh Cam Ranh, phía sau là tàu thuyền đậu tại cảng. Ảnh: Nguyễn Nam Anh.
Bè nuôi, thu mua cá của các lao động Trung Cộng tại vịnh Cam Ranh,
 phía sau là tàu thuyền đậu tại cảng.

Bè nuôi cá của mấy tên TÀU CỘNG nầy nằm cách cảng Cam Ranh khoảng 300 m về phía đông, ngay cửa ngỏ ra vào của cảng quân sự nầy ( xem hình về vị trí bè cá của gián điệp Tàu cộng kế bên) có những ngôi nhà lợp tôn được thiết kế kiên cố, mỗi bè rộng khoảng 100 m2, có hàng chục lồng nuôi cá được kết với nhau. Các “ Bè cá "của mấy người Tàu cộng gián điệp nầy lớn nhất nhì ở đây. Từ vị trí nầy quân gián điệp Táu cộng sẽ kiểm soát được các tàu bè ra vào quân cảng Cam Ranh. Những tên gián điệp nầy gĩa dạng làm thương lái cá; họ thu mua cá nhỏ của người dân, sau đó đưa về “vỗ béo” xong mới cho xuất”. Đây là việc làm khó hiểu của Uỷ Ban Nhân Dân địa phương, một ĐÁM LẢNH ĐẠO NGU NGỐC coi thường việc AN NINH PHÒNG THỦ QUỐC PHÒNG TRÊN BIỂN ĐÔNG .http://phapluattp.vn/20120531111556253p0c1085/vinh-cam-ranh-nguoi-trung-quoc-nup-bong-de-nuoi-ca.htm

Từ những gã thương hồ lang thang, giờ những tên Tàu cộng nầy có thể “nhòm” và "quan sát ngày đêm" các hoạt động về quân sự khá rõ những gì thuộc quân cảng Cam Ranh. Trư
ớc những cảnh giác của nhân dân, bọn cộng sản tuyên bố là các tên thương lái của Tàu Cộng đã rút khỏi vùng Cam ranh (?)



Lồng bè do lao động Tàu cộng điều hành.

CAM RANH ĐIỂM DU LỊCH TỐT VỚI NHIỀU CẢNH ĐẸP.

Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía Đông, phía Tây. Phía Nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai che chở cho mặt nước luôn êm đềm, để những chiếc du thuyền trên vịnh như “lướt đi trên thảm” bởi không một cơn sóng lớn...https://www.facebook.com/photo.php?fbid=224433491040121&set=a.223000624516741.1073741857.100004204144219&type=3&theater




Xã Đảo Cam Lập,


Đảo Bình Ba - Cam Ranh

du lich binh hung, du lich nha trang, du lich cam ranh

Tóm lại Cam Ranh là một trọng điểm của VN về vị trí phòng thủ và căn cứ địa chiến lược. Đúng ra cần được phát triển và bảo vệ khá cẩn mật, nhưng ngược lại những tên lảnh đạo ngu ngốc về Quốc Phòng và Ủy Ban Nhân Dân địa phương, vì sơ hỡ nên đã bị bọn gián điệp Tàu cộng có một thời gian dài thu thập đuợc một số tin tức tình báo tại quân cảng quan trọng nầy. 

Căn cứ chiến lược Cam ranh với tầm quan trọng cho cã vùng chứ không riêng gi cho VN, với lợi thế nầy VN có thể mặc cả với Mỹ về thế đứng của Hải Quân Mỹ tại vùng biển đông, để giãm áp lực của Tàu Cộng trong vùng biển quan trọng nầy. Nhưng các đĩnh cao trí tuệ có khã năng vượt thoát được sự kềm chế của Bắc Kinh để tụ quyết định về thế chiến lược nầy hay không?? Cho tới khi bài viết nầy được thực hiện, thì chưa thấy một dấu hiệu nào từ phía Mỹ có ý định trở lại Cam Ranh. 

Theo một diển biến gần đây nhất, vào ngày  11 tháng 3 năm 2015, Reuters cho biết, một viên chức ngoại giao của Hoa Kỳ đã tiết lộ với hãng tin này rằng, Hoa Kỳ vừa đề nghị Việt Nam không cho oanh tạc cơ của Nga nhận tiếp liệu tại Cam Ranh.

Theo viên chức đó thì dù Việt Nam có quyền hợp tác với bất kỳ quốc gia nào trong việc khai thác căn cứ Cam Ranh, song Việt Nam không nên để Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh làm nơi tiếp liệu cho các chiến đấu cơ mang đầu đạn nguyên tử, bởi Nga đang muốn phô trương sức mạnh tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và điều này có thể khiến tình hình trong khu vực thêm căng thẳng.

Trong cuộc trò chuyện với Reuters, viên chức ngoại giao Hoa Kỳ nói thêm, gần đây, các chiến đầu cơ của Nga đã thực hiện nhiều phi vụ trong khu vực mà tình hình vốn đã rất phức tạp vì sự căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật và một số quốc gia ASEAN.

Chưa kể theo Tướng Vincent Brooks, tư lệnh lục quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, gần đây các phi cơ của Nga đã thực hiện một số phi vụ có tính “khiêu khích” ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, kể cả bay quanh căn cứ Không Quân Guam của Hoa Kỳ. Về phản ứng của Nga trước lời yêu cầu nầy  của Mỹ, Nga cho đó là lời yêu cầu thô lỗ của phía Mỹ.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/03/150312_russia_us_vn_cam_ranh_request_reaction

Trịnh Khánh Tuấn 4/5/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét