Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

NGHỆ THUẬT MẮNG CHỬI 
Chửi xuất hiện từ khi nào?
Thừa nhận chửi là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội, không phân biệt giới tính, trình độ, tuổi tác; thậm chí có những người coi đó là thói quen khi câu cửa miệng luôn kèm theo một lời chửi, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ cho rằng, bản chất của sự chửi xuất hiện rất sớm. Theo đó, ngay từ thời nguyên thủy, con người ứng xử với tự nhiên theo hai hướng: Tự nhiên có lợi (mưa thuận gió hòa) và tự nhiên có hại (mưa bão, ngập lụt, hạn hán). Tuy nhiên, khi đó, trí tuệ con người chưa phát triển nên họ nghĩ các hiện tượng tự nhiên trừu tượng thành thánh, thành thần. Họ cũng chưa thể nghĩ ra cách khắc chế những hiện tượng tự nhiên có hại.
Cùng với cách nghĩ ấy thì con người nguyên thủy coi cái gì nói ra cũng thành hiện thực, vì thế có cầu khấn và nguyền rủa (để những hiện tượng gây hại sẽ bị mất đi, tiêu hao đi; cũng chính nguyền rủa đã tạo ra phù chú). Do đó, có thể khẳng định, chửi ra đời từ rất sớm và “tất cả các dân tộc đều có nguyền rủa và chửi”.


Hiền lành bị chửi là ngu!
Khôn hơn thì bị chửi là đểu!
Khốn khó các bạn không chơi!
Biết ăn chơi các bạn bảo đú!
Nhan sắc trời phú các bạn lại ghen!
Xấu xí bon chen các bạn kêu bựa!
Vì cuộc đời quá khựa nên biết sống sao cho vừa?
Thôi thì cứ sống bừa cho chất!
( Sưu tầm)
Các cách mắng chửi

Mắng, chửi đều là một thái độ bày tỏ cho đối phương biết tình trạng tâm sinh lý của người chửi trong lúc tức giận hay buồn phiền, nó giống như ăn, nói, khóc, cười. Trong ngôn ngữ dùng để chửi vắng bóng ngôn từ lịch sự và tao nhã. Qua lăng kính xã hội, đó chính là đỉnh thấp nhấp nhất trong tri thức rất tội nghiệp về việc hành xử giửa con người với nhau.

Có người vẫn hay thường hãnh diện khi chửi bới người khác bằng những lời thô tục nhất, để thoả mãn tự ái và sự bực tức của mình. Thoáng nhìn qua cách đối xử của con người khi nhìn trên các mạng xã hội, Internet.. mới thấy được sự xuống dốc của văn hoá và cách đối xử giửa con người với con người, và chỉ có loài người mới biết chửi hay biết đối xử với nhau lịch sự trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ và cử chỉ với nhau trong sự giao tiếp hàng ngày ngoài xã hội, vì con người khác con vật cũng từ chổ nầy. Một lời xin lỗi, một lời cám ơn mà thiếu vắng trong xã giao hàng ngày, đều cho thấy, con người đang  gần gũi với thô lỗ, dã man hơn là thanh cao văn minh. Con ngưói có thể chửi liên tục, chửi sùi bọt mép, chửi thẳng vô mặt, chửi tắt bếp luôn, chửi sa sả, chửi tùm lum tùm la, chửi tứ tung, chửi búa xua, chửi bùng binh, chửi tá lả âm binh, chửi như tát nước, chửi không kịp vuốt mặt, chửi té khói, chửi dai dẳng, chửi leo, chửi móc, chửi cha, chửi như mất gà, chửi thầm, chửi tắt bếp, chửi lén, chửi khống, chửi bông lông trái khói, chửi xỏ chửi xiên, chửi đông đổng, chửi bóng chửi gió, chửi xối xả, chửi vào mặt, chửi bâng quơ, chửi thề, chửi lộn, chửi bới, chửi chó mắng mèo, chửi cho sáng mắt......


Nhưng không phải ai chửi cũng dùng lời nói thô bạo để chửi, đôi khi phát ngôn nhẹ nhàng, không dùng lời lẽ thô bạo, mà hiệu quả bất ngờ với đối tượng bị chửi. Nhiều khi bất chợt họ sẽ không thấu triệt được ngôn ngữ chửi, đôi khi phải vài ba phút suy nghĩ mới phát hiện được mình đang là nạn nhân của lối chửi bóng bẩy văn hoa, lịch sự...tứ đó thấm đòn. 

Cách chửi đó thường các nhà nho thâm ngày xưa hay dùng. Trong thi đàn VN, một nữ sĩ lừng danh, đó là bà Hồ Xuân Hương một nhà thơ nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822), bà đã thể hiện cách mắng bằng thơ rất nhẹ nhàng...thâm thuý và tao nhã trong mổi một sáng tác của bà:

Mắng Học Trò Dốt 

    Tác giả: Hồ Xuân Hương

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ,
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa.
Ý thơ dùng trong  bài nầy nầy là cách chửi bọn học trò mới lớn, ngốc nghếch, rủ nhau kéo đàn
kéo lũ đi ghẹo gái, lại tập tọng đua đòi vần vè ví von, nên Hồ Xuân Hương lấy làm khó chịu mà
 viết bài thơ này.

Tác giả: Hồ Xuân HươngNhà Sư

Chẳng phải là Ngô, chẳng phải ta, 
Đầu thì trọc lốc, áo không tà. 
Oản dâng trước mặt, năm ba phẩm, 
Vãi mọp sau lưng, bảy tám bà. 
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ, 
Giọng hì, giọng hí, giọng hi ha. 
Tu lâu có lẽ lên sư cụ, 
Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà!
 Ý thơ dùng trong  bài nầy của bà là châm chích phường sư gian....

Trong cách giao tiếp hàng ngày, chúng ta củng thấy có nhiều cách có vần điệu, chửi có bài.. có kệ, nghe du dương của một người đàn bà nhà quê chửi mất gà. Hiểu như thế là đã hạ thấp định nghĩa của văn hoá vốn là sinh hoạt tinh thần có ý hướng vươn tới “Chân, Thiện, Mỹ”. Xin mời xem một cách chửi rất vần điệu trong clip Video dưới đây: 



Văn hoá địa phương với bản sắc đặc thù, nhưng vẫn có một gia sản chung của văn hoá nhân loại, để phân biệt người và thú, đồng thời làm tiêu chuẩn đánh giá phong văn của từng loại người.. Nếu không, thì làm sao biết được sự cao thấp của các nền văn hoá.Nhà tâm lý học Richard Stephens của Đại học Keele, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Chửi tục là một phản ứng thông thường khi chịu đựng nỗi đau đớn, điều đó lý giải vì sao con người hay chửi tục khi bị đau”.
Người cộng Sản vẫn tự tôn là những đỉnh cao trí tuệ, cho mình có một nền văn hoá xây dựng trên chủ thuyết Mac-Lenin. Xét về hình thức gọi nó là nền văn hoá; nhưng về nội dung thì nó đã gây tai hoạ thảm khốc cho nhân loại. Từ việc lấy hiện tượng con người phải đấu tranh với thiên nhiên, với người khác để duy trì sự sống, đem làm bản chất “đấu tranh giai cấp” khiến đã hạ thấp nhân loại xuống hàng cầm thú. Từ đó đã dấy lên một phong trào thơ chửi những loài khỉ rừng đỉnh cao thời đại. Thơ chửi HCM.

HAI THẾ HỆ

"Sắc" lỡ sinh con quá hãi hùng 
"Cung" gieo tang tóc khắp non sông 
Ba miền dân chúng phơi xương trắng 
Một giải giang sơn nhum máu hồng 
Chống Pháp, chiêu bài ôm chính nghĩa 
Thờ Nga, diệt chủng tội tràn đồng 
Con người thế ấy còn lên giọng 
Dám trước đền Trần đứng kể công
(thơ sưu tầm)



VỊNH HỒ CHÍ MINH

Ái Quốc trở thành tên phản quốc 
Chí Minh lại hoá tội vô minh 
Nó đưa non nước vòng ly loạn 
Còn xúi anh em chuyện bất bình 
Có phải Chiêm Thành gieo qủa báo ? 
Hay là Mã Viện tái đầu sinh ? 
Ngọn cờ phục quốc chờ chi nữa 
Hưng Đạo tiền nhân hỡi có linh 
(thơ sưu tầm)

Các hồ nổi tiếng ở VN
(chửi hồ chí minh)

Rộng lớn nhất: hồ Ba Bể.
Yên ổn nhất: hồ Trị An.
Buồn tẻ nhất: hồ Than Thở.
Chậm chạm nhất: hồ Con Rùa
Thơm tho nhất: hồ Xuân Hương.
Sính ngoại nhất: hồ Tây.
Sắc nhọn nhất: hồ Gươm
Hữu nghị nhất: hồ Hòa Bình
Nổi danh nhất: hồ Dầu Tiếng.
Quậy nhất: hồ Lắc.
Nghiêm khắc nhất: hồ Cấm Sơn.
Bạc bẽo nhất: hồ Tam Bạc.
Ướt át nhất: hồ Thủ Lệ.
Thư thái nhất: hồ Thanh Nhàn.
Khốn nạn nhất:Hồ Chí Minh. ( ST)

Mắng lũ quan tham, chức quyền trong xã hội hiện nay

Phong lan, phong chức, phong bì
Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra
Chỉ còn cái phong thứ ba
Mở ra thơm nức, cả nhà cùng vui.
Thank cha, thank mẹ, thank gì?
Hễ có phong bì thì nó thank you ( ca dao)

Chửi những  3 tên lãnh tụ của csVN thời VNDCCH làm nghèo nước Việt...

Văn Đồng, Lê Duẩn, Trường Chinh
Vì ba thằng ấy, dân mình lầm than
Thằng Đồng, thằng Duẩn, thằng Chinh
Chúng bay có biết dân tình hay không ?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn, bố nhịn, đau lòng người dân. ( ca dao)

Người ta có thể chửi một cách văn hoá, nhưng không thể có một nền văn hoá chửi, lấy việc chửi hay, chửi độc làm cứu cánh của văn hoá được. “văn hoá đểu”= văn hoá hạ cấp.
Khởi đầu là “chửi thề”. Hình như chửi thề là bản năng của con người? Nó phổ quát đến nỗi người ta không còn để tâm đến ý nghĩa của nó nữa. Có lẽ không ai, nhất là nam giới trong đời lại không một lần chửi thề. Có thành kiến rằng chỉ có những người bình dân, đàn ông thô lỗ mới chửi thề. Nhưng thật sự, có cả quan lớn chửi thề, và ngày nay cảđàn bà con gái Hà Nội cũng chửi thề vang rân, mở mồn ra là (xin lỗi vì phải diển tã loại mhôn ngữ hạ cấp nầy ) “địt mẹ”.

Chửi bạn trai phụ tình

Em cảm ơn anh….
Vì anh đã phũ phàng…
Ngang tàn…
Khốn nạn…
Lạnh nhạt….
..ôm con khác…
Và dẫm nát tim em…
…Nên giờ em đến với người sau . 
…không đau . chạnh lòng hay vấn vương tiếc nuối anh …
và dành trọn tình cảm cho người đã và đang yêu em thật lòng anh ạ…
… Gửi anh và nó … Con chó đời em  ( s
ưu tầm)

Thơ con gái mắng bọn con trai nhẹ nhàng..

Ừ thì con gái chanh chua, 
Mà sao con trai thích đưa đón hoài! 



Mỗi lần con gái giận dai, 

Con trai năn nỉ con trai dỗ dành. 



Ừ thì con gái chẳng xinh, 

Sao con trai cứ rập rình làm chi?



Con trai thương lúm đồng tiền, 

Con trai nhớ tóc mây huyền xõa vai.

Ừ con gái điệu suốt ngày, 
Con trai vẫn cứ trồng cây si mà! 

Con gái chúa hay ăn quà, 
Môi hồng chúm chím vẫn là đáng yêu! 

Con gái rất chi là kiêu, 
Sao con trai cứ phải chiều quanh năm?!

Con gái đáng ghét muôn phần 
Mà sao cứ nói: ngàn lần rất yêu

Đây là những ý thơ êm dịu có ý trách( mắng) nhẹ các bà ăn mặc đừng mỏng và hở hang quá..hãy cứ giử nét duyên dáng của cách ăn mặc ngày xưa...

Van em cứ hồn nhiên, đừng đỏng đảnh
Quần sa tanh và áo lụa Hà Đông

Giản dị thôi mà duyên dáng vô cùng

Em nên nhớ, còn cho mình ngắm nữa

Em cứ mặc van em đừng ... thả cửa

Xin hãy là Cô Tấm của ngày xưa

Mộc mạc, đơn sơ, giản dị, quê mùa ...!!!

(ST)


Chửi thằng bạn đi lấy vợ...thơ tếu

Độc thân thì sướng biết bao


Bao nhiêu con gái đua nhau chào mời.

Bây giờ đã vợ con rồi

Đi, về khai báo, chạy trời khỏi mưa?



Tiền lương tháng tháng phải đưa

Tiền xài mua sắm, phải thưa với bà

Thân trai rửa bát, quét nhà

Vợ kêu thì dạ, còn ra nỗi gì.



Bạn bè rủ nhậu, chẳng đi

Sợ về nằm đất, tối thì điếc tai
Hu hu, ơ hỡi mày ơi
(ST)

Biên giới giữa “mắng” và “chửi” rất mong manh. Dùng lời hơi nặng và có ý chỉ trích thì lại gần với “chửi”: “Chửi cho nó chừa, nó kiềng mặt ra” Chẳng biết nó có kiềng mặt không, nhưng mà “bằng mặt mà chẳng bằng lòng”, hễ có dịp là nó lại “xỏ ngọt” cho, tức anh ách mà không làm gì được. Có khi chửi rõ ràng đấy, kể cả văng tục văng rác, nhưng người ta lại mến, nghe lời mà thay đổi. Như thế là chửi có hiệu quả giáo dục.
Nhưng tại sao lại phải chửi? Có lẽ nhân loại đều có chửi bằng ngôn ngữ riêng của họ. Không đồng ngôn ngữ thì nghe các bà VN chửi như hát hay, lên bổng xuống trầm... Chửi nhẹ nhàng và gần gũi nhất đều có động đến những chỗ gọi là xấu xa của cơ thể, hay những hành động theo quan niệm thông thường là dơ bẩn. Đầu tiên chửi là mời ông bà, ông vải người ta “thưởng thức” những món cặn bã dơ bẩn. Đàn ông thì chửi cọc cằn thô lỗ, nhưng cũng chỉ quanh quẩn với “đù mẹ, đéo bà” với “tiên sư tổ sư” Đàn bà thì thiên về mời ăn uống những thứ khó nói. Chửi như thế quanh đi quẩn lại gia tăng cường độ là dẫn đến đánh nhau, rồi kiện cáo.
Việt gian Trần Trường chửi công an VC 

Sau này, khi báo chí Tây phương đưa sang ta ý niệm tự do và dân chủ, nhất là dư luận báo chí, khiến người ta không phải chửi tay đôi nữa; mà viết bài đưa lên chửi trên báo. Có khi chính tờ báo không tự trọng còn làm cái công việc cung cấp diễn đàn cho người ta chửi nhau; Hay tệ hơn còn chủ trương chửi bới để thỏa mãn hiếu kỳ và nhu cầu thích nghe việc nói xấu, chửi bới của độc giả, để báo bán được nhiều.
Truyền hình Pháp chửi hai lúa Nguyễn Tấn Dũng

Còn việc “chửi” nhất là về phạm trù chính trị, thì hiển nhiên là khí giới của người dân mất tự do, bị áp bức bởi cường quyền. Việc chửi có khi dưới hình thức một câu chuyện tiếu lâm. Ta thấy các nước độc tài, nhất là Cộng sản rất sợ chuyện tiếu lâm chửi xéo chế độ: “Trong một chuyến chuyên cơ chở các đồng chí “Ban Bí thư” có các đồng chí Lê Duẩn. Trường Chinh, Phạm Văn Đồng bay trên không phận Thủ đô Hà Nội. Bác Trường Chinh lấy một tờ giấy bạc 5000 ném xuống và nói: “Tôi đã làm cho một người sung sướng”; Bác Lê Duẩn lấy 10 tờ 500 ném xuống và nói: “Tôi đã làm cho 10 người sung sướng; Bác Phạm Văn Đồng lấy 1000 tờ 5 đồng ném xuống và nói: “Tôi đã làm cho 1000 người sung sướng.” Viên phi công tiếp lời: “Nếu bây giờ cả ba đồng chí cùng nhảy xuống, thì cả nước sung sướng.”

Người đẹp chửi HCM và đảng csVN

Chửi ác liệt cỡ đó càng nhiều theo thời gian đảng Cộng Sản tác quái. Tuy Đảng rất nhạy cảm, nhưng cũng không sao ngăn cấm, che giấu hết được những công trình “chửi bới” của quần chúng bị áp bức. Phải có cả một quyển từ điển dày vài ngàn trang mới ghi hết chuyện được.

Em bé trai 15 tuổi chửi VC cướp đất

Hiền lành bị chửi là ngu!
Khôn hơn thì bị chửi là đểu!
Khốn khó các bạn không chơi!
Biết ăn chơi các bạn bảo đú!
Nhan sắc trời phú các bạn lại ghen!
Xấu xí bon chen các bạn kêu bựa!
Vì cuộc đời quá khựa nên biết sống sao cho vừa?
Thôi thì cứ sống bừa cho chất!
( ST)
Dân oan chửi công an 
Dù nói thế nào thì người ta vẫn phải công nhận mắng và chửi có sự nặng nhẹ khác nhau. Như thế thì nó là “khí giới” của kẻ yếu, để nói lên lòng bất mản với đối phương mạnh, tàn ácđộc tài, phi nhân, phi dân chủ.... đồng thời cũng là lối an ủi trong khi chờ đợi một sự đổi thay về bộ mặt xã hội, để còn có thể sống tiếp tục với cái ác trong thời gian giao thời của biển dâu tang điền. Hồ chí minh một con người đã phản bội dân tộc Việt Nam hay chính hắn là người Hán tay sai của Tầu cộng. Một lịch sử mờ ám bao trùm trong cuộc đời Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản. Chưa có lúc nào trong 4000 năm lịch sử, đất nước ta đã bị xẻo tùng từng mảnh từng mảnh như dưới triều đại cộng sản hồ chí minh. Càng bị chà đạp, cướp bóc về nhân dân quyền, nhà cửa....ruộng đất thì thơ chửi ngày càng nhiều.....càng đểu... càng thâm..càng chua thêm ra.

Trong nghệ thuật chửi, nhạc sĩ Việt Khang là một người trẻ với hai bản nhạc nổi tiếng để chửi bọn bán nước  vô lương, những tên thái thú thời đại , đó là bản nhạc " VN tôi đâu"  và " Anh là Ai" để  nói lên thân phận của nước VN còn hay mất?? một đất nước đang sống trong cảnh tàn bạo của chế độ tập quyền công an trị, những con người chỉ biết tôn thờ với thiên triều và đảng cs, không biết gì đến sự an nguy của tổ quốc trước chủ nghĩa bành trướng của Bắc Phương!! 


Không riêng trong phạm trù về nhạc, nghệ thuật chửi cũng thấy xuất hiện trong hài kịch hoặc tuồng tích với lối chửi trên sân khấu rất thu hút ngưđi đến xem đồng thời hái được ra tiền, thay vì bị ăn đòn như các lối chửi tục của giai cấp bình dân.

Vịt ông Cả lúa bà Hai

Nghệ thuật chửi có nhiều hình thức khác nhau như đã trình bày phiá trên, tất cã tựu chung là lối bày tỏ sực bực tức bằng ngôn ngữ đũ loại.





Chuyện tiếu lâm là một nghệ thuật chửi thanh và có văn hoá của người xưa hay các câu Đố tục giảng thanh hay Đố thanh giảng tục, các bài ca dao nói ngược, các chú Bờm, Hề, Tễu..., người Việt còn cười dài trong các truyện trạng : Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Trạng Vật, Trạng Cờ, Trạng Ăn. Xuất phát từ những giai thoại về các ông "Trạng nguyên" (có thật), dân gian đã xây dựng nên những ông "trạng dở" (huyền thoại) để gửi gắm vào đấy những ước ao, thèm muốn của mình. Tại sao dân chúng lại chỉ mơ đến ngôi Trạng mà không ước đến ngôi Vua - ngôi vị chúa tể của xã hội Việt Nam cổ truyền ? Tưởng đã mơ thì ước luôn một lèo, chuyện mơ ước ấy mà, có mất gì đâu ? Có thể, ngưỡng văn hóa đã làm cho người Việt chừng mực ngay cả trong giấc mơ ? Hoặc cũng có thể, thân phận kép của ông trạng gần gũi hơn với dân chúng, nên họ dễ hóa thân hơn ? Một đặc điễm của lối chửi tiếu lâm thì mang đến tiếng cười cho người nghe. http://lichsuhuyenbivietnam.blogspot.de/2012/11/truyen-trang-quynh.html
Minh họa : Trạng Quỳnh
Có lẽ trong chúng ta ai cũng đã từng nghe đến cái tên Cống Quỳnh hoặc Trạng Quỳnh, 1 người tài ba của đất phương Nam. Những câu truyện của ông có thể khiến người ta cười đến chảy nước mắt. Những câu truyện của ông không chỉ đem đến nụ cười cho người đọc, người nghe, mà nó còn đợợc coi là cách chửi sứ Tàu thâm thuý nhứt của Trạng Quỳnh và về những cái bê bối, tồi bại của lũ quan tham, vua chúa kém tài thời ấy. Trạng Quỳnh dân gian là Nguyễn Quỳnh tức Cống Quỳnh, sống dưới thời vua Lê, chúa Trịnh, quê ở làng Bột Thượng nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nguyễn Quỳnh (1677–1748 có tài liệu chép 1720–1770) là một danh sĩ thời Lê–Trịnh (vua Lê Hiển Tông), từng đỗ Hương cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông làTrạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng nguyên.

Trong số các truyện trạng, thì Trạng Quỳnh, Trạng Lợn là đứng đầu bảng khẩu vị cười của ng­ười Việt. Không hẳn vì đó là những câu chuyện có cốt, có nhân vật chính nối kết với nhau bằng các biến cố, có tính hoàn chỉnh. Không hẳn vì đó là những giai thoại đặc sắc nhất, thú vị nhất, thễ hiện một lưi chửi văn hoá cao nhất, độc đáo. Có lẽ, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, hơn đâu hết, bằng tiếng cười đã phá tung những xiềng xích để giải toả những uất ức bị đè nén  lâu trong mỗi con ngư­ời, khi nổ tung ra tạo được sự hả hê, khoái trá. Và, cũng vì thế, mà tiếng cười Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, bộc lộ những chiều sâu trong nghệ thuật chửi mắng thâm thuý của người Việt. 

Trạng Quỳnh có
 48 mẩu chuyện. Mỗi mẩu là một giai thoại trong đời nhân vật nhằm đả kích, châm biếm một ai đó. Có thể là bọn trẻ đồng trang lứa trong làng (Đầu to bằng bồ), kẻ trên (Trời sinh ông Tú Cát), kẻ sang (Miệng người sang), quan thị (Lỡm quan thị), vua (Tiên sư thằng Bảo Thái), chúa (Đá bèo, Đại phong, Món ăn mầm đá), thành hoàng, bà Banh, chúa Liễu... Tóm lại, các nhân vật trên đều thuộc giai cấp thống trị thời quân chủ. Dưới đây là câu chuyện Trạng Quỳnh chửi bọn sứ Tàu như sau:

Ðón Sứ Tàu 

Triều đình chuẩn bị đón sứ nhà Thanh sang nước ta. Chúa nghe nói tên này là kẻ hống hách, hợm hĩnh, bèn kêu Quỳnh vào, giao cho giữ việc nghênh tiếp.


Quỳnh phụng mạng vua, đồng thời xin triệu thêm bà Ðoàn Thị Ðiểm giả làm người bán hàng nước cho khách qua đường, còn mình giả trang làm anh lái đò đưa sứ bộ qua sông.


Khách Tàu đến, đi ngang quán bà Ðiểm, thấy trong hàng có một cô gái xinh xắn ngồi bán, liền hùa nhau kéo vào uống nước, sẵn có buông lời chọc ghẹo, bỡn cợt. Một tên líu lo đọc bâng quơ:


"Nam bang nhất thốn thổ bất tri nhân canh"

(Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày, ý cho rằng đàn bà nước Nam lẳng lơ)

Bà Ðiểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi, đọc:


"Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất"

(Bọn quan quyền phương Bắc đều từ chỗ đó mà ra cả )

Nghe xong câu ấy, cả bọn ngừng uống nước, tròn mắt, há hốc miệng nhìn bà Ðiểm. Chúng không thể ngờ rằng một bà bán nước bên đường lại có sức học kinh người đến thế !


Khách ra đi, xuống đò của Quỳnh. Khi đò đến giữa sông, một tên trong nhóm sứ Tàu nhột bụng, vãi rắm nghe một tiếng "bủm". Không thấy xấu hổ thì thôi, hắn còn đọc một câu chữa thẹn xấc xược:


Lôi động Nam bang (Sấm động nước Nam)


Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng cậy vạch quần đái vòng cầu qua đầu sứ, vừa đái vừa đọc:


Vũ qua Bắc hải (Mưa qua bể Bắc)


Tên sứ Tàu giận điên tiết, xộc lại định đánh Quỳnh, Quỳnh trở cán chèo thủ thế rồi mắng:


"Tiền phát lôi, hậu phát vũ, thiên địa chi lý nại hỉ "

(Sấm động trước, ắt sau sẽ có mưa, luật trời đất là thế )

Cả bọn khách Tàu sửng sốt nhìn nhau, không thốt được một lời vì câu đối đáp bắt bí quá đúng của anh lái đò. Cả nhóm trong bụng vừa tức, vừa sợ, cứ ngậm miệng cho đến nơi. 


BÀ CHÚA MẮC LỠM


Một bà Chúa có nhan sắc mà tính kiêu ngạo, đi ra chơi phố phường thấy ai trái ý là sai lính bắt đánh liền. Quỳnh lững thững đi chơi, gặp kiệu Chúa. Gần đấy có cái ao bèo. Quỳnh vội vàng chạy xuống cầu ao đứng đá nước chơi. Chúa biết Quỳnh, thấy chơi lẩn thẩn như thế mới hỏi:

- Ông làm gì đó?
Quỳnh ngẩng lên thưa:
- Tôi ở nhà buồn quá, ra ao đá bèo chơi!
(đá bèo=đéo bà)


Nguyễn Thị Hồng 4/5/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét