Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

HÀO KHÍ NHỮNG ANH HÙNG 
YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỶ 20


Lịch sử VN với nhiều trang sử đậm nét đấu tranh suốt chiều dài cứu nước và dựng nước, Việt tộc chúng ta phải tri qua những lúc thăng trầm, dân tình phải chịu cơ cực hành hạ dưới gót giày của bọn thái thú đến từ phương bc. Tính từ năm 179 tr.TL, trãi qua 3 lần VN bị bắc thuộc cho đến khi Ngô Quyền dành lại quyền độc lập từ quân Nam Hán năm 939 - với chiến thắng Bạch Đằng, nước Việt mới thật sự được độc lập lâu dài
Bắc thuộc lần thứ  nhất từ thời Tiền Hán và Đông Hán (111 tr. TL 39 sau TL) 
Bắc thuộc lần thứ hai (43- 544) thuộc triều Đông Hán đến thời Tam Quốc .
Bc thuộc lần thứ ba (603-939), Triều đại Tùy và Đường cho đến khi nhà Minh đến chiếm nước ta lần thứ tư vào năm 1407  đến 1427 . VN chúng ta đã có trên 400 năm  thực sư độc lập.

Trong suốt thời gian 3 lần bị bắc phương làm chủ đất tiên rồng, dân ta sống bị đày đoạ khổ sở trăm bề....  Một ngàn năm chống Tàu phương bắc để gi nước, lịch s chúng ta đã ghi nhận không biết bao nhiêu là tấm gương anh hùng đã nằm xuống vì độc lập tự do hạnh phúc của Việt tộcNhưng lòng trời vẩn chưa ưu đải và thuận cho Việt tộc để có cuộc sống yên ổn,  không những Việt tộc phải thường xuyên đối phó với giặc phương bắc để bảo toàn đất tổ. Trời như khéo trêu Việt tộc chúng ta, vừa đuổi hết giặc Tàu ra khỏi nước  thì giặc Tây tràn tới...đến khi hết giặc Tây thì giặc cộng kéo đến, Việt tộc lại tiếp tục lên đường đấu tranh.

CÁC CUÔC KHÁNG CHIẾN CỨU NƯỚC CỦA VIỆT TỘC

Vào thế kỷ 19, t năm 1858 cho đến 1884 Việt tộc bđầu đối phó với sự xâm lăng của thực dân Pháp, các cuộc nổi dậy của Việt tộc vẩn tiếp nối như hàng ngàn năm trước. Cuộc đấu tranh của Vit tộc với thực dân Pháp không kém phn hào hùng như t tiên chúng ta đã từng chiến đấu dành độc lập với giặc bắc phương. 
Nếu như trong thời kháng Tàu, lịch sử từng ghi nhận các anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng (sinh năm 12, mất ngày mùng 6 tháng 3 năm Quý Mão 43), Bà Triệu thị Trinh (225-248), Ngô Quyền (898-944), Lý Thường Kiệt (1019–1105) Trn Hưng Đạo (1228; - 1300), Lê Lợi  (10 tháng 91385 - 5 tháng 91433), Quang Trung ( 1753 – 1792)...

Thì đến  thi kháng Pháp trong lòng Vit tộc đã xuất hiện một lớp sĩ phu trí thức, yêu nưc nồng nàn trong thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, đó là những  anh hùng Nguyễn Trung Trực (1861), Trương Định (1861 - 1864) , Thủ Khoa Huân (1868) , Phong Trào Văn Thân của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (1885 - 1898) , Phan Đình Phùng (1885-1896  , Nguyễn Thiện Thuật (1885-1889) , Đinh công Tráng ( 18/12/1886- 5/10/1887)  , Đề Thám ( Hùm xám Yên Thế  1862- 1913).... Cụ Phan Chu Trinh (18721926)  Phan Bội Châu  (1867–1940) những tấm gương chống Pháp bất khuất.  

Trong chiều dài đấu tranh, lịch sử chúng ta từng ghi nhận được nhiều thông điệp quan trọng của tin nhân dành cho hậu thế. Đó chính là những nền tảng vững chắc cho nền độc lập tự chủ VN. Tất cã cuộc đấu tranh chống Bắc Phương tổ tiên chúng ta, đều có chung một lý tưởng là sẽ sẵn sàng hy sinh cho đến những giọt máu cuối cùng cho nền độc lập nước ta được trường tồn. Các thông điệp vẩđậm nét hào khí của tiền nhân như:


Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Lý Thường Kiệt1019–1105 )

"Như nước Việt ta từ trước,
Vốn xưng văn hiến đã lâu"
"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân mà thay cường bạo" 
Nguyễn Trãi 1380 – 19 tháng 9 năm 1442 )

“...Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải… Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời  nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”Trần Nhân Tông (   7 tháng 121258 – 16 tháng 121308 )

“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước sông, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di!” Lê Thánh Tôn ( 20 tháng 7/1442 – 30 tháng 1/1497 )



Các cuộc đấu tranh của Việt tộc không bao giờ ngừng nghĩ, tiếp bước các anh hùng kháng Pháp và cuói thế kỷ 19...đầu thế  kỳ 20 xuất hiện một người trẻ xuất chúng, đó là anh hùng Nguyễn Thái Học vang danh với di ngôn " Không thành công cũng thành nhân). Hào khí của ông lại một lần nửa toả rạng ngất trời nam.  Ông đại diện cho lp người trẻ trí thức vào đầu thế kỷ 20, một lp sĩ phu nng tình với non sông, căm thù giặc Pháp đặt ách thống trị trên đất nước VN. Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, dân ta một lần nửa lại khổ sỡ vì bị bóc lột, một xã hội luôn bị sưu cao thuế nặng và còn phải chịu đựng cách đối xử rất bất công với giai cấp bị trị. Trong lúc vn nước đen tối thì một người trẻ trí thức đã đứng ra làm cuộc cách mạng long trời lỡ đất tại nhiều nơi trên miền bắc VN để dành độc lập cho VN. Ông Nguyễn Thái Học, một sinh viên của trường Cao Đẳng Thương Mại một người trẻ luôn trăn trở về họa mất nước trong tay của thực dân Pháp. ông đã đứng ra thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) và tiến hành cuộc tổng nổi dậy vào ngày 10.2.1930. Cuộc cách mạng tuy không thành công, nhưng ông đã đánh thức cả một dân tộc về quyền tự quyết và tinh thần chống ngoại xâm bất khuất của Việt tộc.

BỐI CẢNH CUỘC TỔNG NỔI DẬY NGÀY 10/2/1930

Vào những thập niên 30 của thế kỷ trước, dân tộc Việt Nam vẫn còn chìm đắm trong cảnh nước mất nhà tan. Các phong trào yêu nước do giới sĩ phu lãnh đạo nổ ra vào các thập niên cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX.  Trong không khí sùn sụt kháng Pháp nổ lên khắp nơi, tràn ngập trong giới Nho sĩ bấy giờ. Một cuộc Khởi nghĩa Yên Báy long trời lở đất do lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng - Nguyễn Thái Học làm ngọn cờ và linh hồn đã nổ ra trong khung cảnh ấy. 
Hoạt động của VNDĐ tiến triển thật tốt đẹp, kín đáo. Đầu năm 1929  xảy ra vụ ám sát tên trùm mộ phu Bazin và từ đó tình hình thay đổi. Bazin là một tên Pháp thầu việc mộ phu cho các đồn điền của thực dân Pháp tại các vùng đất đỏ ở Lào, Cao nguyên Trung Kỳ, Nam Kỳ và các đảo xa như Nouvelles Calédonies, Nouvelles Hebrides. Dưới danh nghĩa mộ phu, tên này đã thực sự bắt nô lệ cho những tên thực dân chủ đồn điền vô nhân đạo. Hầu hết phu mộ có đi, không về. Hết phỉnh phờ, dụ dỗ y đã ngang nhiên thực hiện việc bỏ bùa mê hay bắt cóc. Nạn nhân phần nhiều là giới trẻ. Dân chúng vô cùng sợ hải, thán oán. Căm phẩn trước tình trạng này, một số đảng viên thuộc nghiệp đoàn đã tổ chức ám sát tên Bazin này. Vụ ám sát thực hiện trót lọt kín đáo. Nhưng Bazin, một tên Pháp có tên tuổi, bị ám sát ngay giữa Hà Nội là một vụ lớn đối với Chính quyền Pháp. Mật thám Pháp tận lực khám phá. Không biết và không tìm ra thủ phạm chính, chúng đã bắt bừa những người tình nghi, và những người có tên trong sổ đen. Phăng lần theo mối dây, chúng biết đến tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng, biết mục đích, thành phần lãnh đạo và một số chi bộ.  Một số trung ương ủy viên bị bắt. Một số chi bộ bị phá vỡ. Mặc dù Tổng bộ đã được bổ sung, các chi bộ đã củng cố, tình trạng tan vỡ của Đảng vẫn khó cứu vãn.
Trước những biến cố dân dập làm thiệt hại nhiều cơ sở của VNQDĐ, cố đảng trưởng nhận định nếu e ngại không Tổng Khởi Nghĩa thì: "Một khi lòng sợ sệt đã xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt lần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lùng mòn mỏi."
Không chịu khoanh tay đầu hàng để nhận "cái chết lạnh lùng mòn mỏi " như thế, cố đảng trưởng chọn cái chết oai hùng, oanh liệt trong chiến đấu một mất một còn với thực dân Pháp"để lại cái gương hy sinh phấn đấu cho người sau nối bước".Hơn nữa trong quá trình tranh đấu vừa qua, một số đồng bào và một số đồng chí đã hy sinh hay đang bị cầm tù. Nay không hy sinh chiến đấu là phản bội sự hy sinh của họ. Đã thề "Dùng vũ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến"  để cứu dân, cứu nước, nay chưa làm hết sức mình đã thoái lui là không tròn trách nhiệm với Tổ quốc. Đạo làm người không chấp nhận hành động như thế. Cố đảng trưởng nói: "Không thành công thì thành nhân có gì mà ngần ngại"."Thành nhân" là một thành ngữ với chữ "nhân" có nghĩa là "đạo làm người mà ai đạt được mới xứng đáng là người."

Với lòng dũng cảm sẵn sàng chấp nhận cái chết oanh liệt, với nhân cách và tinh thần trách nhiệm tuyệt vời, "Không thành công thì thành nhân", với tài lãnh đạo sáng suốt, không nghe lời bàn hoãn lại để chờ thời cơ, cố đảng trưởng đã khẳng khái quyết định: Tổng Khởi Nghĩa tại hội nghị lịch sử Võng La (Phú Thọ) 

Chính sử Việt Nam cũng ghi nhận rằng: Trong giai đọan chuẩn bị Tổng Khởi Nghĩa, mặc dầu có sự phản bội của cha con Phạm Thành Dương, gây nhiều tổn thất cho lực lượng khởi nghĩa, nên Hội Nghị Việt Nam Quốc Dân Đảng ngày 26-1-1930 đưa ra quyết định Tổng Khởi Nghĩa vào ngày 10-2-1930, do Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức và lãnh đạo dự kiến diễn ra vào đêm ngày 9 rạng ngày 10-2-1930 (mùng 1-2 Tết Âm lịch năm Canh Ngọ). Trong Hội Nghị có tính lịch sử này, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng, cũng là lãnh tụ cuộc Tổng Khởi NghĩaYên Báy là Đảng Trường Nguyễn Thái Học đã dõng dạc tuyên bố:

Gặp thời thế không chiều mình, Đảng chúng ta có thể tiêu hao hết lực lượng. Một khi lòng sợ sệt đã xen vào trong đầu óc quần chúng, khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi của sẽ không tiếp, người sẽ bị bắt dần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lung, mòn mỏi ở nơi phòng ngục, trại giam. Âu là chết đi để lại cái gương hy sinh phân đấu cho người sau nối tiếp. Chúng ta hãy quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh

Đã vậy, trong giai đọan nghiêm trọng bước vào cuộc tổng Khởi nghĩa, Đảng Cộng Sản Đông Dương lúc đó, tức đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, đã tìm cách phá họai bằng cách rải truyền đơn khắp nơi tố cáo Việt Nam Quốc Dân Đảng sắp tấn công Bắc Kỳ. Chính do những truyền đơn này của Cộng sản Việt Nam, cộng với một số sơ hở nội bộ khác, Pháp đã biết được phần nào âm mưu tổng Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Thế nhưng cuốc Tổng Khởi Nghĩa vẫn nổ ra.


Trong tài liệu “Việt Nam Quốc Dân Đảng” của HoàngVăn Đào, một đảng viên kỳ cựu, đã ghi lại những ngày giờ đầu tiên của cuộc tổng Khởi Nghĩa Yên Báy như sau “Đúng 1 giờ sáng, tiếng súng lệnh bắt đầu nổ. . .Tiếng hô to vang dậy của các chiến sĩ cách mạng như sấm sét động trời. . .kho quân nhu (của giặc Pháp) bị phá cửa, lấy súng đạn phân phát đầy đủ cho dân quân cách mạng. . . Báo cáo từ các doanh trại về Ban Chỉ Huy cho biết: Cách mạng quân hoàn toàn chiến thắng, làm chủ tình hình đồn dưới. Lúc ấy vào hồi 4 giờ sáng ngày 11-2-1930 . . .”. Nhưng khi”Cách mạng quân tiến đến gần đồn cao, thì phi cơ đóng từ Hà Nội cũng bay tới, lượn vòng quanh thành phố, rồi xả súng bắn xuống đầu mọi người như mưa bão, trúng cả Bộ Chỉ Huy. . .Sau khi rút vào rừng, kiểm điểm lại chỉ còn phân nửa cách mạng quân . . .”

Trong khi đó, cùng với cuộc khởi nghĩa ở Yên Báy, nhiều cuộc khởi nghĩa ở các nơi khác cũng cùng lúc nổ ra, như ở tỉnh lỵ Lâm Thao Thanh Hóa với Nguyễn Khắc Nhu, ở Sơn Tây với Phó Đức Chính, ở Hà nội với Đặng Trần Nhiệp (tức Ký Con) v.v. . .Thế nhưng cuối cùng cuộc Tổng Khởi nghĩa đã không thành công. Quân cướ
p nước Pháp sau đó đã điên cuồng đàn áp dã man, không riêng gì các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, mà cả đồng bào đã ủng hộ, tham gia cuộc Tổng Khởi Nghĩa, điển hình như cho máy bay ném bom hủy diệt làng Cổ Am quê hương Nguyễn Thái Học, cái nôi của cuộcTổng Khởi Nghĩa.

Hoàng Văn Đào, tác giả “Việt Nam Quốc Dân Đảng, Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại,” ghi nhận rằng tổng số chiến sĩ cán bộ VNQDĐ trực tiếp liên quan đến Tổng Khởi Nghĩa bị chém và bị bắn công khai là 39 người, ngoài hàng trăm chiến sĩ khác tuẩn quốc mà tên tuổi không ghi nhận được.  Theo tác giả “Việt Sử Tân Biên” Phạm Văn Sơn, “năm 1930, ở Bắc kỳ có 7. 439 người bị án tù, trong đó 439 án đại hình, và hai năm 1930, 1931 có 82 án tử hình.”

Hầu hết những người tham gia cuộc khởi nghĩa đều ở độ tuối thanh xuân, đó là: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Bắc và nhiều chiến sĩ cách mạng vô danh khác…Họ đã lấy trái tim tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ để đốt lên những bó đuốc, tuy rằng không mang ánh bình minh về cho Việt tộc, nhưng hào khí của các anh hùng trong cuôc tổng nội dậy Yên Báy, đã làm kẽ thù mất ăn mất ngũ...Tinh thần Yán Báy vòn còn vọng tới ngày hôm nay.

TIỂU SỬ ANH HÙNG NGUYỄN THÁI HỌC   

Vài nét về Nhượng Tống:Tập tiểu sử này do nhà văn Nhượng Tống viết, tuy gọi là tiểu sử Nguyễn Thái Học nhưng kỳ thực là sự kiện lịch sử, biến cố chính trị một thời. Sách còn đề cập tới tổ chức VN Quốc Dân Đảng, những người trung kiên, những kẻ phản bội, diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Báy, cả việc ném bom ở Hà Nội, tiến công ở Hưng Hóa, Lâm Thao... mà lâu nay chính sử chưa nhắc được tường tận. Nhượng Tống là đồng chí, “bạn cùng thề” với Nguyễn Thái Học trong Việt Nam Quốc dân đảng. Năm 1945, để chuẩn bị sự kiện 15 năm ngày Việt Nam Quốc dân đảng bị dìm trong bể máu, lãnh tụ Nguyễn Thái Học cùng 12 người đồng chí khác lên máy chém ở Yên Báy, Nhượng Tống đã hoàn thành cuốn sách này. Coi việc viết về Nguyễn Thái Học là nghĩa vụ của một người đồng chí may mắn còn sống sót, Nhượng Tống đã dựng lại một thời kỳ lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng đồng thời cũng là tiểu sử của chính lãnh tụ tổ chức này từ tuổi học trò.

Nhượng Tống là cây bút kỳ tài lúc bấy giờ. Đến nay, đọc văn ông vẫn thấy một tấm lòng tha thiết với sự nghiệp cách mạng của các đồng chí, đồng thời cũng phơi bày gan ruột những yếu kém non nớt không tránh khỏi của những người làm chánh sự thời kỳ đầu chỉ có lòng nhiệt thành muốn đánh đuổi thực dân, mưu độc lập cho dân tộcNgày 8 tháng 11 năm 1949, Nhượng Tống bị công an mật Việt Minh ám sát tại Hà Nội, theo lệnh của Hồ CHí Minh, lý do Nhượng Tống đã viết báo nêu đích danh Hồ Chí Minh là  người bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Pháp tại Thượng Hải, Trung Hoa. http://vietquoc.org/nha-cach-m%E1%BA%A1ng-hoang-ph%E1%BA%A1m-tran-t%E1%BB%A9c-nh%C6%B0%E1%BB%A3ng-t%E1%BB%91ng/#more-1239

Tiểu sử trích từ  tài liệu của Nhượng Tống (1904 - 1949)Nguyễn Thái Học sinh ngày mồng 1 tháng 12 năm 1904. Kỳ thực thì anh tuổi Quí Mão (1902). Năm sinh hiện còn chưa hỏi được rõ (1902 hay 1903 hay 1904?)
Quê anh  làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩng Tường, tỉng Vĩnh Yên. Ông thân sinh là Nguyễn Văn Hách, một nhà tiểu nông. Bà là Nguyễn Thị Quỳnh, thường làm nghề buôn vải. Tư cơ ông, bà có mấy nếp nhà tranh và ngót ba mẫu ruộng. 

Hoàng Phạm Trân
Nhượng Tống (1905-1949)


Ông, bà sinh hạ được nhiều con. Trong số đó thì có bốn trai và Nguyễn Thái Học là con trưởng. Trong bốn người con trai ấy thì VN Quốc Dân Đảng và Tổ Quốc đã chia s mất một nữa; anh Nho, em Anh đều hy sinh cho tố quốc! Hai người em là Lâm và Nỷ. 

Anh Học người tầm thước, tầm cao trung bình. Trán hói; tóc thưa; đôi mắt thông minh, một nhìn đủ khiến ta đem lòng tin mến. Da ngăm đen, thuộc dòng huyết tính. Môi dày; hàm răng vồ; miệng lúc nào cũng tươi. Cằm nở, tỏ ra người quả quyết thực hành. Đặt lưng nằm là ngủ được ngay, đủ rõ trong tâm lúc nào cũng bình tĩnh. Ngủ bao giờ cũng nằm sấp, và hai bàn chân quặp lai trên mông. Cách ăn vận không hề chú ý đến bao giờ. Một áo ngoài, một đôi giầy, hỏng mới thay bộ khác. Có tiền, chúng bạn tiêu không tiếc. Hết tiền, xin các người thân với vẻ mặt rất tự nhiên. Ăn trầu, hút thuốc lào, nhưng không nghiện món nào cả. Nói thường ngọng vần L. Cái lá, cây lim, không bao giờ nói đúng. Tư đức tốt; học hành chăm chỉ; nhưng ở nhà trường chỉ là một học sinh hạng trung bình.

Ban đầu anh học chữ Hán. Sau ra học chữ Pháp ở trường tỉnh Vĩnh Yên. Tốt nghiệp rồi, ra học trường sư phạm ở Hà thành. Sau lại học trường Cao Đẳng Thương Mại. Trong đời học sinh, người bạn thân nhất của anh là đồng chí Hồ Văn Mịch. (Anh này cũng là một trong những người sáng lập ra Việt Nam Quốc Dân Đảng. Năm 1929, bị bắt và bị đày, mất ở Côn Lôn. Ở đấy, anh em có dựng trên mộ một cái bia bằng xi măng, khắc mấy chữ “Hồ Văn Mịch, 1930” để làm kỷ niệm).
Đảng Trưởng VNQDĐ Nguyán Thái Học
 (ảnh Minh Hoạ)
Anh hùng Nguyễn Thái Học là một sinh viên trường Cao Đẳng Thương Mại Hà Nội. Ông thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, chủ trương bạo động chống Pháp, được sự tham gia đông đảo của giới thanh niên. Cuộc tổng khởi nghĩa năm 1930 bị thất bại, ông cùng 12 đồng chí bước lên máy chém ở Yên Báy. Trước khi chết ông bình tĩnh nhìn dân chúng, mỉm cười rồi hô to: "Việt Nam Muôn Năm".
Hero Nguyen Thai Hoc: Nguyen was a student of Business College of Hanoi. He founded the Vietmese Nation-People Party who used violence to fight the French. The party gained broad support from Vietnamese youths. The failure of the party’s rising up in arms in 1930 brought Hoc and his 12 comrades to the decap machine at Yen BaY. Before the death, Nguyen Thai Hoc calmly looked at his people, smiled and shouted “Vietnam For Ever”.
Cờ Việt Nam Quốc Dân Đảng 
Le héro Nguyên Thai Hoc: Nguyên Thai Hoc fut un étudiant de l’Ecole de Commerce de Hà Nôi. Il fonda le Parti Nationaliste Niêtnamien qui utilisa la violence pour combattre les français. Le parti gagna un large soutien des jeunes viêtnamiens. L'échec du soulèvement armé de 1930 eut pour résultat la décapitation de Hoc et de ses 12 compagnons à Yên Bay. Avant de mourir, Nguyên Thai Hoc regarda tranquillement son peuple en souriant et cria « Le Viêt-Nam pour toujours ».
“Mục đích và tôn chỉ của Đảng là làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam độc lập Cộng Hòa. Đồng thời giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của họ đặc biệt là các lân quốc: Ai Lao và Cao Miên.”  
Thư của Nguyn Thái Học gởi cho Hạ Nghị Viện Pháp
"The goal and general line of the party are to carry out a national revolution, to overthrow the feudal and colonial regimes by armed force, and to establish an independent Republic of Vietnam. At the same time we will support the struggle of the oppressed nationalities to regain independence, especially the neighboring countries: Laos and Cambodia." - The Vietnamese Nationalist Party, Hanoi, 12.25.1927.
Những nơi khởi nghĩa của VNQDĐ vào ngày 10.2.1930
Sau khi cuộc tổng tôn công của VNQDĐ bị thất bại,  thực dân Pháp thành lập một Hội đồng Đề hình để xử các nghĩa quân VNQDĐ. Rất nhiều đảng viên VNQDĐ bị chung thân khổ sai, một số tự sát còn lại bị hành hình như: 
Ngày 11 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Khắc Nhu đập đầu tự sát trong ngục thất ở Hưng Hóa
Ngày 8 tháng 3 năm 1930, Đặng Văn Lương, Đặng Văn Tiệp, Nguyễn Thanh Thuyết, Ngô Hải Hoằng bị xử chém tại Yên Báy. 
Ngày 17 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị xử chém tại Yên Báy
Ngày 18 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thị Giang ( cô Giang ) vợ Nguyễn Thái Học dùng súng tự sát ở gốc cây đề làng Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Yên nay là tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày 7 tháng 9 năm 1930, Đỗ Thị Tâm nuốt giải yếm tự sát trong ngục thất ở Hà Nội. Khi ấy cô được 18 tuổi. 
Ngày 22 tháng 11 năm 1930, Nguyễn Văn Toại và 4 đồng chí bị xử chém tại Phú Thọ
Tháng 12 năm 1930, Đoàn Trần Nghiệp, hay Đặng Trần Nghiệp, tức Ký Con, và 6 đồng chí bị xử chém tại trước cổng nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội. 
Ngày 23 tháng 6 năm 1931Trần Quang Diệu, Vũ Văn Giáo, Trần Nhật Đồng và một số đồng chí bị xử chém tại Hải Dương
Ngày 23 tháng 6 năm 1931Lê Hữu Cảnh bị hành hình trước cổng ngục thất Hỏa Lò Hà Nội. 
Năm 1936Sư Trạch tự sát tại ngục thất ở Guyane thuộc Pháp
Không rõ tháng năm, Lương Ngọc Tốn, Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Quang Triều, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Trọng Bằng, Phạm Văn Khuê bị hành hình trước ngục thất Hỏa Lò, Hà Nội
Cuộc tổng khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Trong dân gian có truyền tụng bài thơ, cho rằng đó là sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau:


Kìa cơn gió thổi lá rung cây
Rung Bác sang Nam, đông tới tây

Tan Tác KIẾN kiều AN đất nước

Xác xơ CỔ thụ sạch AM mây

Sơn LÂM nổi sóngmù THAO cát

HƯNG địa tràn dâng HÓA nước đầy

Một gío một YÊN ai sùng BÁI

Cha con người VĨNH BẢO cho hay.

Bài thơ nầy ứng nghiệm về tên các nơi khởi nghĩa của VNQDĐ do anh hùng Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Tên các nơi khởi nghĩa ( viết hoa trong bài thơ) có ghi trong mấy câu thơ kể trên.
Đây là mà một trang sử đau thương nhưng bất khuất, oanh liệt với những anh hùng thật sư vì nước vì dân, mà Việt tộc chúng ta có quyền hãnh diện và tự hào. những trái tim đang nhỏ lệ vì sự thống khổ của Việt tộc hôm nay, không phân biệt tôn giáo, tuổi tác, giai cấp, xuất thân có bân phận phải ghi nhớ những đoá hoa máu đã chết cho dân tộc chúng ta được sống và nước nam được độc lập. 
“Người ta” có thể tưởng tượng rồi dựng nên một anh hùng “Pha” Lê Văn Tám đứng sừng sững trong công viên giữa lòng TP/Sài Gòn để vinh danh - nhưng tất cả những chính đảng quốc gia chúng ta - bịp bợm và vong bản - thì không! Chúng ta khi luận anh hùng thì sẽ  thấy được hào quang sẽ phát sáng nơi đâu.  
Tại miền Nam, các chiến sĩ VNQDĐ bị xét xử từ ngày 15/7/1930. Ngày 18/7, ba cán bộ VNQDĐ bị kết án 5 năm khổ sai, đầy ra Côn Đảo

 DANH SÁCH ANH HÙNG VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG VỊ QUỐC VONG THÂN

1. Xứ Nhu Nguyễn Khắc Như, 47 tuổi, quê Phủ Lạng Thương, Bắc Giang, tự tử trong ngục Phú
Thọ.( xem thêm thơ của NKN phía dưới)
2. Hạ sĩ [Cai] Nguyên, bị xử bắn ngày 11/2/1930 tại Yên Báy.
3. Hạ sĩ [Cai] Tính, bị xử bắn ngày 11/2/1930 tại Yên Báy.

Tuẫn quốc ngày 8/3/1930 (9/2 Canh Ngọ) tại Yên Báy:

1. Ngô Hải Hoằng, Hạ sĩ [cai].
2. Nguyễn Thanh Thuyết, Hạ sĩ.
3. Đặng Văn Lương, nông dân.
4. Đặng Văn Tiếp, nông dân.

13. Tuẫn quốc ngày 17/6/1930 (21/5 Canh Ngọ) tại Yên Báy:

1. Nguyễn Thái Học, 26 tuổi, làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Dương. 
2. Phó Đức Chính, 23 tuổi, cán sự lục lộ tại Savanakhet, sinh quán làng Đa Ngưu, Bắc Ninh.
3. Nguyễn An, 31 tuổi, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
4. Hà Văn Lạo, 25 tuổi, thợ hồ.
5. Đào Văn Nhít, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
6. Ngô Văn Du, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
7. Nguyễn Đức Thịnh, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
8. Nguyễn Văn Tiềm, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
9. Đỗ Văn Sứ, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
10. Bùi Văn Cửu, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
11. Nguyễn Như Liên, 20 tuổi, học sinh, sinh quán làng Cao Mại, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
12. Bùi Văn Chuẩn, 35 tuổi, quân nhân, phục vụ tại Yên Báy.
13. Bùi Tử Toàn, 37 tuổi, nông dân, sinh quán: làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

5 Anh hùng tuẫn quốc ngày 22/11/1930 (3/10 Canh Ngọ) tại Phú Thọ:

1. Nguyễn Văn Toại, tức Đồ Thúy, 33 tuổi, nguyên quán Lâm Thao, Phú Thọ.
2. Trần Văn Hợp, nguyên quán Thanh Ba, Phú Thọ.
3. Phạm Nhận, tức Đồ Điếc
4. Lê Xuân Huy, 31 tuổi, nông dân, nguyên quán Cổ Pháp, Bất Bạt, Sơn Tây.
5. Bùi Xuân Mai, nông dân, nguyên quán Bất Bạt, Sơn Tây.

9 ANH HÙNG VNQDĐ HY SINH TẠI HÀ NỘI
 Hy sinh vào cuối năm 1930:

1. Đặng (hay Đoàn) Trần Nghiệp, tự Ký Con (1908-1931), phố Hàng Sơn, Hà Nội.
2. Lương Ngọc Tốn, tự Chánh Tốn.
3. Nguyễn Văn Nho
4. Nguyễn Quang Triều
5. Nguyễn Minh Luân
6. Nguyễn Trọng Bằng
7. Nguyễn Văn Khuê, tự Cai Khuê.

Hy sinh ngày 23/6/1931 (8/5 năm Tân Mùi):
8. Lê Hữu Cảnh (1895-1931), nhân viên hoả xa, quê Hoàn Long, Hà Đông.
9. Nguyễn Xuân Huân. 
4.Tuẫn quốc ngày 23/6/1931 (8/5 năm Tân Mùi) Tại Hải Dương: 
1. Trần Quang Diệu (1888-1931), gốc làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Dương. 
2. Vũ Văn Giáo 
3. Trần Nhật Đồng 
4. Nguyễn Văn Phúc  


Các anh hùng hy sinh hay tự vẫn
1. Hoàng Đình Gị. (Marty, VNQDĐ, p. 22) 
2. Hoàng Đình Vĩ 
3. Đỗ Thị Tâm


KHÍ PHÁCH NGUYỄN THÁI HỌC TRƯỚC GIỜ BỊ PHÁP HÀNH QUYẾT.
Trong đề lao Yên Báy các tù nhân bị nhốt chung một gian nhà. Cai Công đao phủ, dáng người lùn thấp, mặt lúc nào cũng tây tấy, mò đến bên các tù nhân. Trước Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính thì Công dừng lại. Cử chỉ rất lạ, đã từng giật máy chém, chém bao nhiêu người, cai Công chưa làm thế bao giờ. Hắn cảm thấy như có gì cào cấu trong ruột, mồ hôi rịn ướt trên da mặt sẫm từng vệt tàn nhang, tay chân nhức nhối như dòi bò. Hắn đã nốc bao nhiêu rượu để có quên cảm giác ghê rợn. Tự dưng hắn quỳ phục xuống trước mặt Nguyễn Thái Học, khóc rưng rức. Hắn nói:
- Mong các ông xá tội cho. Các ông chết trẻ sẽ thiêng lắm. Tôi biết tôi trọng tội, nhưng vì miếng cơm manh áo, tôi phải làm theo phận sự. Xin các ông mở lượng hải hà khoan lượng.
Nguyễn Thái Học khuyên:
- Ông Cai Công ạ! Nghề này thất đức lắm. Ông nên giải nghệ đi. Nếu có thiêng liêng thật, chúng tôi cũng không thèm chấp với ông đâu. Ông cũng chỉ là cái máy bên cái máy chém. Giải nghệ đi kẻo tội lỗi chất chồng tội lỗi, xuống âm phủ Diêm Vương cũng không chấp nhận ông đâu!
Cai Công ấp úng nói: “vâng”, và cứ thế quỳ trước Nguyễn Thái Học đến tận lúc bọn cai nhà lao lục tục thúc giục tù nhân ra pháp trường.
5 giờ 5 phút ngày 17 tháng 6 năm 1930, bốn trăm cảnh binh, cảnh sát, mật thám và Lê Dương đã giăng ra bảo vệ khu hành quyết tù nhân. Không cho bất cứ ai lọt vào trừ những người làm phận sự. Pháp trường dựng ở bãi lính tập, trước khu nhà thờ, có hàng cây bàng và cây báng súng bao quanh. Đối diện với mấy ngôi nhà gạch mới xây.
Chiếc máy chém đen sì được đặt trên bãi cỏ. Nó vừa có chức năng chém người lại có chức năng dọa người. Lưỡi máy chém xám xịt được kéo lên theo rãnh trượt. Tử tù phải nằm trên một tấm ván, cổ bị gông lại. Chỉ cần giật nút hãm là lưỡi dao rơi tự do phập xuống. Ai yếu bóng vía chỉ trông hoặc nghe tiếng phập nhanh như thái chuối là đủ chết ngất hoặc vãi nước đái ra quần. Trong mọi cách hành hình thì đây là cách hành hình “văn minh man rợ” nhất. Nó lạnh lùng khủng bố tinh thần. Nó trấn áp, nó tra tấn thần kinh con người.
Trên đoạn đường trải đá bên cạnh pháp trường là dăm bảy chiếc xe bò chờ sẵn để chở xác người đi chôn.

Bãi bên, xếp 15 chiếc quan tài. Thấy lạ, nhà báo Louis Roubaud hỏi viên chánh cẩm:
- Sao xử chém 13 người mà lại có những 15 quan tài?
Hắn trả lời:
- Để đề phòng có người sợ quá vỡ tim mà chết tại chỗ! Tình huống này rất dễ xảy ra.
Lần lượt 13 nghĩa sĩ lên đoạn đầu đài. Tất cả đều bình thản bước tới theo danh sách được gọi tên. Tất cả đều khước từ cố đạo rửa tội. Trước khi lưỡi dao máy chém phập xuống, ai cũng hô to: ”Việt Nam vạn tuế!”. Tiếng hô đủ vang tới tường nhà thờ dội ra đường phố Yên Báy. 


Trên hết là cờ VNCH, trái bên dưới là cờ của nghiã quân 
VNQDĐ dùng trong ngày 17/6/1930
bên tay mặt là cờ của  VNQDĐ 

Nguyễn Thái Học phải đứng đó để chứng kiến lần lượt từng người văng đầu trên máy chém. Phó Đức Chính là người thứ 12 lên đoạn đầu đài. Cố đạo Méchet hỏi anh: “Cậu chết trẻ vậy có ân hận không?”. Phó Đức Chính trả lời thản nhiên: “Ở đời, mong làm lấy một việc lớn mà việc ấy không thành thì chết có gì ân hận”!Xúc động biết bao khi được nghe kể về người anh hùng Phó Đức Chínhh đã không hề nao núng, run sợ trước cái chết, khẳng khái ngửa mặt nhìn lưỡi đao từ trên cao bổ xuống, chứ không chịu cúi đầu... 


Ngày Yên-Bái, nhắc dân gian
Nghiêng mình ngưỡng mộ một trang anh-hùng.
Lên máy chém ung dung, tự tại
Người từng người sắc thái oai-phong.
Mười Ba Thủ Cấp Anh Hùng,
Máu hồng lai láng đã phun pháp trường.
Gương chính khí can trường, bất khuất,
Đầu từng người lần lượt rơi theo:
(trích thơ Vĩnh Nhất Tâm)

Cận kề trước cái chết man dại bằng máy chém, những người con yêu dấu của dân tộc đã tỏ rõ khí phách hiên ngang bất khuất, anh dũng đồng thanh hô to "Việt Nam vạn tuế!", ngửng đầu sẵn sàng kề cổ dưới máy chém của kẻ thù, từng người một không hề nao núng run sợ.

Thật là hành động phi thường của những con người phi thường khiến cho ngay cả kẻ thù phải cúi đầu khiếp sợ và kính trọng. Chỉ có những con người yêu nước nồng nàn mới dám coi thường cái chết, coi cái chết nhẹ tự lông hồng như vậy.

Đến lượt Nguyễn Thái Học. Anh ngậm điếu xì gà thật to. Gọi đến tên, anh phì điếu thuốc ra khỏi miệng, thong thả bước tới máy chém. Anh đọc câu thơ bằng tiếng Pháp:

Mourir pour sa patrie
C’est le sort le plus beau
La plus digne d’envie

(Chết cho đất nước của mình
Là cái chết đẹp nhất
Thanh thản tuyệt vời nhất)
Anh hô lớn: “Việt Nam vạn tuế! Việt Nam vạn tuế!”

Chiếc gông đã khớp vào cổ anh. Tiếng hô: “Việt Nam…” bị đứt đoạn. Đầu người hùng VNQDĐ lìa khỏi cồ.

Từ phía dân chúng đứng xem bỗng vang lên tiếng hô: “Đả đảo thực dân Pháp dã man!”. Những tiếng phụ họa “đả đảo, đả đảo” ầm ầm, buộc đám cảnh binh phải dùng tới dùi cui.

Viên công sứ De Bottini giơ tay xem đồng hồ. Đầu Nguyễn Thái Học rơi khỏi cổ lúc 5 giờ 35 phút, ngày 17 tháng 6 năm 1930 tức 21 tháng 5 Canh Ngọ.

Sau khi cuộc tổng ni dậy thất bại, toà án đề hình của thực dân đã có tới 1.086 vụ án xử những người tham gia VNQDĐ, thủ tiêu 359 người. Những người em của NTH là Nguyễn Thái Nho, Nguyễn Thái Lâm, Nguyễn Quang Triều cũng lần lượt sa vào tay giặc, người bị xử tử, người bị thủ tiêu, riềng ông Nguyễn Thái Nỉ lúc ấy còn nhỏ, 7 – 8 tuổi, chưa hoạt động gì là còn sống sót. 

Ảnh: Bàn thờ hai anh chị Nguyễn Thái Học và Nguyễn Thị Giang 
tại gia đình người em út Nguyễn Thái Nỉ.

Các anh hùng của Việt Nam thân xác và máu họ đã thấm vào lòng đất mẹ, để tên tuổi đi vào lịch sử và trường tồn với thời gian. 85 năm đã qua, lòng người dân Việt chưa bao giờ nguội lạnh với những đoá hoa máu đầu thế kỷ XX. Vào tháng 6 hàng năm nhân dân khắp 3 miền đất nước đã làm lễ truy điệu để nhớ đến công ơn của những người con của mẹ VN đã hy sinh vì đại nghĩa dân tộc, họ  đã vị quốc vong thân vì chữ Độc lập, Tự Do và Hạnh Phúc.


NHỮNG CHIẾN SĨ VNQDĐ BỊ LƯU ĐÀY

525 nhà yêu nước Việt Nam Quốc Dân Đảng bỏ mình trên trại tù Guyane, Nam Mỹ 




Cuộc khởi nghĩa thất bại hàng ngàn chiến sĩ yêu nước bị đày đi côn đảo, hằng trăm đảng viên VNQDĐ bị lưu đày biệt xứ tại rừng Amazone, Nam Mỹ rồi bỏ mình nơi quê người không bao giờ được trở về quê hương. Tháng 01, năm 2010 một phái đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng đã đến Guyane dựng bia tưởng niệm những anh hùng dân tộc bỏ mình nơi rừng sâu Nam Mỹ. 


Tấm bia tưởng niệm được dựng tại Nhà Lao An Nam ngày 29-01-2010 trong rừng L’Inini, rặng Amazone, nay thuộc quận Montsynery-Tonnegrande Guyane France, Nam Mỹ

Đây là con tàu Martinière chở hàng trăm chiến sĩ yêu nước VNQDĐ sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa 10-02-1930 từ Việt Nam đến lưu đày Guyane, Nam Mỹ 5/1931 (Ảnh Vietquoc.org 1/2010)
Danh Sách tù nhân VNQDĐ bị đày đi Guyane 1931 – 
Ảnh chụp của phái đoàn VNQDĐ tại tại thư khố Guyane (ảnh Vietquoc.org 1/2010)

Chuồng cọp giam giữ những nhà ái quốc VNQDĐ

THƠ VĂN VỀ NGÀY TANG YÊN BÁY
Ngày tang Yên Báy


(Kính tặng hương hồn những liệt sĩ đã 

bỏ mình trong cuộc khởi nghĩa Yên Báy)

VIỆT- NAM muôm năm! VIỆT- NAM muôm năm!
Trong bình minh sương lạnh phủ âm thầm.
Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt
Toan lay tỉnh cả toàn dân nước Việt.
Gió căm hờn rên rỉ tiếng gào than.
Từ lưng trời sương trắng rủ màn tang.
Ánh mờ nhạt của bình minh rắcnhẹ
Trên Yên-Báy âu sầu và lặng lẽ,
Giữa mấy hàng gươm súng tỏa hào quang,
Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang
Thong thả tiến đến trước đài Danh Dự:
Trong quần chúng đứng cúi đầu, ủ rũ,
Vài cụ già đầu bạc lệ tràn rơi,
Ngất người sau tiếng rú: Ối con ơi!
Nét u buồn chợt mơ màng thoáng gợn
Trên khóe mắt đã từng khinh đau đớn
Của nhưng trang anh kiệt sắp lìa đời.
Nhưng chỉ trong giây phút vẻ tươi cười
Lại xuất hiện trên mặt người quắc thước!
Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước,
Tình thân yêu, quyến thuộc phải xem thường.
Éo le thay! muốn phụng sự quê hương,
Phải dẵm nát bao lòng mình quyến luyến!
Nhưng này đây, phút thiêng liêng đã đến,
Sau cái nhìn chào non nước bi ai,
Họ thản nhiên lần lượt bước lên đài,
Và dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng:
"VIỆT NAM muôm năm!" Một đầu rơi rụng.
"VIỆT NAM muôn năm!" Người kế tiến lên.
Và Tử thần kính cẩn đứng ghi tên
Nhưng liệt-sĩ vào bia người tuẫn quốc.
 

Sau Đức Chính, đây là phiên Thái Học.
Anh nghiêng mình trước xác những anh em,
Rồi mỉm cười, Anh ngẩng mặt nhìm xem
Những kẻ đến quan chiêm đoàn liệt sĩ
Để từ biệt những bạn đồng tâm chí,
Tiếng tung hô bỗng nổi, vang trời cao,
Nhưng liền theo Anh đã bị xô vào
Chiếc gươm máy giăng tay chào, lặng lẽ.
Đao xuống, đầu rơi, máu đào tung tóe.
Người anh hùng nước Việt thôi còn đâu!
Lũ thực dân giám sát đứng nhìn nhau
Như trút sạch hết những điều lo ngại.
Và xoa tay, chúng thở dài khoan khoái,
Trong rừng người ứa lệ, Nguyễn Thị Giang
Nén nỗi đau như cắt xé can tràng
Đứng ngơ ngác, lặng người bên Hữu Cảnh.
Trong nắng sớm, gió căm hờn quát mạnh
Như thề cùng những tử sĩ anh linh
Mang dội cùng trên đất Việt điêu linh
Những tiếng thét uy hùng và tráng liệt.
Của những kẻ tan thân vì giống Việt.

Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Như tan trong gió mạnh khóc vang rầm
Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt
Cố lay tỉnh cả toàn dân nước Việt.

Thân anh hùng đã nát dưới ngàn cây
Nhưng tiếng hô còn phảng phất đâu đây,
Mười lăm năm sau ngày sầu Yên Báy,
Toàn thể giống Tiên Rồng cùng đứng dậy,
Cố đuổi loài tham bạo khỏi non sông,
Hơn hai năm đất Việt máu pha hồng
Mà chiến sĩ vẫn một lòng cương quyết
Thề tranh đấu đến khi nào nước Việt
Được hoàn toàn độc lập mới ngừng tay.
Thế là dòng máu vọt dưới trời mây
Một buổi sáng mười lăm năm về trước
Đã vẽ được cảnh anh hùng nguyện ước.
Đưa non sông ra khỏi chốn u trầm
Cả toàn dân nước Việt đến muôn năm
Vẫn ghi tạc trong tâm ngày hôm ấy,
Ngày hôm ấy, ôi! ngày tang Yên Báy!

Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Xé nát màn sương lạnh phủ âm thầm,
Mười ba tiếng tung hô bao tráng liệt
Đã lay tỉnh cả toàn dân nước Việt.

Đằng Phương (cố GS Nguyễn Ngọc Huy)



VỊ ANH HÙNG BẤT TỬ

Nguyễn Thái Học, vị anh-hùng bất tử!
Như thái dương ngời sáng dãy non hùng.
Người ra đi viết lên trang huyết sử,
Tỏ uy-linh giống cháu Lạc, con Hồng.
Một dân tộc mấy ngàn năm từng trải,
Một trời Nam bừng sáng dậy muôn trùng.
Dù cho phải chịu đầu rơi, máu chảy,
Tiếc chi thân khi dân tộc khốn cùng!
Tay bị trói, chân mang còng xiềng xích,
Ra pháp trường vẫn phong thái hiên ngang.
Dù cách-mệnh chưa hoàn thành chủ đích
Nhưng niềm tin, ý chí đã “thành nhân
(Vĩnh Nhất-Tâm) 

MƯỜI BA NGỌN ÐUỐC

Mười Ba Ngọn Ðuốc ghi trang sử
Một nước hùng anh rạng cõi Ðông
Dù đã thăng trầm qua mấy bận
Quyết không hàng giặc bỏ non sông
Bước đi dõng dạc, chân xiềng xích
Máy chém đầu rơi, phụt máu đào
Vừa lúc ánh dương bừng thức dậy
Hào quang lưu mãi đến ngàn sau.
Ðã non thế kỷ không ngưng nghỉ
Từng lớp… vì dân đổ máu đào
Tiếp tục đấu tranh vì chính nghĩa
Tinh thần YÊN BÁI dưới trời cao.
(Vĩnh Nhất-Tâm) 

ÐÓA HOA MÁU
Dân Lạc Việt, từ thời lập quốc
Trải qua bao chiến cuộc thăng trầm.
Vẫn sừng sững mấy ngàn năm,
Vang lừng một cõi, cháu con Lạc Hồng…
Thực dân Pháp ngông cuồng tự đại,
Đâu khác chi vô lại một loài.
Sáu mươi năm, một chuỗi dài,
Người người sau trước quyết bài thực dân.
Vì bạo ngược, vô luân quá độ
Đày dân ta khốn khổ vô cùng.
Máu da nhuộm thắm non hùng,
Ngọn cờ Độc Lập vững vàng một phương.
Dân tộc Việt trước phường thảo khấu,
Đã bao phen tranh đấu không ngừng.
Ví như Thư Xã Nam Đồng,
Quyết vì đại nghĩa cho tròn chí nhân.
NGUYỄN THÁI HỌC trái tim quả cảm,
Gặp Va-ren trao bản điều trần:
Bao nhiêu nguyện vọng tối cần,
Mở mang dân trí, canh tân nước nhà.
Nhưng bọn chúng dần dà kiếm chuyện,
Dở thêm trò đê tiện hại dân.
Đúng là một lũ thực dân,
Xiết dân càng chặt, mọi phần khắt khe.
Vì dân tộc nhất tề lập chí,
Cùng anh em tính kỹ trước sau.
Cuối năm Hai Bảy (1927) bắt đầu,
Nam Đồng Thư Xã quyết trao tấm lòng.
Lập nên Đảng trong vòng bí mật,
Ðánh thực dân, vốn thật manh tâm.
Phải cách mệnh, mới canh tân,
Chung lòng giành lại giang sơn của mình.
Nhân dịp lễ Giáng-Sinh trần thế
Đảng Quốc-Dân tuyên thệ ra đời.
Thế thiên hành đạo cứu người,
Diệt loài cường bạo, người người cùng đi.
Thực dân Pháp chỉ vì trục lợi,
Dân nguyện lòng không đội trời chung.
Quyết tâm một trận thư-hùng,
Dẹp quân xâm lược, đuổi phường thực dân.
Sau vụ giết Ba-gianh bại lộ,
Pháp bắt đầu truy tố lung tung.
Trùng trùng mật thám vây lùng,
Bắt người vô tội hành hung đủ điều.
Đảng tới lúc đối đầu trực diện
Từ trung-ương cho đến hạ tầng.
Lo cho kế hoạch chu toàn,
Định ngày khởi nghĩa đuổi quân tham tàn.
Mọi dự liệu sẵn sàng tử chiến,
Quyết hoàn thành tâm nguyện non sông.
Mang dân ra khỏi cùm gông,
Ngọn Cờ Cách-Mệnh sáng hồng lửa thiêng.
Ngày khởi nghĩa dậy miền đất Bắc,
Mười tháng Hai (10-2), cờ phất tung bay
Khắp trên tất cả kỳ đài,
Đất rung, núi chuyển, trời lay, biển gào.
Máu Cách-mệnh tô cờ Độc-lập,
Hoa Tự-do rộ khắp ba Miền.
Không thành công cũng thành nhân!
Di ngôn Thái Học góp phần biểu dương.
Dân tộc Việt một lòng nối chí,
Tuốt gươm thiêng, hùng khí: không hàng;
Ngày Yên-Bái, nhắc dân gian
Nghiêng mình ngưỡng mộ một trang anh-hùng.
Lên máy chém ung dung, tự tại
Người từng người sắc thái oai-phong.
Mười Ba Thủ Cấp Anh Hùng,
Máu hồng lai láng đã phun pháp trường.
Gương chính khí can trường, bất khuất,
Đầu từng người lần lượt rơi theo:

Việt-Nam… vạn-tuế!’’ tung hô
Mười Ba Dũng Sĩ ghi vào sử xanh.
Dù chí lớn chưa thành đại nghiệp!
Cứu muôn dân trên khắp ba Miền
Lương dân thống khổ triền miên
Thực dân đô hộ: xích xiềng, máu, xương.

Gương bất-khuất con Hồng, cháu Lạc
Trang Sử Thiêng ghi tạc lòng son.
Gương xưa: bất khuất, trường tồn!
Thời nay không để nước non suy tàn!
(Vĩnh Nhất-Tâm) 
Sau khi ông mất, sinh viên học sinh Huế tổ chức lễ truy điệu và đọc bài Văn tế các Tiên-liệt Việt Nam Quốc Dân Đảng sau đây do cụ Phan Bội Châu trước tác.



VĂN TẾ NGUYỄN THÁI HỌC



Gươm ba thước chọc trời kinh, chớp cháy, này Lâm Thao, này Yên Bái, này Vĩnh Bảo, khí phục thù hơi thở một tầng mây!

Súng liên thanh vang đất thụt, non reo, nào chủ đồn, nào xếp cẩm, nào quan binh, ma hút máu người bay theo ngọn gió.

Trách nông nỗi trời còn xoay tít, trước cờ binh sao quay gió cản ngăn;

Tiếc sự cơ ai quá lờ mờ, dưới trướng giặc bấy nhiêu tay len lỏi.

Ma cường quyền đắc thế sinh hùng uy,

Thần công lý bó tay nghe tử tội.

Ôi thôi, mù thảm mây sầu,

Gió cuồng mưa vội;

Cửa quỷ thênh thang!

Đường trời vòi vọi!

Nhân dân chí sĩ, sát thân vào luật dã man;

Nữ kiệt anh hùng, thất thế đang hồi đen rủi. [8]

Trường tuyên án chị chị anh anh cười tủm tỉm, tức nỗi xuất sư vị tiệp, [9]

vai bể non gánh nặng hãy trìu trìu,

Đoạn đầu đài sau sau trước bước ung dung, gớm gan thị tử như quy, [10]

mặc cây cỏ máu tươi thêm chói chói.

Tuy kim cổ hữu hình thì hữu hoại, sóng Bạch Đằng, mây Tam Đảo, hơi sầu cuộn cuộn bóng rồng thiêng đành ông HỌC xa xuôi,

Nhưng sơn hà còn phách ắt còn linh, voi nàng Triệu, ngựa nàng Trưng, hình hạc gió, hãy cô GIANG theo đuổi.

Đoàn trẻ chúng tôi nay:

Tiếc nước còn đau,

Nghĩ mình càng tủi!

Nghĩa lớn khôn quên,

Đường xa dặm mỏi!

Giây nô lệ quyết rày mai cắt đứt, anh linh thời ủng hộ, mở rộng đường công nhẩy, bằng bay;

Bể lao lung đua thế giới vẫy vùng, nhân đạo muốn hoàn toàn, phải gắng sức rồng dành, cọp chọi,

Đông đủ người năm bộ lớn, đốt hương nồng, pha máu nóng, hồn thiên thu như sống như còn,
Ước ao trong bấy nhiêu niên, rung chông bạc, múa cờ vàng, tiếng vạn tuế càng hô càng trỗi.
Tình khôn xiết nói,
Hồn xin chứng cho,
Thượng hưởng!
Sào Nam Phan Bội Châu, (1932)

Một nén hương lòng tưởng nhớ những anh hùng đã chết để quê hương và dân tộc trường tồn.

NHỮNG YẾU NHÂN CỦA VNQDĐ

Nguyễn Khắc Nhu và những bài thơ yêu nước


Ông Nguyễn Khắc Nhu (chữ Hán: 阮克柔; 18811930) là một chí sĩ yêu nước Việt Nam thời cận đại. Ông là một trong những cột trụ của Việt Nam Quốc dân đảng thời kỳ trước 1930.,  tại làng Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Xuất thân trong một gia đình Nho học, thuở nhỏ ông theo học khoa cử, năm 1912 đi thi Hương đứng đầu cả xứ Bắc K nên đương thời gọi là Đầu Xứ Nhu, gọi tắt là Xứ Nhu. Ông không chỉ là một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân đảng, với chức vụ trưởng ban lập pháp, người có vai trò quan trọng trong đường lối đấu tranh vũ trang của Việt Nam Quốc Dân đảng, mà còn là một nhà thơ chân chính. 

Mỗi trang, mỗi dòng như chính cuộc đời bi hùng của ông, chứa chan tinh thần yêu nước, thương nòi.Nguyễn Khắc Nhu là một trong hai lãnh tụ xuất sắc của Việt Nam Quốc Dân đảng (VNQDĐ). Ông và Nguyễn Thái Học chủ trương bạo động võ trang để giành chính quyền làm chính sau khi thấy các nhà yêu nước thuộc phong trào Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục lấy cải cách làm chính không giành được thắng lợi. >> Chết vì Tổ quốc chết vinh quang Chủ trương bạo động võ trang của VNQDĐ mà đỉnh cao là Khởi nghĩa Yên Bái. Cuộc khởi nghĩa thất bại, Nguyễn Khắc Nhu cùng những đồng đội của ông bị bắt, bị giết và tù đày. Trước khi tự sát ông đã nêu cao khí tiết của người chiến sĩ yêu nước chân chính... Từ trẻ chăm học ông đã đạt đến đỗ đầu Xứ 

Nguyễn Khắc Nhu

Ông sinh năm 1881, tại làng Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Xuất thân trong một gia đình Nho học, thuở nhỏ ông theo học khoa cử, năm 1912 đi thi Hương đứng đầu cả xứ Bắc Kỳ nên đương thời gọi là Đầu Xứ Nhu, gọi tắt là Xứ Nhu. Ông không chỉ là một lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân đảng, với chức vụ trưởng ban lập pháp, người có vai trò quan trọng trong đường lối đấu tranh vũ trang của Việt Nam Quốc Dân đảng, mà còn là một nhà thơ chân chính. 

Mỗi trang, mỗi dòng như chính cuộc đời bi hùng của ông, chứa chan tinh thần yêu nước, thương dân. Ông chủ trương đấu tranh vũ trang chống thực dân cướp nước dành chính quyền, vì vậy thơ ông khác hẳn với những nhà nho đương thời: Đó là hơi thở của dân gian, chứa chan hồn nước và tấm lòng côa ông trước vận mệnh của đất nước. Nơi ông sinh ra là cái nôi của nhiều làn điệu dân ca và văn học dân gian. Ngay từ nhỏ ông đã từng theo một phương chèo đi khắp miền Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Những làn điệu dân ca ôm ấp tình quê hương dã  thấm vào ông từ lúc nào. Chí lớn, hoài bão của ông được thể hiện rõ nét trong thơ. Đây là câu đối mà ông đã treo trên tường lớp học, cùng bản đồ thế giới, nơi ông dạy học:



Bích quải địa dư đồ

Tổ quốc giang sơn hà xứ tại?

Đường tôn nho giáo học

Nam cương tử đệ kiếp tông dư?



Có nghĩa là:



Trên vách treo bản đồ

Tổ quốc non sông đâu đó nhỉ?

Trong nhà tôn nho học


Cháu con đất nước nối dòng chăng?



Ôi! Tình yêu đất nước, hào khí dân tộc cùng ý thức với thế hệ mai sau nổi đau canh cánh  trong lòng, để rồi sau này được thể hiện ra bằng hành động cụ thể: Đấu tranh cách mạng trong khi dạy học, vừa dạy chữ Quốc ngữ, vừa dạy chữ Nho, trước thế và lực hơn hẳn của thực dân Pháp, ông đã âm thầm tập hợp bạn bè cùng chí hướng, khéo léo khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân, đặc biệt chú ý đến sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, ươm những hạt mầm cho đất nước mai sau:

Thầy xứ, hỡi thầy xứ!

Một thầy một lũ trò con

Khi ngồi lúc đứng đã chồn

Hết bài Quốc ngữ lại dồn chữ Nho



Miệng giảng nghĩa to to nhỏ nhỏ
Tay xếp bài sổ sổ khuyên khuyên
Ngoài trông ra vẻ tự nhiên
Trong thì ắt hẳn có phen chẳng thường

Hai câu cuối của bài thơ chứa đầy ẩn ý, chí lớn được diễn đạt tinh tế và sâu sắc. Cái chí vẫy vùng cứ nước cứu dân ấy còn được gửi gắm qua một bài thơ trả lời một người bạn đồng học ở Bắc Giang mới được đổi đi làm thừa phái ở Hải Dương năm 1916:

Canh tàn rót chén biệt ly
Xét mình mà lại thương vì cho ai
Tấm thân lưu lạc quê người
Trên đầu ngày lại sương phơi dần dần
Nước trôi e những sảy chân
Lòng son còn có cổ nhân biết cùng
Cũng nên vùng vẫy vẫy vùng
Đương khi Mỹ vũ Âu phong thấm nhuần

Ông khuyên con người hãy chú ý đến việc giữ gìn nhân cách, hơn là chỉ chú ý đến bề ngoài:

Tạo hóa sinh ra vốn ở truồng
Áo quần che để khác cầm muông
Rách lành cốt giữ mầu thơm, sạch
Đơn, kép tùy che lúc nắng sương
Nết tốt vẫn thường nhiều kẻ chuộng
Tài hèn, mặc gấm chẳng ai màng
Người Tây kia những mang gai vải
Sao vẫn văn minh vẫn vẻ vang

Bài thơ đầy phong vị dân gian, trào lộng mà thâm thúy, đặc biệt, tuy căm ghét giặc Tây cướp nước, nhưng ông vẫn đánh giá đúng mức những thành tựu của họ. Với bạn, ông chân tình, sâu nặng, luôn mong cho bạn gặp những điều tốt lành, nhắc nhở các bạn vận động thanh niên theo Âu học, hy vọng có ngày đất nước ta có thể theo kịp những nước văn minh. Song ông không tha thứ cho kẻ bất nhân bạc ác. Khi biết tên tri huyện Thụ Ngọc Lương của huyện Võ Giảng, Bắc Ninh cũ tham lam, tàn ác, ông làm bài thơ cho dán trước cổng huyện đường, cảnh cáo hắn:
Gớm ghiếc huyện quan Thụ Ngọc Lương
Mồm thì lảm nhảm, mắt thì giương
Mẹ cha tổng lý lòng không nể
Bè bạn chân tình dạ chẳng thương
Xử kiện lèm nhèm như tổ đỉa
Nã tiền đòn đánh tựa đầu lươn
Văn nhân sỹ tử nào đâu cả
Xỏ khố khiêng lên trả tỉnh đường

Dân gian truyền miệng rằng, đọc bài thơ, tuy miệng nói cứng, như Thụ cũng e sợ và phải giảm bớt những hành động đàn áp bóc lột nhân dân trong huyện. Bài thơ của ông vừa răn đe kẻ bạc ác, vừa làm thức tỉnh sức mạnh trong mỗi người dân. Tư tưởng và chủ trương của ông được khẳng định trong bài thơ viết sau khi Ba Danh (Bazin) – tên mộ phu khét tiếng tham tàn của thực dân Pháp bị trừng trị đích đáng

Nặng lòng ưu ái khó làm thinh
Dội máu nam nhi rửa bất bình
Cướp nước, chém cha quân Phú – Lãng
Cháy thành chết mẹ chú Ba Danh
Gian nan những xót người trong hội
Tâm sự nào ai kể với mình
Hỡi hỡi anh em cùng gắng sức
Phen này quét sạch lũ hôi tanh!

Trong khi vận nước đang lúc khó khăn, nhưng Nguyễn Khắc Nhu vẫn tin tưởng vào tương lai của dân tộc, của con đường đấu tranh cách mạng mình đã lựa chọn. Ngay khi còn dạy học, ông đã cho dán câu đối:
Thế giới văn minh vô chỉ cảnh
Nhân quần tiến hóa hữu cơ quan

có nghĩa là:

Văn minh thế giới không dừng bước
Tiến hóa loài người có chốt then

Thực ra vế đầu của câu đối mang ẩn ý sâu xa: “Văn minh Nam Việt không dừng bước”.

Thơ của Nguyễn Khắc Nhu thể hiện rõ tình yêu với dân, với nước, yêu ghét phân minh, đầy suy tư trăn trở, nhưng những trăn trở suy tư ấy không bi quan yếm thế như một số nhà nho đương thời. Mà cái phần tích cực, năng động của nho giáo được ông tiếp nhận rồi biến thành hành động cụ thể.

Năm 1909, sau khi cả phong trào Đông du và Đông Kinh nghĩa thục đều bị tan vỡ, thực dân Pháp truy nã và bắt giam nhiều nhà chí sĩ, có cả Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Nguyễn Khắc Nhu trốn sang Trung Hoa, tham gia vào cuộc vận động cứu nước. Từ đó, ông chuyển dần sang xu hướng đấu tranh bạo động. Năm 1927, ông về nước cùng với các đồng chí thành lập Hội Việt Nam Dân Quốc, tổ chức nhiều cuộc tập kích một số đồn Pháp ở Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại... với ý định vũ trang khởi nghĩa. Năm 1928, ông sáp nhập hội Việt Nam Dân Quốc vào Việt Nam Quốc Dân Đảng và ông được cử tham gia với vai trò là trưởng ban Lập pháp của đảng. 

Ngày 9 tháng 2 năm 1930, ông trực tiếp chỉ huy trận đánh tập kích đồn binh Hưng Hoá và Lâm Thao. Cuộc tập kích bất thành, bản thân ông bị trúng đạn nhưng vẫn tìm đường trốn thoát. Giữa đường ông dùng lựu đạn tự tử nhưng không chết và bị quân Pháp bắt được. Trên đường giải về trại giam, ông nhảy xuống sông tự trầm, nhưng lại bị quân Pháp vớt được và đem về giam ông tại Hưng Hóa. Tại đây, ngày 11 tháng 2 năm 1930, ông đập đầu vào tường giam tự tử để bảo toàn khí tiết, hưởng dương 49 tuổi.

Clip Video do Vietweekly thực hiện

Nhân dân vô cùng thương tiếc và cảm phục, nhiều người lập bài vị thờ cúng và làm nhiều bài thơ, câu đối tưởng nhớ người anh hùng đã anh dũng hy sinh vì dân vì nước. Đặc biệt một nhà nho đã lập bài vị thờ cùng câu đối được nhân dân khắp nơi truyền tụng:

“Vị dân quyên sinh, vị Quốc quyên sinh, vị đảng nghĩa quyên sinh, thệ bất câu sinh đối thủ tặc
Kỳ tâm bất tử, kỳ danh bất tử, kỳ tinh thần bất tử, quyết tương nhất tử khích đồng bào”. 

Có nghĩa là: 

Vì dân quyên sinh, vì nước quyên sinh, vì đảng nghĩa quyên sinh, thề chẳng tham sinh nhìn giặc nước.
Lòng ông không chết, danh ông không chết, tinh thần ông không chết, quyết đem cái chết giục đồng bào.

Ngày nay nhiều con đường, ngôi trường trên đất nước VN được vinh dự mang tên Nguyễn Khắc Nhu. Ông đợợc lịch sử vinh danh và sống mãi trong dòng sinh mệnh dân tộc.

PHÓ ĐỨC CHÍNH

Ông là một trong những sáng lập viên, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Quê ở thôn Đa Ngưu, nay thuộc xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, Hưng Yên. Ông là con út trong gia đình có 4 anh chị em, thân phụ của ông là cụ Duy Chân (còn có tên khác là Đức Chân, Đức Tường). Cụ Duy Chân có 4 người con: Phó Đức Chỉ, Phó Đức Ước, Phó Thị Quy, và Phó Đức Chính. Ông là một trong những sáng lập viên, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Phó Đức Chính sinh năm 1907, xuất thân trong một gia đình Nho học. 

Tháng 12/1927, Phó Đức Chính tham gia thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng ( VNQDĐ và là một trong năm thành viên lãnh đạo của Tổng bộ, phụ trách công tác tổ chức. Ông là một yếu nhân, cánh tay phải đắc lực của Đảng trưởng Nguyễn Thái Học trong việc hoạch định kế sách và vạch ra những kế hoạch tuyên truyền, hành động.

Tốt nghiệp trường Công chính, Phó Đức Chính được bổ nhiệm sang làm việc ở Lào. Ngày 9/2/1929, một đảng viên của Đảng là Nguyễn Văn Viên vì ám sát tên mộ phu Bazin (Ba-danh) ở phố Huế, Hà Nội, nên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân khủng bố. Và có nội gián khai báo nên Phó Đức Chính bị bắt đưa về nước, song thực dân không có chứng cứ để buộc tội ông.
Được trả tự do, Phó Đức Chính dấn thân vào con đường cách mạng, ông trả hết những kỷ vật cho vị hôn thê là cô Thắm ở Thanh Hóa, ông dấn thân trên con đường giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân.

Phó Đức Chính (1907-1930), một trong 
những yếu nhân cuộc khởi nghĩa Yên Báy.

Tốt nghiệp trường Công chính, Phó Đức Chính được bổ nhiệm sang làm việc ở Lào. Ngày 9/2/1929, một đảng viên của Đảng là Nguyễn Văn Viên vì ám sát tên mộ phu Bazin (Ba-danh) ở phố Huế, Hà Nội, nên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân khủng bố. Và có nội gián khai báo nên Phó Đức Chính bị bắt đưa về nước, song thực dân không có chứng cứ để buộc tội ông.
Được trả tự do, Phó Đức Chính dấn thân vào con đường cách mạng, ông trả hết những kỷ vật cho vị hôn thê là cô Thắm ở Thanh Hóa, ông dấn thân trên con đường giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân.

Ngày 20 tháng 11, 1929, chính quyền lại khám phá ra 130 trái bom chôn dấu tại làng Phao Tân; ngày 23 tháng 12, tìm ra được 150 trái bom chôn dấu tại làng Nội Viên; ngày 26 tháng 12 khám phá ra 250 trái bom chôn tại Thái Hà ấp; ngày 10 tháng giêng năm 1930 khám phá được nhiều chum xành chứa truyền đơn cách mạng ở Lục Nam kêu gọi binh sỹ và dân chúng đứng lên làm cuộc cách mạng giải phóng.
Với việc khám phá ra những truyền đơn này, chính quyền thực dân Pháp đặt các lực lượng  an ninh vào tình trạng báo động. Nhiều biện pháp canh phòng được khẩn cấp đưa ra áp dụng một cách nghiêm ngặt. Trong những tháng sau đó, cuộc truy lùng của Pháp với các lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân đảng càng ngày càng gay gắt. Tình hình đảng càng ngày càng nguy ngập. Nguyễn Thái Học và hai lãnh tụ khác của đảng, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính suýt nữa bị rơi vào một cái bẫy do sở Mật Thám tổ chức qua sự phản bội của tên Đội Dương.
Đội Dương, tức Phạm thành Dương tốt nghiệp trường Bưởi, sau đó vào học trường thuốc được 2 năm thì bỏ đi lính. Nhờ có học lực khá, Dương được cử đi học khóa hạ sỷ quan tại chùa Thông (Sơn Tây). Đầu năm 1928, do một đảng viên là giáo Phú giới thiệu, Nguyễn thái Học đích thân lên chùa Thông tuyên truyền và kết nạp Dương vào đảng. Đầu năm 1929, Dương mãn khóa và được đổi về phi trường Bạch Mai. Tại đây Dương được đảng cử làm trưởng ban Binh Vụ của Tổng bộ. 
Nhưng khi bố của Dương là giáo Du biết được việc Dương gia nhập VN Quốc Dân đảng thì đã bắt Dương ra thú tội với Tây. Từ đó Dương trở thành chỉ điểm cho Mật Thám Pháp. Việc khám phá ra 250 trái bom chôn dấu tại Thái Hà ấp chính là do Dương chỉ điểm cho Pháp.

Hội nghị Võng La quyết định ngày Tổng Khởi Nghĩa

Trước tình thế càng ngày càng nguy kịch, ngày 26 tháng giêng năm 1930, Nguyễn Thái Học cho triệu tập một hội nghị đại biểu đảng mới tại làng Võng La nơi mà trước đó mấy hôm Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính đả suýt bị tên phản bội đội Dương bắt. 
Trong Hội Nghị này, Nguyễn Thái Học công nhận rằng: đảng sẽ thất bại khi nổi dậy, nhưng họ không thể chờ đợi tổ chức lại Đảng trước khi mở cuộc Tổng Khởi Nghĩa:
“Thưa các đồng chí, chúng ta làm cách mạng bằng sắt máu thì phải lấy lực lượng quân đội làm chủ lực. Nay Phạm thành Dương đã bội phản, phần chủ lực bị sứt mẻ rồi. Phần khác số khí giới dự trữ cũng bị địch khám phá được rất nhiều. Nếu nay chúng ta không hành động ngay tất số đồng chí và số vũ khí còn lại cũng bị địch làm tan vỡ hết."  Trong Hội nghị đại biểu toàn quốc nầy, Việt Nam Quốc Dân Đảng  đã quyết định tổng khởi nghĩa vào ngày 9/2/1930, phân công các chỉ huy đánh chiếm thị xã Yên Báy, Sơn Tây, Hưng Hóa, Phả Lại, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Hà Nội… Phó Đức Chính được giao chỉ huy đánh Sơn Tây. Gần tới ngày khởi sự, lực lượng đánh Sơn Tây ít, nên Phó Đức Chính lên tham gia khởi nghĩa Yên Báy trước.
Sáng sớm ngày 9/2/1930, nghĩa quân cải trang làm người đi chợ đổ về thị xã Yên Báy, đến chiều đã tập trung tại một khu rừng lớn gần thị xã. Phó Đức Chính mặc quân phục đứng ra diễn thuyết và phân phát khí giới, song một tên gián điệp đã báo với bọn Pháp nên chúng đã có sự phòng bị từ trước.

Một giờ sáng ngày 10/2/1930, 2 cơ binh khố đỏ số 5 và số 6 đóng đồn ở dưới chân đồi đã mở cửa đón nghĩa quân, phân phát súng, kéo cờ Việt Nam Quốc Dân Đảng, tấn công bọn chỉ huy Pháp giết chết tên Quan ba. Nhưng lính khố đỏ ở trên đồi bắn xuống dữ dội, nghĩa quân không sao tiến được, có nguy cơ bị vây kín trong trại. Lính khố xanh cũng không được tuyên truyền nên khi cuộc khởi nghĩa nổ ra giữ thái độ trung lập. Bị tấn công dữ dội, núng thế, Phó Đức Chính và Ban chỉ huy phải cho anh em xông pha lửa đạn rút vào rừng.

Khởi nghĩa Yên Báy thất bại, Phó Đức Chính vẫn hăng hái cùng một số nghĩa quân của ông về Sơn Tây gấp rút chuẩn bị đánh đồn Thông. Ngày 13/1/1930, kho bom của quân khởi nghĩa để ở Quang Húc đã bị quân Pháp phát hiện lấy hết, nhưng Phó Đức Chính vẫn quyết tâm hạ đồn. Chiều ngày 15/2/1930, Phó Đức Chính cùng Nguyễn Văn Khôi đang làm việc ở nhà quản Tân tại làng Nam An (tổng Cẩm Thượng, huyện Tùng Thiện, Sơn Tây) thì bị bắt.

Không bao lâu Nguyễn Thái Học cùng nhiều yếu nhân khác cũng bị bắt. Hội đồng đề hình xử 10 án khổ sai có hạn, 34 án khổ sai chung thân, 50 án đi đầy, 40 án tử hình trong đó có Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính. Kết án xong, tên chủ tịch Hội đồng đề hình hỏi Phó Đức Chính có chống án không? Phó Đức Chính cười đáp:

“ Đời người ta làm có một việc, hỏng cả một việc sống nữa làm gì?”

Chúng giam các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị án tử hình hơn 3 tháng ở Hà Nội, rồi chúng giải 13 người bị án chém lên Yên Bái. 5 giờ 30 phút sáng ngày 17/6/1930, đế quốc Pháp đưa các chiến sĩ ra hành hình. Mọi người đều hiên ngang, bất khuất khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ, nhân dân kính phục và thương cảm. Phó Đức Chính bị xử thứ 12. Ông đòi chúng đặt nằm ngửa nhìn lưỡi dao máy chém. Phó Đức Chính chỉ kịp hô: “Việt Nam vạn tuế” thì lưỡi dao tàn bạo của đế quốc đã hạ xuống. Phó Đức Chính đã hy sinh trong tư thế một chiến sĩ vì dân tộc độc lập. Ông là một trí thức trẻ đã vị nước vong thân,cái chết của ông đã là một tấm gương sáng chói cho hậu thế.
NguyenThaiHoc
KÝ CON

Đoàn Trần Nghiệp sinh năm 1908 tại phố Hàng Sơn, Hà Nội. Ông quê ở làng Khúc Thủy, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Năm 1926, Đoàn Trần Nghiệp làm thư ký cho Hãng Godard ở Hà Nội. Đến năm 1928, Đoàn Trần Nghiệp gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng và được giao việc trông coi sổ sách cho khách sạn Việt Nam - một cơ sở do Việt Nam Quốc Dân Đảng mở ở số nhà 38 Hàng Bông (Hà Nội). Ông nhỏ con thắng trẻo như thư sinh, trong Việt Nam Quốc Dân Đảng ông lại nhỏ tuổi nhất nên mọi người gọi đùa là Ký Con.

Ngày 9 tháng 2 năm 1929, Nguyễn Văn Viên đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng xử tử Bazin (một tay thực dân chuyên dụ dỗ, bắt cóc dân nghèo tại Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ đi làm phu cho các đồn điền cao su tại Nam Kỳ, Miên, Lào, nơi những người phu này bị đối xử như nô lệ) ở phố Huế (có tài liệu nói là chợ Hôm), Hà Nội. Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp khủng bố ở khắp mọi nơi, khách sạn Việt Nam bị đóng cửa, Ký Con bị bắt nhưng không có chứng cớ nên được thả.

Sau đó, ông được lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học tin tưởng cử vào Ban ám sát (chuyên trừng trị những tay thực dân, Việt gian, những kẻ phản bội tổ chức _Hoàng Văn Tùng là trưởng ban).

Ngày 6 tháng 9 năm 1929, Đoàn Trần Nghiệp được giao nhiệm vụ ám sát Nguyễn Văn Kinh - một người phản bội tổ chức, gây nhiều thiệt hại cho Đảng. Ông đi xe đạp, đón đường, rút súng bắn vào đầu Nguyễn Văn Kinh, thản nhiên để vào ví kẻ phản bội bốn chữ "không giữ lời thề" rồi ung dung đạp xe đi.

Trước tình hình trong hàng ngũ đảng có phản bội, công việc chuẩn bị khởi nghĩa bị bại lộ, thực dân Pháp càn quét các khắp nơi, nhiều đảng viên bị bắt. Mặc dù không tin chắc vào thắng lợi, ngày 17 tháng 9 năm 1929 Tổng bộ Việt Nam Quốc dân đảng vẫn ra quyết định tổng khởi nghĩa với một câu nói nổi tiếng của Nguyễn Thái Học "Không thành công thì thành nhân".

Ngày 26 tháng 1 năm 1930, Hội nghị Việt Nam Quốc Dân Đảng ra quyết định tổng khởi nghĩa vào ngày 9 tháng 2 năm 1930.

Đoàn Trần Nghiệp được phân công phụ trách ném bom ở Hà Nội. Ông tổ chức đội cảm tử gồm có Nguyễn Văn Liên, Mai Duy Xứng, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Quang Triệu, và Nguyễn Bá Tâm để ném bom ở năm địa điểm ở Hà Nội trong đó có nhà Chánh mật thám Arnoux, 2 trái; Hỏa Lò 8 trái; Sở Sen đầm 2 trái; cảnh sát Quận 1, 2 trái; cảnh sát Quận 2, 2 trái. Tuy bom nổ nhưng không có ai thiệt mạng. Đoàn Trần Nghiệp bị truy nã khắp nơi, đầu ông được treo giá 5000 đồng.

Tháng 6 năm 1930, ông bị mật thám bắt ở Nam Định và bị đưa về giam ở Hỏa Lò, Hà Nội. Khi được ký giả người Pháp Louis Roubaud phỏng vấn ông nói mục đích của ông là " đánh đuổi người Pháp ra khỏi xứ An Nam".

Ngày 5 tháng 8 năm 1930, Đoàn Trần Nghiệp bị kết án tử hình. Cuối tháng 12 năm 1930, Đoàn Trần Nghiệp, tức Ký Con bình thản cùng 6 đồng chí bước lên máy chém tại cổng trước nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.

Tháng 6 năm 1930, ông bị mật thám bắt ở Nam Định và bị đưa về giam ở Hỏa Lò, Hà Nội. Khi được ký giả người Pháp Louis Roubaud phỏng vấn ông nói mục đích của ông là " đánh đuổi người Pháp ra khỏi xứ An Nam".

Ngày 5 tháng 8 năm 1930, Đoàn Trần Nghiệp bị kết án tử hình. Cuối tháng 12 năm 1930, Đoàn Trần Nghiệp, tức Ký Con bình thản cùng 6 đồng chí bước lên máy chém tại cổng trước nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. 

PHẠM TUẤN TÀI

Phạm Tuấn Tài (1905 - 1937), là một thầy giáo yêu nước Việt Nam. Quê: huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Dạy học ở Nam Định, Tuyên Quang, Hà Nội. Cùng anh ruột là Phạm Tuấn Lâm sáng lập Nam Đồng thư xã. Cùng nhóm Nguyễn Thái Học thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng. Sau vụ ám sát tên mộ phu Bazanh (Bazin), bị kết án đày đi Côn Đảo. 

Phạm Tuấn Tài sinh quán tại làng Phù Cừ huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Vì hoạt động quá sức, vốn người lại yếu, nên anh mắc chứng lao phổi. Bị đầy ra Côn Đảo, vì chế độ lao tù quá cực khổ, khiến bệnh anh mỗi ngày mỗi trầm trọng.
Năm 1934, thời kỳ bệnh phát nặng, bị đưa ra bệnh viện cùi. Các đồng chí phải kiếm tre, lá dựng cho anh một cái lều riêng để ở, và hàng ngày lo liệu tiếp tế thực phẩm cho anh.
Mặc dầu bị trùng lao tàn phá, buồng phổi mỗi ngày một trầm trọng, tinh thần Phạm Tuấn Tài vẫn mạnh mẽ, anh bí mật ra một tờ báo phát hành trong nhà tù, cổ động anh em giữ vững tinh thần cách mạng mệnh danh là báo “Tiếng Gọi.”
 Đến thời kỳ bệnh tình suy nhược, Phạm Tuấn Tài đổi tờ báo “Tiếng Gọi” ra báo “Tiếng Rên.” Qua thời kỳ bệnh tình trầm trọng, họ Phạm đổi là báo “Tiếng Gào.”
 Phạm Tuấn Tài tạ thế tại nguyên quán, được giới cách mạng, trí thức và sinh viên học sinh tỉnh Nam Định tổ chức lễ truy điệu rất long trọng. 
Năm 1936 ra tù và 1937, là một nhà thơ của văn học hiện đại đầu thế kỳ 20. Các bài thơ do Phạm Tuấn Tài sáng tác như:
Phạm Tuấn Tài (1905 - 1937), thầy giáo 
yêu nước,  cùng Nguyễn Thái Học
 thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng


Đêm đứng bờ ao



Thức lâu mới biết nỗi đêm trường. 

Thơ thẩn bờ ao cảnh ngắm suông. 

Đáy nước long lanh in bóng nguyệt, 

Mặt hoa óng ánh đượm màu sương. 

Lạnh lìng tắt giọng thương hồn quốc, 

E ủ ngồi trơ ngán chẫu chường (chằng). 

Phong cảnh như tô màu thuỷ mặc, 

Chàng trông càng nghĩ lại càng thương.





Nguồn: 

1. Nam phong tạp chí, số 67, tháng 1-1923 

2. Hợp tuyển Văn học Việt Nam (1920-1945)





Đông dạ lữ hoài

Lạnh lẽo canh tàn khách thẩn thơ, 
Đường kia nỗi nọ rối vơ tơ. 
Trông về quê quán sương che khắp 
Ngảnh lại non sông tuyết phủ mờ. 
Nhạn yến đổi thay chừng mấy độ, 
Trúc mai sum họp biết bao giờ 
Niềm tây biết ngỏ cùng ai tá? 
Chỉ thấy trăng suông bóng lập lờ.

Nguồn
1. Nam phong tạp chí, số 67, tháng 1-1923 
2. Hợp tuyển Văn học Việt Nam (1920-1945)

Cảm đề

Tài sơ đức bạc phận thư sinh, 

Nghĩ nỗi mình thôi lại giật mình. 
Hỏi nợ tang bồng trơ mặt trắng, 
Soi gương kim cổ thẹn mày xanh. 
Nước non cau mặt trò dâu bể, 
Thân thế đau lòng nỗi nhục vinh. 
Thôi những buồn tênh càng chán ngắt, 
Vòng trần khôn lẽ chạy vòng quanh.

Nguồn: 
1. Nam phong tạp chí, số 70, tháng 4-1923 
2. Hợp tuyển Văn học Việt Nam (1920-1945)

Nhân tình

Nàng hỡi ai ơi nghĩ đó mà, 

Nhân tình bạc bẽo thói tinh ma. 
Khi vui tay vỗ cười giòn lạ, 
Gặp nạn chân lui bước lảng ra. 
Tình nghĩa mặn mà đầu tấc lưỡi, 
Nói cười thơn thớt bộ ngoài da. 
Ấy lòng nham hiểm vô cùng tận, 
Đã biết chưa ai chớ tưởng là.

Nguồn: 

1. Nam phong tạp chí, số 71 tháng 5-1923 
2. Hợp tuyển Văn học Việt Nam (1920-1945)

Nếu ngày 17/6/1930 là ngày tang của Việt tộc truớc sự hy sinh của các chiến sĩ cách mạng VNQDĐ, thì một ngày sau, tức ngày 18/6/1930 Vit tộc cũng đã ngậm ngùi tưởng nim sự ra đi của Cô Giang, vị hôn thê của cố đảng trưởng Nguyễn Thái Học. 

Cô Giang tuẫn tiết - 18/06/1930

Ngôi  mộ nằm giữa cánh đồng làng Thổ tang,



Trên bia mộ ghi câu thơ của cô Giang:
"Quốc kỳ phấp phới trên thành
Tủi thân không được chết vinh dưới cờ"
Ảnh Phó Đức Chính (trái) và Cô Giang ( mặt)
trong hồ sơ của mát thám P
Cô Giang (1906–1930), tên gọi phổ biến của bà Nguyễn Thị Giang, là một nhà cách mạng người Việt chống thực dân Pháp và là hôn thê của Nguyễn Thái Học - lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng.http://www.nguyenthaihocfoundation.org/tailieuNTH/moi-tinh-bi-trang-NTH-NTG.htm

 
Ảnh: Bàn thờ hai anh chị Nguyễn Thái Học và Nguyễn Thị Giang 
tại gia đình người em út Nguyễn Thái Nỉ.
Tiểu sử
Nguyễn Thị Giang sinh năm 1906 tại thị xã Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Bà là con của ông Nguyễn văn Cao (?- 1925) và bà Nguyễn Thị Lưu (?- 1936) và là em ruột Nguyễn Thị Bắc, tức Cô Bắc.
Bà là con thứ hai trong một gia đình gồm bảy người con cả trai và gái, vốn quê ở môt làng dệt thuộc tỉnh Hà Đông, vì thân phụ tham gia phong trào văn thân nên phải dời lên buôn bán tại số 2 phố Thọ Xương, thị xã Phủ Lạng Thương (nay là thị xã Bắc Giang, tỉnh Hà Bắc).

Gia nhập đội ngũ kháng Pháp

Sau khi học xong lớp nhất, Cô Giang cùng chị là Cô Bắc (Nguyễn Thị Bắc) được nhà yêu nước Nguyễn Khắc Nhu (tức Xứ Nhu) dìu dắt rồi kết nạp vào tổ chức Việt Nam Dân Quốc[2]
Ngày 25 tháng 12 năm 1927, nhóm trí thức trẻ trong Nam Đồng thư xã đứng ra thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sau đó, đảng này sáp nhập với Việt Nam Dân Quốc vì họ có cùng mục tiêu là “đánh đuổi người Pháp ra khỏi nước Nam, giành nước Nam lại cho người Nam”.
Nhờ việc sáp nhập này, Chủ tịch Việt Nam Quốc Dân Đảng là Nguyễn Thái Học có dịp làm quen với Cô Giang. Hợp lòng nhau, vào một buổi chiều từ Phú Thọ về xuôi, hai người ghé vào Đền Hùng, sau khi hội đàm với các đồng chí của mình, cả hai vào đền thờ Tổ để cùng thề hẹn... Theo một Ủy viên trong Việt Nam Quốc Dân Đảng là nhà văn Nhượng Tống, thì trong buổi ấy, Cô Giang đã cố xin Nguyễn Thái Học giao cho một khẩu súng lục, và hứa rằng “nếu Học chẳng may chết vì nước, thì Giang cũng xin lấy khí giới này mà chết theo chồng!”[3] Đứng trong hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng, Cô Giang được cử giữ chức Tổng thư ký của đảng. Sau, cô cùng chị là Cô Bắc được cử phụ trách việc truyên truyền, làm binh vận và liên lạc giữa các cơ sở đảng ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Yên Bái... Và bất cứ ở nơi đâu, hai chị em cô đều hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Vào trung tuần tháng 5 năm 1929, Nguyễn Thái Học triệu tập đại hội đảng toàn quốc tại làng Đức Hiệp, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, quyết định chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Công việc chuẩn bị chưa hoàn tất, thì cuối năm 1929 tại Bắc Giang một cơ sở chế bom bị tai nạn phát nổ, và đầu năm 1930 người Pháp bắt giữ được nhiều đảng viên và khám phá được rất nhiều cơ sở chế tạo vũ khí. Trước tình hình bất lợi, Nguyễn Thái Học cho triệu tập hội nghị khẩn cấp, quyết định tiến hành khởi nghĩa tại các nhiều nơi vào đêm mồng 10, rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930.
Được phân công, chị em Cô Giang phụ trách chi bộ khu nữ vận chuyển vũ khí từ Phú Thọ lên Yên Bái bằng xe lửa. Họ giả làm người buôn bán gạo, cám, hoa quả... với những gồng gánh cồng kềnh nhưng phía dưới là mã tấu, lựu đạn và súng ống...

Sau khi khởi nghĩa thất bại

Cuộc khởi nghĩa đã nổ ra nhiều nơi (khi ấy Cô Giang được phân công chỉ huy mặt trận tỉnh Bắc Ninh), nhưng nhanh chóng bị thất bại. Bởi Thống sứ Robin đã cho lính đi trấn áp quyết liệt, sai cả máy bay trút bom dữ dội xuống làng Cổ Am (Hải Phòng) và nhiều làng mạc khác.
Lãnh tụ Nguyễn Thái Học cùng nhiều đồng chí nòng cốt của ông (trong số đó có cả Cô Bắc) đều bị đối phương bắt được. Nghe tin vị hôn phu của mình bị bắt (ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt [Chí Linh, Hải Dương]). Cô Giang đã nghĩ đến kế hoạch táo bạo là tấn công nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) để giải thoát cho Nguyễn Thái Học và các người khác.
Kế hoạch chưa kịp thực hiện, thì ngày 16 tháng 6 năm 1930, Cô Giang nghe tin nhà cầm quyền Pháp đã đưa Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của ông từ Hà Nội lên Yên Bái, để xử chém vào ngày hôm sau (17 tháng 6).
Tức thì, Cô Giang cải trang, giáu khẩu súng lục trong người rồi đi tàu hỏa lên đó. Xem xử xong, cô lặng lẽ trở về phòng trọ viết hai bức thư tuyệt mệnh trên trang giấy khổ nhỏ, bằng bút chì xanh. Lá thư thứ nhất cô gửi cho cha mẹ anh Nguyễn Thái Học, còn lá thứ hai cô gửi cho người chồng nơi chín suối. Viết xong thư, Cô Giang ra chợ mua mấy vuông vải trắng, thắt ngang đầu để tang chồng, rồi đáp tàu hỏa về Vĩnh Yên, quê Nguyễn Thái Học, ngay buổi chiều tối hôm đó.

Tự sát 

Tờ mờ sáng ngày 18 tháng 6 năm 1930, cô về làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh Phúc) để lạy tạ cha mẹ chồng (ông Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh), tháo chiếc đồng hồ có khắc chữ "G" tặng cho Nguyễn Văn Lâm, em trai Nguyễn Thái Học và từ giã mọi người.
Trên đường đi cô ghé quán trà bên gốc cây đề, thuộc Xóm Mới, xã Đông Vệ giáp quốc lộ số 2, cách làng Thổ Tang ước chừng một cây số. Sau khi uống bát nước trà xanh, từ biệt bà chủ quán, cô đến đứng dưới gốc cây đề, mắt nhìn về hướng làng Thổ Tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học tặng cô ở đền vua Hùng ngày nào.
Hôm ấy là ngày 18 tháng 6 năm 1930, nhằm ngày 22 tháng Năm năm Canh Ngọ. Nghe tin Cô Giang tự sát, quân Pháp lập tức có mặt để nhận dạng. Biết đúng là cô, họ liền ra lệnh chôn, rồi đặt điếm canh để không ai được đến thắp hương. Tuy nhiên, theo Lê Minh Quốc, thì “trên mồ của người nữ cách mạng này bao giờ cũng có những bông hoa đỏ thắm”.[4]

Hai bức thư của Cô Giang trước khi tuẫn tiết

Bức Thứ Nhất: 
Ngày 17 tháng 6 năm 1930
Thưa Thầy, Mẹ, 
Con chết là vì hoàn cảnh bó buộc con; không báo được thù nhà, rửa được nhục cho nước! Sau khi đã đem tấm lòng trinh bạch dâng cho chồng con ở Đền Hùng. Giờ con tìm về chỗ quê cha, đất tổ, mượn phát súng này mà kết liễu đời con! 
Đứa con dâu bất hiếu kính lạy. "

Bức Thứ Hai
“Anh đã là người yêu nước! Không làm tròn được nghĩa vụ cứu quốc, Anh giữ lấy tấm linh hồn cao cả để về chiêu binh, rèn lính ở dưới suối vàng! Phải chịu đựng nhục nhã mới có ngày mong được vẻ vang! Các bạn đồng chí phải sống lại sau Anh, để đánh đổ cường quyền, mà cứu lấy đồng bào đau khổ!
Thân không giúp ích cho đời!
Thù không trả được cho người tình chung!
Dẫu rằng đương độ trẻ trung,
Quyết vì dân chúng thề lòng hy sinh.
Con đường tiến bộ mông mênh,
Éo le hoàn cảnh buộc mình biết sao!
Bây giờ hết kiếp thơ đào,
Gian nan bỏ mặc đồng bào từ đây!
Dẫu rằng chút phận thơ ngây,
Sổ đồng chí đã có ngày ghi tên;
Chết đi dạ những buồn phiền,
Nhưng mà hoàn cảnh truân chuyên buộc mình!
Đảng kỳ phất phới trên thành,
Tủi thân không được chết vinh dưới cờ.
Cực lòng nhỡ bước sa cơ,
Chết sầu chết thảm có thừa sót xa!
Thế ru! Đời thế ru mà?
Đời mà ai biết? Người mà ai hay? "

Tinh thần của Nguyễn Thái Học đã vượt qua biên giới của chính trị và thù hận. Tên của ông đã được cả hai chế độ dùng đặt cho các con đường ở hầu hết các thành phố của hai miền Nam Bắc. Hiện nay ở Hà Nội, đường Nguyễn Thái Học một đại lộ dài, thật đẹp, và là con đường được một số quốc gia chọn làm nơi đặt toà đại sứ. Khi chọn con đường này, có lẽ, nếu không nói là chắc chắn, họ cũng đã tìm hiểu ý nghĩa cái tên Nguyễn Thái Học, nghe kể về huyền thoại của ông, cũng như nghe nhắc đến cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái. Duy có điều là các quốc gia này có thể chưa được nghe kể về sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương từ năm 1927 của dân Việt; dân tộc duy nhất trên thế giới đã ba lần chiến thắng quân Mông Cổ; và cũng là dân tộc duy nhất còn sót lại của giòng tộc Bách Việt đã đánh bại mọi âm mưu xâm lăng và đồng hóa của Trung quốc.

Cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái trong sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương của Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng không những đã bắt đầu cho làn sóng đấu tranh chống Pháp với hình thức quy mô hơn, mà còn lồng vào đó một khuynh hướng xã hội và chính trị tiến bộ rõ nét, mở đầu cho một hình thái đấu tranh mới cho các phong trào đấu tranh cho dân chủ, tự do, và tiến bộ của Việt Nam trong đầu thế kỷ 20.

Cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái và sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương là các sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh cận đại của dân tộc Việt. Trong khi các quốc gia tiến bộ đang hô hào và cổ võ sách lược Dân Chủ Hoá Toàn Cầu, trong tình huống ấy, một cách công bằng và hợp lý, người ta cũng nên kêu gọi quốc tế nghiên cứu, đánh giá, và ghi nhận sự đóng góp quan trọng của dân tộc Việt và của nhà cách mạng, người sinh viên anh hùng Nguyễn Thái Học trong việc cổ suý phong trào Dân Chủ của nhân loại.


Nguyễn Thế Nghiệp, sáng lập viên VNQDĐ, trước Tổng Khởi Nghĩa bị kết tội 10 năm cấm cố lưu đày, trốn sang Tàu hoạt động, bị Pháp bắt tại Thượng Hải năm 1934, năm 1936 được trả tự do, về nước tiếp tục hoạt động.  Đầu tháng 9, 1945, đồng chí bị cộng sản bắt và thủ tiêu tại làng Chèm cách Hà Nội 10 cây số cùng với đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, một thành viên Nam Đồng Thư Xã từng được Tổng Bộ cử  làm trưởng phái đoàn đi Thái Lan vận động thống nhất các lực lượng cách mạng.

Lê Khang (Bí danh Lê Ninh) một nhà hùng biện 
Việt Quốc năm 1945-1946
người dân có câu: “Việt Quốc Lê Ninh – 
Việt Minh Trần Văn Giàu” 
là hai nhà hùng biện lúc bấy giờ

Lê Khang tức Lê Ninh, anh ruột đồng chí Lê Hưng, gia nhập VNQDĐ từ năm 1933 ở bên Tàu, một trong những cán bộ xuất sắc của Đảng, tác giả bài Đảng ca “Dâng Cờ Sao Trắng,” bị cng sản thủ tiêu cùng với bí thư Đệ Thất Khu Phan Cách Nam và mười một đồng chí khác gần lao xá Phú Thọ vào đầu năm 1947.

Tiên liệt Nguyễn Huy Thọ, một trong những người chỉ huy đánh đồn binh Kiến An năm 1930, bị Pháp phát lưu đi Côn Đảo đến năm 1945 mới được tự do và liền đó đảm nhiệm chức vụ Bí Thư Tỉnh Bộ Hưng Yên bị cộng sản chôn sống ngày 28 tháng 12, 1946.

Đồng chí Vũ Văn Phẩm, một yếu nhân trong VNQDĐ hải ngoại, hoạt động nhiều năm ở Trung Hoa, năm 1945 về làm Tư lệnh chiến khu Hà Giang, bị thủ tiêu rồi thả xác trôi sông Lô giang ngày 21 tháng 10, 1945.

Các Đồng chí Phạm Văn Hể, Phạm Văn Lân, Nguyễn Đăng Đóa tham gia Tổng Khởi Nghĩa, bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo, cũng bị bắt và thủ tiêu vào đầu năm 1946 cùng với đồng chí Khái Hưng.

Đồng chí Nhượng Tống, sáng lập viên Nam Đồng Thư Xã, bị Cộng sản ám sát ngày 20 tháng 8, 1949.  Đồng chí Nguyễn Văn Phác tức giáo Phác liên quan trong vụ ám sát Bazin, bị Pháp kết án hai năm tù, bị cọng sản chôn sống vào cuối năm 1945.

Đồng chí Phùng Đặng Đống gia nhập VNQDĐ năm 1928 đến năm 1945 lãnh đạo Tỉnh Đảng Bộ Sơn Tây, sa cơ thất thế, cắn lưỡi tự tử trên giường bệnh.

Đồng chí Đặng Đình Điển, người được Tổng Bộ đầu tiên cử vào Huế vấn an cụ Phan Bội Châu và tặng cụ danh hiệu “Danh Dự Chủ Tịch Đảng,” bị cọng sản bắt giam, đã tuyệt thực quyên sinh vào cuối năm 1952, lúc 84 tuổi.

Trong giai đoạn các khu chiến rút lui vì bị Pháp tấn công mạnh, các chiến sĩ VNQDĐ rơi vào tay Cọng sản đều bị thủ tiêu và bị chôn sống.  Sau ngày 19 tháng 12, 1946, Cộng sản mời Đệ Tứ Khu hợp tác chống Pháp, nhưng khi 300 chiến sĩ đến Hoàng Xá, Hưng Yên, thì bị chúng âm mưu thủ tiêu. Tại Lộc Bình, Lạng Sơn, Đệ I Chiến Khu, 50 người già yếu, bệnh tật, đàn bà, trẻ con không di tản được, xin trở về nguyên quán, bị bắt và đem ra giếng khơi chôn sống vào một đêm cuối tháng 9, 1946.

Tại miền Trung thuộc Đệ Thất Khu, Cộng sản bắt các đồng chí chúng ta giam chật các nhà lao, cảnh lao tù Cọng Sản vô cùng khốn khổ, chết chóc không kể xiết.  Năm 1947, tại trại tù Trà Linh, Quảng Nam, chiến sĩ Việt Quốc chết rất nhiều, phải chôn “đầu lộn với chân”mới đủ đất, một lối “mai táng” bổ báng thánh thần, làm sỉ nhục tục lệ văn hóa dân tộc dành cho người đã chết.

Một số đồng chí khác bị thủ tiêu như Võ Tài, Bí Thư Đệ Thất Khu, Trương Phước Tường, Bí Thư Tỉnh Bộ Quảng Nam, Lê Thận, Võ Tụng, Nguyễn Thứ, Nguyễn Hoành, Phạm Tuệ, mất tích ở Hà Nội, Hà Cư, Phan Cáp, Đỗ Qúy Thích, Phan Đại, Nguyễn Thanh Đăng, Châu Đình Thám, Phạm Phú Kỳ, Nguyễn Tích… Năm 1953, hai đồng chí Nguyễn Long và Bùi Ân bị xử bắn.

Đến thời VNCH trọng vụ tàn sát Tết Mậu Thân 1968, riêng tại Thừa Thiên và Huế, Cộng sản đã thủ tiêu rất nhiều đảng viên VNQDĐ trong đó có Đồng chí Lê Ngọc Kỳ, cựu bí thư Tỉnh bộ Thừa Thiên và đồng chí Phan Đức Minh, cựu sinh viên trường Lục Quân Hoàng Phố.

Sau biến cố 30 tháng 4.1975, gần như toàn Đảng chịu chung số phận với một nửa dân tộc dưới chế độ độc tài toàn trị Cộng sản.  Hàng vạn đảng viên Việt Quốc phải vào các trại tù ác nghiệt nổi tiếng trên khắp các miền đất nước.  Các lãnh tụ sống còn qua các thời kỳ tranh đấu chống thực dân, chống độc tài đã bỏ mình trong nhà tù hoặc cho về chết tại gia vì không chịu đựng nổi điều kiện khắc nghiệt và lối đối xử tàn bạo của chế độ giam cầm: Lãnh tụ Trần Văn Tuyên, Lê Ngọc Chấn, Vũ Hồng Khanh, – chỉ huy mặt trận Kiến An trong cuộc Tổng Khởi Nghĩa năm 1930 – và Vũ Huy Chân – đảng viên duy nhứt còn lại của Đệ Nhứt Chi Bộ tức Chi Bộ Nam Đồng Thư Xã.

Cán bộ và đảng viên hy sinh nhiều không kể hết.  Riêng tại Quảng Nam, Quảng Tín, và Đà Nẵng có đến bốn Bí Thư Tỉnh Bộ, cả cựu và đương kim, chết trong tù hoặc chỉ cho về nhà để chết sau khi tử bịnh. Rất đông đảo cán bộ, đảng viên cơ sở ở những vùng thôn quê hẻo lánh, vốn thường xuyên chịu thiếu thốn cực khổ trong đời sống và chịu hiểm nguy thường trực trong chiến đấu chống kẻ thù ngày đêm bám sát, khi sa cơ họ không có điều kiện cũng như phương tiện lánh thoát, đành bó tay hứng chịu những hận thù hèn hạ và độc ác của cọng sản.

Vì Tổ Quốc, các đồng chí ấy sống trong âm thầm, chết trong cô đơn, mấy ai trong họ được Đảng sử nhắc đến trừ một số trường hợp may mắn như vài trường hợp sau đây được ghi nhận ở Quảng Nam và Quảng Tín.  Một đồng chí cán bộ xã, vài ngày sau 29 thảng 3, 1975, quyết chết chứ không chịu nhục, bảo vợ nấu mấy tô mì để cùng gia đình dùng một bữa cuối trước khi uống độc dược vĩnh biệt vợ con.  Một đồng chí cán bộ xã khác, khi cọng sản đến, không có điều kiện tránh né trong những ngày đầu, đành ở lại quê vả bị thủ tiêu, xác ném vào lùm cây bên đường đến sình thối mới có người phát hiện.

Trường hợp hy sinh bi thảm nhưng oai hùng như thế còn nhiều, nhiều lắm; danh sách của các anh hùng liệt nữ của VNQDĐ còn dài, dài lắm.  Trong phạm vi mùa tưởng niệm hôm nay, chúng ta chỉ có thể nêu lên một số trường hợp và tên tuổi đặc biệt tiêu biểu, mong rằng khi có điều kiện, chúng ta tìm hiểu thêm để lập một danh sách đầy đủ và ghi vào Đảng sử.

Quyết định Tổng Khởi Nghĩa tại hội nghị lịch sử Võng La (Phú Thọ) ngày 26 tháng Giêng năm 1930 của cố đảng trưởng thật dũng cảm và vô cùng sáng suốt. Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái lúc bấy giờ dù không đánh đuổi được thực dân Pháp, không lật đổ được chế độ phong kiến bù nhìn hại dân, cũng đã thể hiện tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc, đã tạo được ảnh hưởng chính trị rộng lớn trong và ngoài nước.  Đó là một quyết định tạo nên lịch sử không riêng cho Việt Nam Quốc Dân Đảng mà chung cho dân tộc Việt Nam.

Cố đại tá Nguyễn Đình Bảo, cựu Sinh Viên Sĩ Quan trường Võ Bị Đà Lạt, một sĩ quan xuất sắc thuộc binh chủng Nhảy Dù quân lực VNCH và là một đảng viên thuần thành của VNQDĐ. Anh đã hy sinh vì tổ quốc tại đồi Charlie ngày 12 tháng 4, 1972. 
Nguồn: http://vietquoc.org/category/lich-su-vnqdd/
Để tưởng nhớ ngày ông đã vĩnh viễn ra đi, mời qúy vị xem đoạn phim dưới đây:


Tóm lại, nể sợ uy danh của cuộc khởi nghĩa 10 tháng 2, 1930 và sức mạnh tinh thần hy sinh can trường của VNQDĐ, Cng Sản Việt Nam đành phải công nhận vai trò của VNQDĐ trong cuộc khởi nghĩa và tấm gương cực kỳ hào hùng của các liệt sĩ Yên Báy.  Nhưng, họ vẫn tuyên truyền các luận điệu bêu xấu VNQDĐ sau thời kỳ 1930 và thẳng tay tàn sát cán bộ và đảng viên VNQDĐ từ năm 1945 cho đến ngày hôm nay. Để lấp liếm hành vi hèn hạ này, tà quyền Hà Nội đã cho dựng đài tưởng niệm Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học và các liệt sĩ VNQDĐ tại Yên Báy và gần đây tổ chức hội thảo về cuộc đời cách mạng của lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Khắc Nhu! Cần phải cảnh giác với hành vi giả nhân giả nghĩa này.


CỘNG SẢN RA SỨC TÀN SÁT VNQDĐ

Sự hy sinh của VNQDĐ không chỉ giới hạn trong khoảng thời gian trước và sau Tổng Khởi Nghĩa mà còn trải dài hơn nửa thế kỷ từ ngày thành lập Đảng.  Các sự tàn sát VNQDĐ trong thời kỳ Việt Minh cướp và nắm chính quyền năm 1945 và 1946 rất khêc liệt đặc biệt sau ngày 19 tháng 12, 1946, VNQDĐ trong thế lưỡng đầu thọ địch, trước mặt chống Pháp sau lưng chống Cộng. Cụ Hoàng Văn Đào đã ghi nhận trong cuốn sử đảng. Các đồng chí của VNQDĐ vì nhiệt tình yêu nước, bị lừa gạt, bị phản bội, sa cơ thất thế, bị hành hạ đến chết trong tù, bị thủ tiêu hay chôn sống, ngay cả bị cọng sản vu khống hạ nhục mà điển hình là ngụy tạo Vụ án Ôn Như Hầu ở Hà Nội 

và Vụ Cầu Chiêm Sơn ở Quảng Nam, qua đó, Cộng sản sử dụng thủ đoạn “di thi giá họa,” lấy xác chết đem chôn tại trụ sở Đảng rồi vu cáo VQ giết người cướp của và cho người mở ốc đường “rây,” khai láo “phá cầu Chiêm Sơn cướp khí giới đoàn tàu chở quân đi Nam Bộ” như là cớ để triệt hạ hoạt động VQ.  Dưới đây lả một số trường hợp được ghi nhận.

VỤ ÔN NHƯ HẦU

Để có lý do tấn công VNQDĐ, Võ Nguyên Giáp, chủ tịch Quân sự ủy viên hội, lấy cớ rằng có tin mật báo đặc vụ QDĐ âm mưu sẽ tấn công và ám sát các nhân viên chính phủ trong dịp tham dự lễ duyệt binh do Pháp tổ chức tại Hà Nội nhân ngày quốc khánh Pháp (14-7-1946), nên ngày 13-7-1946, Võ Nguyên Giáp cho người lục soát trụ sở của VNQDĐ ở số 9 phố (đường) Ôn Như Hầu ở Hà Nội. 

Trụ sở nầy vốn của quân đội Nhật Bản giao lại cho quân đội Trung Hoa; rồi được chuyển cho QDĐ sử dụng. Quốc Dân Đảng sử dụng số 9 phố Ôn Như Hầu làm trụ sở của ban Tuyên huấn Đệ thất khu Đảng bộ của VNQDĐ. Việt Minh dùng võ lực, bất ngờ tràn vào nhà, bắt tất cả những đảng viên QDĐ có mặt hôm đó tại trụ sở, tịch thâu một số giấy tờ quan trọng, trong đó theo lời VM, có “kế hoặc đảo chính” chính phủ Hồ Chí Minh. Việt Minh cho rằng đã tìm thấy trong khu vực nhà nầy một số xác người, và lập biên bản kết tội QDĐ tổ chức "hắc điếm" để bắt cóc, giết người, tống tiền, cướp của. (Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, tái bản kỳ 2, Sài Gòn, 1970, tt. 322-324.) Tiếp tục tại Hà Nội, tối hôm 20-10-1946, công an xung phong VM trang bị súng ống, tiến vào tòa soạn nhật báo Việt Nam, tại số 80 phố [đường] Quan Thánh (Grand Bouddha cũ), Hà Nội. Nhật báo nầy do VNQDĐ lập ra vào cuối năm 1945, và do nhà văn Khái Hưng phụ trách. Sau khi lục soát toàn bộ khu nhà, phá hoại máy móc, VM bắt khoảng 20 người có mặt trong tòa báo về ty công an ở đường Trần Hưng Đạo (Gambetta cũ). 

Việt Minh lùng bắt đảng viên VNQDĐ và Việt Cách. Báo Cứu Quốc của VM ngày 1-11-1946 loan báo đã bắt hơn 300 người vào ngày 29-10-1946, đa số bị đưa đi an trí. Đại đa số những người bị VM đưa đi an trí, nếu không trốn thoát, đều bị VM thủ tiêu luôn, nhứt là khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ ngày 19-12-1946.

Trong khi đó, sau biến cố "Ôn Như Hầu" (13-7-1946), nhiều đảng viên QDĐ lui vào hoạt động bí mật và nhất là rút lên các chiến khu tiếp tục chiến đấu. Để tấn công QDĐ, Võ Nguyên Giáp dựa vào kết luận trong biên bản vụ Ôn Như Hầu do VM lập ra, cho rằng QDĐ tổ chức "hắc điếm", để ra lệnh cho Vệ quốc đoàn VM tổng tấn công bảy chiến khu của QDĐ trên toàn quốc.

VỤ CẦU CHIÊM SƠN

Trong các vụ tấn công QDĐ, nghiêm trọng nhứt là vụ "Cầu Chiêm Sơn" ở Quảng Nam vào cuối tháng 7-1946. Chiêm Sơn ở xã Phú Tân (nay là xã Điện Quang, Gò Nổi), huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tàu hỏa chạy từ Đà Nẵng vào nam, qua cầu Kỳ Lam, vào cù lao Gò Nổi (tên chữ là Phù Kỳ, ở Điện Bàn), và rời Gò Nổi bằng cầu Chiêm Sơn, đi qua Trà Kiệu. Vào cuối tháng 7-1946, nhân một chuyến xe lửa chuyên chở võ khí vào nam, ngang qua cầu Chiêm Sơn, đoàn xe dừng lại vì có lửa đốt báo động nguy hiểm. Theo lời khai của tài xế lái tàu, ông ta phát hiện rằng có kẻ tháo bù-lon để làm sập cầu Chiêm Sơn (?). Việt Minh hô lên rằng QDĐ chủ mưu việc nầy, liền bắt Phan Bá Lân, bí thư kiêm phó chủ nhiệm tỉnh đảng bộ QDĐ Quảng Nam, và một số lãnh tụ QDĐ địa phương như Phan Ngô, Huỳnh Hòa, Phan Thiệp... Các ông bị tra tấn tàn bạo, nhưng chẳng có ai chịu nhận tội. 

Tiếp đó, VM ra lệnh khủng bố, lùng bắt và thủ tiêu đảng viên QDĐ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Bình Định, nhất là những tổ chức cơ sở QDĐ ở các huyện. Trong vụ nầy, QDĐ Quảng Nam bị thiệt hại nặng nhất. Việt Minh bắt đảng viên QDĐ bỏ vào bao bố, rồi thả trôi sông. Lúc đó, người dân đi qua cầu Câu Lâu (trên sông Thu Bồn) ở Điện Bàn, thấy nhiều bao bố nổi lềnh bềnh trên mặt nước.


Sử VNQDĐ của Hoàng văn Đào

Nhà số 7 phố Ôn Như Hầu (ảnh xưa 1946)

Người cộng sản đã không ngừng tàn sát đảng viên của VNQDĐ và các chính đảng khác như Việt Cách (Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội) , Đại Việt Quốc Dân đảng củng như các lãnh tụ các giáo phái Cao Đài, Hoà Hão..Những đảng viên của VNQDĐ bị cộng sản tàn sát sau khi cướp được chính quyền 1945 vên tiếp tục như: 

ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG ÂM MƯU CHIA RẺ ĐẠI VIỆT VÀ VIỆT QUỐC

Gđây trong âm mưu chia rẽ nội bộ của Đại Việt và VNQDĐ, nên vgcs đã tung ra đề tài “"Đảng Kỳ", tức lá cờ Sao Trắng mà hai đảng đã dùng từ ngày thành lập MẶT TRẬN QUỐC DÂN ĐẢNG vào mùa hè 1945. Đó  là một cạm bảy do CSVN bày ra để gây cảnh tranh chấp giữa các chính đảng quốc gia. Tuy nhiên vì muốn rõ tận ngọn nguồn, chúng tôi cố tìm hiểu, may như nhờ có nhiều tài liệu hướng dẫn mới thấu rõ: Là cờ của Mặt Trận Quốc Dân Đảng gồm có nền Đỏ, Sao Trắng giữa Vòng tròn Xanh là do Bác sĩ Nguyễn Tiến Hỷ, tức Phan Châm, một ủy viên Trung Ương của Mặt Trận QDĐ đã đưa ra trình bày trong buổi hội nghị Hiệp Nhất ba chính đảng gồm VNQDĐ, ĐVQDĐ và ĐVDC. Mọi người đều biết, đó là "Đảng Kỳ" chung của sự hiệp nhất ba đảng. Đã có nhiều đảng viên lão thành, từng được vinh dự tuyên thệ và hy sinh dưới đảng kỳ nầy. Nói chung, đây là một sự kiện lịch sự của một giai đoạn lịch sử đã qua, mong rằng đừng một ai nghe lời xúi bẩy của bọn vgcs để tranh cãi hay hay tạo hiềm khích với nhau vô ích.

CÁC SÁCH BÁO VỀ VNQDĐ CHÍNH THỐNG
Đá tránh những xuyên tạc về VNQDĐ của đảng csVN, xin tìm đọc những tài liệu chính thống của VNQDĐ xuảt bản, có tấm thấy tại link:
1. http://indomemoires.hypotheses.org/14272
2.http://www.nguyenthaihocfoundation.org/index.php
3.http://viet-studies.info/kinhte/VNQDD_HopLuu.pdf
4.http://vietquoc.org/
5.http://vietquoc.org/
6.http://honnuoc.com/2014/06/11/ky-niem-ngay-tang-yen-bay/
7. Hoặc liên lạc về cơ sở:
VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
DÂN TỘC ĐỘC LẬP, DÂN QUYỀN TỰ DO, DÂN SINH HẠNH PHÚC

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
P.O. Box 10266, Bakersfield, CA.93389-0266
Tel: 661-664-9626 **Fax: 661-664-9626
www.vietnamquocdandang.net**Email:vptvbchtu@vietnamquocdandang.net



CẨN THẬN KHI THAM KHẢO CÁC SÁCH BÁO VỀ VNQDĐ DO CỘNG SẢN THỰC HIỆN

Trong vòng một năm nay từ tháng 9/2014 cho đến hôm nay, trong nước, đảng csVN đã rầm rộ cho in các sách báo nói về VNQDĐ và anh hùng Nguyễn Thái Học. Đảng còn cho in lại sách của tác gỉa Nhượng Tống, một đảng viên thun thành của VNQDĐ đã bị cộng sản giạt hại. Nhưng phải hiểu đó không phải là thiện chí tốt của người cộng sản với góc nhìn trung thực về một chính đảng lừng danh như VNQDĐ, mà đó là nhng sách báo viết theo định hướng của Ban Tuyên giáo/TW/ĐCSVN. Khi tìm đọc về VNQDĐ các bạn trẻ nên tham khảo các nguồn chính thống từ các tài liệu của VNQDĐ  Cuốn “Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – Việt Nam Quốc Dân Đảng” của cụ Hoàng Văn Đào là một tài liệu lịch sử sống về công cuộc đấu tranh cận đại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, website http://vietquoc.org/category/lich-su-vnqdd/

CÁC TÀI LIỆU DO CỘNG SẢN PHỔ BIẾN


1. Tài liệu do ông Lê Minh Quốc xuất bản: LMQ Sinh 1959 tại Thành phố Đà Nẵng; 1977 - 1983 đi bộ đội, chiến đấu ở chiến trường Kampuchia; 1984 - 1987 học Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Tp.HCM; từ 1988 đến nay công tác tại báo Phụ Nữ TP.HCM (188 Lý Chính Thắng Q.3). Hiện nay, trưởng ban Văn hóa Văn nghệ báo Phụ Nữ TP.HCM. Dưới đây là những sách về Nguyễn Thái Học được suy diển theo định hướng đảng csVN. Nguồn:

ban-in-lan-1     ban-in-lan-2-NTH
ban-in-lan-2

2. Dương Trung Quốc:

Viết lời giới thiệu sách của tác giả Nhượng Tống, do VC  Dương Trung Quốc viết lời tựa về VNQDĐ theo cái nhìn của nhng nô bộc của Ba Đình.

3.Tiểu sử liệt sĩ Nguyễn Thái Học do trường Trung Học Phổ thông Khánh Hoà

4.Tài liệu do Phan Duy Kha viết về VNQDĐ
Đây là cuốn sách sao chép gần như 95% lại từ các tài liệu của VNQDĐ nhưng mang tên là tác giả Phan Duy Kha. 

5. Viện sốt rét ký sinh trùng cô trùng Qui Nhơn

bài viết được suy diển theo lăng kính của ban tuyên giáo/TW 

7.Lịch sử VN ( trang online của cộng sản)

CÁC SÁCH BÁO VỀ VNQDĐ DO BÁO CHÍ VIỆT NGỮ NGOÀI VNQDĐ THỰC HIỆN

2. Đài RFA Việt ngữ
3. Hải Quân VNCH
4. Lược Sử và Ý Nghĩa Kỷ Niệm Ngày Tang Yên Báy http://www.hqvnch.net/deáoault.aspid=1211&lstid
5.Báo Hồn Việt.
http://www.vietnamvanhien.net/nhacachmangnguyenthaihoc.pdf
CHÙM ẢNH LĂNG MỘ CÁC 
ANH HÙNG
 VNQDĐ TẠI YÊN BÁY

Khu di tích Nguyễn Thái Học được cộng sản khởi công xây dựng vào dịp kỷ niệm 70 năm, ngày các anh hùng hy sinh (17/6/2000). Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái có diện tích khoảng 10.391m2 bao gồm khu lăng mộ, khu tượng đài, bia tưởng niệm, khu nhà đón khách và khuôn viên cây cảnh.
Video do cộng sản thực hiện nhằm bôi bác VNQDĐ, xem phút thứ 5

Phần chính của khu di tích là khu mộ có diện tích 300m2 bao quanh là 17 cột trụ, mỗi cột có chiều cao 5m. Các cột trụ được nối bằng một vòng tròn khuyết tượng trưng cho 17 anh hùng VNQDĐ bị thực dân Pháp xử chém trong cuộc khởi nghĩa Yên Báy.
Khu mộ có 2 ngôi mộ được xây bằng gạch ốp lát, nhà bia tưởng niệm được làm từ đá cẩm thạch khắc tên 17 liệt sỹ, phủ nhũ vàng. Mái nhà bia được gắn ngói mũi hài trên bê tông nghiêng. Phần tượng đài có diện tích chính là 56m2 gồm 5 nhân vật: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính, Nguyễn Thị Giang và Ngô Hải Hoàng. Nhóm tượng đài có chiều cao khoảng 6m với chất liệu bê tông .
Video do cộng sản thực hiện
Di tích khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930  nằm trong khuôn viên công viên Yên Hoà (rộng 30 ha), bên cạnh đại lộ Nguyễn Thái Học.

KẾT LUẬN
 Cụ Ngô Quang Đoan, yếu nhân của VN Quang Phục Hội đã có câu đối:
“Nghĩa lớn đã làm: Giết giặc, lòng son ngời nhật nguyệt
Thù sâu chưa trả: Hy sinh, khí mạnh rạng non sông”
Đối với cuộc khởi nghĩa Yên Báy: “Lòng yêu nước không bao giờ cũ” là như vậy. Đó
 cũng là tài sản tinh thần mà cuộc khởi nghĩa Yên Báy để lại cho hậu thế.
Phải quyết tử cho Tổ Quốc!! hào khí của người sĩ phu Nguyễn thái học thật ngất trời!! "Những ai đã chết vì sông núi, sẽ sống muôn đời với núi sông".
Họ đã chết để dân tộc được sống, lòng yêu nước luôn là một giá trị văn hóa sâu sắc, là truyền thống, đạo lý của người Việt Nam suốt bao đời nay, lòng yêu nước không bao giờ được đem cất vào trong góc nào đó của thư viện hay trong các kệ sách của gia đình. Với hiễm hoạ mất nước đang gần kề, trước những dấu hiệu bành trướng của bắc phương ngày càng rộn rịp trên biển đông mà đám đầu lĩnh Ba Đình vẩn tiếp tục dọn mình học tập sâu sắc lẩn nâng cao nhận thức về "chủ nghĩa hèn" và làm ngơ trước mọi hành động của thiên triều, quên đi quyền lợi của Tổ quốc và dân tộc, thế nhưng giới trẻ ví trí thức VN vẫn ngũ vùi trong tình trạng vô cãm.
Nhân mùa tang Yên Báy 17.6. 2015, người viết quyết nêu cao những hào khí chống xâm lược các  anh hùng VNQDĐ, để hâm nóng lại chủ nghĩa dân tộc của những người con của mẹ VN trước chng đường cứu nước trong đầu thế kỷ XXI. Một nén tâm hương dâng lên các anh hùng VNQDĐ đã quyết tử cho nền độc lập của VN.

Lý Bích Thuỷ 29/5/2015                                                      

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét