Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

NGÔN NGỮ 

Tình yêu quê hương được khởi đi bằng nhiều nguồn khác nhau.... cũng có thể là từ những lời ru của mẹ VN. Cố nhạc sĩ Phạm Duy trong bài "Tôi yêu tiếng nước tôi" đã nói lên được tình yêu quê hương trong lòng mổi người Việt như sau:"Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi, tiếng ru muôn đời"
Tiếng ru, thứ tiếng ngọt ngào đằm thắm của người mẹ đến với ta khi ta vừa ngỡ ngàng mở mắt chào đời chính là tiếng Việt còn gọi là ngôn ngữ Việt, một gia tài vô giá, có lịch sử lâu đời gắn liền với bao nhiêu biến cố thăng trầm của quá trình dựng nước và giữ nước: "Tiếng nước tôi....Bốn nghìn năm ròng rã buồn vui. Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi..."
Tiếng nước tôi là tiếng Việt truyền thống, một ngôn ngữ có cách đây hàng ngàn năm có trước cã chử Hán http://minhtrietviet.net/chu-viet-co-chu-khoa-dau/)

Tiếng nước tôi có từ thời xuất hiện những ngơời Việt cổ và đã theo cùng năm tháng để được trau chuốt và hoàn thiện như ngày hôm nay. 


Tiếng nói, chữ viết là một phần trong ngôn ngữ dùng để  giao tiếp xã hội để din đạt tư tưởng của mình đến người khác trong suốt chiều dài cuộc sống của con người và truyền từ thế hệ nầy qua thế hệ khác một cách tự nhiên. Con người thường có th din tả ngôn ngữ (tiếng nói) trôi chảy khi lên ba tuổi, rồi phát triển lần theo số tuổi khôn lớn. Ngôn ngữ là công cụ văn hoá dùng để diđạt sự suy nghĩ của con người, vì vậy, ngoài việc sử dụng cho mục đích giao tiếp, ngôn ngữ cũng có nhiều công dụng trong xã hội và văn hóa.
Ngôn ngữ của con người vô cùng đa dạng: tiếng nói, chữ viết, hình vẽ, âm nhạc, ký hiệu toán học, mô hình, biểu đồ, biểu tượng, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, thậm chí cả sự im lặng hoặc giao tiếp bằng ngoại cảm,…Tất cả liên kết lại với nhau, tạo nên nền văn minh của nhân loại. Lịch sử văn minh chính là lịch sử phát triển và tiến hoá của ngôn ngữ. Chẳng thế mà người Pháp đã kết luận: “Mọi bí mật đều nằm trong ngôn ngữ” (Tout mystère se trouve dans le langage).
Hai nhà ngôn ngữ học: Merritt Ruhlen - trường Đại học Stanford (California) và Murray Gell-Mann - Học viện Santa Fe (New Mexico) đã thu thập khoảng 2200 các loại ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ sống và ngôn ngữ chết cho thấy rằng ngôn ngữ mà người cổ đại sử dụng có phát âm như ngôn ngữ hiện tại trong cùng một ý nghĩa của câu. Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Tatsuya Amano đến từ Đại học Cambridge (Anh) đứng đầu, phát hiện, khoảng 25% số ngôn ngữ trên thế giới đang có nguy cơ biến mất. Trong đó, quốc gia nào càng thành công về việc phát triển kinh tế, các ngôn ngữ của quốc gia đó càng có nguy cơ biến mất nhanh hơn.Theo các chuyên gia, các ngôn ngữ thiểu số ở những khu vực phát triển nhất của thế giới, bao gồm cả Bắc Mỹ, châu Âu và Australia, đang bị đe dọa nhất.
Cụ thể là, ở Bắc Mỹ, các ngôn ngữ thiểu số, chẳng hạn như tiếng vùng thượng Tanana hiện chỉ có không đầy 25 người ở Alaska sử dụng, đang đối mặt với nguy cơ biến mất mãi mãi. Ở châu Âu, các ngôn ngữ như tiếng Ume Sami ở vùng Scandinavia hay tiếng Auvergnat ở Pháp đang mai một rất nhanh. Các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số sống quanh dãy núi Himalaya cũng chẳng còn mấy người dùng, chẳng hạn như tiếng Bahing ở Nepal hiện ước tính chỉ còn 8 người sử dụng. Tương tự, ở các khu vực nhiệt đới, tiếng nói của một vài tộc người thiểu số đang trên đà “một đi không trở lại”.
Ngôn ngữ không chỉ là chiếc chìa khoá vàng trong việc giải mã các sự kiện lịch sử, văn hoá, mà còn rọi một ánh sáng vào những khoảng tối của nhận thức luận khoa học hiện đại.
Theo nghiên cứu của thế giới thì trong quá trình giao tiếp ứng xử thành công cần có 3 yếu tố chính là: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và giọng điệu ( phát âm).Trong đó ngôn ngữ chiếm 7%, kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm gần 40%, còn lại là giọng điệu.Vì vậy vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ không kém quan trọng trong quá trình giao tiếp,  để giao tiếp có hiệu quả và thu phục được người đối diện hoặc quần chúng cần rèn luyện các thêm  kh năng giao tiếp phi ngôn ngữ thường xuyên. Chỉ một tiếng cười nhưng mang rất nhiều nghĩa khác nhau qua cách phát âm và sự thể hiện trên gương mặt, người đối diện có thể nhận ra đó là: cười ruồi, cười mm chi, cười duyên, cười dê, cười lạt, cưòi gằn, cười thân thiện, cười hả hê.....
Trong giao tiếp, ngôn ngữ nói lên suy nghĩ, tâm trạng, ý thức của người nói, nhưng có một thứ không nói lên ý thức đó là ngôn ngữ diễn tả, và được thể hiện qua lối din đạt phi ngôn ngữ như: nụ cười, nét mặt, ánh mắt, dáng điệu, cử chỉ,…
NGÔN NGỮ MỘT VŨ KHÍ ĐẤU TRANH
Là người Việt phải viết và nói bằng ngôn ngữ trong sáng của tiếng Việt, vì tiếng Việt rất phong phú. Có yêu tiếng Việt mới xứng đáng là một người Việt chân chính. Viết rành, nói rành  tiếng Việt là một hình thức góp bàn tay duy trì sự trường tồn của Việt tộc trong môi trường ô nhiễm tiếng Việt như ngày hôm nay. 
Trong mội trường đấu tranh trên mặt trận văn hoá có din t tiếng Việt rành rọt, là chià khoá thành công trong việc đưa Hồn Việt vào tư duy của đồng bào còn đang sống trong nước: Người dân trong hiện đang bị nhồi nhét những ngôn ngữ từ đảng ban phát bằng 700 cơ quan truyền thông, còn gọi là nhũng thông tin lề phải. Họ đang bị đảng bưng bít thông tin, đang bị văn hoá Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh gặm nhấm - tàn phá bản chất chính thống của văn hoá Việt.. 
20140827-chon-hoc-ngon-ngu-anh-2
Muốn nhanh chóng giải thể chế độ buôn dân bán nước làm tôi mọi cho Thiên triều, trước hết bản thân của những người đang tham gia trong cuộc cách mạng dân chủ, các phong trào, hội đoàn, tổ chức chính trị của người Việt tự do xin hãy khởi động mạnh hơn nữa một cuộc cách mạng văn hoá để đẩy lùi thứ văn hoá ngoại lai biến chất mà đảng csVN đang cố nhồi nhét và tư duy của nhân dân VN. Cuộc cách mạng văn hoá nầy phải được tiến hành song song với cuộc cách mạng giải thể chế độ phi dân chủ hiện nay.. Thành công trong mặt trận văn hoá là dọn đường cho cuộc cách mạng dân chủ tiến tới. Đó là nhu cầu  thiết yếu trong việc tống táng đảng csVN đã từ lâu ngự trị trên quê hương VN. Ngoài các cơ quan ngôn luận chính thức của các tổ chức chính trị, các chính đảng, Phong Trào dân chủ, xin hãy thường xuyên cử người tham gia rộng rãi nơi các mạng xã hội trên Internet. 

BẢO TỒN VĂN HOÁ VIỆT TRÊN XỨ NGƯỜI

Người Việt tị nạn cộng sản là một khối đoàn kết rắn chắt từ lâu ở Hải Ngoại, nhất là những nơi có đông người Việt tị nạn cộng sản sinh sống. Tiếng việt còn, người Việt tị nạn còn....vốn liếng văn hoá ngôn ngữ VNCH cần được bảo tồn vì đó là cái vốn qúi của nền văn học nghệ thuật sau này khi đất nước không còn văn hoá Mác và tư tưởng HCM ngự trị.
Xin mời xem clip Video đính theo đây để thấy một trí thức Việt với tâm hồn Việt, đang sinh sống trên đất Mỹ đã đóng góp nhiều công sức trong việc bảo tồn ngôn ngữ-văn hoá Việt trên đất người. 
Kho tàng nhạc vàng Hải Ngoại cũng là một công trình gi gìn bản sắc của chế độ chân, thiện, mỹ VNCH trước 1975. Đây là một nổ lực rất lớn trong việc đánh bại văn hoá đỏ trong phạm trù âm nhạc. Ngày nay đi đâu trên đất nước VN, từng ngõ hẽm cho đến đầu trên xóm dưới..gần như nơi nào cũng thấy nhạc vàng inh ỏi khắp nơi. Một chiến thắng trên mặt trận văn hoá một cách âm thầm không tiếng súng và đẩy lùi được các loại nhạc đỏ. Đó là lý do tại sao đảng đã chiêu hồi đám ca nhạc sĩ của miền nam VN về dưới mái nhà CHXHCNVN. Với những chiến thắng bất ngờ đó, nên đảng và đang đánh mạnh vào hàng ngũ của giới văn, bghệ sĩ hải ngoại. Một số đã từ bõ căn cước tị nạn để lên đường về đầu thú với đảng csVN như gia đình Phạm Duy, trung tâm Thuý Nga, Khánh Ly, chế Linh, Lệ Thu và hàng chục ca sĩ cựu trào khác của miền nam VN, đang định cư tại hải ngoại.
Chúng tôi người Việt, sinh ra, sống và lớn lên trên xứ người đang cố gắng trau dồi tiếng Việt để có thể góp phần vào công cuộc đấu tranh ngày hôm nay với các bậc cha, anh đi trước cho một ngày VN minh châu trời đông. 
BÓP MÉO NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ @ hay ngôn ngữ 9X là những từ hiện nay được nhắc đến rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày cũng như trên các trang báo điện tử.Phần lớn chúng ta đều “nghe mà hãi,đọc mà kinh” vì nhiều khi chẳng hiểu cái gì. Đó là những từ viết tắt,từ “lóng” của các bạn trẻ thế hệ 9X( Sinh từ những năm 1990 trở đi ) sử dụng khi gửi tin nhắn, chát yahoo, facebook …
Ngôn ngữ @ thời mở cửa
“Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”. Tuy nhiên, do sự phát triển của ngành điện tử, nên hiện nay, những người trẻ trong nước ngày càng “bóp méo” tiếng Việt đến phũ phàng.Chúng ta cần phải biết chọn lọc, biết sử dụng đúng lúc, đúng hoàn cảnh chứ không thể tùy tiện. Đặc biệt là không nên “ dùng loại ngôn ngữ mới phát minh” nằm ngoài ngôn ngữ tiếng Việt, theo kiểu trên mạng như hiện nay.

Đây là khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉ cần lướt qua những “chat room”(phòng chat), forum (diễn đàn)  chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt như:    wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên);  bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en(em), m (mày), ex (người yêu cũ), t (tao), hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v.
Vì thế không nên đổ lỗi cho bàn phím, rằng do muốn viết nhanh mà phải viết tắt, viết chệch đi. Vì những suy nghĩ thiển cận như thế đã vô tình làm tiếng Việt của chúng ta mất đi tính chính thống của quốc ngữ ( ngôn ngữ chính của một dân tộc) và sự trong sáng, đúng nghĩa.Dẫu có sự cách trở về địa lý, tiếng Việt vẫn là thứ của cải riêng của dân tộc
Tiếng Việt là tiếng tôi nghe từ thưỡ vào đời
Một thứ tiếng mà tôi yêu từ lúc nằm nôi
Là tiếng mẹ ru văng vẳng từ ngày còn thơ 
Tiếng Việt tôi ơi ! Tiếng Việt chan chứa tình người

Những ngôn ngữ của cộng đồng VN gồm có các ngôn ngữ sau: Tiếng Chăm,Tiếng Dao,Tiếng Gia Rai, Tiếng H'Mông, Tiếng Hrê, Tiếng Nguồn,Tiếng Quảng Đông, Tiếng Tày, Tiếng Tây bồi, Tiếng Việt chính thống

Nhìn lại chặng đường phát triển của Tiếng Việt từ thủa dựng nước, giữ nước đến nay, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, với không ít mưu đồ đồng hóa nhưng tiếng Việt không những không bị đồng hóa mà còn phát triển ngày càng hoàn thiện đảm đương tốt vài trò là ngôn ngữ văn hóa dân tộc, chúng ta thấy được sức sống mạnh mẽ của một ngôn ngữ đã là niềm tự hào của biết bao thế hệ - ngôn ngữ ấy không dễ dàng để mất đi bản sắc của mình. 

Tiếng Việt là tâm hồn là gốc rễ của mọi cảm xúc con người Việt!! Chỉ có tiếng Việt mới chứng minh bạn là người Việt, văn hóa Việt! Hãy nói với nhau bằng những ngôn ngữ giản dị nhất, chân thành nhất, Việt nhất! Tôi yêu tiếng nói của tôi!

Tiếng Việt - một ngôn ngữ thân thương. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một ngôn ngữ đặc trưng cho dân tộc mình, ngôn ngữ đó biểu trưng cho một nền văn hoá truyền thống, tiêu biểu cho một đời sống xã hội. http://www.ngo-quyen.org/a3958/nhung-tu-dung-sai-trong-ngon-ngu-tieng-viet

KHÁC BIỆT VỀ NGÔN NGỮ GIỬA CÁC MIỀN ĐỊA LÝ:
ngon ngu

THƠ TRÀO PHÚNG

(VỀ NGÔN NGỮ HAI MIỀN NAM,BẮC)

 Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ (gọi là Kỳ Cọ)
Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
Bắc mang thai, Nam có chửa
Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi
Ôi! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm 
Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh 
Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ
Nam mần Sơ Sơ, Bắc Nàm Nấy Nệ
Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt

Nam bắc Vạc Tre, Bắc kê Lều Chõng
Bắc nói trổng Thế Thôi, Nam bâng quơ Vậy Đó
Bắc đan cái Rọ, Nam làm Giỏ Tre, 
Nam không nghe Nói Dai, Bắc chẳng mê Lải Nhải
Nam Cãi bai bãi, Bắc Lý Sự ào ào
Bắc vào Ô Tô, Nam vô Xế hộp
Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng 
Khi nắng Nam mở Dù, Bắc lại xoè Ô
Điên rồ Nam Đi trốn, nguy khốn Bắc Lánh Mặt
Chưa chắc Nam nhắc Từ Từ, Bắc khuyên Gượm lại
Bắc là Quá Dại, Nam thì Ngu ghê
Nam Sợ Ghê, Bắc Hãi Quá
Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
Nam nhủ Ưng Ghê, Bắc mê Hài Lòng
Nam chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh
Nhanh nhanh Nam bẻ Bắp, hấp tấp Bắc vặt Ngô
Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: mày đi ! Bắc hô: cút xéo.
Bắc bảo: cứ véo ! Nam: ngắt nó đi.
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn !
Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác
Bắc hay khoác lác, Nam bảo xạo ke
Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay.
Bắc nấu thịt cầy, Nam thui thịt chó.
Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú
Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi!
Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội
Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Thui thủi Bắc kéo xe lôi, một mình xích lô Nam đạp 
Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo 
Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy
Bắc quậy Sướng Phê, Nam rên Đã Quá !
Bắc khoái đi phà, Nam thường qua bắc 
Bắc nhắc môi giới, Nam liền giới thiệu
Nam it khi điệu, Bắc hay làm dáng
Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo
Bắc nạo bằng gươm, Nam thọt bằng kiếm
Nam mê phiếm, Bắc thích đùa
Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
Bắc khoe Bùi Bùi lạc rang, Nam : Thơm Thơm đậu phọng
Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ
Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn
Nam toe toét « hổng chịu đèn », Bắc vặn mình « em chả »
Bắc giấm chua « cái ả », Nam bặm trợn « con kia »
Nam mỉa « tên cà chua », Bắc rủa « đồ phải gió »
Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ
Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt
Đến khi Nam địt, Bắc hô đánh rấm
Khi thấm, Nam xách thùng thì Bắc bê sô
Nam bỏ trong rương, Bắc tuôn vào hòm
Nam lết vô hòm, Bắc mặc áo quan
Bắc xuýt xoa “Cái Lan xinh cực!”, Nam trầm trồ “Con Lan đẹp hết chê!”
Phủ phê Bắc trùm chăn, no đủ Nam đắp mền
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu…

Nguyễn Thị Hồng sưu tầm và biên khảo 2/4/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét