Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015


TỔ NGHỀ THÊU VN

“Trai thì đọc sách ngâm thơ
Gái thì kim chỉ thêu thùa vá may.

(ca dao)


Theo quan niệm xưa  thời Nho Giáo còn thịnh hành, thêu thùa vốn là bộ môn đánh giá giá được một trong tứ đức của người phụ nữ VN, đó là Công, Dung, Ngôn, Hạnh. Công ở đây người phụ nữ được hiểu là sự khéo léo về nữ công gia chánh, biết thêu thuà may vá, đãm đang việc nội trợ, chăm lo gia đình mà còn là có óc tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái ngoan, khỏe, học giỏi. Nhiều khi công dung ngôn hạnh còn được coi  là thước đo của nhan sắc người con gái tuổi cập kê. Thêu thùa là một nghệ thuật có từ ngàn xưa, không biết nghề thêu có từ bao giờ, chỉ biết rằng năm 40 sau Công nguyên trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, lá cờ thêu 6 chữ vàng “ trả thù nhà, đền nợ nước” tung bay đã làm quân thù hồn xiêu phách lạc. Nghề thêu cho đến nay vẫn chỉ được coi là một nghề phụ, một công việc nội trợ của người phụ nữ Việt Nam. 
tranh thêu truyền thống
Tranh thêu rất mỹ thuật

 Về bản chất nghệ thuật thêu tay là vô cùng tinh tế. Thêu thùa là công việc được nhắc đến và gắn với hình ảnh người phụ nữ, thế nhưng nghề thêu được nhắc đến từ ông tổ nghề thêu Lê Công Hành, là Quan thượng thư triều Lê, cũng là người làng Quất Động. Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.Ông được vua Lê Thái Tổ chọn dẫn đầu sứ đoàn sang Trung Hoa, trong thời gian này Ông được học cách làm lọng và nghề thêu truyền thống đặc sắc của người Trung Hoa, sau khi về nước ông đem những kiến thức đã học được dạy cho người làng Quất Động và vùng lân cận
Lê Công Hành ông tổ nghề thêu VN
(văn bia, sắc phong hiện còn lưu giữ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám 
và đình Đào Xá, xã Thắng Lợi (Thường Tín - Hà Nội) 

Lê Công Hành sống ở cuối đời Trần, đầu đời Lê (khoảng thế kỷ 14), tên thật là Bùi Công Hành. Cuối đời Trần, ông lên đường dự thi vừa lúc quân Minh sang xâm lược nên khoa thi bị hủy. Ông ẩn náu trong rừng rồi theo Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh. Cuộc bình Ngô thành công, ông được Lê Thái Tổ trọng dụng. Đến đời Lê Thái Tông (1423-1442), Bùi Công Hành dẫn đầu đoàn sứ bộ đi sứ. Vua nhà Minh muốn thử trí thông minh của sứ thần nước Việt bèn cho dựng một lầu cao chót vót rồi mời ông lên chơi. Khi ông đã lên lầu, chúng bèn rút thang. Không còn lối xuống nữa, Bùi Công Hành đành ở trên lầu một mình. Đưa mắt nhìn quanh, ông chỉ thấy hai pho tượng sơn son thiếp vàng, một chum nước cùng hai cái lọng cắm trước bàn thờ. Ngoài cửa lầu treo một bức nghi môn thêu nổi ba chữ: "Phật tại tâm". Một ngày rồi hai ngày trôi qua, chỉ có một mình trên lầu vắng, bụng đói mà cơm không có ăn, Bùi Công Hành nghĩ, có chum nước để uống tất phải có cái ăn. Ông quay ra ngắm bức nghi môn rồi lẩm nhẩm: "Phật tại tâm nghĩa là Phật ở trong lòng". Ông gật đầu mỉm cười rồi bẻ tay pho tượng ăn thử xem sao. Thì ra hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Có thức ăn thức uống, hằng ngày ông quan sát kỹ cách làm lọng. Nhập tâm cách làm rồi, ông hạ bức nghi môn xuống, tháo ra xem cách thêu và đã học được cách làm lọng, thêu nổi. Sau đó, vị sứ thần mạnh bạo dùng cái lọng làm dù nhảy xuống đất an toàn. Trước cách ứng xử thông minh ấy, vua nhà Minh rất khâm phục. 
Nhung nghe sieu hot o Ha Thanh mot thoi
Thợ thêu vẽ ảnh xưa

Sau khi đi sứ về, ông đem nghề thêu dạy cho dân làng Quất Động. Dần dần nghề thêu phát triển sang các làng khác ở tỉnh Hà Đông cũ như Thọ Nam (huyện Hoài Đức), Đại Nghĩa (huyện Thường Tín). Nghề thêu còn lan sang các tỉnh bạn như Bắc Ninh, Hưng Yên. Nhiều người ở những làng thêu thuộc huyện Thường Tín ra Hà Nội hành nghề, lập phường ở các phố Hàng Trống, Hàng Chỉ, Hàng Nón, Hàng Mành, Yên Thái.

Ông Lê Công Hành còn dạy cho dân một số làng nghề làm lọng. Ngày trước, Hà Nội có phố Hàng Lọng (nay thuộc khu vực đường Nam Bộ), ở nơi đây cũng có đền thời ông Lê Công Hành, tổ sư nghề làm lọng (nay không còn).

Lê Công Hành là tổ nghề thêu và nghề làm lọng không có nghĩa là đời trước ông Lê, người Việt Nam chưa ai biết thêu và làm lọng. Sử sách cũ còn ghi lại ở đời Trần, vua quan ta đã quen dùng đồ thêu và lọng. Năm 1289, trước năm đi sứ của Lê Công Hành khoảng hơn 350 năm, vua Trần đã gửi tặng vua Nguyễn một đệm vóc đỏ thêu chỉ vàng, một tấm thảm gấm viền nhiễu (theo Từ Minh Thiện viết trong tập Thiên nam hành ký). Tháng Giêng năm Quý Tỵ (1293), Trần Phu trong đoàn sứ nhà Nguyên sang ta có nhận xét: “Về phẩm hàm của các quan Đại Việt, ai cao ai thấp cứ nhìn vào lọng mà phân biệt. Hễ là khanh tướng thì đi ba cây lọng xanh, bậc thấp hơn thì đi hai lọng, rồi một lọng. Còn như lọng tía thì chỉ có những người trong hoàng tộc mới được dùng (theo Trần Phu viết trong An- nam tức sự). Như vậy, nghề thêu và nghề làm lọng của ta đã có từ lâu.

Tuy vậy, nghề thêu ở những thế kỷ trước còn đơn sơ, quanh quẩn với những màu chỉ ngũ sắc và chỉ kim tuyến, làm những mặt hàng phục vụ cho vua, quan, cho nhà chùa (thêu mũ, mãng, triều phục, nghi môn, cờ phướn…). Trong ngôi mộ cổ đào được ở Vân Cát, Nam Hà, có niên đại khoảng thế kỷ 18, người ta thấy: bên cạnh cái quạt, có một túi trầu bằng gấm thêu kim tuyến, một túi đựng thuốc lào cũng bằng gấm thêu kim tuyến. Đến thế kỷ 20, với chỉ “xoa” (chỉ tơ sợi mềm, “xoa” do từ “soie”, tiếng Pháp, nghĩa là lụa) và thuốc nhuộm, ngành thêu bước sang một giai đoạn mới: dùng những sợi chỉ đủ mọi màu sắc phản ánh hiện thực. Ngày nay, nhiều bác nghệ nhân có thể thêu được những bức danh hoạ của thế giới và trong nước, những bức chân dung các lãnh tụ. Những bức thêu phong cảnh như cảnh chùa Một Cột, cảnh đền Ngọc Sơn, cảnh chùa Thầy… nay đã là những mặt hàng quen thuộc của khách yêu hàng thêu trong và ngoài nước.
Riêng ở làng Quất Động, Thường Tín, thành phố Hà Nội; hằng năm, ngày 12 tháng 6 âm lịch, dân làng 5 xã lại tổ chức lễ tế tổ để tưởng nhớ công đức của ông.

NGhe theu.jpg
Nghề thêu qua một bức bưu ảnh cổ
Hơn 300 năm qua, nghề thêu đã phát triển rộng khắp với sức sống mãnh liệt, người làm nghề đã kéo nhau lập thành những phố nghề. Giờ đây đến Quất Động - quê hương của nghề thêu truyền thống với hàng trăm cơ sở tư nhân, quy mô từ vài chục đến hàng trăm cây kim. Người thợ thêu Quất Động không chỉ là những người thợ cần cù, tỉ mỉ mà họ còn là những người nghệ sỹ thực sự. Ngoài nghề thêu tay, làng Quất Động và những làng lân cận vẫn còn giữ cả nghề thêu ren. Làng nghề thêu tay truyền thống Quất Động ở xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Đây là một làng cổ nằm ven quốc lộ 1A, cách trung tâm thủ đô hơn 20 kilômét về hướng Nam. Dù làng nghề thêu tay Quất Động không phải là làng thêu duy nhất của Việt Nam, nhưng làng Quất Động thuộc loại làng thêu thủ công có lịch sử lâu đời, vang danh khắp vùng Kinh Bắc từ xưa đến nay. Từ thế kỷ 17 làng Quất Động đã có nghề thêu, có những nghệ nhân bằng đôi bàn tay khéo léo đã chắt lọc những gì tinh túy nhất của hồn dân tộc để tạo nên những tác phẩm rực rỡ, sinh động tô đẹp cho đời. 

Nghề thêu qua một bức ảnh cổ

Làng nghề thêu ren truyền thống Quất Động

Nghề thêu

Thêu áo long bào


Ngày nay, thợ thêu làng Quất Đông đã đi nhiều nơi mở nghề lập nghiệp khắp trong Nam ngoài Bắc. Vì thế, trên đất Thăng Long – Hà nội cũ có phố Thợ Thêu (phố Hàng Hành), đồng thời thợ thêu Hà Nội, thợ thêu Huế, thợ thêu Sài Gòn và cả miền ĐBSCL đều thờ Tổ nghề Lê Công Hành. 
Nguyên liệu chính được sử dụng trong nghề thêu, ren là chỉ màu, sợi, vải, lụa, sa tanh… Sản phẩm thêu ren có nhiều loại, trong đó có đồ thờ, y phục, trang trí nội thất, tranh thêu… Người thợ thêu, ren được coi như các nghệ sĩ biết cách dùng cây kim, sợi chỉ để “vẽ” trên nền vải lụa. Họ đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật như tranh thêu phong cảnh, nhân vật, hoa lá; những y phục thêu, bức đăng ten, áo dài, rèm cửa, khăn trải bàn… phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước: Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan… 


lai-thanh-huong-4-6094-1418286244.jpg

Điểm nổi bật của áo dài Liên Hương chính là các mẫu thêu cầu kỳ trên áo.





ao-dai-theu-3-9768-1416892451.jpg
Khi các vua triều Nguyễn lập kinh đô ở xứ đàng trong thì một số nghề thủ công kinh Bắc cũng được hội tụ và phát triển ở Huế. Nghề thêu vào đến thời kỳ này đã phát triển hơn cả về kỹ thuật và độ tinh xảo. Thời gian này tất nhiên thêu vẫn phục vụ chủ yếu cho nhu cầu đời sống của vua chúa cung đình. Ngự phục cung đình triều Nguyễn là một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc tạo dựng nên tính quy củ về hình thức của nhà nước quân chủ. Trên cơ sở đó, triều Nguyễn đã đề ra các quy định rất chặt chẽ về mẫu mã, màu sắc, motif thêu trang trí… cho các loại ngự phục dùng trong các nghi lễ như: lễ thiết đại triều, lễ thiết thường triều, lễ Tế giáo, lễ Tịch điền, lễ duyệt binh Theo quy định, các loại ngự phục của vua mỗi loại có tên gọi riêng, màu sắc riêng và chỉ mặc trong những dịp cụ thể. Mỗi nhóm lại bao gồm: mũ, áo, đai, xiêm, giày ủng, hia hài… Mũ thiết đại triều của vua gọi là mũ cửu long; áo gọi là long bào; mũ thiết thường triều của vua gọi là mũ bình thiên, áo gọi là hoàng bào; mũ dùng trong dịp Tế giao gọi là miện, áo gọi là cổn; áo vua đi cày ruộng - Tịch điền gọi là hồng bào. Tất cã triều phục được các thợ thêu may nổi tiếng của nước Việt, được tuyễn vào cung để sáng tác các mẩu áo quần cho triều đình. Mỗi bộ trang phục của các vua nhà Nguyễn còn là một tác phẩm nghệ thuật. Đó là sự kết hợp của nghệ thuật may, thêu, hội hoạ với nghề kim hoàn. 

Chân áo bào triều phục của các quan triều Nguyễn


Ngắm những bộ lễ phục thêu tay trong ngày lễ lên ngôi
 Hoàng Thái Tử cuối của VN ( Bảo long)
Hoàng đế Đại nam với lễ phục tế đàn Nam Giao

Triều phục thêu của các quan nhà Nguyễn 

Tranh vẽ quan võ tứ phẩm, ngũ phẩm của Nguyễn Văn Nhân

Đại triều phục của hoàng đế
Đại triều phục nhà Nguyễn ( ảnh minh hoạ)

Phẩm phục hậu -  phi
Phm phục Hâu-Phi (ảnh minh hoạ)

Long bào thời Nguyễn
Long bào triều Nguyễn

Tứ Linh Bào thêu của quan nhất phm triều Nguyễn

Phượng Bào thêu của  Hoàng Thái Hâu-Hoàng hậu

Trang phục của Công chúa mặc khi rước dâu là bộ áo bào 
thêu bằng bát ty màu đỏ, thêu hoa tròn và chim phượng.

Tranh thêu chữ thập đàn hạc dưới đầm sen


 Những chiếc áo dài thêu

dien-ao-dai-3-7363-1416892452.jpg

mai-thu-huyen-8607-1416892452.jpg



ao-dai-theu-1-4397-1416892450.jpg

lai-thanh-huong-5-5984-1418286244.jpg
Giờ đây đa số phụ nữ cả nước đều biết thêu, tuy nhiên tập trung và có tính chuyên nghiệp từ lâu đời là ở Huế. Khi triều đại nhà Nguyễn xây dựng ở Cố Đô Huế, bà Hoàng Thị Cúc, mẹ Vua Bảo Đại, cùng với Nam Phương Hoàng Hậu đã kết hợp những ưu điểm của kỹ thuật thêu Châu Âu với những tinh hoa của nghệ thuật thêu Châu Á để biến nó trở thành nghệ thuật thêu của Cung Đình, gắn liền với những đặc điểm thùy mị, tinh tế, tỉ mỉ của người con gái xứ Huế. Gabrielle học giả người Pháp, chuyên nghiên cứu văn hóa Á Đông viết: “…Nhiều nơi đã truyền lại cho con cháu những ngành nghề lạ lùng là vẽ hình bằng chỉ làm cho bông sen, bông tử nở trên lụa, làm cho bươm bướm lượn trên mặt nước trong xanh, người thợ thêu An Nam khéo léo hơn người thợ thêu Trung Quốc về đường kim mũi chỉ và cách pha màu sắc…”
Hocquard soạn giả sách nói về nghề thêu cuối thế kỷ XIX nhận định: “Người thợ thêu Việt Nam tỏ ra rất khéo léo trong việc phân bổ màu sắc trên lụa, để có những bức tranh thêu hòa hợp không chát chúa.” Trải qua hàng thế kỷ thăng trầm, nghề thêu có khi lên xuống nhưng nó vẫn giữ được bản sắc văn hoá lâu đời của dân tộc.


Tranh thêu tay

Hình ảnh được sưu tầm trên Internet, cám ơn tác giả các bức ảnh trong bài viết nầy.
Võ thị Linh 8/4/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét