Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014


GƯƠNG CHÍNH KHÍ

"Những ai đã chết vì sông núi, sẽ sống muôn đời với núi sông", với 14 chử trên đã tóm tắt được  thế nào  là Chính Khí  trong Việt đạo?. . Thật vậy! quê hương của Việt tộc là sự gắn bó thắm thiết của thân, máu thịt, tình sông - núi với con người và rất sâu nặng. Có ở nơi nào trên trái đất này đã ngàn đời lấy thế núi - sông làm lũy thành, lấy chính khí Việt mà giữ gìn lấy đất đai Tồ quốc. Kia ải Chi Lăng, đèo Mã Phục, dải Hoàng Liên... từng âm vang chiến thắng quân xâm lược bắc phương. Bao ngọn núi quê hương dâng tảng ngực trần uy nghiêm, bền gan, kiêu dũng che chắn bước chân giặc....ngăn chặn bão dông. Dựa vào thế núi sông và chính khí Việt mà giữ đất, núi đã được ông cha ta dùng trong nghĩa tình núi sông, kia là bến Bồ Đề, cửa Hàm Tử, dòng Đằng Giang, Hồng Hà... đã bao đời nhuộm máu giặc xâm lược từ phương bắc.

Từ ngàn xưa  nguời  dân nước ta biết lấy núi làm cha, sông làm mẹ, chính khí Việt để tạo thành Việt đạo, một hệ tư tưởng quan yếu trong việc chống giặc ngoại xâm. Núi ngăn bước thù, sông trôi máu giặc. Núi che gió bão, sông chở phù sa và Chính khí Việt làm vũ khí tinh thần để có những con người biết trung với nước hiếu với dân trong việc ngăn giặc giử nước. Còn ở nơi nào nghĩa núi - sông gắn bó với con người hơn thế nữa? Hơn là không ở xứ sở nào nghĩa núi - sông và chính khí Việt quyện lấy nhau để mang một ý nghĩa lớn lao, sâu xa hơn xứ sở Nam Quốc Sơn Hà thiêng liêng này.
Chính Khí Việt
Một ngày lạnh nước nguời không tri kỷ. 
Ta vỗ án thét lời ca chính khí. 

Ðông thê thê như gió thổi u hồn, 

Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy. 



Lòng sống chết buồn vui bừng nổi dậy, 

Thoát lăm le như dục người chọn lấy, 

Năm nghìn năm, làn máu bén dạt dào. 

Sóng lớp lớp rượu ba tuần thuở ấy. 



Tiếng vang vang như thần kêu quỷ hét. 
Trời ngập ngập như quân khiêu tướng thét, 
Gọi quá khứ vị lai những u hồn 
Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết. 

Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết. 

Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc, 
Sông Bạch Ðằng sóng vỗ thuyền cắc cắc. 
Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao, 
Ðồng Ðống Ða xưong người phơi man mác. 

Buổi Sát Thát chàm vai thề đầu mất, 
Ngày Bình Ngô nổi cờ không khuất tất, 
Khi Cần Vương nhổ mặt lũ gian hùng, 
Lúc Cứu Quốc vòng bôn lao uất uất. 

Thà làm ma nước Nam không vua Bắc, 
Ðầu chẳng còn quyết không đương cắt tóc, 
Lửa đốt mình không phụ nợ non sông 
Dây thắt cổ cho tròn trung xã tắc. 

Dây thắt cổ cho tròn trung xã tắc. 

Muôn nghìn đời linh thiêng không sống chết. 
Những trung hồn xưa, nay, mai oanh liệt 
Mở nguồn sống xưa, nay, mai nước nòi, 
Muôn nghìn đời dạt dào chính khí Việt. 

Chính khí Việt suốt đất trời bàng bạc, 
Chính khí Việt trong máu người Hồng Lạc. 
Gió thê thê quất dậy hồn phục hưng 
Gươm Vạn Thắng cứu nước nòi giết giặc. 

Chính khí Việt là hồn gươm Vạn Thắng, 
Sắt tôi với máu đào hun lửa nóng, 
Và Ðại Việt muôn năm! Cả toàn dân 
Vượt đau nhục lên sống còn hùng tráng. 









Người chính khí phải là những người trung kiên, chân thực hết lòng vì tổ quốc, trong bài văn tế Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, Đặng Đức Siêu (1751 – 1810) có viết: “…Chỉ non sông giã với cô thành, chén tân khổ nhắp ngon mùi chính khí…” (tân khổ là cay đắng, có nghĩa là thuốc độc. Uống thuốc độc chết để bảo toàn chính khí). Qua bao thăng trầm của đất nước, bao thế hệ, có lúc mưa dồn sóng dập nhưng tấm gương chính khí của người xưa và nay vẫn luôn được trân trọng trong từng trang sử Việt chống ngoại xâm và những trang sử sau ngày quốc nạn 30.4.1975 của nước VNCH. Để có được chính khí, người lãnh đạo hay người chỉ huy  cần phải tinh tấn rèn luyện, sửa thân tâm chính trực, có ý chí và lý tưởng quốc gia để phục vụ quyền lợi cho tổ quốc và nhân dân. Với con người chính khí thì khi còn sống phải thật đáng sống, chết cho ra chết..
Sống và chết
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phài, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
 ( Nguyễn An Ninh)
Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình tên chẳng mục
Chết đưa vào sử chứ không phai
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.
                           
                        

Giỏi thay Trần Bình Trọng!
Dòng dõi Lê Đại Hành,
Đánh giặc dư tài mạnh,
Thờ vua một tiết trung,
Bắc vương sống mà nhục,
Nam quỷ thác cũng vinh,
Cứng cỏi lòng trung nghĩa,
Ngàn thu tỏ đại danh.

Trần Bình Trọng (1259 – 1285), danh tướng đời Trần, sinh tại xã Bảo Thái, nay là huyện Thanh Xuân tỉnh Thanh Hóa, có lòng dũng liệt hơn người. Ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (Trùng Hưng thứ I), ông cầm quân đánh giặc, bị bắt rồi hy sinh khi chặn giặc ở bãi Thiên Mạc trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, được truy phong tước Bảo Nghĩa Vương.

Sử chép: Trần Bình Trọng bị bắt, tướng Nguyên là Thoát Hoan biết ông là tướng tài, tìm mọi cách khai thác, dụ hàng nhưng ông kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng đã khẳng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Trần Bình Trọng bị quân Nguyên giết, năm đó ông 26 tuổi. Phan Kế Bính trong “Truyện Hưng Đạo” có thơ vịnh tinh thần bất khuất của danh tướng Trần Bình Trọng như sau:
 Hoàng Diệu (1828 – 1882), người quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi bị Pháp tấn công năm 1882. Tên thật của ông là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai, sinh ngày mồng 10 tháng 2 năm Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Mạng thứ X (1828) tại làng Quang Đài, huyện Diên Phước (sau đổi là huyện Điện Bàn), tỉnh Quảng Nam. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Mậu Thân, nhằm niên hiệu Tự Đức nguyên niên năm 20 tuổi. Khoa Quý Sửu niên hiệu Tự Đức thứ VI, ông đỗ Phó bảng.
Sau khi chiếm được Nam bộ, Pháp chuẩn bị tấn công Bắc bộ. Vua Tự Đức giao cho Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội và Ninh Bình – 1880) với chức hàm Binh bộ thượng thư kiêm cả việc Thương chính. Từ năm 1880 – 1882 ông đã ba lần dâng sớ xin triều đình chi viện để củng cố phòng tuyến chống giặc tại Hà Nội, nhưng không nhận được hồi âm từ Huế.
Rạng ngày 25 tháng 4 năm 1882 tức ngày mồng 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ, Đại tá Henri Rivière cho 4 tàu chiến áp sát thành Hà Nội, hạ tối hậu thư yêu cầu Hoàng Diệu giải giới binh linh, và hẹn 8 giờ sáng hôm ấy các quan văn võ, Tổng đốc, Tuần vũ, Bố chánh, Án sát, Đề đốc và chánh phó Lãnh binh trong thành Hà Nội phải đến nộp mình tại dinh của Henri Rivière nhưng Hoàng Diệu không nghe theo.
8 giờ 15 phút quân Pháp bắt đầu tấn công, tàu chiến bắn yểm trợ cho 450 quân và thân binh đổ bộ chiếm thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu và quân dân trong thành chống giữ rất anh dũng, quyết tâm sống chết với Hà thành. Sự kháng cự quyết liệt đó đã gây nhiều thiệt hại nặng cho đối phương, Từ sự việc kho thuốc súng trong thành bị nổ gây nhiều đám cháy lớn, làm quân sĩ hoang mang cùng với sự chênh lệch về tương quan lực lượng, hỏa lực giữa đôi bên nên chỉ hơn hai giờ sau thì thành Hà Nội bị chiếm.
Trong tình thế tuyệt vọng, dù lực lượng binh lính trong thành ngày càng yếu đi nhưng Tổng đốc Hoàng Diệu vẫn cùng quân sĩ chống lại đến giây phút cuối cùng. Khi không còn khả năng chống trả, Hoàng Diệu ra lệnh cho binh sĩ giải tán để tránh thương vong, một mình ông vào hành cung cắn ngón tay lấy máu thảo tờ di biểu tạ tội với Vua Tự Đức, rồi ra trước Võ miếu nơi cửa Bắc dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hưởng dương 54 tuổi.
Di biểu viết:
 “Tướng lược phi trường, tử quí sanh nhi vô ích.
Thành vong mạc cứu, túng nhiên tử hữu dư cô… 
Cô trung nhi thệ dữ Long thành, nguyện trùng tiên thần Nguyễn Tri Phương ư địa hạ. 
Sổ hàng huyết lệ, vạn lý quân môn, nguyện nhật nguyệt chi chi chiêu minh, biểu thần xích tâm nhi dĩ”.
 Có nghĩa là: “Làm tướng bất tài, thần tự nghĩ sống cũng vô ích, dẫu biết rằng thành mất mà có chết cũng còn có tội… Một mình thề với Long thành, thần nguyện theo gương Nguyễn Tri Phương ngày trước mà xuống nơi suối vàng. Vài dòng huyết lệ, cửa rồng muôn dặm, xin mặt trời mặt trăng soi tỏ tấm lòng son”.
Tổng đốc Hoàng Diệu chết theo thành Hà Nội, người dân Bắc Hà và cả nước vô cùng khâm phục cảm thương; ông được thờ trong miếu Trung Nghĩa ở Huế và miếu Tam Trung ở Hà Nội. Để tưởng nhớ Hoàng Diệu, tại đền Trung Liệt trên gò Đống Đa cùng với Nguyễn Tri Phương có câu đối hai bên cổng:
Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa

Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên
(Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất,
Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh)
Đương thời, trước tấm gương trung nghĩa sáng chói của Hoàng Diệu, danh sĩ Ba Giai tức Nguyễn Văn Giai ở Bắc Hà đã ví Hoàng Diệu với vị đại thần Nam Tống bên Trung Hoa là Văn Thiên Tường, và hết lời tán dương công nghiệp của Hoàng Diệu trong tác phẩm “Hà thành thất thủ chính khí ca”, có lời lẽ đau buồn thống thiết.
Một cơn gió thảm mưa sầu,

Nấu nung gan sắt, dãi dầu lòng son.
Chữ trung còn chút cỏn con,
Quyết đem gửi cái tàn hồn gốc cây.
Trời cao, biển rộng, đất dày,
Núi Nùng, Sông Nhị, chốn này làm ghi.
Hình ảnh Trần Quốc Toản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Võ Tánh- Ngô Tùng Châu... ngàn đời soi bóng, thiên cổ lưu danh; dẫu có phải trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, gương chính khí người xưa đã trở thành hồn thiêng của tổ quốc, là máu xương của Việt tộc. Chính khí quyết không thể vay mượn, không thể giả danh...


CHÍNH KHÍ CỦA CẤP CHỈ HUY TRONG QL. VNCH
Nhìn lại những trang sử chiến đấu dũng mãnh và hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/1/1974 Thiếu tá hạm Trưởng Nguỵ văn Thà đã chết theo tàu HQ 10 và nhớ v ngày 30-04 ngày nước Việt Nam Cộng Hòa thôi tồn tại,  tác giả xin được nhắc lại những tấm gương chính khí của VNCH cho các bạn trẻ Việt Nam về công nghiệp chiến đấu và những giây phút chói chang cuối cùng của những vị thần tướng làm rạng danh nước Nam trên trường quốc tế: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ..những con người chọn cái chết lưu danh thanh sử bằng cách bắn vào đầu tự sát  hoặc uống độc dược, để tỏ rõ ý chí bất khuất của người làm Tướng và chứng tỏ cho đối phương biết rằng họ có thể chiếm được đất nhưng không có thể quy phục được tiết tháo của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. 

Họ là những anh hùng, những chiến sĩ dũng mãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, suốt đời tận tụy với nước non, đã hiến dâng cho tổ quốc những giọt máu đỏ thắm tinh khôi cuối cùng của mình.Tên tuổi và tấm gương chính khí của những vị Thần Tướng ấy mãi mãi lưu lại trong sử sách Việt Nam và được dân tộc ngàn đời phụng thờ hương khói..
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.”

(Sào Nam PHAN BỘI CHÂU)

Lý Bích Thủy
8/12/2014 ( GMT 9:52´ )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét