Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

 "White Christmas"do Bing Crosby hát
LÀ MẬT LỆNH DI TẢN 
CỦA QUÂN ĐỘI HOA KỲ

 Những ngày cuối cùng Tháng Tư, 1975,  lệnh di tản của quân lực Hoa Kỳ còn đồn trú tại VN  được truyền đi qua làn sóng từ đài phát thanh của quân đội Hoa Kỳ bằng bản nhạc "White Christmas"do Bing Crosby hát. Tiếp theo là bài I’m Dreaming of a White Christmas do Bing Crosby hát. Mật lệnh này được truyền đi 15 phút một lần. Đó là thông điệp kêu gọi người lính Mỹ trở về nhà.
Lệnh rút hết quân đội HK ra khỏi VN, được truyền đi liên tục từ trưa ngày 29/4/1975 trên đài VOA và trên làn sóng các đài phát thanh quân sự Mỹ, với lời mật hiệu “The temperature in Saigon is 112 degrees and rising” (“Nhiệt độ ở Sàigòn bây giờ là 40 độ và đang tăng lên”).  Nguồnhttp://www.examiner.com/article/how-white-christmas-by-bing-crosby-helped-end-the-vietnam-war)

      I’m Dreaming of a White Christmas 
Chiến dịch "Cơn gió thường lệ" .
Trực thăng của chiến dịch " Cơn gió thường lệ"
đã đáp xuống toà đại sứ Mỹ tại Sài Gòn chiều ngày 29/4/1975


     Ngày 9-4-1975 người Mỹ bắt đầu thảo chi tiết các kế hoạch di tản . Tùy viên quân sự Mỹ , đại tá Whale đưa ra bốn khả năng : kế hoạch 1 và 2 là di tản dần dần bằng đường hàng không , kế hoạch 3 là di tản đồng thời bằng đường hàng không và đường biển và kế hoạch 4 là di tản bằng trực thăng vận ngay tại Sài Gòn.

     Các người Mỹ được căn dặn phải mở nghe thường trực các đài phát thanh quân sự Mỹ và chờ nghe thông điệp ngụy hóa như sau : "Mẹ muốn anh điện thoại về nhà " và bản tin thời tiết : "Bây giờ là 40 độ và nhiệt độ đang tăng lên", sau đó là bản "Giáng Sinh trắng " do Bing Crosby hát . Loạt mật lệnh này được truyền đi 15 phút một lần .

     Lực lượng đăc nhiệm 76 của Hải Quân Mỹ cùng với các hàng không mẫu hạm Hancock , Okinawa và Midway chờ đợi ngoài khơi Việt Nam . Lực lượng này tập trung 81 trực thăng được các máy bay của lực lượng đặc nhiệm 77 yễm trợ . Chiến dịch "Cơn gió thường lệ" (Frequent Wind), tên đặt cho kế hoạch 4 , bắt đầu lúc 11 giờ 08 phút ngày 29 tháng 4 . Cuộc di tản từ mái các tòa cao ốc dự định chấm dứt vào khoảng 18 giờ 30 cùng ngày , nhưng ở tòa đại sứ Mỹ , cuộc di tản đã kéo dài đến 4 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4 . Chiến dịch này đã di tản được 1373 người Mỹ , 5595 người Việt và 85 công dân các nước khác . Ngoài ra 41 máy bay của Không lực Việt Nam Cộng Hòa chở các phi hành đoàn và gia đình của họ đến được các hàng không mẫu hạm Mỹ . Đến bốn giờ sáng ngày 30 tháng 4 , Hoa Thịnh Đốn ra nghiêm lệnh chỉ được di tản nhân viên người Mỹ thôi. Từ đó VNCH đã hoàn toàn rơi vào tay bọn cộng sản man rợ. Số phận nghiệt ngã của người dân miền nam VN cũng chìm theo màn đêm của tháng tư đen 1975.

7 giờ 53 phút giờ Sài Gòn, kết thúc hoàn toàn chiến dịch " Cơn gíó thường lệ"

 DIỄN BIẾN NHỮNG NGÀY CUỐI CỦA VNCH 

* Ngày 21-4-75 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, cụ Trần Văn Hương nhận lãnh chức vụ Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.

* Ngày 26-4-75 đại sứ Martin yết kiến và thông báo cho cụ Hương về áp lực cộng sản Bắc Việt và khả năng của cộng quân tấn công vào Saigon.

* Ngày 27-4-75 quốc hội VNCH họp và biểu quyết việc trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh.

* Ngày 28-4-75 vào lúc 5:00 chiều, cụ Trần Văn Hương trao quyền lại cho tướng Dương Văn Minh theo quyết định của quốc hội.

 Khi Tổng Thống Tần Văn Hương bị áp lực từ nhiều phía và quốc hội VNCH, thì trước đó vào ngày 26.4 đầy những biến cố có tính quyết định tới vận mạng của chính quyền Sài Gòn. Tại Pháp, Đại sứ VNDCCH là Võ Văn Sung gặp con trai tướng Minh là Dương Minh Đức (đang du học ở Pháp) báo tin là nếu ông Minh lên làm tổng thống thì Hà Nội sẽ chấp nhận đàm phán. Sau khi nhận tin, ông Minh thuyết phục tướng Đôn, để ông Đôn vào dinh Độc Lập thuyết phục ông Hương từ chức, giao quyền lại cho ông Minh. Tổng thống Hương từ chối, nói với ông Đôn rằng, tướng Minh từng là học trò của ông nên ông biết rõ Minh không thể cáng đáng công việc quốc gia vào thời điểm dầu sôi lửa bỏng. 

Tướng Minh sau đó đi gặp Chủ tịch Thượng viện Nguyễn Văn Huyền,để làm một cuộc vận động ngầm,  Minh báo cho ông Huyền biết là cả Thượng tọa Trí Quang lẫn ông Đôn đều ủng hộ ông ta lên làm tổng thống, và nếu như thế thì ông sẽ đưa ông Huyền làm Phó tổng thống.
Chủ tịch Huyền đồng ý, rồi báo cho Tổng thống Hương là Quốc hội sẽ nhóm họp ngày 28.4, đồng thời khuyên ông Hương từ chức vì “quyền lợi của dân tộc”. Ông Hương trả lời việc đó tùy Quốc hội định liệu. Tổng thống Hương thông báo mọi điều với cựu Tổng thống Thiệu, tướng Khiêm và tướng Viên. Thế nên, ngay tối 26.4 đó, ông Thiệu và ông Khiêm đã rời VN. Hai ông lên máy bay đi Đài Loan theo công lệnh của Tổng thống Hương, đại diện VNCH dự lễ tang Tưởng Giới Thạch.
Đúng ra theo hiến pháp VNCH năm 1967, Quốc hội không có quyền ép Tổng thống Hương từ chức để giao chức vụ lại cho tướng Dương Văn Minh. Tuy nhiên, ông Hương lúc này bị áp lực từ nhiều phía, nhất là Phó thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn. Ông Đôn đã hù dọa Quốc hội là chỉ có ông Minh lên làm tổng thống mới có thể thương thảo với “Cộng sản” được mà thôi.
Trong buổi điều trần trước Quốc hội, ba vị tướng: Trần Văn Đôn; Trần Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu thủ đô; Nguyễn Khắc Bình, Tư lệnh Cảnh sát quốc gia, đã trình bày trước Quốc hội tình hình nguy ngập của việc bảo vệ Sài Gòn. Theo đó, ngoài các đơn vị ở Vùng 4, tại Vùng 3, VNCH có 3 sư đoàn còn nguyên vẹn là các sư đoàn 5, 25 và sư đoàn dù. Sư đoàn 18 và 22 là hai sư đoàn trừ (tức thiếu quân số), đang được bổ sung. Nội thành thì có 2 liên đoàn Biệt động quân và 2 liên đoàn Cảnh sát dã chiến. Trong khi đó, quân giải phóng đã huy động đến 16 sư đoàn chính quy, chưa kể các lực lượng địa phương, đang dồn các mũi tấn công vào Sài Gòn. Tướng Đôn cũng báo cho Quốc hội biết là bên kia đòi hỏi Tổng thống Hương phải bàn giao chức vụ lại cho tướng Dương Văn Minh trước 12 giờ khuya ngày 27.4 để có cơ hội thương thuyết, còn nếu không, họ sẽ ra lệnh tấn công. Sau đó, 3 tướng Đôn, Minh và Bình ra về để cho các thành viên Quốc hội quyết định.
Chỉ một ngày sau khi nhậm chức Tổng thống VNCH thay thế ông Trần Văn Hương, Tổng thống Dương Văn Minh ngày 29.4 đã ra lệnh cho tất cả những người Mỹ phải rời VN trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Cuộc di tản người Mỹ và người Việt liên tục không ngừng qua đêm.
Vì sao ông Minh có quyết định này?
Một sĩ quan tùy viên của đại tướng Minh là cựu thiếu tá Trịnh Bá Lộc đã thuật lại nguyên nhân dẫn đến quyết định trục xuất người Mỹ, xin được tóm lược lại như sau:
"Một hôm, đại tướng Minh đang họp với các cộng sự thì ông Charles J.Timmes, cựu thiếu tướng, nguyên Trưởng phái bộ cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) đến xin gặp. Ông Timmes lúc đó đang làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Thiếu tá Lộc báo tin rồi đại tướng Minh gặp gỡ ông Timmes trong phòng kín. Khi tiễn ông Timmes ra về, thiếu tá Lộc nghe ông Timmes nói với đại tướng Minh, đại ý là Đại sứ Martin muốn rằng trong bài diễn văn nhậm chức, đại tướng Minh có đề cập đến việc yêu cầu nhân viên Tòa đại sứ Mỹ và cơ quan DAO rút khỏi VN. Tướng Minh không trả lời mà hẹn sẽ cho biết sau.
Ngày hôm sau, ông Timmes lại đến, có dẫn theo một chuyên viên và xin mắc đường dây điện thoại đặc biệt, nói là để tiện việc liên lạc trực tiếp giữa ông Minh và Tòa đại sứ Mỹ. Tướng Minh không cho, nói là chỉ cần gắn điện thoại tại nhà thiếu tá Lộc, để sĩ quan tùy viên có gì báo lại. Ông Lộc cho biết, đường dây này chỉ có 3 số, không qua tổng đài, và chỉ liên lạc với những quan chức cấp cao. Ông Timmes có nhắc lại yêu cầu của ngày hôm qua, nhưng đại tướng Minh vẫn không trả lời.
Sau khi Quốc hội trong phiên họp lưỡng viện tối 27.4 biểu quyết chấp thuận cho Tổng thống Hương giao quyền lại cho đại tướng Dương Văn Minh, chiều 28.4 diễn ra lễ nhậm chức của ông Minh. Bài diễn văn nhậm chức lúc đó đã chuẩn bị xong xuôi, nên ngay trưa hôm đó, lúc ông Minh chưa đọc diễn văn, ông Timmes đã nhận được một bản bằng tiếng Việt. Nội dung bài diễn văn không có đề cập gì đến yêu cầu nhân viên Tòa đại sứ Mỹ và cơ quan DAO rời khỏi VN.
Ngay trong đêm hôm đó, dinh Độc Lập bị phi cơ oanh kích, và Sài Gòn cũng bị pháo, tức không đúng như những gì mà những người ủng hộ ông Minh nói là ông Minh lên cầm quyền thì sẽ có “cơ hội” đàm phán với “phía bên kia”. Sáng ngày 29.4, ông Timmes lại đến tư dinh ông Minh. Khi ra về, lúc ngang qua chỗ bộ phận tham mưu của tướng Minh làm việc, ông Timmes có nói: “Đại sứ Martin nói là Cộng sản chỉ bằng lòng nói chuyện hòa bình với chính phủ của đại tướng chỉ khi nào tất cả nhân viên tòa đại sứ và DAO của Mỹ bắt đầu rời khỏi VN theo lời yêu cầu chính thức của đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống VNCH, được phổ biến trên đài phát thanh”.
Theo lời kể của thiếu tá Lộc thì lúc đó, giáo sư Lý Chánh Trung nói nhỏ: “Thôi thì đại tướng làm theo yêu cầu của họ”. Ông Minh trầm ngâm trong chốc lát, rồi nói chậm rãi: “Được rồi! Độ một giờ nữa, khi nào làm xong, thiếu tá Lộc sẽ mời ông đến nhận”.
Ông Timmes mừng rỡ cáo từ. Sở dĩ tướng Minh làm như vậy vì theo ông, là nếu ông không yêu cầu, thì người Mỹ cũng sẽ rút lui như ở Campuchia, thế nên, cần giúp người Mỹ rút trong danh dự, và dù sao, cũng đã có 58.000 quân nhân Mỹ thiệt mạng trên chiến trường VN.
Giáo sư Vũ Văn Mẫu trong vai trò thủ tướng chính phủ, được mời đến ngay. Sau khi trình Tổng thống Dương Văn Minh ký tên, thiếu tá Lộc gọi điện mời ông Timmes đến nhận. Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đã đọc văn bản chính thức trên đài phát thanh. Và chỉ trong vòng một giờ sau, máy bay của Mỹ vần vũ trên không phận Sài Gòn. Cuộc rút lui chính thức của người Mỹ bắt đầu."
NHỮNG GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG
 Theo như Frank Snepp kể lại những giờ phút cuối cùng tại Tòa Đại Sứ Mỹ vào ngày 29/4/1975Ông Frank Snepp đã mô tả hình dạng của Đại Sứ Martin lúc đó như sau:
“Dưới con mắt của giới thân cận, Đại sứ Graham Martin nay giống một xác chết biết đi. Da xanh, mặt nhăn nheo, ông đứng không vững. Từ ngày Hoa Thịnh Đốn ra lệnh di tản bằng trực thăng, ông tỏ ra không còn ý chí đấu tranh nữa. Giới quân sự và đô đốc Gayler nay hoàn toàn nắm mọi công việc. Martin chỉ còn một lo lắng duy nhất: Làm thế nào di tản càng được nhiều người Việt Nam càng tốt. Nhưng phải chờ một hai giờ nữa máy bay trực thăng của hải quân mới đến.”

Bắt đầu chiến dịch là lúc 12 giờ 30 phút, một phi đoàn gồm 36 máy bay trực thăng đầu tiên rời cầu tàu USS Hancoch với nhiều máy bay Cobra vũ trang hộ vệ. Một phút sau đó, những máy bay  phản lực Phantom từ các căn cứ ở Thái Lan bay tới bầu trời Việt Nam yểm trợ thêm để yễm trợ cho chiến dịch. Một giờ rưỡi trôi qua kể từ lúc tổng thống bật đèn xanh cho chiến dịch "Gió Nhanh" (Frequent Wind)..
.
17 giờ, tướng Smith gọi sứ quán hỏi số lượng người di tản. Lần đầu tiên ông nhận được câu trả lời có vẻ nghiêm chỉnh. Một cộng tác viên của Jocbson vừa đếm lại số người trong nhà, ngoài sân: từ 1.500 đến 2000 người. Tình hình những người này lúc đó rất nóng nẩy. Mới có ba máy bay trực thăng đến chở người tị nạn. Phải 40 phút nữa mới có chuyến khác. Sốt ruột vì chờ đợi, dân tị nạn kêu ca, oán thán, chửi bới...
17 giờ 30 phút, tướng Smith báo cho hạm đội di tản biết còn khoảng 1.300 người nữa, trong đó có đơn vị an ninh hải quân gồm 840 người.

Cầu hàng không máy bay trực thăng hoạt động đều, mặc dù gặp khó khăn: sân hẹp, CH.53 là loại máy bay trực thăng lớn, nặng, mỗi chiếc phải chở tới 70 người, mức trọng tải cao nhất. Nhiều lần, gió cuốn suýt gây ra tai nạn...Ở Tòa Bạch Ốc, Kissinger báo cáo với tổng thống Ford: Phái bộ quân sự đã hoàn thành việc di tản. Hơn 4.500 người đi bằng máy bay trực thăng trong đó có 450 người Mỹ. Đó là một thành công rực rỡ mặc dù có mất mát.

Vào lúc 1 giờ 30 sáng, Ngoại trưởng Kissinger ra lệnh cho Tòa đại sứ Mỹ phải kết thúc việc di tản vào lúc 3 giờ 45 sáng, giờ Sài Gòn, và Đại sứ Martin phải ra đi trên chuyến trực thăng trước chuyến bay cuối cùng.

3 giờ 45 phút, kết thúc cuộc di tản, Martin đi ra sân sứ quán, nhìn nhanh đám đông, ra hiệu cho đại tá Madison: "Những người Việt Nam còn lại sẽ đi bằng máy bay CH.53. Ai còn chờ trong sứ quán thì ra sân đợi. Cầu hàng không trên mái nhà dành riêng cho người Mỹ”.

Cuộc di tản vẫn tiếp tục trong đêm cho đến rạng ngày 30 tháng 4, tuy nhiên con số người Mỹ còn lại ở Sài Gòn vẫn còn nhiều.  Tuy nhiên đến 3 giờ 45 sáng, vẫn còn có trên 400 người tại toà đại sứ Mỹ trong đó có cả Đại sứ Martin. Vào lúc 4 giờ 20 sáng, Đô Đốc Gayler đã quyết định kết thúc cuộc di tản và tất cả các phi công đều nhận được lệnh như sau: "Đây là lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ và lệnh này phải được chuyển lại bởi bất cứ phi công trực thăng nào liên được với Đại Sứ Graham Martin. Chỉ có người Mỹ mới được phép di tản và Đại Sứ Martin phải đáp chuyến trực thăng đầu tiên. Phi cơ chở đại sứ Martin phát đi ám hiệu “Tiger, Tiger, Tiger" để báo cho biết rằng ông Martin đã được di tản".

Vào lúc 4 giờ 58 sáng ngày 30 tháng 4, Đại Sứ Martin"bị hộ tống” lên trực thăng mang tên là Lady Ace 09, trên chiếc trục thăng này một phân đội Thuỷ Quân Lục Chiến đã được lệnh bắt giữ ông đại sứ để áp tãi lên phi cơ nếu ông ta còn chống lại lệnh di tản. Đại Sứ Hoa Kỳ Graham Martin đã cố tình cưỡng lại lệnh của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhưng ông lại là ân nhân của một số người Việt Nam vì nếu không có ông thì họ không có may mắn được di tản ra khỏi Sài Gòn trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975. Theo Ngoại Trưởng Kissinger thì Đại Sứ Martin đã phối hợp di tản được 6,000 ng­ời Mỹ và trên 50,000 người Việt Nam ra khỏi Sài Gòn.

7 giờ 30 phút (sáng 30.4.1975), giờ Sài Gòn, những người lính Hoa Kỳ cuối cùng đóng chặt cánh cửa đồ sộ bằng gỗ sến của sứ quán, hạ màn sắt xuống và vội vàng chạy đến cầu thang phụ. Ở lầu một và lầu bốn, họ ném lựu đạn cay vào cầu thang máy và kéo hàng rào thép gai ra ngăn cầu thang. Nhưng đúng lúc họ bước lên trên bậc cuối cùng để lên mái nhà thì những người Việt Nam nổi giận ở ngoài sân đã phá được cửa tầng dưới và chạy lên đuổi theo họ. Thủy quân lục chiến khóa được cửa lên mái nhà và chạy nhanh ra chỗ máy bay đậu và chờ họ.

Lúc người lính Mỹ cuối cùng vào được ca bin máy bay thì cũng là lúc người Việt Nam leo tới mái nhà. Và khi họ nhảy bổ vào gầm bánh máy bay thì máy bay bay lên cao. Lúc bấy giờ là 7 giờ 53 phút giờ Sài Gòn, kết thúc hoàn toàn chiến dịch " Cơn gío thường lệ"
Cuộc di tản vẫn tiếp tục trong đêm cho đến rạng ngày 30 tháng 4, tuy nhiên con số người Mỹ còn lại ở Sài Gòn vẫn còn nhiều. Vào lúc 1 giờ 30 sáng, Ngoại trưởng Kissinger ra lệnh cho Tòa đại sứ Mỹ phải kết thúc việc di tản vào lúc 3 giờ 45 sáng, giờ Sài Gòn, và Đại sứ Martin phải ra đi trên chuyến trực thăng trước chuyến bay cuối cùng. Tuy nhiên đến 3 giờ 45 sáng, vẫn còn có trên 400 người tại toà đại sứ Mỹ trong đó có cả Đại sứ Martin. Vào lúc 4 giờ 20 sáng, Đô Đốc Gayler đã quyết định kết thúc cuộc di tản và tất cả các phi công đều nhận được lệnh như sau: "Đây là lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ và lệnh này phải được chuyển lại bởi bất cứ phi công trực thăng nào liên được với Đại Sứ Graham Martin. Chỉ có người Mỹ mới được phép di tản và Đại Sứ Martin phải đáp chuyến trực thăng đầu tiên. Phi cơ chở đại sứ Martin phát đi ám hiệu “Tiger, Tiger, Tiger" để báo cho biết rằng ông Martin đã được di tản".

Vào lúc 4 giờ 58 sáng ngày 30 tháng 4, Đại Sứ Martin"bị hộ tống” lên trực thăng mang tên là Lady Ace 09, trên chiếc trục thăng này một phân đội Thuỷ Quân Lục Chiến đã được lệnh bắt giữ ông đại sứ để áp tãi lên phi cơ nếu ông ta còn chống lại lệnh di tản. Đại Sứ Hoa Kỳ Graham Martin đã cố tình cưỡng lại lệnh của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhưng ông lại là ân nhân của một số người Việt Nam vì nếu không có ông thì họ không có may mắn được di tản ra khỏi Sài Gòn trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975. Theo Ngoại Trưởng Kissinger thì Đại Sứ Martin đã phối hợp di tản được 6,000 ng­ời Mỹ và trên 50,000 người Việt Nam ra khỏi Sài Gòn.


Sau khi Đại Sứ Martin bị hộ tống lên trực thăng, trong toà đại sứ lúc đó vẫn còn gần 200 người Mỹ mà trong số đó có 170 người là lính Thuỷ Quân Lục Chiến có nhiệm vụ bảo vệ cho chiến dịch di tản. Cuộc di tản vẫn tiếp tục cho đến đúng 7 giờ 53 phút sáng ngày 3O tháng 4 năm 1975 thì chiếc trực thăng CH-46 cuối cùng mới rời khỏi sân thượng của toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn mang theo Trung sĩ Juan Valdez, người lính Mỹ và cũng là người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam.


Tù phút đó, chỉ còn lại toán lính TQLC Mỹ giữ an ninh tòa đại sứ. Họ rút hết vào bên trong tòa nhà, đóng cửa sắt và lên trên sân thượng đợi. Ðúng 7 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, trực thăng ngoài biển bay vào đón họ, chấm dứt sự hiện hữu lần thứ ba của người Mỹ trên nước VN, tính tròn 21 năm , từ lúc tướng Edward Landale của CIA đặt chân tới Sài Gòn. Tình đồng minh, đồng hướng và chiến hữu giữa VNCH cùng Hoa Kỳ, cũng chấm dứt từ đó.
Theo tài liệu được Mỹ công bố, thì Tòa Đại Sứ và DAO ngày 29 rạng 30-4-1975 chỉ di tản được 7014 người, phần lớn không có tên trong danh sách được lập lúc ban đầu. Ðể hoàn thành công tác trên, người Mỹ đã sử dung trực thăng của Sư Đoàn 7 Không Quân và Hạm Ðội 7 tại Thái Bình Dương. Suốt thời gian chiến dịch, chỉ có một A6 bị mất tích, một trực thăng AH1J Cobra rớt xuống biển và 2 lính TQLC Mỹ bị tử thương khi VC pháo kích vào DAO tại phi trường Tân Sơn Nhất.




Tuy người Mỹ đã chính thức rời Sài Gòn vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975 nhưng trọn ngày đó cho tới hôm sau 1-5-1975, nhiều trực thăng của Không quân VNCH khắp nơi bay tới Hàng Không Mẫu Hạm Midway, đang bỏ neo ngoài khơi Vũng Tàu để xin đáp. Vì có quá nhiều người, nên Mỹ đã phải xô nhiều trực thăng xuống biển để làm bãi đáp cho các trực thăng tị nạn. Dù việc làm trên có thiệt hại hằng triệu mỹ kim nhưng cũng đã cứu vớt đươc nhiều chiến binh trong giờ phút cuối cùng, không còn một lựa chọn nào khác hơn, trong khi nước đã mất.

Chuyến phi cơ trực thăng cất cánh khỏi sân thượng của tòa đại sứ Mỹ vào hồi 7 giờ 53 phút sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 này đánh dấu sự kết thúc của chính sách “ủng hộ miền Nam Việt Nam chiến đấu chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản trong vùng Đông Nam Á của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ qua 5 đời tổng thống: Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford trong hơn 20 năm. Đối với người Mỹ, cuộc chiến tranh đã chấm dứt nhưng đối với một số người Việt Nam thì cuộc chiến vẫn chưa tàn. Vào ngày 30 tháng 4, có một số chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tiếp tục chiến đấu dù rằng trong vô vọng.




Duơng Văn Minh ra lệnh đầu hàng vào lúc 10 giờ 24 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Tù phút đó, chỉ còn lại toán lính TQLC Mỹ giữ an ninh tòa đại sứ. Họ rút hết vào bên trong tòa nhà, đóng cửa sắt và lên trên sân thượng đợi. Ðúng 7 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, trực thăng ngoài biển bay vào đón họ, chấm dứt sự hiện hữu lần thứ ba của người Mỹ trên nước VN, tính tròn 21 năm , từ lúc tướng Edward Landale của CIA đặt chân tới Sài Gòn. Tình đồng minh, đồng hướng và chiến hữu giữa VNCH cùng Hoa Kỳ, cũng chấm dứt từ đó.

Theo tài liệu được Mỹ công bố, thì Tòa Đại Sứ và DAO ngày 29 rạng 30-4-1975 chỉ di tản được 7014 người, phần lớn không có tên trong danh sách được lập lúc ban đầu. Ðể hoàn thành công tác trên, người Mỹ đã sử dung trực thăng của Sư Đoàn 7 Không Quân và Hạm Ðội 7 tại Thái Bình Dương. Suốt thời gian chiến dịch, chỉ có một A6 bị mất tích, một trực thăng AH1J Cobra rớt xuống biển và 2 lính TQLC Mỹ bị tử thương khi VC pháo kích vào DAO tại phi trường Tân Sơn Nhất.

Tuy người Mỹ đã chính thức rời Sài Gòn vào lúc 7 giờ 53 sáng ngày 30-4-1975 nhưng trọn ngày đó cho tới hôm sau 1-5-1975, nhiều trực thăng của Không quân VNCH khắp nơi bay tới Hàng Không Mẫu Hạm Midway, đang bỏ neo ngoài khơi Vũng Tàu để xin đáp. Vì có quá nhiều người, nên Mỹ đã phải xô nhiều trực thăng xuống biển để làm bãi đáp cho các trực thăng tị nạn. Dù việc làm trên có thiệt hại hằng triệu mỹ kim nhưng cũng đã cứu vớt đươc nhiều chiến binh trong giờ phút cuối cùng, không còn một lựa chọn nào khác hơn, trong khi nước đã mất.

Theo một tài liệu mật mà tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, mô tả lại trong 2 cuốn sách: Hồ sơ mật dinh Độc Lập  Khi đồng minh tháo chạy(2005), thì số phận VNCH xem như kết thúc ngày 23.4.1975, khi Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Gerald Ford tuyên bố một cách thẳng thừng trong một bài diễn văn tại Đại học Tulane. "Đối với Mỹ, chiến tranh VN đã kết thúc".

Trận chiến tại Cầu Tân Cảng ngày 28-4-1975


Tháng Tư rộng cửa lao tù
Nước tôi từ đấy đau nhừ nỗi đau
Núi rừng người nối chân nhau
Kiếp tù lạ nhất địa cầu, thảm chưa !
Trong tù, tù chết như mơ
Ngoài tù, dân chết bên bờ biển đông

( trích thơ Ngô Minh Hằng)


Duơng Văn Minh ra lệnh đầu hàng vào lúc 10 giờ 24 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Các hình ảnh trong bài là những hình được sưu tầm trên  Internet. Chân thành cám ơn tác giả của các bức hình có trong bài viết nầy.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét