Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

CỤM TỪ "VIỆT NAM CỘNG HÒA "

THEO DÒNG THỜI GIAN



Cụm từ Việt Nam Cộng Hoà (Republic of Viet Nam - South Viet Nam), là một danh từ riêng để chỉ một quốc gia bên bờ thái bình dương, có chiều dài từ vỉ tuyến 17 tới mủi Cà Mau bao gồm luôn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với một dân số vào khoảng 21 triệu người tính vào thời điểm trước 1975, một số ý nghĩa khác về cụm từ Việt Nam chắc mọi người đều đã biết không ít thì nhiều về sự hiện hữu quôc gia này. Trong bài viết này, chúng tôi sẻ không nói nhiều về hai chử Việt Nam mà chỉ phân tích cụm từ Cộng hoà và ý nghĩa của 4 chử ghép "Việt Nam Cộng Hoà" trong bối cảnh ngày hôm nay.
Cộng hoà nằm phía sau danh từ VN, theo ngôn ngữ chính trị học là một nhóm chử dùng giới thiệu về một thể chế mà người lãnh đạo là Tổng Thống hoặc Thủ Tướng. Khi 4 chử đó đứng chung với nhau, người ta sẻ mường tượng được đó là một quốc gia có trước năm 1975 - có một nền dân chủ tự do với tam quyền lập pháp. Nhưng sau 1975, khi quốc gia này không còn nửa, VNCH vẩn vượt thời gian và không gian, đến khắp vùng trời của thế giới tự do, nơi sinh sống của những người ra đi sau ngày 30/4/1975. Họ rời quê hương bỏ lại sau lưng tất cã nhưng không quên mang theo bên mình tổ quốc " VNCH" và lá hoàng kỳ. Với nhóm chử " VNCH" người ta có thể tìm thấy trong đó nhiều phạm trù về nhân sinh, nền văn hoá nhân văn của một cộng đồng dân tộc khá đông đảo của miền nam VN, đó là một nền văn hoá dân tộc truyền thống mang đậm chất Việt tình qua các câu ca dao như:
Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
Một lòng thờ mẹ kính cha 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
--------
Ai bưng bầu rượu đến đó phải chịu khó bưng về
Em đang ở hầu thầy mẹ cho trọn bề hiếu trung


hay:
Mẹ già như chuối chín cây
Sao đấy chẳng liệu cho đây liệu cùng.
Khế với sung, khế chua sung chát
Mật với gừng, mật ngọt gừng cay
Đấy với đây chẳng duyên thì nợ
Đấy với đây chẳng vợ thì chồng.
Dây tơ hồng chẳng xe đã mắc
Rượu quỳnh tương chưa nhắp đã say
Lo đêm rồi lại lo ngày,
Ở sao hiếu thảo cho tày phận con.


hay:
Ầu ơ... Bồng bống bông bông 
Lớn lên con phải cố học hành 
Học là học đạo làm người 
Con đừng lêu lổng kẻ cười người chê


hay:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em lượm thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, Mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy sang khâu cho dùm
Khâu rồi anh sẽ trả công
Mai mốt lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm
Giúp em đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo


Hay:
Giấy hồng đơn bán mấy 
Cho anh mua lấy một tờ 
Viết thơ quốc ngữ 
Dán trên trái bưởi 
Thả xuống giang hà 
Bớ cô gánh nước bên bờ 
Xuống sông vớt bưởi để mà xem thơ


hay:
Ai ơi chớ nghĩ mình hèn 
Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong

Cụm từ "VNCH" ngày hôm nay mổi khi được đề cập - người ta có thể hình dung đó là sinh hoạt của một xã hội văn minh với một nền kinh tế thị trường phồn thịnh, một nền giáo dục dân tộc với triết lý nhân bản và khai phóng...nói chung lại những hình ảnh tốt đẹp đó vẩn còn đọng lại trong tim của những thế hệ đã từng có mặt trong thời điểm trước 1975 ở miền nam VN, mặc dù đã 41 năm đã trôi qua. Nhóm chử "VNCH" thân thương đã theo bước chân người tị nạn cộng sản đến các nơi, mà người Việt chúng ta được lưu dung cho đến ngày hôm nay. Cũng từ đó cụm từ VNCH đã trở thành một Ý Thức Hệ cho hơn 3 triệu người hải ngoại và hàng chục triệu người miền nam.

Để chia sẻ tiếp với một số người trẻ hậu duệ của nền đệ nhất và đệ nhị cộng hoà trong và ngoài nước. Chúng tôi, người trẻ hải ngoại, đi tìm thêm ý nghĩa về cụm từ " Việt Nam Cộng Hoà"- Republic of Viet Nam (South Viet Nam) Chử Republic trước chử VN, bắt nguồn từ thành ngữ Latin "res publica", dịch nghĩa là: " việc công cộng".

Cộng hòa ( Republic) là một cụm từ nói đến cấu trúc chính trị của môt quốc gia. Nền cộng hòa có thể áp dụng cho một tiểu bang hay một quốc gia mà người lãnh đạo được lựa chọn bằng lá phiếu của nhân dân. 

Ngược lại, danh xưng cộng hoà (quốc hiệu) tại các nước theo xã hội chủ nghĩa, người lãnh đạo được tuyển chọn từ một nhóm quyền lực, không xuất phát từ sự chọn lựa của nhân dân bằng lá phiếu. Vì thế người lãnh đạo theo mô thức này không được chính danh - tiếm quyền, họ chà đạp lên dân quyền để đạt được vị trí lãnh đạo. Nhà nước CHXHCNVN không từ lá phiếu tín nhiệm của dân mà ra. Nguồn gốc của tứ trụ triều đinh không khác gì những lãnh đạo của các trùm Mafia trên thế giới.


ĐẶC TÍNH CỦA CỘNG HÒA

Trong lý thuyết và khoa học chính trị, từ "cộng hòa" nhìn chung được áp dụng cho một nước, nơi mà quyền lực chính trị của người lãnh đạo phụ thuộc vào sự đồng thuận nhân dân qua một cuộc phổ thông đầu phiếu.

Hầu hết nền cộng hòa đương đại ở các nước Tư bản chủ nghĩa, hoặc quân chủ lập hiến người đứng đầu hành pháp thường được gọi là Tổng Thống hay Thủ Tướng. Trong các quốc gia theo nền cộng hòa - có bao gồm luôn tính dân chủ tự do, người đứng đầu quốc gia được đăng quang lên ngôi vị lãnh đạo theo kết quả của một cuộc bầu cử trực tiếp và kín. Trong các quốc gia theo thể chế cộng hòa này nhiệm kỳ thông thường của tổng thống hay thủ tướng thường kéo dài trong khoảng từ 4 đến 6 năm và có thể được tái cử một lần hay nhiều lần sau khi hết nhiệm kỳ chính thức, việc đó còn tùy theo hiến pháp riêng biệt của mổi quốc gia qui định.

Riêng các nước theo mô thức xã hội chủ nghĩa người đứng đầu thường được gọi chủ tịch, không thông qua một cuộc đầu phiếu trực tiếp từ dân, nhiệm kỳ có thể là một hay nhiều nhiều nhiệm kỳ tuỳ thuộc ngẩu hứng của đảng lãnh đạo. Các nước theo cấu trúc này là:CHXHCNVN, Trung Cộng, Bắc Triều Tiên và một số các nước độc tài khác. Các chế độ này cũng thực thi một cấu trúc về dân chủ, nhưng không là dân chủ tự do mà là dân chủ định hướng XHCN, một hình thức dùng dân chủ để che đậy bản chất một chế độ độc tài độc đảng. Lãnh đạo được chọn lựa từ trong một nhóm thiểu số có quyền lực trong đảng cầm quyền.

Trừ một số nước XHCN, các quốc gia theo cộng hoà đều thiết lập một mô hình "kinh tế thị trường" lấy hệ tư tưởng của Adam Smith làm chủ đạo để phát triển quốc gia. Như thế Cộng hoà là mô thức về chính trị và kinh tế dùng để hình thành quốc gia, mà người lãnh đạo là một tổng thống hoặc thủ tướng của nước tư bản tự do, hoặc được gọi là chủ tịch của các nước XHCN với nền "kinh tế tập trung" sau năm 1990 đổi là "Kinh tế Thị Trướng theo định hướng XHCN". 

Cộng hoà đã trở thành "Chủ Nghĩa Cộng Hoà" có sức hút lôi cuốn được nhiều quốc gia tham gia trong lúc đầu thành lập quốc gia.


PHÂN LOẠI CỘNG HOÀ

Chủ nghĩa cộng hoà được chia ra nhiều loại:
1.Cộng hòa liên bang - một liên bang của các tiểu bang nhỏ với một dạng nhà nước cộng hòa như: Hoa Kỳ, Úc, Brasil, Đức, , Ấn Độ.... là những nước cộng hòa được điều hành bởi một nền dân chủ đại diện, trong đó các tiểu bang đóng một vai trò hổ tương với liên bang.
2.Cộng hòa Hiến pháp - một dạng của dân chủ tự do nơi mà công dân bầu lên người đứng đầu nhà nước cũng như các đại diện điều hành nhà nước theo luật định trong hiến pháp hiện hành có bảo vệ quyền lợi cá nhân. Hoa Kỳ là một ví dụ. (So sánh với quân chủ lập hiến và dạng dân chủ tự do gọi là dân chủ trong chế độ quân chủ). Confederation-(Một hội đồng) quyền lực được trao cho các đơn vị thành viên trong hội đồng như: Serbia và Montenegro (không còn tồn tại) và Thụy Sĩ.
3.Cộng hòa Hồi giáo - Những nước như Afghanistan, Pakistan, Iran là những cộng hòa được điều hành theo những luật Hồi giáo. (Ghi chú: Thổ Nhĩ Kỳ là một ngoại lệ khác và không được đưa vào danh sách này; trong khi dân số chủ yếu là Hồi giáo, nhà nước là cộng hòa không tôn giáo.).
4.Cộng hòa Ả Rập - ví dụ, Syria phản ánh trong tên nước là một nhà nước theo lý thuyết pan-Arab Ba'athist.
5.Cộng hòa nhân dân - Những nước như Trung Cộng và Bắc Triều Tiên mang ý nghĩa là chính quyền, nhưng không đuợc bầu cử trực tiếp từ dân. Họ sử dụng cụm từ "Cộng hòa nhân dân", chung như nhiều nước cộng sản trước 1990.
6.Dân chủ cộng hòa - Thường được sử dụng làm quốc hiệu nước với mong muốn của họ là một nhà nước dân chủ; Những nước này thường là các nước cộng sản hoặc trước là thuộc địa. Các ví dụ bao gồm Cộng hòa dân chủ Đức (không còn tồn tại), Cộng hòa Dân chủ Congo, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (trước năm 1976).
7.Cộng hòa xã hội chủ nghĩa - Như Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính quyền hình thành không từ một cuộc bầu cử trực tiếp từ dân (giống Trung Cộng). Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa là nhà nước của những người cộng sản, vừa máng tính phi dân chủ.
Ngoài các phân loại cộng hoà phía trên, một số nước trên thế giới người đứng đầu là vua hay nữ hoàng, nhưng không do dân bầu chỉ là trên danh nghĩa, không có thực quyền, đó là những quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến. Người đứng đầu hành pháp là thủ tướng vị trí của thủ tướng là người nắm thực quyền điều hành quốc gia, được tín nhiệm bằng lá phiếu của nhân dân.

VNCH VẨN TỒN TẠI SAU 1975
Sau khi cộng sản Bắc Việt phá vở hiệp định Paris 1973, xua quân tiến chiếm miền nam VN vào năm 1975, VNCH coi như đã mất trên bản đồ thế giới về mặt địa lý chính trị từ đó đến nay. Một số người miền nam và quân , cán, chính VNCH đã bõ nước ra đi sau cuộc biến động về chính trị, nhưng "VNCH" vẩn bám theo từng hơi thở của họ. Hệ tư tưởng VNCH đã tồn tại đến nay là 61 năm.

Người tị nạn tạị hải ngoại, trải qua nhiều thập niên sinh sống nơi đất khách quê người họ đã biết tự bảo vệ lấy cộng đồng bằng cách thiết lập được một vũ khí chống cộng thật hữu hiệu đó là việc xiển dương cờ vàng và phát triển ý thức hệ VNCH. Mặc dù ý thức về VNCH chưa được sắp xếp lớp lang, khoa học và rỏ ràng, nhưng ít ra nó được manh nha từ " chủ nghĩa cộng hoà" và đã thu hút được sự đồng tình của hầu hết người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại, những thế hệ đã từng sống trước 1975, đó là điều không thể phủ nhận. Với ý thức hệ này, người Việt tự do ở hải ngoại đã đánh bại được sự xâm nhập và đồng hoá người tị nạn cs hải ngoại bằng thứ văn hoá Mác Lê Mao và "tư tưởng hồ chí minh".

Từ nhiều thập niên qua, người cộng sản đã cố gắng tiêu diệt YTH/VNCH trong cộng đồng người Việt Hải Ngoại, nhưng không thể phá vở nổi - chúng tung ra Nghị Quyết số 36-NQ/TW ngày 26/03/2004 (NQ36) nhắm vào viêc xoá bỏ làn ranh quốc cộng, kêu gọi hoà giải hoà hợp với đảng Mafia cộng sản VN. Nhưng đến nay cộng sản VN hoàn toàn thất bại. Đại bộ phận người tị nạn cộng sản tại hải ngoại đều bất hợp tác với chúng nhờ vào lá chắn YTH/VNCH.

Người sáng lập "VNCH" là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đồng thời được coi là một trong những thành viên sáng lập của "ý thức hệ VNCH" Các thành viên còn lại là linh hồn của hơn 2 triệu và quân, dân, cán, chính VNCH đã nằm xuống trong cuộc chiến từ 1955-30/4/1975 trên quê hương VNCH. Thông thường một hệ tư tưởng hay ý thức hệ là tất cả những tư tưởng liên quan đến con người, cuộc sống, đến triết học, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội v.v.., Như thế có thể nói Ý Thức Hệ VNCH hội đủ những điều kiện về việc hình thành một hệ tư tưởng dẩn đạo cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ngày hôm nay.

SỰ TRỔI DẬY CỦA Ý THỨC HỆ VNCH

Sau khi ổn định cuộc sống lúc ban đầu nơi quốc gia cưu mang, ý thức hệ " VNCH" đã trổi dậy, họ đã làm một chiến dịch phục hồi cờ vàng, được người Việt tị nạn hải ngoại phát động trong nhiều năm qua. Đó là một phong trào vận động nhằm đưa cờ vàng ba sọc đỏ làm lá cờ chính thức đại diện cho cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Mỹ, Úc, Canada và mốt số các quốc gia Tây Âu khác. Cờ vàng vốn là của chính thể Quốc gia Việt Nam (1949-1955) và Việt Nam Cộng hòa (1955-1975), và nay được một bộ phận người Việt tại Hoa Kỳ xem là "Lá cờ Tự do". Ngoài hình thức vinh danh lá cờ vàng, chiến dịch này còn mang ý nghĩa phản kháng và đối lập chính trị. Như vậy cờ vàng chính là linh hồn của cuộc cách mạng, là hệ ý thức về tự do dân chủ trong cuộc cách mạng ngày hôm nay. Cờ vàng được tung bay khắp thế giớ được phát động từ "ý thức hệ VN cộng hoà"

Tính đến Tháng Giêng năm 2011, chiến dịch đã thành công tại 14 tiểu bang, 7 quận hạt, và nhiều thành phố Hoa Kỳ nơi có người gốc Việt sinh sống kể cả tiểu bang California.

Cho đến nay thì ý thức hệ VNCH, không cần học tập hay tốn thời giờ để huấn luyện cho người Việt hải ngoại, vì nó đã khằn sâu trong tâm khảm của người Việt tự do hải ngoại. Nơi đâu có người Việt tị nạn sinh sống thì nơi đó đã có sẳn ý thúc hệ VNCH và cờ vàng, để tạo thành một bức tường kiên cố chống lại bọn việt gian cộng sản.

Ý thức hệ VNCH được kết tinh bằng máu và nước mắt của nhân dân miền nam VN trong quá trình đấu tranh cho tự do từ 1955 cho đến ngày hôm nay. Nó còn gói ghém trọn một cuốn tự điển có khắc 6 chử vàng: Tổ quốc -Danh Dự- Trách Nhiệm của những người chiến sĩ thuộc Quân Lực VNCH. Ý thức hệ VNCH đã theo vận nước vươn tầm ra hải ngoại sau ngày 30/4/1975, . Còn lại một phần của YTH/VNCH, đã có một vị trí kín đáo trong trái tim của hàng triệu người miền nam đang còn sống ở quốc nội.

Lá cờ vàng 3 sọc đỏ ngày nay đã được công nhận tại nhiều thành phố lớn và các tiểu bang ở Hoa Kỳ, đã làm người cộng sản tức tối trước sức lan toả mạnh mẻ của YTH/ VNCH ở hải ngoại, và cũng đang từ từ phình to lên trong quốc nội.

Đây là một sự thật mà họ không còn có thể che đậy được nữa, càng giấu diếm, bóp méo, tuyên truyền lệch lạc về cờ vàng và VNCH giờ đây giống như những tiếng rên đau đớn của bầy chó sói bị trúng đạn trước khi bị đánh bại hoàn toàn. Việt gian cộng sản rất sợ hải khi phải đối diện với lá cờ vàng và ý thức hệ VNCH - là những biểu tượng của vương đạo... của chính nghĩa. Người ta còn tìm thấy nơi "YTH/ VNCH" và cờ vàng một tinh thần yêu nước, yêu dân chủ tự do nồng nàn. Với tính ưu việt của cờ vàng và ÝTH/VNCH, đã làm cho bọn tay sai việt gian ở hải ngoại phải tốn rất nhiều công sức để phá hoại, phỉ báng, hoặc dùng mọi thủ đoạn để chối bỏ lá cờ thiêng của người Việt Tự Do ngày hôm nay.

Ý thức hệ VNCH đang dẩn đường toàn dân trong việc thoát Trung, lấy lại Hoàng-Trường Sa và những gì của Việt tộc đã mất vào tay của Trung Cộng, để quang phục đất nước. "Ý thức hệ VNCH" không dùng để khôi phục nước VNCH, chỉ để chủ đạo trong viêc cứu nước và dựng nước theo mô hình của một quốc gia tự do dân chủ trong cộng đồng thế giới văn minh hôm nay.

Thường bất cứ hành động nào cũng được hướng dẫn bởi một hệ tư tưởng. Chúng ta cũng biết rằng các hệ tư tưởng cần phải được đối chiếu với thực tế và cần phải được sửa sai, nếu như nó không phù hợp với thực tế. Hệ tư tưởng/VNCH cũng không ngoại lệ, nhưng nó đã có được trải nghiệm bằng một quá trình dài 61 năm (1955-2016).

Về khả năng tạo ra ý thức hệ, người viết nghĩ rằng giới trí thức Việt Nam hiện nay ở hải ngoại cũng như ở quốc nội không đủ trình độ để làm ra một ý thức hệ có tầm vóc lớn. Nhưng với "ÝTH/ VNCH" cũng đũ để dùng cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ hôm nay và nó đã lôi cuốn được hầu hết giai cấp - trong đó có trí thức của thế hệ củ và mới trong và ngoài nước.


SỰ XUẤT HIỆN YTH/VNCH TRONG QUỐC NỘI NHIỀU NĂM QUA
YTH/VNCH đang ngày toả rang ngay trong lòng của vùng đất đỏ CHXHCNVN, thu hút nhiều giới trẻ hôm nay tìm hiểuđể rồi đi đến hành động.
Trong hình phiá dưới cho thấy một người đàn ông dũng cảm trên tay lá cờ vàng chính nghĩa của dân tộc, đã hiên ngang cất bước trên đường phố khu vực Cầu Kinh Tẻ, Quận 7, Sài Gòn vào ngày 19/11/2014. lúc 7giợ 15 sáng.
Sau đó người đàn ông này bị một người mặc thường phục lao vào giành cướp lá cờ...


Những thế hệ sau này sinh trưởng ở miền nam đều đã có sẳn một ý thức hệ VNCH, đôi khi họ còn dùng để đối kháng với tà quyền csVN. Một Video Clip dưới đây ở phút 5.49 đã cho thấy cậu bé Mai trung Tuấn 15 tuổi ở Long An, không ngờt hét to: " VNCH muôn năm". Đây là một hiện tượng phát xuất từ sự tiềm ẩn YTH/VNCH trong trái tim của bé Mai Trung Tuấn.



Một sinh viên Đại Học Bác Khoa Hà Nội anh Nguyễn Viết Dũng 29 tuổi ở Nghệ An, đã hiên ngang bận quân phục VNCH hiên ngang đi giửa lòng thành phố Hà Nội. Tà quyền csVN đã cầm tù anh 15 tháng vì sợ hải bóng ma của YTH/VNCH đã núp trong bộ quân phục của người chiến sĩ VNCH.


Chúng ta còn nhớ, trước đây vài năm cô sinh viển trẻ Phương Uyên và anh Đinh Nguyên Kha trong nhóm " Tuổi trẻ yêu nước" ở VN, đã từng dán nhiều cờ VNCH trên khắp các đường và rải truyền đơn có cờ VNCH. Cô sinh viên này đã bị bắt sau khi thực hiện vụ rải cờ VNCH trên cầu An Sương. Uyên-Kha, rạng sáng ngày 10/10/2012 TTYN đã tiến hành một chiến dịch quy mô với kỹ thuật mới, rãi truyền đơn bằng hộp tự động chế "hẹn giờ" tự động bung ra trên cầu Vượt An Sương, đoạn quốc lộ 1 A -- Trường Chinh -- Sài Gòn. Hành động này của các sinh viên trẻ phát xuất từ YTH/VNCH.



Những truyền đơn này mang nội dung:
“VÌ DANH DỰ DÂN TỘC, CHỐNG GIẶC TÀU
VÌ TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC, CHÔNG THAM NHŨNG”

Thật vinh dự cho cờ vàng 3 sọc đỏ khi được nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước trong quốc nội chọn là biểu tượng cho cuộc đấu tranh ngày hôm nay. Cờ vàng đã đi sâu vào tâm thức của những người yêu nước, yêu cờ vàng 3 sọc đỏ không có nghĩa là yêu bất cứ chế độ nào trong quá khứ mà là yêu màu da của dân tộc, yêu dòng máu Lạc Hồng một giống dòng bất khuất , kiên cường trong suốt chiều dài dựng nước và chống giặc Bắc Phương, tính từ lúc có tổ Hùng Vương đến ngày hôm nay.

Một trường hợp khác, theo "Báo Thanh Niên" cho biết 3 bị cáo bị kết tội giương băng-rôn, biểu ngữ chống nhà nước và cờ VNCH bên ngoài tòa lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn vào tháng 7 năm 2014 nhằm mục đích ‘thay đổi chế độ, lập nên nhà nước mới.’ Sau phiên xử kéo dài nửa ngày, các bà Ngô Thị Minh Ước (57 tuổi) bị toà án vc tuyên án 4 năm tù, Nguyễn Thị Trí và Nguyễn Thị Bé Hai (58 tuổi) cùng lãnh án 3 năm tù.



Dân oan trong nước đều có sẳn ý thức về VNCH trong mổi cuộc biểu tình tuần hành trên đường phố để khiếu kiện nhà nước CHXHCNVN. Cụm từ VNCH đã xuống đường đồng hành với dân oan trong nước. Người ta tìm thấy hiện tượng này trong ngày 14/9/2014 của dân oan trước Dinh Độc Lập của chính quyền Sài Gòn trước đây.
Xin mời xem các Clip Video của dân oan với ÝTH/VNCH đồng hành:
Qua những hình ảnh cụ thể trên, ÝTH/VNCH nay đã trổi dậy công khai trong nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói ÝTH/VNCH là niềm hy vọng đã vươn lên cho người dân trong nước và cho tuổi trẻ VN, được hình thành từ chính khí của các anh hùng trong QL.VNCH đã ngã xuống cho vùng đất tự do, được kết tụ từ những tinh thần bất khuất trước cường quyền cộng sản như người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, một cựu sĩ quan QL.VNCH. Chúng ta có thể kết luận đây là một ý thức hệ lôi cuốn được nhiều giai cấp nhất, trong cuộc đấu tranh cho dân chủ ngày hôm nay.

KẾT LUẬN:

Nước VNCH tuy đã biến mất 41 năm qua, nhưng YTH/VNCH vẩn luôn trường tồn trong trái tim của ngưới dân miền nam và người Việt tự do hải ngoại. Nó là hệ tư tưởng đối lập với "Tư Tưởng HCM", là vách chắn cho lằn ranh quốc cộng, để chống đở và bảo vệ cộng đồng người việt quốc gia nơi xứ người, chống sự xâm nhập của văn hoá cộng sản, một thứ văn hoá nô dịch và phi nhân. ÝTH/VNCH còn là một thứ vũ khí hữu hiệu trong việc xây dựng sự đoàn kết trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ tự do đồng thời bảo tồn được nền văn hoá truyền thống và nhân bản của Việt tộc.


Hậu duệ VNCH Anh Kim Le, 11/6/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét