Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

KINH TẾ TRUNG CỘNG TRONG
 NĂM 2016 TIẾP TỤC LAO DỐC

Năm 2015 là năm Trung Cộng phải đối mặt với nhiều biến cố kinh tế nhất, đây  là năm tệ nhất với tên chệt cộng. Tương lai ảm đạm của nước này sẻ đến trong năm 2016. Một chuỗi các thách thức lớn chưa từng có đang chờ đón nền kinh tế Trung Cộng, mà trong đó thách thức lớn nhất là một vực thẳm tài chính sâu hun hút.

Biểu đồ biến thiên của thị trường chứng khoán Trung Cộng ngày 4.1.2016

Thời điểm giữa tháng 11.2015 vừa qua là thời điểm đánh dấu tròn ba năm cầm quyền của Tập Cận Bình, kể từ khi Tập lên nắm quyền vào giữa tháng 11.2012- đồng thời cũng đánh dấu cho sự kết thúc cho năm 2015, năm cuối cùng trong kế hoạch kinh tế 5 năm của Trung Quốc (2011-2015). Nhưng, thời điểm mà nhiều quan chức Trung Cộng gọi là “song hỷ lâm môn” đó lại không hề đáng để vui mừng chút nào. Năm 2015  là năm Trung Cộng đã  phải đối mặt với nhiều biến cố kinh tế nhất trong rất nhiều năm trở lại đây, và có lẽ đây cũng sẽ là năm kinh tế Trung Quốc có mức tăng trưởng chậm nhất, dự kiến chưa đến 7%. 

Trung Cộng hiện đang phải đối phó những bất ổn tiền tệ. Đồng USD tăng giá sau khi cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất hồi giữa tháng 12.2015 được xem là cú sốc lớn nhất với hệ thống tài chính tiền tệ Trung cộng trong năm 2016. Nó sẽ tác động trực tiếp đến dòng vốn đầu tư nước ngoài, tăng áp lực giảm phát, ảnh hưởng xấu đến thu nhập của các doanh nghiệp và ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, nó cũng tăng sức nặng của gánh nợ công trên vai các doanh nghiệp Trung Cộng. Tính đến thời điểm hiện tại, nợ nước ngoài sắp đáo hạn của các doanh nghiệp nước này là khoảng trên 1,1 ngàn tỉ USD, và đồng USD tăng giá có thể khiến số nợ này tăng lên đáng kể.

Lần thứ hai trong vòng một tuần, thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Cộng bị ngưng giao dịch giữa chừng sau khi chỉ số chứng khoán CSI 300 giảm 7,2% vào sáng 7.1, theo Reuters. Cơ chế “ngắt mạch” của chứng khoán Trung Cộng được kích hoạt sau chưa đầy 30 phút kể từ lúc mở cửa, đánh dấu ngày giao dịch ngắn ngủi nhất trong lịch sử 25 năm hoạt động của TTCK Trung Cộng. Trước đó, cơ chế này từng được kích hoạt một lần vào ngày 4.1.
Cú lao dốc của chứng khoán Trung Cộng xảy ra sau khi Ngân hàng Trung Cộng bất ngờ giảm tỷ giá tham chiếu của nhân dân tệ xuống 0,51% so với USD, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3.2011. Đây cũng là đợt điều chỉnh lớn nhất kể từ khi nhân dân tệ bị phá giá 5% trong vòng một tuần vào tháng 8.2015, kéo theo nhiều tuần lễ hỗn loạn của thị trường thế giới. Theo BBC, đợt giảm giá nhân dân tệ mới nhất tiếp tục làm dấy lên những lo ngại rằng nền kinh tế số 2 thế giới đang giảm tốc nhanh hơn dự kiến và có nguy cơ kích hoạt một làn sóng phá giá tiền tệ ở khu vực.

Biến động tại Trung Cộng ngay lập tức tạo ra dư chấn ở khắp châu Á và châu Âu. Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng bốc hơi 3,1%, rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7.2013. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,3% lúc đóng cửa, còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất giá 1,1%. Tại châu Âu, chỉ số FTSEurofirst 300 giảm 2,3% vào phiên giao dịch buổi sáng, còn chỉ số của khu vực đồng euro Euro Stoxx 50 giảm 2,9%. DAX của Đức bị thổi bay 3,2% và FTSE 100 ở Anh giảm 2,5%.

Tạm ngừng giao dịch, thị trường cổ phiếu Trung Quốc vẫn tuột thảm hại

Theo Bloomberg, hoạt động giao dịch cổ phiếu và các hợp đồng chỉ số tương lai bị ngừng lại từ 1h34 phút chiều ngày 4/1 theo giờ địa phương sau khi chỉ số CSI 300 giảm hơn 7%. Trước đó, thị trường Trung Cộng đã phải ngừng giao dịch 15 phút sau khi đà giảm ở mức 5%. Nhưng việc này cũng không có tác dụng, và giá cổ phiếu tiếp tục tuột dốc khi mở cửa trở lại.

Những cú sụt chóng mặt này đánh dấu sự khởi đầu năm mới tồi tệ chưa từng có đối với thị trường chứng khoán Trung Cộng.  Ngày 4/1 cũng là ngày đầu tiên của năm mới 2016 mà TC phải thực hiện tự ngắt giao dịch trên thị trường chứng khoán nước này. Khoảng 595 tỷ NDT (gần 90 tỷ USD) cổ phiếu đã được chuyển nhượng trên sàn giao dịch trước thời điểm lệnh ngừng giao dịch được phát ra.
Trong bốn tháng cuối năm 2015, tổng số vốn đầu tư nước ngoài bị rút khỏi Trung Cộng lên tới cả ngàn tỉ USD.
Một ngày (5/1/2016) sau khi thị trường chứng khoán Trung Cộng giảm hơn 7% khiến giới đầu tư bán tống bán tháo cổ phiếu. Ngân hàng Trung ương Trung Cộng (PBOC) đã rót thêm 20 tỉ USD vào các thị trường tiền tệ nhằm xoa dịu các nhà đầu tư. 
Ngày hôm qua 7/1/2016, Thị trường chứng khoán Trung Cộng, lần thứ hai trong tuần đã  ngừng toàn bộ giao dịch trên sàn chứng khoán, sau khi chỉ số CSI 300 “bốc hơi” hơn 7% không lâu sau khi mở cửa. 

Sụt 7%, chứng khoán Trung Quốc lại ngừng giao dịch
Đây là lần thứ hai liên tiếp trong tuần này thiết bị ngắt mạch của chứng khoán Trung Quốc được kích hoạt do thị trường giảm quá mức cho phép - Ảnh: CNBC/Getty.

Giới đầu tư vẫn đang sống trong sợ hãi sau khi ngân hàng trung ương Trung Cộng (PBOC) duy trì hạ đồng nhân dân tệ xuống mức thấp hơn trong 8 ngày liên tiếp, đẩy đồng nội tệ của nước này xuống mức giá thấp nhất kể từ tháng 3-2011 (hiện là 6,5646 nhân dân tệ đổi 1 USD). Do đó áp lực đối với thị trường chứng khoán càng trở nên nặng nề hơn.

Tính từ năm 2009 đến cuối năm 2015, theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp Quảng Đông, thì có hơn 4.000 doanh nghiệp phải đóng cửa, trong đó có không ít doanh nghiệp Đài Loan bị phá sản-khoảng 5 triệu người bị thất nghiệp

Những nhà đầu tư ngoại quốc tại Trung Cộng đã rút ra khỏi đất nước nầy là vì sự bất ổn về đồng nhân dân tệ trong nhiều năm qua. Song song đó là việc phát triển quốc phòng đã nâng cao trong nhiều năm qua vì sự phát triển các đảo chiến lược đã chiếm được từ VN trên  biển đông, đồng thời phải tăng cường ngân sách phòng thủ, nên nền kinh tế Trung Cộng mấy năm qua không ngừng lao dốc một cách thãm hại. Ngoài ra sự tuột dốc của nền kinh tế TC còn đến từ 5 lý do khác:

1. Tiền thuê nhân công tại Trung Cộng thấp, nhưng nhân lực có tay nghề không cao. Cho dù tiền lương có tăng cao, nhưng sức sản xuất vẫn thấp. Nhân viên tạm thời thường bị động trong công việc, rất ít khi chủ động sáng tạo vì lợi ích chung của công ty, hoặc bảo vệ công ty khỏi bị tổn thất.
2. Vốn đầu tư nhiều, thu thuế cao, tiền thuê nhà xưởng cao, phí an sinh xã hội cao, …, khiến giá thành sản xuất tăng cao.
3. Sự phong tỏa Internet khiến cho tốc độ mạng quá chậm, có rất nhiều trang mạng giá trị đều không thể mở được, khiến cho hiệu suất công việc giảm đi đáng kể.
4. Quyền sở hữu trí tuệ không hoàn toàn được bảo hộ, họ phải chia sẻ thị phần với những sản phẩm giả mạo, khiến cho giá trị sản phẩm và dịch vụ giảm. Thậm chí còn có nhân viên mang những tài liệu và mô hình kỹ thuật đi ra ngoài mở công ty mới, điều này khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.
5. Tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, chất lượng không khí, nước, thực phẩm ngày một đi xuống.

Sự lao dốc của thị trường chứng khoá Trung Cộng đã làm một số nhà tỷ phú trên thế giới bị thiệt hại nhiều tỷ USD tnội trong ngày 4/1/2016 vừa qua:
Đó là những tỷ phú giàu nhất thế giới như Warren Buffett, Carlos Slim, Jeff Bezos hay Bill Gates đã mất khoảng 8,7 tỷ USD chỉ trong một ngày 4/1/2016.
.Tỷ phú Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon là người chịu thiệt nhiều nhất trong ngày 4/1/2016 với 3,7 tỷ USD khi giá cổ phiếu của Amazon giảm 5,8%. Hiện tổng giá trị cổ phiếu mà ông Bezos còn nắm giữ là 56 tỷ USD.
Ông chủ Amancio Ortega cũng mất 2,5 tỷ USD khi cổ phiếu Inditex giảm 3,5%.
Hàng loạt những tỷ phú hàng đầu thế giới như Warren Buffett, Carlos Slim hay Bill Gates cũng mất tổng cộng 2,5 tỷ USD do phiên bán tháo ngày hôm qua.
Bảng xếp hạng Bloomberg Index cho 400 người giàu nhất thế giới cho thấy những tỷ phú này đã mất ròng 82,4 tỷ USD trong phiên 4/1.
Tổng hợp Vũ Thái An 8/1/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét