Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

DÂN KHÔNG CẦN DÂN CHỦ XHCN


Dân chủ có nhiều cách để định nghĩa, tuy nhiên chúng tôi sẻ không bung rộng việc định nghĩa từ ngữ chính trị về dân Chủ mà chỉ xét đến nội dung thực tế của những thể chế dân chủ đang xãy ra trên thế giới hiện nay, đtìm một hướng nhin chung về dân chủ cho VN trong tương lai-Một mô hình thật phù hợp v thể chế chính trị Dân chủ đích thực, để an định lòng dân sau hậu cộng sản, bắt cầu cho mọi tầng lớp trong cộng đồng Việt tộc đều có thể hoà nhập và cùng thăng tiến.Nếu một quốc gia được coi là có dân chủ, qua đó nhà cầm quyền phải chấp nhận một cấu trúc xã hội hoàn toàn bình đẳng, chú trọng đến nhân phẩm cuả tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, phái tính, điạ vị xã hội. Lối sinh hoạt dân chủ là phải đối xử mọi người công bằng truớc toà án và những vấn đề pháp lý khác. Dân chủ bảo đãm và tôn trọng tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo… Mục đích của xã hội dân chủ là tạo cho mọi người có cơ hội phát triển đẩy đủ những khả năng cá nhân.
Nhưng thực tế, việc thực thi dân chủ thường không đạt đến mức độ toàn hảo. Một số quốc gia hoặc chính quyền được xếp hạng tùy theo khoảng cách với lý tưởng dân chủ. Hầu hết các chính quyền đều tuyên bố là dân chủ nhưng một số lại là kiểu toàn trị. Hầu hết các quốc gia cộng sản còn lại ngày nay đều thi hành chính sách toàn trị, kiểm soát hầu hết những sinh hoạt của dân chúng.
Một số định nghĩa khác nhau về dân chủ được trình bày dưới dây, tất cả đều chỉ đưa ra được một khía cạnh khác nhau của nền dân chủ. Hầu hết đều đúng, chỉ một phần nào đó, nhưng không có định nghĩa nào chứa đựng toàn bộ sự thực về nền dân chủ.

Dân chủ là một từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại. Demos có nghĩa là nhân dân, kratos có nghĩa là quyền lực. Dân chủ, như thế, có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân.
Dân chủ là một cách sống dựa trên sự tôn trọng từng cá nhân.
Dân chủ là quyền bình đẳng của mỗi người trong nỗ lực định hình xã hội theo cách mà nhiều người nhất đạt được nhiều hạnh phúc nhất có thể.
Dân chủ là một tư tưởng chính trị, mà các giá trị cơ bản của nó là tự do, bình đẳng và chấp nhận lẫn nhau.
Dân chủ là một hình thức chính quyền, nơi mà Nhà nước thực thi và củng cố các quyết định phù hợp với những gì mà đa số người dân mong đợi.
Một nền dân chủ của một quốc gia, là nơi quốc hội và chính quyền được chỉ định thông qua bầu cử tự do cách nhau vài năm, giữa các ứng cử viên được đề cử thuộc ít nhất hai đảng phái chính trị khác nhau.


Một nền dân chủ của một quốc gia, là nơi mọi người buộc phải bảo vệ các quyền con người, một phần bằng cách chính họ tôn trọng chúng, một phần bằng cách bắt buộc những người khác và các thể chế chính trị cũng phải tôn trọng các quyền con người.


Dân chủ là một thuật ngữ mà ai cũng biết nhưng vẫn thường bị lạm dụng và dùng sai ở thời điểm mà các nhà độc tài, các chế độ độc đảng và lãnh đạo các cuộc đảo chính quân sự đòi dân chúng ủng hộ vì tự cho rằng mình bảo vệ dân chủ. Tuy nhiên, sức mạnh của ý tưởng dân chủ vẫn phát triển trong suốt chiều dài lịch sử với nhiều biến cố. Các chính phủ dân chủ dù phải đối mặt với nhiều thách thức, vẫn tiếp tục tiến bộ và lan rộng trên toàn thế giới. 

Ở các xã hội tiến b hơn, dân chủ được thực thi bởi các quan chức do nhân dân bầu ra. Hay theo như câu nói nổi tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln, dân chủ là chính phủ “của nhân dân, do dân và vì dân”.
Tự do và dân chủ thường được dùng thay thế cho nhau. Thực ra hai khái niệm này không đồng nghĩa. Dân chủ không chỉ là một loạt ý tưởng và các nguyên tắc về tự do, mà còn bao hàm cả những thực tế và các tiến trình đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử vốn phức tạp. 

Tự do là bệ phóng cho dân ch. Cuối cùng, người dân sống trong một xã hội dân chủ phải phục vụ với tư cách là người bảo vệ chính quyền tự do của họ và hướng tới những lý tưởng được đưa ra trong lời nói đầu của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu của Liên Hợp Quốc, đó là “thừa nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình đẳng bất khả xâm phạm của mọi thành viên trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới”. Trong một trạng thái hoàn toựn tự do thì dân chủ sẻ lên ngôi.

Chỉ số dân chủ ở các quốc gia 2014.
Màu xanh lá cây đại diện cho các quốc gia dân chủ.

Dân chủ
đầy đủ:

  9.01-10.00
  8.01-9.00
Dân chủ
khiếm khuyết:
  7.01-8.00
  6.01-7.00
Dân chủ
phi tự do:
  5.01-6.00
  4.01-5.00
Chế độ
độc tà
i:
  3.01-4.00
  2.01-3.00
  0.00-2.00

Tạp chí The Economist ở Anh đã khảo sát tình trạng dân chủ ở 167 quốc gia và lượng định chỉ số dân chủ (DI) do bộ phận Economist Intelligence Unit Index of Democracy tiến hành dựa trên năm yếu tố căn bản là:

1.Việc tiến hành bầu cử công bằng và tự do
2.Các quyền tự do của công dân
3.Sự hoạt động của chính quyền
4.Việc tham gia chính trị
5.Văn hóa chính trị.

Na Uy có tổng điểm số cao nhất là 9,98 trên thang số 10, ngược lại, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cuối bảng với số điểm 1,08. Dân chủ đầy đủ, Dân chủ khiếm khuyết, và Thể chế hỗn hợp được xem là dân chủ và Chính thể chuyên chế được xem là độc tài. VN có số điểm là 3,41/10, được xem như chế độ chuyên chế.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa



Các đầu lĩnh Ba Đình thường tự hào dân chủ của CHXHCNVN là tốt đẹp vạn lần hơn của các nước phương Tây, nhưng Việt Nam cho tới nay chưa hề có một Hiến pháp nào đúng nghĩa là của dân làm ra, nên không có điều kiện tương đồng nào để so sánh với các khái niệm vừa trình bày và suy diễn về tương lai Hiến pháp, điều này đồng nghĩa với lời nói không đi đôi với hành động. Hiến pháp CHXHCNVN không có dân chủ, vì ngườì dân không có cơ hội hành xử thẩm quyền lập hiến. Hiến pháp mới nhất nhất năm 2013, cũng không bảo đảm tự do báo chí. HP 2013 chmỡ rộng quyền hành cho Đảng toàn quyền can thiệp toàn diện và triệt để vào mọi sinh hoạt xã hội, do đó xã hội mất thăng bằng về dân chủ..



Hiện nay nhà nước CHXHCNVN dưới sự lãnh  đạo của đảng cs, đã nhiều lần xác định là thể chế chính trị tại VN hiện nay rất dân chủ. Vậy chúng ta thử xét xem nội dung dân chủ tại VN là loại dân chủ gi? Thưa đó là: Dân chủ xã hội chủ nghĩa,  đó là cụm từ mô tả hệ thống chính trị của một số nước xã hội chủ nghĩa hiện tại - Việt Nam, Trung Cộng, và Bắc Hàn - đó là thể chế chính trị đi theo mô hình tập trung dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Khái niệm này ra đời và phát triển sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa đi theo mô hình của Xô-viết (Mác- Lênin) nên lâm vào skhủng hoảng toàn diện, rồi đưa đến sụp đổ gần hết trong năm 1990. 
Sau đó Việt Nam vội vã chạy theo Trung Cộng, thực hiện một cải cách toàn diện v kinh tế - chính trị - xã hội nhằm tìm kiếm một mô hình khác thay thế mô hình của Marx về cấu trúc thành lập xã hội, tiếp tục duy trì chủ nghĩa xã hội theo một hướng mới, mà người cộng sản thường gọi đó là "định hướng XHCN"



Định nghĩa theo các đỉnh cao Ba Đình v bản chất của Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa là:"Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân", qua những điểm chính sau: 



1.Việc tiến hành bầu cử công bằng và tự do
2.Các quyền tự do của công dân
3.Sự hoạt động của chính quyền
4.Việc tham gia chính trị
5.Văn hóa chính trị.



Tiến Trình Cách Mạng Dân Chủ Sẽ Xóa Bỏ Chế Độ Cộng Sản
Để Rửa Hận Cho Dân, Cho Nước

Căn cứ theo điều 4 Hiến pháp mới nhất năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của xã hội. Người dân Việt Nam bầu ra Quốc hội là những người đại diện cho dân để họ bầu ra chủ tịch nước và chính phủ. Mặc dù QH được chính dân bầu, nhưng thực chất về nội dung lại là một chuyện khác. Lý do: đảng cử và dân bầu. Những người ứng cử là do đảng chọn. Thế nên, các tổ chức quốc tế khi nhắc đến tình trạng Dân Chủ ở VN thì bị liệt ngay vào bảng danh sách các nước thiếu dân chủ," Economist Intelligence Unit (EIU) xếp VN vào nhóm chính thể chuyên chế cùng với Trung Cộng và Miến Điện (trước tháng 11/2015). Trong nhiều năm qua, bộ ngoại giao Mỹ cũng xếp Việt Nam vào nhóm nước "chưa có dân chủ, hạn chế tự do báo chí, tôn giáo".

Một cuộc thăm dò về tình hình dân chủ thế giới năm 2014 cho thấy Việt Nam được xếp hạng 145 trong tổng số 167 quốc gia

                
Căn cứ vào sự xếp hạng nầy của quốc tế và các nước Âu Mỹ, nên chúng tôi không cần tốn thời gi để phân tích hay tranh cải về thể chế dân chủ mà đảng từng ca tụng là hơn rất nhiều tư bản trên thế giới hiện nay (?).

Có hai loại hình dân chủ cơ bản, đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. 

Trong nền dân chủ trực tiếp, công dân có thể tham gia quyết định công việc chung mà không có sự can thiệp của các quan chức được bầu lên hoặc được bổ nhiệm. Hình thức dân chủ trực tiếp thực tế nhất nếu áp dụng cho một nhóm ít người như một tổ chức cộng đồng, hội đồng bộ lạc, hoặc đơn vị địa phương của một liên đoàn lao động.Thành viên các nhóm này có thể gặp gỡ nhau để bàn bạc các vấn đề và đi đến quyết định bằng sự đồng thuận hoặc biểu quyết đa số.
Bên cạnh đó, một số bang ở Mỹ cho phép đưa ra trên phiếu bầu “đề xuất” và “trưng cầu dân ý” - yêu cầu thay đổi luật - hoặc yêu cầu bầu lại các quan chức đã được bầu trong các cuộc bầu cử bang. Những hoạt động này là biểu hiện của hình thức dân chủ trực tiếp, tức là bày tỏ ý chí của đại bộ phận dân chúng. Có nhiều thực tiễn khác mang yếu tố của nền dân chủ trực tiếp. 


Ở Thụy Sĩ, nhiều quyết định chính trị quan trọng về các vấn đề, trong đó có y tế, năng lượng và việc làm, là những vấn đề lấy biểu quyết của dân chúng cả nước. Một số người có thể cho rằng Internet đang tạo ra những hình thức dân chủ trực tiếp mới, vì nó cho phép các nhóm chính trị gây quỹ cho sự nghiệp của họ bằng cách trực tiếp lôi cuốn những người cùng chung chí hướng.Tuy nhiên, ngày nay cũng như trong quá khứ, hình thức phổ biến nhất của dân chủ - dù là của một thành phố với 50.000 dân hay một quốc gia 50 triệu dân - là hình thức dân chủ đại diện. 
Công dân bầu lên các quan chức để đưa ra các quyết định chính trị, xây dựng luật và điều hành các chương trình vì lợi ích chung

CHÍNH ĐẢNG TRONG THỂ CHẾ DÂN CHỦ TỰ DO
Chính Đảng là yếu tố tối cần thiết trong một chế độ dân chủ. Những đảng đối lập làm cho các cuộc bầu cử có đầy đủ ý nghiã vì cử tri dễ dàng chọn lựa những ứng cử viên đại diện những quyền lợi và chính kiến khác nhau. Thông thường các đảng chính trị có quyền lợi và khuynh hướng chính trị không quá khác biệt, cố gắng liên kết với nhau để mưu tìm chiến thắng trong cuộc tranh cử. Nước Mỹ và nước Anh có hệ thống lưỡng đảng đáp úng với nhu cầu kết hợp những quyền lợi khác nhau.
Trong những quốc gia dân chủ, đảng hoặc những đảng không nắm chính quyền thuờng giữ vai trò đối lập để phê phán chính sách và việc làm cuả đảng đang cầm quyền. Bằng cách nầy, đảng đang cầm quyền được nhắc nhở điều chỉnh hoạt động và chịu trách nhiệm với dân chúng. Trong chế độ toàn trị, chỉ có một đảng chính quyền được tồn tại, sự phê phán đảng cầm quyền bị kết tội phản loạn.
Quan niệm của Max Weber ( người  Đức) một quốc hội mạnh, tức quốc hội có thể đào tạo được một ban lãnh đạo mạnh mẽ, và đóng vai trò đối trọng với bộ máy quan liêu trong lĩnh vực tư cũng như công (quốc hội gồm những người đại diện, các chính khác, mang tính dân chủ…..còn các quan chức trong bộ máy quan liêu, không mang tính dân chủ, mà làm việc theo quy trình….). 
Chủ nghĩa tư bản trong khi tạo động lực cho quá trình tiến đến nhà nước quan liêu, thì Max Weber tin rằng chính sự phát triển này, cùng với chính phủ đại nghị và hệ thống đảng phái đã tạo ra trở lực tốt nhất trong việc ngăn chặn các quan chức tiềm đoạt quyền lực nhà nước. Max Weber là một người đã ảnh hưởng đến cấu trúc xây dựng xã hội Đức đương đại

Vai trò của chính phủ đại nghị:

Thứ 1, quốc hội giữ cho chính phủ có mức độ cởi mở nhất định, là diễn đàn thảo luận chính sách công, quốc hội đảm bảo cơ hội cho việc thể hiện các quan điểm và quyền lợi cạnh tranh nhau.
Thứ 2, khi thảo luận..muốn thuyết phục thì phải có khả năng duyển thuyết cao, làm cho quốc hội trở thành mảnh đất sát hạch quan trọng đối với các nhà lãnh đạo tham vọng.
Thứ 3, quốc hội là cơ chế thiết yếu cho việc bảo vệ cho sự cạnh tranh của các giá trị khác nhau.
Nhưng cũng không nên lãng mạng hóa vai trò của quốc hội. Theo Weber, tư tưởng cho rằng quốc hội là trung tâm của luận cứ, thảo luận và tranh luận và theo đó, thì sự mở rộng bầu cử và sự phát triển của nền chính trị đã làm xói mòn quan điểm tự do cổ điển về quốc hội ở trên, tức cho rằng quốc hội là nơi các chính sách quốc gia được quyết định trên cơ sở duy lý, hướng đến lợi ích của mọi người. Về mặt hình thức thì quốc hội là thực thể duy nhất có quyền ban hành luật và chính sách, nhưng trên thực tế đảng phái lại có vai trò quan trọng nhất. Việc mở rộng bầu cử (phổ thông đầu phiếu) đã thay đổi một cách căn bản động lực của đời sống chính trị, đưa đảng vào trung tâm của hoạt động chính trị.7
Dân chủ theo Max Weber (21/4/1864 – 14/6/1920) là dân chủ hạn chế vì: 
1. Dân chủ chỉ là cách xác định các lãnh đạo có chất lượng tốt,
2. Ông nghi ngờ vai trò của cử tri và sự mở rộng sự tham gia, 
3. Khả năng bãi chức những người lãnh đạo kém.

CON ĐƯỜNG DẨN ĐN DÂN CHỦ 

Nhìn vào sự phán đoán của thế giới để định lượng được giá trị thực tế của Dân Chủ XHCN, một nền dân chủ hoàn toàn không thích hợp với Việt tộc. Đây là loại dân chủ được áp dụng từ1945 tại miền bắc và từ sau tháng 4/1975 trên điạ bàn cã nước. Một dân chủ mà trước đây 26 năm các nước Đông Âu và ngay cã nước lớn Liên Xô cũng phải từ bõ. Nhưng với bản chất độc tôn và thiếu kích thước về lý luận, nên vẩn còn kéo dài đến ngày hôm nay. 

Chế dộ dân chủ XHCN hiện nay tại VN được thế giới công nhận và xếp hạng rất thấp vì là một chế độ mang bản chất độc tài toàn trị, vì thế nên các phong trào tranh đấu dân chủ mới n ra. Đám đàu lĩnh Ba Đình vì lúng túng trước các bước tiến về tư tưởng dân chủ, đang bộc phát mạnh trong tư duy hiện nay của nhân dân, nên đảng cộng sản đành phải tăng cường công cụ bạo lực để đàn áp các phong trào dân chủ trong nước. Nhưng càng dùng bạo lực thì đảng đã tự vạch áo cho mọi người biết sự bế tắc về lý luận của các đỉnh cao. Và bạo lực chỉ đem đến cái kết bi thãm cho một chế độ chuyên chế và toàn trị trong tương lai. Đảng cộng sản đã không còn đũ sức để níu kéo thời gian và vật cản trong hướng tiến của bánh xe lịch sử đang chuyễn mình.


Nếu như đảng cãm thấy mình đũ bản lĩnh, hãy chứng tỏ là một lần trước quốc dân, chấp nhận sự thách thức của các đảng đối lập trong và ngoài nước, về một cuộc lựa chọn người đại diện một cách công bằng qua một cuộc phổ thông đầu phiếu dưới sự giám sát của quốc tế. Có được như thế, thì đảng cộng sản mới có chính danh bước ra nắm vận mạng đất nước mà không sợ bị các thế lực phản động đánh phá. Đây mà điều mà đảng cộng sản, tính từ ngày thành lập đến nay, chưa bao giờ làm được. 
Cho tới nay, đảng công sản vẩn lầm lũi bước những bước thật lạc lõng và đơn điệu trên con đường dân chủ, đảng từ chối hết tất cã nguyện vọng của nhân dân về một thể chế chính trị dân chủ tự do, chính vì sự cứng ngắt này, nên một chuổi hệ lụy dây chuyền đã xãy ra từ bấy lâu nay cho các phong trào đòi dân chủ trong nước. Đảng vẩn ngoan cố trong việc đưa dân chủ lên tầm cao mới để đất nước được thăng hoa. Sự ngoan cố của đám đầu lĩnh Ba Đình, cho thấy một sự lệ thuộc quá dày về chính trị, từ nơi thế lực của Bắc Phương. Thay vì đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, thì đảng đã đáp ứng nguyện vọng của Tàu Cộng. Mô hình dân chủ như hình phía trên là lối thoát hoàn chỉnh nhất cho một con đường tương lai thật ổn định trong thời hậu cộng sản. Đảng cộng sản cho tới ngày hôm nay vẩn còn là một vật cản trong tiến trình đưđất nước hoà nhập vào cộng đồng thế giới tự do ổn định về chính trị.

Đàn gảy tay trâu nhạc véo von
Chúc mừng Miến Điện thoát nô vong
Tiến bước trên đường về dân chủ
Toàn thể quân dân kết một lòng.
Đàn gảy tai trâu, thật uổng công!
Hỡi ai con cháu giống Tiên Rồng
Đứng vùng lên đập tan liềm búa
Diệt đảng nội thù cứu núi sông.
(Đàn gảy tai trâu-Trích thơ Phan Huy)


Bichthuy Ly 12/1/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét