Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

HOÀNG SA NỘ KHÍ
HẢI QUÂN VNCH TIẾP BƯỚC TIỀN NHÂN



Trong các thời kỳ giử nước và mở nước , sức sống Văn Lang, Âu Lạc vẫn luôn đi tới và luôn cảnh giác trước các thế lực ngoại xâm từ phương bắc. Một điều bất hạnh cho nước ta là nằm cạnh một nước lớn đầy tham vọng như láng giềng Trung Hoa, Việt tộc đã phải tự vươn lên bằng đấu tranh để khỏi bị diệt vong trước một sức mạnh luôn quá chênh lệch về mọi mặt. Các cuộc đấu tranh giành độc lập trong các thời kỳ Bắc thuộc, đã hun đúc cha ông chúng ta hình thành được một sức mạnh đặc thù của Việt tộc về quân sự trong đó có những cuộc thủy chiến khốc liệt trên sông ngòi và các vùng ven biển của nước ta. Những kỹ thuật đấu tranh giành độc lập đó của Việt tộc đã nói lên một thời kỳ rực rỡ về việc chống giặc Bắc Phương bằng lực lượng Thuỷ quân ( Hải Quân thời nay) trong  thời mở nước. Và các chiến thuật về quân sự đó đã được ấp ủ giử gìn trong các làng quê Việt, truyền tay nhau qua bao thế hệ, trở thành vũ khí sắc bén chống lại chính sách đồng hóa hiểm ác của kẻ thù ngoại tộc. 


Trong chiến tranh không lấy thắng bại mà luận anh hùng. Một khi đã đặt quyền lợi Tổ Quốc và sự toàn vẹn lãnh thổ lên trên hết, thì dù ta ít (yếu), địch đông (mạnh) hơn, dù cho có bị hy sinh cũng phải đánh chứ không hoà, không co đầu rút cổ như các tướng quân hèn của nước CHXHCNVN. Phải đánh! như tinh thần của Hội nghị Diên Hồng thời nhà Trần (1284), Thái thượng Hoàng Trần Thánh Tông dù biết là sức của quân Đại Việt quá yếu trước quân xâm lăng nhà Nguyên-Mông, nhưng cũng phải tuân thủ ý kiến của toàn dân là: đánh để chúng biết là nước nam có chủ, đánh dể thét lớn vào mặt quân xâm lăng và nói rằng đây là bờ cỏi của VN....chúng bay không được xâm phạm. 





Hoàng Sa Nộ Khí là đề tài cho bài viết này để kỷ niệm 42 năm trận Hải Chiến Hoàng Sa đã xãy ra giửa Hải quân Tàu Cộng và Hải Quân VNCH. Trận hải chiến này được ghi vào quân sử VNCH và lịch sử VN cận đại, một trận chiến oanh liệt mà người cộng sản phải thầm cúi đầu công nhận các nét hào hùng của các chiến sĩ của bên thua cuộc. Những sự hy sinh anh dũng của các anh hùng Hoàng Sa VNCH đã chứng tỏ cho quân ngoại thù là Tàu Cộng và nội thù là VGCS biết được thế nào là: Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư.


Kế thừa truyền thống đó của tiền nhân, nên trong trận hải chiến Hoàng Sa, ngày 19/1/1974, những chiến sĩ Hải Quân-Việt Nam Cộng Hoà đã nã đạn trước vào đầu quân xâm lược Tàu Cộng, mặc dù có sự chênh lệch lớn về lực lượng và sức mạnh vũ khí trang bị. 




NHỮNG NỔ LỰC CỦA VNCH VỀ HOÀNG SA

 Tài liệu từ Blog Anh Ba sàm


HQ.VNCH đã đứng trên 2 bàn chân của mình, bằng vào sức mạnh còn lại sau cùng của mình, vì lúc đó đã bị cắt xén chi phí quốc phòng và vũ khí đạn dược. Tuy chiến đấu trong một tình trạng cô đơn, không có đồng minh yễm trợ, lại bị VGCS đâm sau lưng, VC thì hà hơi tiếp sức với Tàu Cộng, nhưng các chiến sĩ VNCH đã nêu cao được lý tưởng TỔ QUỐC-DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM. Truyền thống này đã được các chiến sĩ VNCH khai triển từ các trận thuỷ và hải chiến trong quá khứ, còn ghi đậm nét trong sử Việt. Người anh hùng tên Nguỵ Văn Thà, hạm trưởng tàu HQ.10 đã làm sáng danh QL.VNCH, một quân lực mà VC thường gọi là nguỵ quân. Anh đã chiến đấu với giặc xâm lược đến hơi thở cuối cùng và hy sinh để chết theo tàu, chứ không chịu đào thoát theo đồng đội. Tới nay, không cần tranh luận hay bàn cải thêm, để biết ai là ngụy và ai là chân? Bài này được viết trong những ngày cận kề ngày giổ của anh hùng Hoàng Sa Nguỵ văn Thà và 73 anh hùng khác của HQ.VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến ngày 19/1/1974.





Hoàng Sa Nộ Khí Phú

Tác giả: Kha Tiệm Ly - Thái Quốc Tế 

Ngựa cũ quen đường, Đĩ già lậm nết. 
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau, 
Mộng bá chủ bao đời y hệt!

Ta thấy ngươi, 
Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng, 
Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc. 
Đất Trường An thây chất trập trùng, 
Bờ Vô Định xương phơi chất ngất! 

Đã biết, 
Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương, 
Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc. 

Vậy mà sao, 
Chẳng lo điều yên nước no dân, 
Lại quen thói xua quân chiếm đất? 

Như nước ta, 
Một dải non sông, nam bắc chung giềng, 
Trăm triệu anh em, trước sau như nhất. 
Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long là máu là xương, 
Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt. 
Máu xương đâu lẽ tách rời, 
Thịt da dễ gì chia cắt? 
Mà là liền tổ quốc phồn vinh, 
Mà là khối giang sơn gấm vóc. 
Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc! 
Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng, 
Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất. 
Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời, 
Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt. 
Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời Sát Thát. 
Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn, 
Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật. 
Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma,(1)
Chợt nghe tiếng sét Đống Đa, Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt. (1) 
Hùng khí dù dậy trời Nam, 
Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc, 
Thương ngươi binh bại, tàn quân về còn cấp xe ngựa rình rang (2) 
Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết vẫn được khói hương chăm chút.(3) 
Mạc Cửu đem quân lánh nạn, chúa ta vẫn mở dạ đón người, 
Hoa kiều mượn đất ở nhờ, dân ta vẫn chia cơm sẻ thóc. 
Phúc cùng hưởng khi mưa thuận gió hòa, 
Họa cùng chia lúc sóng vùi gió dập. 
Giúp các ngươi như kẻ một nhà, 
Thương các ngươi như người chung bọc!

Thế mà nay, 
Ngươi lại lấy oán trả ơn, Ngươi lại lấy thù báo đức! 
Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm. 
Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.
Kéo neo tuần hạm, ào ào đổ bộ Hoàng Sa, 
Quay súng thần công, ầm ỉ tấn công Đá Bắc. 
Chẳng chấp hải qui, 
Chẳng theo công ước. 
Quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn, 
Lậm thói cũ nghênh ngang, chơi trò bạo ngược. 

Nói cho ngươi biết; dân tộc ta: 
Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo dài, 
Từng đuổi bọn ngươi chỉ bằng thanh kiếm bạc. 
Từng đánh Tây bằng ngọn tầm vông, 
Từng đuổi Nhật với thanh mác vót! 
Vì khát tự do mà uống nước đìa, 
Vì đói độc lập mà ăn cơm vắt. 
Sá chi tóc gội sa trường, 
Đâu quản thây phơi trận mạc. 

Hãy liệu bảo nhau, 
Nhìn thây Gò Đống mà liệu thắng liệu thua,
Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước! 
Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm, 
Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác! 
Nếu ngươi dựa vào hỏa tiển, phi cơ, 
Thì ta cũng có tuần dương, đại bác. 
So vũ khí, thì kẻ nhược người cường, 
Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt? 
Thư hãy xem tường, 
Hoàng Sa hạ bút.






CÁC TRẬN THỦY HẢI CHIẾN TRONG LỊCH SỬ VIỆT

TỘC CỦA TIN NHÂN



Việt tộc là một dân tộc giỏi vthủy chiến trên sông và biển. Điều này đã được chứng minh bằng nhiều trận thủy chiến “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử. Lịch sử thuỷ hải chiến trong quá khứ có 10 trận tiêu biểu như sau:


1. Đánh giặc Quỳnh Châu – chiến tích thuỷ chiến thời Hùng Vương

Các nghiên cứu lịch sử khẳng định người Việt từ thời Vua Hùng đã rất giỏi thủy chiến. Tuy vậy, dấu vết của những trận thủy chiến đầu tiên của dân tộc hầu như không còn được lưu lại trong sử sách. Chỉ còn một số truyền thuyết của cư dân vùng ven biển Bắc Bộ đề cập đến những cuộc chiến đó, tiêu biểu là một truyền thuyết được ghi nhận ở Hải Phòng.
Theo đó, vào thời Hùng Vương thứ 6, Việt tộc sống ở ven bờ biển của nước Văn Lang thường rơi vào cảnh khốn đốn do quân giặc từ đảo Quỳnh Châu đưa thuyền vào cướp phá hàng năm. Trước lời kêu cứu của dân, Vua Hùng đã đem quân về, đóng ở một cái hang mà ngày nay là hang Vua ở Hải Phòng.

Bàn thờ vua Hùng Vương -Quốc Tổ

Dưới sự lãnh đạo của Hùng Vương, quân và dân Văn Lang đã đánh tan nhiều cuộc tấn công của giặc Quỳnh Châu và cuối cùng, đóng thuyền chiến vượt biển sang tận đảo Quỳnh Châu, phá tan sào huyệt địch rồi rút về. Kể từ đó, giặc biển Quỳnh Châu không còn dám vào quấy phá nước ta nữa.
Truyền thuyết này đã chứng tỏ rằng, hoạt động thủy chiến của người Việt thời Vua Hùng không chỉ giới hạn trong các sông, hồ thuộc đất liền, mà còn diễn ra trên cả các vùng biển xa. Tuy nhiên đây chỉ là truyền thuyết cũng như bao truyền thuyết khác như con rồng cháu tiên....Trong sử Việt không đời sau không có được ghi chép rõ ràng.

2. Cuộc Thuỷ Chiến thời Hai Bà Trưng

Mùa hè, tháng 4 năm Kiến Vũ thứ 18 (42), vua Quang Vũ phong lão tướng 58 tuổi Mã Viện làm Phục Ba Tướng quân t xuất quân ssang xâm lược nước ta. Mã Viện xảo quyệt, mưu mô, có tài chinh chiến, dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Lực lượng quân sự Đông Hán huy động ở mấy quân phía Nam Trung Hoa binh lính thiện chiến quen với thung thổ, khí hậu nhiệt đới, gồm 2 vạn quân chủ lực, 2000 chiến thuyền, xe lớn, ngoài ra còn quân chèo thuyền, dân phu tải lương, phục dịch.
Mã Viện chỉ huy cả hai đạo quân, chia hai đường thủy bộ, vừa dùng thuyền vượt biển, vừa đi đường ven chân núi phát cây mở đường hơn nghìn dặm; hai cánh quân thủy, bộ không cách xa nhau lắm để còn liên hệ phối hợp với nhau. Từ vùng ven biển vịnh Bái Tử Long, Hạ Long, hai đạo quân thủy, bộ. Quân Đông Hán tiến đến cửa sông Bạch Đằng (Quảng Ninh - Hải Phòng) để vào nội địa nước ta.

Nử tướng Lê Chân (hình minh hoạ)

Đội quân thường trực phòng thủ ven biển Đông Bắc do Chưởng quản binh quyền do bà Lê Chân chỉ huy đã ra quân kịp thời chặn đánh quyết liệt đoàn thuyền binh đông đảo của giặc ngay từ cửa sông Bạch Đằng. Theo lệnh của Trưng Vương trên bộ nữ tướng Thánh Thiện đem quân lên đánh giặc ở biên giới; nữ tướng Bát Nàn chặn cánh quân trên bộ của Mã Viện ở cửa biển, phối hợp với nữ tướng Lê Chân.

Suốt dọc sông Bạch Đằng, Đá Bạc, dưới nước và trên bờ hai đạo quân, đa số là phụ nữ chiến đấu quyết liệt. Lê Chân cho dựng chướng ngại vật trên sông, dùng những chiếc thuyền chiến nhỏ, nhẹ, dễ cơ động tập kích vào mạn sườn đoàn thuyền to lớn, nặng nề của giặc, làm chúng tổn thất không ít. Song do quá chênh lệch về lực lượng, trang bị, vũ khí so với địch, nên hai nữ tướng phải lui quân.


Đội thuyền binh của Lê Chân nhỏ nhẹ, ngược sông Bạch Đằng tiến rất nhanh, còn binh thuyền của Mã Viện to lớn, nặng nề nên đuổi theo rất chậm. Chẳng mấy chốc quân ta đã bỏ xa quân địch. Theo đường sông Bạch Đằng - Kinh Thầy - sông Đuống, thủy quân của Lê Chân tập kết về vùng hồ Tây, Hoàng Mai bên bờ hữu sông Hồng. Trong thời gian ngắn trú quân ở đây, nữ tướng Lê Chân gấp rút củng cố lực lượng, tuyển thêm binh sĩ, đóng thêm thuyền chiến. Bà cho binh sĩ luyện tập võ nghệ, mở lò đấu vật. Mọi việc đã xong, nữ tướng Lê Chân gấp rút hành quân về bảo vệ kinh đô Mê Linh phối hợp với Hai Bà Trưng chống lại sự xâm lược của quân Đông Hán. 


Các trận đánh ác liệt diễn ra sau đó, quân của bà chiến đấu kiên cường, dù biết không đủ lực lượng đánh bại quân thù, nhưng vẩn chiến đđến hơi thở cuối cùng, Trận huyết chiến ác liệt cuối cùng diễn ra ở Đồng Loạn, trước thế địch quá mạnh, nữ tướng Lê Chân cùng mấy tướng tâm phúc rút lên núi Giát Dâu. Từ đỉnh núi cao, sườn dốc đứng, nữ tướng Lê Chân gieo mình tự vẫn để khỏi phải sa vào tay giặc, (núi này cách đền bà Lê Chân hiện nay khoảng 3 km về phía Tây). Lúc đó là buổi chiều ngày 13 tháng 7 năm Quí Mão (43). Mấy tướng tâm phúc đã mai táng Bà ở một hang động trong căn cứ.

Tượng Nữ tướng Lê Chân - người phụ nữ gây dựng mảnh đất phố cảng Hải Phòng

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng in đậm dấu son trong sử sách, trong ký ức dân gian qua nhiều thế hệ. Các nữ tướng của cuộc khởi nghĩa đều có đền thờ, được nhân dân đời đời khói hương tưởng kính. Nữ tướng, cũng là người Đô đốc Hải Quân đầu tiên, Thánh Chân công chúa, Chưởng quản binh quyền Lê Chân được nhiều địa phương thờ phụng. Đó là: Đền An Biên (xã Thủy An, Đông Triều, Quảng Ninh) quê hương nữ tướng; đền Nghè (An Biên cổ miếu), đình An Biên (phường An Biên), đình Vẻn ngoài (phường Trại Cau) quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng là nơi Bà khai hoang, lập nên trang ấp, xây dựng lực lượng thuỷ quân và chặn đánh cuộc xâm lược của Mã Viện; đình Hoàng Mai (phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội) nơi bà lập sới vật để rèn luyện quân sĩ. Đặc biệt tại căn cứ Lạt Sơn xưa, từ bao đời nay nhân dân địa phương, khách thập phương xa gần tụ về chiêm bái, đông nhất vào kỳ lễ hội, ngôi đền thờ Bà Lê Chân, tưởng niệm vị Đô Đốc đầu tiên của Hải Quân VN ( Thuỷ Quân), một nữ tướng anh hùng dành trọn cuộc đời mình vì nghĩa lớn. 
Cũng nơi đây trên vách đá thung Bể còn lưu lại ba tấm bia niên đại năm 1671, 1672 triều vua Lê Gia Tông thời Hậu Lê, nói đến việc xây chùa Thánh Chân, khởi nguồn là Tiên động Thánh Chân, một bia có khắc hình con hổ, gợi liên tưởng đến sự dũng mãnh như hổ của nữ tướng Lê Chân, điệp thêm sự tôn kính, nâng Bà lên hàng Thánh Mẫu, Phật Mẫu.
Không chỉ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nam mà cả nước đều tôn vinh, tưởng niệm nữ tướng Lê Chân, bởi vì bà đã để lại cho hậu thế muôn đời tấm gương chói lọi vì nước, vì dân


 Đền Nghè-Hải Phòng, nơi thờ Nữ tướng Lê Chân

3.Trận Hồ Điển Triệt của Lý Nam Đế

Hồ Điển Triệt (nay thuộc xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) là nơi từng diễn ra trận đánh lớn cuối cùng của Lý Nam Đế vào thế kỷ VI. Theo sử sách, sau khi tiến hành khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của nhà Lương, vào tháng 2 năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước lấy tên là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay). Đầu năm 545, nhà Lương tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Vạn Xuân, nhằm khôi phục sự thống trị.
Với một lực lượng lớn, vào tháng 7/545, quân xâm lược đã tiến sâu vào lưu vực sông Hồng, đẩy lực lượng Lý Nam Đế vào tình thế khó khăn, phải bỏ thành Tô Lịch và rút về miền đồi núi Động Lão (Vĩnh Phúc) để bảo toàn lực lượng. Sau một thời gian củng cố lực lượng, tháng 10/546, Lý Nam Đế kéo quân ra hạ thủy trại ở hồ Điển Triệt, sẵn sàng nghênh địch.
Điển Triệt là một hồ thuộc xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Hồ nằm bên bờ sông Lô, cách Bạch Hạc khoảng 15 km về phía bắc. Hiện nay, hồ còn rộng khoảng 50 mẫu, dài khoảng một km, khúc rộng nhất khoảng 400m, có 7 ngách lớn và nhiều ngách nhỏ, mùa khô, nước vẫn sâu khoảng 3-4m.

Lý Nam Đế - (Lý Bí )và Triệu Việt Vương Triệu Quang Phục-Ảnh Việt Toon

Quân Lương ngược dòng sông Lô lên định phá doanh trại của Lý Nam Đế ở hồ Điển Triệt, nhưng thất bại liên tiếp do địa thế vùng hồ này quả hiểm yếu. Tuy nhiên sau đó trong một cơn nước lũ thình lình xuất hiện, tướng địch là Trần Bá Tiên, nhân cơ nước ngập này tràn vào đánh. Quân Lý Nam Đế thua và phải tháo chạy. Lý Bí, là bậc có chí cả hơn người, vung gươm diệt giặc để tạo nền thái bình cho xã tắc, công đức thật là lớn lao. Tiếc thay, khi sự nghiệp lớn chưa thành, ông đã sớm mất cảnh giác và thiếu sự triệt để. Quân nhà Lương thắng không phải bởi cái tài của chúng mà là sự mất cảnh giác về  địa thế, điạ hình và thời tiết.
Sử việt có ghi nhận những chiến tích nầy của thuỷ quân VN. Mặc dù sau đó Lý Nam Đế phải tháo lui trước sức mạnh của quân Lương và ông phải vào nương náu trong động Khuất Lão (Tam Nông, Phú Thọ), giao lại toàn bộ binh quyền cho Triệu Quang Phục.
Vua lý Nam Đế. Ảnh: internet
Trải hơn một nghìn năm sống dưới ách thống trị của các triều đại chuyên chế  của Trung Hoa, Việt tộc luôn luôn đứng dậy để đấu tranh để giành lại độc lập dân tộc. Các tướng sĩ tên tuổi thời Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục..., đã cống hiến phần xương máu của mình vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Những tấm gương đó là niềm  kiêu hãnh, tự hào của Việt tộc và trở thành một truyền thống quý báu, thể hiện được tinh thần kiên cường, bất khuất và sức sống mãnh liệt của dân tộc ta. Nhờ vào tinh thần đó mà nhân dân ta đã giành lại được độc lập vào thế kỷ X.  Đền thờ Vua Lý Nam Đế (12/1/544 - 12/1/2014 Âm lịch), ở thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 


4.Trận Bạch Đằng 938 và chiến thuật đóng cọc gỗ

Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Nguyên nhân dẫn đến trận đánh bắt đầu từ năm năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ (bố vợ của Ngô Quyền) để chiếm quyền, nhưng lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc nên đã cầu cứu nhà Nam Hán để bảo vệ quyền lực của mình.
Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn, rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy.
Theo sử sách, khi nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, ông bảo với các tướng rằng:
“Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát”.

Lợi dụng chế độ thủy văn khắc nghiệt của sông Bạch Đằng, Ngô Quyền sai đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp.
Khi cuộc chiến diễn ra, ông đã nhử quân Nam Hán vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền quân Nam Hán mắc cạn mới giao chiến. Kết quả, quân Nam Hán thảm bại, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ, nhà Nam Hán phải từ bỏ giấc mộng xâm lược.
Sau chiến thắng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.

5.Trận Bạch Đằng 981 - kế mai phục của Lê Đại Hành


Một Trận Bạch Đằng - kết thúc ngàn năm Bắc thuộc.

Bạch Đằng giang xóa tan ngàn năm Bắc thuộc Vua Ngô Quyền kết thúc ách nạn can qua Một ngàn năm nhục nhằn đau khổ trầm kha Một ngàn năm tang thương máu lệ không nhòa Bạch Đằng giang xóa tan ngàn năm Bắc thuộc Vua Ngô Quyền đời đời lịch sử hoan ca Cứu quê hương ngàn năm đô hộ mịt mờ Đưa núi sông trả về sông núi Việt Nam
(Thơ-TNT Mặc Giang)

Ngô Quyền (898 - 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo quân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỷ Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944. Ngô Quyền (898 - 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam.


Trận Bạch Đằng 981 là một trận đánh có ý nghĩa quyết định trong cuộc chiến tranh giữa nước Tống và Đại Cồ Việt, diễn ra từ tháng 1-4/981.

Năm 979, sau khi cha con vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, tranh chấp quyền lực trong cung đình đã xảy ra giữa phe của Lê Hoàn (941-1005) và một số đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng. Lê Hoàn đã giết chết các đối thủ và củng cố sự kiểm soát triều đình.
Thấy triều đình nước Việt rối ren, nhà Tống ráo riết chuẩn bị đưa quân đánh chiếm Đại Cồ Việt. Trước tình hình đó, Lê Hoàn lên ngôi vua (sử thường gọi là Lê Đại Hành), lấy niên hiệu là Thiên Phúc.
Trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng năm 981. Ảnh minh hoạ

Đầu năm 981, vua nhà Tống cho quân sang đánh Đại Cồ Việt. Chiến sự diễn ra ác liệt cả trên bộ và trên sông trong nhiều tháng trời giữa quân đội hai bên. Đến giữa tháng 4/981, thủy quân Tống do Hầu Nhân Bảo thống lĩnh thất bại trong việc chọc thủng phòng tuyến đối phương đã phải quay về sông Bạch Đằng và rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Trước tình hình này Lê Đại Hành đã chuẩn bị cho một trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng. Ông chọn một khúc sông hiểm yếu rồi bố trí quân mai phục chờ sẵn.
Ngày 28/4/981, Lê Đại Hành đã cho một cánh quân ra khiêu chiến với quân Hầu Nhân Bảo rồi vờ “thua chạy”. Quân Tống đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục và bị hủy diệt gần như toàn bộ.
Sau thất bại của đạo quân thủy, quân bộ của nước Tống hoảng sợ bỏ chạy về nước, bị truy kích và tiêu diệt quá nửa. Sau cuộc chiến tranh này, nhà Tống đã phải thừa nhận Lê Hoàn là người cai trị Đại Cồ Việt.



6.Nhật Lệ - trận thủy chiến lịch sử giữa Đại Việt và Chiêm Thành

Quan hệ giữa hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành là một mối quan hệ rất phức tạp trong lịch sử khu vực Đông Nam Á thời Trung đại.
Do điều kiện tự nhiên lãnh thổ quốc gia hẹp lại trải dài dọc theo bờ biển, giao thông Nam Bắc bằng đường bộ không thuận tiện, chủ yếu phải thực hiện bằng đường biển nên người Chiêm rất thạo nghề sông biển và lực lượng hải quân mạnh. Với lực lượng đó, quân Chiêm Thành từng nhiều lần đánh phá Đại Việt.
Tuy vậy, do tiềm lực quân sự yếu hơn nên người Chiêm Thành cũng nhiều lần phải hứng chịu những thất bại thảm khốc trước đế chế Đại Việt hùng mạnh. Trong các thất bại này, có thể kể đến trận thủy chiến Nhật Lệ.
Theo đó, vào năm 1069, vua Lý Thái Tông và danh tướng Lý Thường Kiệt đã đem 5 vạn quân đi chinh phạt Chiêm Thành nhằm ngăn chặn hành động tiếp tay cho nhà Tống quấy phá biên giới phía Nam của Đại Việt.
Lý thường Kiệt chiến thắng thuỷ quân Chiêm Thành tại cửa biển Nhật Lệ
Ảnh mang tính minh hoạ

Lực lượng Đại Việt đã hành quân bằng đường biển và khi đến cửa Nhật Lệ (Quảng Bình) thì gặp thuỷ quân Chiêm chặn đánh. Tại đây, lực lượng của Chiêm Thành đã bị đánh tan trước sức mạnh của đạo thủy quân Đại Việt.
Sau trận này, Lý Thánh Tông đã cho quân tiến xuống cửa biển Thị Nại (Quy Nhơn) mà không gặp sức kháng cự nào của thuỷ quân Chiêm. Điều này chứng tỏ rằng, thuỷ quân Chiêm đã tan vỡ từ trận Nhật Lệ, hoặc vì quá sợ hãi mà không dám ra giao chiến.
Đọc thêm về Lý Thường Kiệt phá quân nhà Tống và bình quân Chiêm Thành

Tài nghệ về thuỷ chiến của lý Thường Kiệt, còn thấy được trong trận đánh quân Tống trên sông Nhậư Nguyệt



Quân đội Đại Việt của nhà Lý gồm thủy binh và bộ binh phòng thủ và chiến đấu tại sông Như Nguyệt có 60.000 quân và một số lực lượng không tham gia trực tiếp vào trận đánh dùng để hãm chân và quấy rối tiếp vận phía sau là 15.000 người. Phải chống lại một lực lượng hùng hậu của quân Tống với 100.000 quân chiến đấu (45.000 binh từ biên giới với Liêu Hạ, số còn lại là binh trưng tập), 10.000 ngựa, 200.000 dân phu, đồng thời có sự hỗ trợ từ lực lượng thủy binh, có trang bị tốt với máy bắn đá và hỏa tiễn.Chỉ huy là Quách Quỳ và phó chỉ huy là Triệu Tiết cùng với nhiều tướng khác được điều về từ miền bắc Tống.
Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt (hay sông Cầu) vào năm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077, và là trận đánh cuối cùng của triều Tống của Trung Hoa trên đất Đại Việt. Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia. 
Lý Thường Kiệt dưới ống kinh của truyền thông CHXHCNVN

Các nhà nghiên cứu quân sự thời nay đã đánh giá đây là chiến thắng lớn nhất và là trận chiến ác liệt nhất kể từ sau trận Bạch Đằng năm 938 của Việt tộc trong việc chống phương Bắc xâm lược. Chiến thắng này đã đánh dấu sự thành công nhiều chiến thuật phối hợp giửa bộ binh và thuỷ binh trong chiến tranh phòng thủ và chủ động tấn công của danh tướng Lý Thường Kiệt trước một nước lớn hơn nhiều lần.

Quân Tống mất tổng cộng 8 vạn quân và 8 vạn phu. Toàn bộ chi phí chiến tranh ngốn mất 5.190.000 lạng vàng. Thất bại này đã làm cho nhà Tống mất hẳn ý chí xâm lược Đại Việt hay "quận Giao Chỉ" theo cách gọi của họ khi đó

7.Trận Bạch Đằng năm 1288 – sự hồi sinh của lịch sử

Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, lại bị mất đoàn thuyền chở lương trong trận Vân Đồn. Trước tình thế bất lợi, quân Nguyên tổ chức rút về nước theo nhiều hướng khác nhau.
Danh tướng Trần Hưng Đạo

Vào tháng 3/1288, đạo quân thủy của kẻ xâm lược do Ô Mã Nhi thống lĩnh rút qua ngả sông Bạch Đằng, nơi đã diễn ra chiến thắng lịch sử bằng trận địa cọc gỗ của Ngô Quyền trước quân Nam Hán năm 938. Lần này, danh tướng Trần Hưng Đạo quyết định áp dụng kế sách của tiền nhân để tiêu diệt quân xâm lược.

Trần Hưng Đạo nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy triều của sông Bạch Đằng để vạch ra thế trận cọc và bố trí mai phục quân Nguyên. Trận đánh mở đầu bằng những đòn nhử của thủy quân Đại Việt. Quân Nguyên tiến hành truy kích và rơi vào bãi cọc lúc nào không hay. Khi nước triều rút, thảm họa đã ập xuống đầu quân xâm lược.

Những con thuyền lớn của phương Bắc bị dồn ứ, tan vỡ khi va vào những chiếc cọc nhọn hoắt, trong khi quân mai phục của Đại Việt tràn ra từ hai bên bờ với khí thế ngút trời. Kết cục tất yếu đã xảy ra: quân Nguyên thảm bại, mất 4 vạn quân, 400 chiến thuyền và nhiều tướng lĩnh chủ chốt bị bắt sống.
Trận Bạch Đằng

Trận thắng trên sông Bạch Đằng của quân và dân nhà Trần dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của Đại Việt trong cuộc chiến tranh chống Nguyên Mông lần 3. Kể từ đó về sau, nhà Nguyên không bao giờ còn dám nghĩ đến chuyện xâm chiếm Đại Việt nữa.
Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam và là một trong những trận đánh nổi bật nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt.


8.Trận Cảng Eo: Người Việt đánh bại hạm đội châu Âu

Từ đầu thế kỷ 17, Công ty Đông Ấn Hà Lan nổi lên như một thế lực hùng mạnh trong công cuộc khai thác thuộc địa châu Á của thực dân phương Tây và trở thành nỗi sợ hãi của nhiều triều đại phong kiến trong khu vực.
Tại Việt Nam thời kỳ này, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đã có sự liên kết với lực lượng Đông Ấn Hà Lan để chống lại chúa Nguyễn. Từ năm 1641, giữa quân của chúa Nguyễn và người Hà Lan đã có nhiều cuộc đụng độ nhưng chưa có trận chiến quyết định nào để thay đổi cục diện giằng co.
Mùa hè năm 1643, theo yêu cầu của chúa Trịnh, Công ty Đông Ấn Hà Lan phái ba pháo hạm lớn đến hội quân với họ Trịnh tại sông Gianh (Quảng Bình). Trong hải trình của mình, hạm đội này bị gió thổi giạt vào gần cảng Eo của Đàng Trong (Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế ngày nay).
Biết tin, vào ngày 7/7/1643, đích thân chúa Nguyễn Phúc Lan và Thế tử Nguyễn Phúc Tần dẫn 50 thuyền tiến thẳng ra cảng Eo. Khi nhìn thấy đối phương, thủy binh Nguyễn lao thẳng vào tấn công. Với số lượng vượt trội, đội thuyền chúa Nguyễn nhanh chóng bao vây ba chiến hạm Hà Lan và đánh phá quyết liệt.

Chiến thuyền Hà Lan trong trận Cửa Eo 1643

Quân Nguyễn đã tràn lên boong chiến hạm lớn nhất của Hà Lan mang tên De Wijdeness do thuyền trưởng Pieter Baek chỉ huy, bẻ bánh lái, chặt gẫy cột buồm khiến chiến hạm này bị tê liệt hoàn toàn. Bị dồn vào bước đường cùng, thuyền trưởng Hà Lan cho châm lửa đốt kho thuốc súng, khiến tàu nổ tung. Hầu như toàn bộ những người có mặt trên tàu, gồm quân chúa Nguyễn và 200 binh sĩ Hà Lan, kể cả Baek thiệt mạng.
Hai chiến hạm còn lại cố thoát vòng vây và tăng hết tốc lực để bỏ chạy. Một chiếc trong số đó đâm vào đá ngầm và chìm xuống biển khi bị truy đuổi.
Thủy quân của chúa Nguyễn đã giành chiến thắng, dù hỏa lực mạnh của người Hà Lan đã khiến họ chìm 7 thuyền và mất 700-800 binh sĩ. Trận đánh này là lần đầu tiên trong lịch sử thuỷ quân của người Việt chiến thắng trước một hạm đội châu Âu.
Sau trận đánh, do e ngại thủy binh chúa Nguyễn mà Công ty Đông Ấn Hà Lan không còn dám đưa tàu thuyền vào Đàng Trong nữa.

9.Tử địa của người Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút

Tháng 7/1784, mượn cớ giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn, khoảng 50.000 quân Xiêm với hơn 300 chiến thuyền cùng khoảng 4.000 quân Nguyễn Ánh theo 2 đường thuỷ bộ tiến vào vùng đất Kiên Giang của Việt Nam.

Trận Rạch Gầm-Xoài Mút

Đến cuối năm 1784, liên quân Xiêm - Nguyễn đã chiếm được một số vùng đất phía Tây Gia Định, đóng quân ở căn cứ Trà Tân (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) để chuẩn bị đánh thành Mỹ Tho và Gia Định.
Trước tình hình này, tháng 1/1785, lãnh tụ của nghĩa quân Tây Sơn là Nguyễn Huệ đã đưa 20.000 quân thuỷ bộ từ Quy Nhơn vào Gia Định. Không chủ trương phòng thủ Gia Định đang bị uy hiếp, ông đã đưa quân lên Mỹ Tho quyết chiến với quân Xiêm.
Trong những ngày đầu, Nguyễn Huệ dùng lực lượng nhỏ thăm dò, nghi binh, cử người mang của cải cầu hoà với tướng giặc nhằm tạo sự chủ quan, gây chia rẽ nội bộ và dụ quân Xiêm - Nguyễn sớm tiến đánh Mỹ Tho. Đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (khoảng 6-7 km) được chọn làm nơi quyết chiến.

Trận thuỷ chiên trân sông Rạch Gầm-Xoài Mút


Rạng sáng ngày 19/1/1785, toàn bộ lực lượng Xiêm – Nguyễn theo đường thuỷ tiến đánh thành Mỹ Tho. Khi kẻ thù lọt vào trận địa phục kích tại Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Tây Sơn dùng pháo đặt trên thuyền, trên bờ và cù lao Thới Sơn bắn áp đảo, đồng thời thuỷ binh từ các nhánh sông tiến ra và từ Mỹ Tho kéo lên chặn đầu, khoá đuôi, đánh tạt sườn, bộ binh đón lõng diệt tàn quân chốn chạy trên bờ.
Kết quả là toàn bộ chiến thuyền và phần lớn quân Xiêm - Nguyễn bị tiêu diệt. Quân Xiêm chỉ sống sót khoảng vài ngàn, phải mở đường máu chạy về nước. Nguyễn Ánh cũng vội vã tìm đường chạy sang Xiêm.

Với chiến thắng có ý nghĩa chiến lược này, Nguyễn Huệ đã đập tan ý đồ “cõng rắn cắn gà nhà” của Nguyễn Ánh và âm mưu xâm lược của quân Xiêm.

Đại thủy chiến Thị Nại – trận Xích Bích của người Việt Năm 1800, thế trận giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn rơi vào thế giằng co. Vào thời điểm này, thành Quy Nhơn - một địa điểm tối quan trọng về chiến của chúa Nguyễn đang bị quân Tây Sơn uy hiếp mạnh mẽ. Quân tiếp viện cho thành không thể đến bằng đường thủy do phía Tây Sơn bố trí một đội thủy quân cực mạnh để bảo vệ cửa biển Thị Nại.

Quyết cứu thành Quy Nhơn, chúa Nguyễn Ánh đưa hạm đội hùng hậu chưa từng có tiến ra phá vòng vây của Tây Sơn ở đầm Thị Nại, với trên dưới 1.000 chiến hạm, trong số đó có 5 chiếc mang được 46 khẩu đại bác.

Quân Tây Sơn không thua kém khi cho án ngữ ở cửa biển Thị Nại 3 chiến hạm khổng lồ Định Quốc - trang bị hơn 60 đại bác. Phía sau là gần 2.000 chiến thuyền lớn nhỏ. Lực lượng Tây Sơn còn được hỗ trợ bởi nhiều đại pháo đặt trên cửa ngõ vào Thị Nại.
Sau nhiều lần bị đập tan ngay tại cửa đầm bởi hỏa lực phòng thủ của đối phương, chúa Nguyễn quyết định thu quân về để họp bàn các tướng bàn kế tiêu diệt hạm đội Tây Sơn. Nhận định mùa gió đang thuận lợi, họ thống nhất sẽ dùng hỏa công.


Đêm rằm tháng Giêng năm Tân Dậu (1801), 1.200 quân Nguyễn bí mật đổ bộ lên bờ, đánh úp các pháo đài của Tây Sơn nhằm hóa giải các cỗ đại pháo. Quân tiên phong của chúa Nguyễn cũng cải trang thành thuyền Tây Sơn vượt qua cửa phòng thủ tiến sâu vào bên trong bắn phá.
Trước sự bối rối của đối phương, toàn bộ hạm đội của nhà Nguyễn tổng tấn công bằng hỏa lực mạnh. 3 chiến hạm Định Quốc của Tây Sơn bị trên 60 chiếc thuyền tiên phong của quân Nguyễn bao vây và đánh chìm. Thủy quân Nguyễn đánh thọc sâu, và thuận hướng gió nên sức mạnh tấn công phát huy tối đa, khiến hạm đội Tây Sơn cháy phần phật trong một biển lửa.
Trận Thị Nại đã kết thúc với chiến thắng toàn diện của chúa Nguyễn. Sau trận đánh này, Nguyễn Ánh liên tiếp giành chiến thắng và nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất nước.
Trận thủy chiến Thị Nại có rất nhiều điểm tương đồng với một trận thủy chiến nổi tiếng khác diễn ra trước đó 16 thế kỷ, đó là trận Xích Bích ở cuối thời Đông Hán bên Trung Quốc.
Cả hai trận đánh đều diễn ra trong các cuộc nội chiến giành quyền làm chủ đất nước, đều diễn ra trên mặt nước với quy mô rất lớn, quy tụ hầu như toàn bộ lực lượng của thủy quân của các bên tham chiến, và đặc biệt là lực lượng chiến thắng đã dùng lối đánh hỏa công dựa vào hướng gió thuận lợi.

10.Trận Nhật Tảo – trận đánh nhỏ mang tầm vóc lịch sử vĩ đại

Năm 1861 là thời điểm thực dân Pháp đang mở rộng cuộc xâm chiến Nam Kỳ. Ngày 23/6 năm đó, quân Pháp đánh chiếm Gò Công (Tiền Giang), rồi cho tiểu hạm Espérance (tiếng Pháp nghĩa là Hy Vọng), đến đồn trú ở sông Nhật Tảo.

Chiến thuyền Espérance của Pháp
Espérance là một tàu bọc đồng chạy bằng hơi nước, có thể ra vào những luồng lạch cạn, được trang bị một đại bác cùng nhiều vũ khí đa năng. Đây là một trong những tàu chiến mạnh nhất trên sông nước của quân Pháp lúc bấy giờ.
Quyền quản cơ Nguyễn Trung Trực của nhà Nguyễn cùng các đồng sự đã chuẩn bị kế hoạch tấn công chiếc tiểu hạm này trong một thời gian dài.

Anh hùng Nguyễn Trung Trực-Hoả hồng Nhật tảo

Trưa ngày 10/12, ông chỉ huy đội cảm tử quân gồm 59 người (có thông tin cho là 150 người), phân tán trên nhiều thuyền nhỏ, giả làm thuyền thương buôn ( có giả thuyết cho là giả đám cưới), chạy sát pháo hạm Espérance, lúc này đang đi tuần trên sông.
Bằng vũ khí thô sơ, nghĩa quân bất thần nhảy lên boong tàu, diệt 37 tên địch (có 17 người Pháp). Sau khi lấy búa phá tàu không được, nghĩa quân bèn nổi lửa đốt cháy con tàu – được coi là biểu tượng cho sự xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Chiến thắng này đã làm nức lòng nhân dân Việt Nam thời điểm đó. Khi tin ra đến Huế, vua Tự Đức liền cho ban lệnh trọng thưởng cho tất cả những người tham gia trận đánh.
Viên thanh tra bản xứ tại Nam Kỳ tên Paulin Vial gọi đây là “một sự kiện đau đớn làm người An Nam phấn chấn và gây xúc động, đau lòng sâu sắc trong lòng người Pháp”.
Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc.

Tương truyền, trước khi bị hành quyết Nguyễn Trung Trực đã ngâm một bài thơ:

Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên,

Yêu gian đàm khí hữu long tuyền,
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa.
Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.

Thi sĩ Đông Hồ dịch:


Theo việc binh nhung thuở trẻ trai,

Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.
Anh hùng gặp phải hồi không đất,
Thù hận chang chang chẳng đội trời.


Tháng 9 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị giặc bắt tại Phú Quốc. Theo Việt sử tân biên, mặc dù Lãnh binh Tấn đã hết sức can thiệp để Pháp tha mạng cho ông Trực, nhưng Thống đốc Nam Kỳ G. Ohier không chịu. Vì cho rằng không thể tha được "một người đã không coi luật quốc tế ra gì, đã hạ một cái đồn của chúng ta và giết chết 30 người Pháp!" Và rồi ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhà cầm quyền Pháp đã đưa ông về lại Rạch Giá và đưa ông ra hành hình tại chợ Rạch Giá, năm đó ông khoảng 30 tuổi.
Tương truyền, được tin ông bị sát hại, vua Tự Đức sai Hoàng giáp Lê Khắc Cẩn làm lễ truy điệu, đọc bài điếu với chính bút ngự bằng chữ Hán, nghĩa là:


 “Giỏi thay người chài 
Mạnh thay quốc sĩ
Đốt thuyền Nhật Tảo
 Phá lũy Kiên Giang
Thù nước chưa xong
 Thân sao đã mất/Hạo khí xưa nay
 Người nam tử ấy
 Máu đỏ, cát vàng
Hỡi ơi thôi vậy
 Ngàn năm hương khói
 Trung nghĩa còn đây" (Thái Bạch dịch).


Vua Tự Đức đã sắc phong ông làm Thượng đẳng thần, thờ tại làng Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá nơi ông đã hiên ngang thà chịu chết chứ không chịu đầu hàng Pháp. Đã rất nhiều năm qua, dân làng Vĩnh Thanh Vân và vùng đất Tây Nam Bộ nói chung luôn tôn kính và tự hào về Nguyễn Trung Trực, một người xuất thân từ giới dân chài áo vải mà đã trở thành một vị anh hùng.

PHỤ BẢN VỀ HẢI CHIẾN HOÀNG SA

Cuộc Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 được trích từ tập san HOÀNG SA – LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA do Bộ DV&CH, VNCH xuất bản tháng 3/1974 như những nén hương tưởng nhớ các Chiến Sĩ Hải Quân VNCH đã anh dũng hy sinh cách đây bốn mươi năm.




















Hậu duệ VNCH -Lý Bích Thuỷ 17/1/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét