Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

CHUYỆN CỤ RÙA VÀ HỒ GƯƠM

Cụ ruà Hồ Hoàn Kiếm vừa qua đời ngày 19/1/2015 vừa qua, làm xôn xao cộng đồng mạng. Trước tin này, chúng tôi đi tìm hiểu thêm về loài linh vật được tương truyền nhiều trăm năm qua trong dân gian. Hồ Gươm - Hà Nội  có một bề dày lịch sử. 

(ảnh minh hoạ )Cụ ruà hồ Hoàn Kiếm  nổi lên đòi kiếm vua Lê Lợi 1428

Xa xưa, hồ này có tên là hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng, sau đó được đổi tên theo truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm, nên gọi là hồ Hoàn Kiếm/hồ Gươm. Diện tích của hồ là 115.511m2. Phía Bắc giáp một phần đường phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Bạc; phía Đông giáp đường phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ; phía Nam giáp phố Hàng Khay, phường Tràng Tiền; phía Tây giáp phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống. Xung quanh Hồ được bó vỉa bằng đá, bao quanh là hệ thống vườn hoa, cây xanh.
Trên gò đất nổi trong lòng hồ có một ngọn tháp, nơi rùa thường bò lên đẻ trứng nên được gọi là tháp Rùa (Quy Sơn tháp). Tháp xây bằng gạch, có mặt bằng hình chữ nhật, gồm 4 tầng, có 5 cửa dạng vòm. Tầng chóp có mái dạng phương đình 4 mái.

Tin cụ ruà qua đời (Dân trí)- Trong cuộc họp khẩn tối qua (ngày 19/1), UBND TP Hà Nội đã quyết định chuyển xác cụ Rùa Hồ Gươm về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để nghiên cứu và bảo quản lâu dài. UBND TP Hà Nội cho biết, khoảng 18 giờ ngày 19/1, lãnh đạo thành phố đã nhận được tin báo của Đội bảo vệ hồ Hoàn Kiếm về việc phát hiện cụ Rùa đã chết.

Ngay sau khi nhận được tin báo, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chuyển cụ Rùa về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) để nghiên cứu và bảo quản lâu dài. http://dantri.com.vn/xa-hoi/xac-cu-rua-ho-guom-se-duoc-bao-quan-lau-dai-20160120082902045.htm

Cụ Rùa Hồ Gươm trong một lần nổi trên mặt hồ hồi tháng 1/2010. (Ảnh: Minh Tâm)

Trước đó, vào hơn 16 giờ cùng ngày, anh Vũ Xuân Hiển phát hiện cụ Rùa nằm bất động trên mặt nước và đã báo tin cho đơn vị quản lý hồ Hoàn Kiếm. Ngay sau đó đơn vị này cùng anh Hiển đã đi thuyền ra giữa hồ đưa xác cụ Rùa vào bờ.
Vào năm 2011, cụ Rùa từng được đưa vào một khu vực đặc biệt trong hồ Hoàn Kiếm để chữa những vết loét trên cơ thể. Sau nhiều tháng được các bác sĩ thú y chăm sóc, cụ Rùa đã hoàn toàn lành bệnh.
Lần gần đây nhất, vào ngày 21/12/2015, trong tiết trời ấm áp của mùa đông, cụ Rùa đã nổi lên mặt hồ sưởi nắng hơn 2 tiếng.


THẮNG CẢNH HỒ GƯƠM

Qua biết bao biến động thăng trầm lịch sử, Hồ Hoàn Kiếm hiện nay thường được nhắc đến như một biểu tượng của Hà Nội vậy. Giống như Tháp Eiffel của Paris, Tháp Nghiêng Pisa tại Ý, tượng Nữ thần Tự Do của Mỹ,… Hồ Hoàn Kiếm thực là một chứng nhân đi cùng năm tháng, hào hùng qua từng câu chuyện truyền thuyết được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Lịch sử Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết trả gươm của vua Lê. Trước kia, hồ có tên là Hồ Lục Thủy do nước hồ quanh năm xanh ngắt. Nay, hồ được gọi với nhiều cái tên khác nhau như Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm,… và trở thành một điểm du lịch nổi tiếng, nằm trong cụm di tích lịch sử với Cầu Thê Húc – Tháp Bút – Đền Ngọc Sơn. Cho đến bay giờ, 

Rất ít người biết rõ về lịch sử cụm thắng cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn. Xa xưa truyền rằng: ở gò đất trong hồ đã có các tiên nữ về đây múa hát. Đảo Ngọc Sơn khi xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Một ngôi đền được dựng lên trên đảo Ngọc Sơn để thờ những binh sỹ đã hy sinh cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Lâu ngày, ngôi đền đó bị sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 – 1739), chúa Trịnh Giang đã cho xây dựng nơi đây thành cung Khánh Thụy, làm chỗ vui chơi. Nhưng đến cuối đời Lê, Lê Chiêu Thống đã cho đốt trụi cung nghỉ mát đầy diễm lệ này. Trước cảnh nên xưa thành hoang phế, phải chăng Bà huyện Thanh đã thốt lên:
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Nước còn chau mặt với tang thương

CẦU THÊ HÚC

Ca dao xưa ca ngợi vẻ đẹp quyến rũ của Hồ Gươm gắn liền với các công trình kiến trúc ven hồ: 

Rủ nhau đi vãng cảnh hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem đền Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, tháp Bút vẫn còn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này

Cầu Thê Húc bắc ngang qua hồ Gươm dẫn ra đền Ngọc Sơn - Ảnh: Sưu tầm

Đường vào đền phải đi qua chiếc cầu vồng bằng gỗ gọi là cầu Thê Húc. Cầu có mười lăm nhịp, ba mươi hai cột tròn xếp thành mười sáu đôi, mặt cầu lát ván. Cầu sơn màu đỏ, dẫn đến Đấc Nguyệt Lầu ( lầu được trăng ). Đấc Nguyệt Lầu có kiến trúc giống Khuê văn cát – Quốc tử giám. Tầng trên là gác chuông tầng dưới là lối vào đền. Mặt trước Đấc Nguyệt Lầu đắp nổi hình long mã và rùa thần đội đồ thư và gươm báu. Hai bên có câu đối ca ngợi vẻ đẹp của hồ và răn dạy người đời :


Kiều dẫn trường hồng thê đảo ngạn

                                 Lầu dương minh nguyệt tọa đồ tiên 
                            (Cầu gỗ như chiếc cầu vồng đưa lên bờ đảo
                            Lầu cao xoa trăng sáng nằm giữa lòng hồ.)

Phía trước lối lên cầu Thê Húc có một mô đất cao gọi là núi Ngọc Bội khi trùng tu đền Ngọc Sơn Nguyễn Văn Siêu cho xếp đá thành hòn giả sơn. Bên trên xây ngôi tháp cao năm tầng bằng đá, đỉnh tháp là ngọn bút lông cũng bằng đá. Thân tháp có ba chữ lớn “ Tả thanh thiên” ( viết lên trời xanh). Từ tháp bút men theo bờ tường thấp đến chiếc cổng dẫn lên cầu Thê Húc . Trên nóc cổng là đài nghiên. 



Đài nghiên là một phiến đá hình nửa quả đào, đặt trên ba con ếch đá hai bên cổng có đôi câu đối
                                                        Bát đảo mặc ngân hồ Thủy Mãn.
Kinh thiên bút thế thạch phong cao

( Nước hồ đầy bóng nghiên vượt đảo.
Núi đá cao thế bút chống trời).

Quần thể đền Ngọc Sơn cầu Thê Húc, tháp bút, đài nghiên tạo cho Hồ Gươm vẻ đẹp bình dị mà thanh lịch của người Tràng An, nhưng ẩn tàng trong đó khí phách của các sĩ phu Bắc Hà thời xưa.
Ảnh xưa cầu Thê húc

Cầu Thê Húc: khởi thuỷ, cầu không có tay vịn, qua những lần trùng tu sau, đã làm cầu theo dạng cầu vồng, có lan can, sơn màu đỏ. Hiện tại, cầu có dáng cong, dài 45m, rộng 2,6 m, các thanh bắc cầu bằng gỗ lim; cầu gồm 15 nhịp, mỗi nhịp dài 3m, chân đỡ hệ thống ván cầu làm bằng bê tông cắm sâu xuống lòng hồ. Nối từ bờ vào đảo Ngọc, Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng một cây cầu. Mỗi buổi ban mai, những tia rẻ quạt của ánh bình minh quét thẳng vào ngọn tháp và lan can tay vị cây cầu. Vì vậy, thần Siêu đặt tên cho cây cầu là Cầu Thê Húc tức là cầu đón ánh sáng ban mai đậu lại.


Trải qua sự tàn phá của thời gian, vào đêm giao thừa năm 1952, do lượng người qua lại vào lễ đền quá đông nên cây cầu không chịu nổi và đã sụp xuống. Để phục vụ nhu cầu qua lại lễ bái của người dân lúc bấy giờ, chính quyền Pháp đã cho dựng một chiếc cầu tạm và khẩn cấp cho xây dựng lại cây cầu bị đổ.

Theo lời kể của bà Phạm Thị Mùi, 65 tuổi, ở số 44, ngách 5, ngõ 281, đường Tam Trinh thì vào khoảng cuối năm 1953, sau khi chính quyền Pháp giao cho một người trước đó xây dựng lại cầu Thê Húc nhưng không được, họ đã yêu cầu cụ thân sinh ra bà, là cụ ông Phạm Ngọc Lan khảo sát lại và phải gấp rút hoàn thành trước Tết năm 1954.

Cầu Thê Húc được sửa sang năm 1954

Chỉ vỏn vẹn có 3 tháng, cụ Lan đã phải gấp rút khảo sát địa chất, vẽ thiết kế và giám sát xây dựng lại cây cầu. Với nỗ lực của cả tổ thi công, cầu Thê Húc cũng kịp hoàn thành. Để ghi lại công sức của người đã có công xây cầu, chính quyền Pháp đã tặng lại gia đình cụ Lan 1 album ảnh về quá trình cây cầu được thi công. Trải qua chiến tranh, loạn lạc, cuốn album ảnh đã phần nào bị hư hỏng. Nhưng với những gì còn lưu lại qua những bức hình, người thời nay đều thấy được cây cầu “đón ánh ban mai” đã chuyển mình cùng thời đại ra sao. Dù qua mỗi mùa xuân hạ thu đông, “ánh ban mai” có khác nhưng cây cầu vẫn “thi gan cùng tuế nguyệt” góp phần làm đẹp thêm “viên ngọc” 
Cầu Thê Húc sau khi đợợc sửa xong năm 1954

THÁP BÚT:

Tháp Bút: nằm sau nghi môn, được dựng trên ngọn núi đá cao 4m (núi Độc Tôn) để tưởng niệm công ơn của các chiến sĩ tử vong. Tháp có mặt bằng kiến trúc hình vuông, gồm 5 tầng, chóp tháp có hình giống như ngọn bút lông, cao 90cm. Mặt Bắc của 3 tầng dưới ghi 3 chữ Hán “Tả thanh thiên” (Viết lên trời xanh).
Nghi môn nội: nằm sau tháp Bút, với cửa chính được tạo bởi hai trụ lớn, đỉnh trụ đặt tượng nghê. Hai bên có cửa giả, dạng 2 tầng, 8 mái, có các đao cong. Mặt trước của hai cửa giả đắp nổi đồ án Long môn, Hổ bảng.
Đài Nghiên: với cửa chính tạo kiểu vòm cuốn, phía trên xây hai tầng, có trần rộng, chính giữa đặt đài Nghiên, được tạo từ một khối đá xanh hình trái đào, với chiều dài 97cm, ngang 80cm, cao 30cm, chu vi 2m. Đài Nghiên có niên đại cùng thời gian trùng tu đền – năm 1865. Đặc biệt, trên thân của nghiên có bài minh (64 chữ Hán) do Nguyễn Văn Siêu soạn.


THÁP RÙA

Tháp xây trên gò Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17-18) thì chúa Trịnh cho xây đình Tả Tháp xây trên gò Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra Vọng trên gò, nhưng sang thời nhà Nguyễn thì không còn dấu tích gì nữa.

Tháp ruà

Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Ngọc Kim chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim.

Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim.

Thời Pháp thuộc, trên đỉnh Tháp Rùa có dựng một phiên bản của tượng Nữ Thần Tự Do (1890-1896) (hay còn được gọi là tượng Đầm Xòe).  Sang thập niên 50 của thế kỷ XX tượng này đã bị phá bỏ khi Chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim nắm chính quyền thay cho quân Pháp (Chính phù Trần Trọng Kim tồn tại từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945).

ĐỀN NGỌC SƠN

Trên nền đất cũ, một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã đứng ra dựng một ngôi chùa nhỏ gọi là Chùa Ngọc Sơn, thờ Phật. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843) chùa lại chuyển thành đền thờ Tam Thánh hay còn gọi là Đền Ngọc Sơn (thờ Văn Xương tướng quân, thờ quan đế Vân Trường và thờ tướng quân Trần Hưng Đạo). Đường vào đảo Ngọc lúc này chỉ là chiếc cầu tre lắt lẻo.
Đền toạ lạc trên đảo Ngọc trong hồ Hoàn Kiếm, gồm các hạng mục: nghi môn, tháp Bút, nghi môn nội, đài Nghiên, cầu Thê Húc, cổng Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba, tiền tế, trung đường, hậu cung, tả – hữu vu, nhà kính thư, nhà hậu.


Nghi môn: bằng gạch, được xây dựng vào thế kỷ XX, dạng trụ biểu, có hai mảng tường lửng nối trụ chính và hai trụ bên.
Tháp Bút: nằm sau nghi môn, được dựng trên ngọn núi đá cao 4m (núi Độc Tôn) để tưởng niệm công ơn của các chiến sĩ tử vong. Tháp có mặt bằng kiến trúc hình vuông, gồm 5 tầng, chóp tháp có hình giống như ngọn bút lông, cao 90cm. Mặt Bắc của 3 tầng dưới ghi 3 chữ Hán “Tả thanh thiên” (Viết lên trời xanh).
Nghi môn nội: nằm sau tháp Bút, với cửa chính được tạo bởi hai trụ lớn, đỉnh trụ đặt tượng nghê. Hai bên có cửa giả, dạng 2 tầng, 8 mái, có các đao cong. Mặt trước của hai cửa giả đắp nổi đồ án Long môn, Hổ bảng.
Đài Nghiên: với cửa chính tạo kiểu vòm cuốn, phía trên xây hai tầng, có trần rộng, chính giữa đặt đài Nghiên, được tạo từ một khối đá xanh hình trái đào, với chiều dài 97cm, ngang 80cm, cao 30cm, chu vi 2m. Đài Nghiên có niên đại cùng thời gian trùng tu đền – năm 1865. Đặc biệt, trên thân của nghiên có bài minh (64 chữ Hán) do Nguyễn Văn Siêu soạn.
Cầu Thê Húc: khởi thuỷ, cầu không có tay vịn, qua những lần trùng tu sau, đã làm cầu theo dạng cầu vồng, có lan can, sơn màu đỏ. Hiện tại, cầu có dáng cong, dài 45m, rộng 2,6 m, các thanh bắc cầu bằng gỗ lim; cầu gồm 15 nhịp, mỗi nhịp dài 3m, chân đỡ hệ thống ván cầu làm bằng bê tông cắm sâu xuống lòng hồ.
Cổng Đắc Nguyệt: là một kiến trúc xây bằng gạch, khá vững chắc, dạng 2 tầng, 8 mái đao cong. Hai bên cổng có 2 cửa giả, trên đắp nổi phù điêu “Long mã Hà đồ”, “Thần quy Lạc thư”. Qua cổng Đắc Nguyệt là vào khu kiến trúc chính của đền.
Đình Trấn Ba (đình chắn sóng): quay hướng Nam, được dựng trên 8 cột bê tông giả gỗ, nền cao hơn mặt sân 45cm, xung quanh bó vỉa gạch. Mái đình kiểu chồng diêm 2 hai tầng, 08 mái, các đầu đao được tạo dáng cong vút và thanh thoát.
Tiền tế: gồm 3 gian, tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, dạng hai tầng bốn mái. Đỡ mái thượng là những kết cấu vì dạng “thượng rường giá chiêng, hạ bẩy hiên”. Nền nhà cao hơn mặt sân 30cm, xung quanh bó vỉa gạch, mặt trước có hệ thống cửa bức bàn, phía trong thông với trung đường.
Trung đường: gồm 3 gian, tường hồi bít đốc, với các bộ vì kiểu “thượng chồng rường, hạ kẻ”. Nền toà này cao hơn nền tiền tế 40cm. Hệ thống cửa bức bàn trang trí đồ án chữ Thọ, dơi, rồng, phượng, “long mã chở Hà đồ”, “rùa đội Lạc thư”. Nối trung đường với hậu cung là nhà cầu, được dựng theo kiểu thức 2 tầng mái.
Hậu cung: gồm 3 gian, tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Phần mái được nối với toà trung đường qua phần mái của nhà cầu. Các bộ vì được kết cấu theo kiểu “chồng rường”, hệ thống cửa gỗ kiểu bức bàn, thượng song hạ bản.
Tả – hữu vu: mỗi dãy 5 gian, được xây liền kề tường hồi hai bên của trung đường và hậu cung. Tả vu hướng ra cổng Đắc Nguyệt, mái lợp ngói ta, các bộ vì được kết cấu theo kiểu “chồng rường”. Hữu vu ở phía Tây, hướng ra hồ, vì mái có kết cấu kiểu “kèo cầu quá giang bán mái”.
Nhà Kính thư: gồm 03 gian, nối liền với tiền tế ở phía Đông, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Các bộ vì được kết cấu theo kiểu “kèo cầu quá giang cột trốn”.
Nhà hậu (phòng Rùa): gồm 03 gian, nối liền với tiền tế ở phía Tây (bên trái), kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, có mặt nền cao hơn mặt sân 15 cm. Các bộ vì đỡ mái được kết cấu theo kiểu “kèo cầu quá giang cột trốn”. 

RÙA HỒ GƯƠM

Rùa Hồ Gươm hay còn được gọi là Cụ Rùa là con rùa đã từng sống tại Hồ Gươm, chết vào ngày 19 tháng 1 năm 2016. Rùa Hồ Gươm có thể là một loài rùa mới với danh pháp khoa học là Rafetus vietnamensis (đồng nghĩa: Rafetus leloii, rùa Lê Lợi), thuộc họ Ba ba (Trionychidae) trong bộ Rùa (Testudines), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn).

Từ năm 2000, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đặt tên cho Rùa Hồ Gươm. Tạp chí Khảo cổ học số ra vào tháng 4/2000 công bố Cụ Rùa Hồ Gươm với tên Rafetus leloi (Rùa Le Loi). Đây là loài rùa nước ngọt lớn nhất thế giới và là loài rùa thứ 5 có ở Việt Nam. Đồng thời đây là loài rùa thứ 23 trên thế giới.

Người có công nghiên cứu và đặt tên như vậy là PGS.TS Hà Đình Đức, với dụng ý dùng tên Lê Lợi làm danh pháp.

Tuy nhiên, tên gọi trên không được cộng đồng thế giới công nhận. Họ cho rằng, Rùa Hồ Gươm thuộc chủng loại Rafetus swinhoei của lưu vực Trường Giang và Hồng Hà (Sông Hồng).


Ông Tim McComarck, Giám đốc chương trình bảo tồn Rùa châu Á (ATP) dẫn chứng, trên thế giới hiện chỉ còn 4 cá thể Rùa Hồ Gươm: hai con ở sở thú Trung Quốc và hai đang ở Việt Nam, theo tên quốc tế là Rafetus swinhoei.

Ruà Rafetus swinhoei (Lê Lợi) thuộc họ ba ba

Theo tài liệu nghiên cứu của Giáo sư Lê Trần Bình (Viện Công nghệ sinh học) cùng đồng sự công bố năm ngoái lại miêu tả, Cụ Rùa Hồ Gươm có mai mềm, đầu tù, kích thước khổng lồ (dài khoảng 2m). Cụ có móng vuốt sắc nhọn, trên đầu có bớt trắng. Bớt này dài khoảng 4cm và cho đến bây giờ qua hàng nghìn bức ảnh khác nhau, luôn luôn thấy cái bớt đó. Điều đó chứng tỏ, chỉ còn một Cụ duy nhất đang tồn tại ở Hồ Gươm.

Rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.

Theo di thể rùa chết vào thập niên 1960 hiện lưu giữ trong đền Ngọc Sơn thì cá thể đó cân nặng 250 kg với chiều dài 2,1 m và chiều rộng 1,8 m. Cá thể mà thành phố Hà Nội bắt để chữa trị vết thương trên thân rùa hồi tháng 4 năm 2011, giống cái, nặng 169 kg với chiều dài toàn thân của Rùa là 185 cm; chiều rộng mai là 99 cm, chiều dài đuôi là 35 cm.

Cũng theo giả thuyết của PGS Hà Đình Đức, Rùa Hồ Gươm có thể có nguồn gốc từ Lam Kinh, Thanh Hóa, cùng quê với vua Lê Lợi, và được vua Lê thả vào Hồ Gươm, vì trước đó không có thông tin gì về loài rùa lớn nào tại Thăng Long.Theo GS Lê Trần Bình, so sánh cho thấy mẫu ADN của rùa hồ Gươm giống rùa Quảng Phú - Thanh Hóa

Rùa Hồ Gươm chậm chạp, hiền lành, thường sống ở những sông hồ sâu, nước chảy yếu. Khi trời nóng thường hay ngóc cổ lên khỏi mặt nước để thở. Mùa đông thỉnh thoảng phơi nắng.

Theo lời của phó giáo sư Hà Đình Đức, rùa Hồ Gươm từng có 4 cá thể, tất cả đều đã chết

Một cá thể chết ngày 2 tháng 7 1967, xác được lưu giữ trong đền Ngọc Sơn.
Một cá thể có xác được lưu trong chùa Hưng Ký (Hoàng Mai, Hà Nội), hiện chuyển về Bảo tàng Hà Nội. 
Một cá thể bị giết thịt năm 1962-1963, khi bò lên vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ) sau một cơn mưa lớn.
Ngày 19 tháng 1 năm 2016, cá thể rùa Hồ Gươm cuối cùng đã chết.

Cụ rùa đền Ngọc Sơn

Tuy nhiên, một số báo chí gần đây đưa tin là có khả năng có hơn 1 cá thể rùa Hồ Gươm hiện còn sinh tồn. Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa thì rùa Hồ Gươm hiện có số lượng rất ít, thuộc diện động vật quý hiếm ở mức đặc biệt nguy cấp, cần được bảo vệ.

Tượng Cụ rùa Đồng Mô

Vì giá trị văn hóa của rùa Hồ Gươm, tháng 6 năm 2009 công ty Herbst Umwelttechnik GmbH của Đức được giao phó việc khảo nghiệm hút bớt lớp bùn sâu lắng ở đáy hồ để khơi lòng hồ, giảm lượng độc chất ứ đọng sau bao nhiêu năm ô nhiễm hầu bảo vệ môi trường cho rùa Hồ Gươm. Dự án với chi phí 2,8 triệu Mỹ kim hoàn tất trước năm 2010. Nguồn :   https://vi.wikipedia.org/wiki/R%C3%B9a_H%E1%BB%93_G%C6%B0%C6%A1m

TRUYỀN THUYẾT RÙA HOÀN KIẾM

Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi có chép:

Đó là thanh kiếm cũ, dài 3 thước, rộng 2 tấc, dầy 3 phân (Sách Lam Sơn thực lục và Đại Việt thông sử chép là dài hơn một thước). Trên thanh sắt có dấu linh phù và có câu thần chú rằng:

Đức Thượng đế có sắc mệnh
Đây là gươm báu oai cường
Chỉ cần cất lên
Lửa lóe sáng tới muôn phương
Chỉ núi, núi tan; chỉ đất, đất nứt
Chỉ thần, thần nép; chỉ giặc, giặc hàng
Tất cả đều tuân hành mau chóng

Khi ấy Nhà vua cùng người ở trại Mục sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi:
- Sắt nào đây?
Thận nói:
- Đêm trước quăng chài bắt được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi". Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:

- Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!

Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh. Tới hôm sau, hoàng hậu ra trông vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra. 

Truyền thuyết này được đưa vào nội dung sách giáo khoa của Việt Nam và được viết tiếp đoạn sau, nói về việc Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh, lên làm vua.

Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Tả Vọng. Nhận lệnh Long Quân, rùa nổi lên mặt nước.

Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm bên người tự nhiên động đậy.

Rùa tiến về thuyền vua và nói

- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm

RÙA HỒ GƯƠM TRONG VĂN HỌC

Nguyễn Khuyến xưa có bài thơ vịnh Hà Thành và Hồ Gươm biến dạng cách đây 100 năm như sau:
Cảm-đề
Ba chục năm nay trở lại hồ
Bây giờ cảnh-sắc khác ngày xưa
Nhà tranh đâu cả, toàn lầu gác
Súng lạ đì-đòm tịt trúc tơ
Chim-chóc đi về lầm lối cũ
Cốc cò chiều tối ngủ sương mưa
Đáng thương văn-vật trăm năm ấy
Còn lại bên hồ một đá trơ!
(Nguyễn Khuyến)



Chuyện trả kiếm cho thần Rùa là một nét văn hoá độc đáo thường gặp trong truyện kể dân gian và nó thể hiện sâu sắc ý nguyện yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt. Việc trả binh khí cho thần từng được truyền tụng trong lịch sử. An Dương Vương được thần Kim Quy cho mượn bảo kiếm để chém gà tinh trắng. Khi xây thành ốc xong, nhà vua đã trả kiếm cho thần. Thần Kim Quy còn cho An Dương Vương mượn móng của mình làm lẫy nỏ thần, nhưng khi dẹp tan quân xâm lược Triệu Đà, nhà vua lại không trả cho thần nên xảy ra cơ sự: Triệu Đà lập kế tráo lẫy nỏ rồi đem quân vây đánh Loa thành khiến An Dương Vương phải chịu cảnh nước mất nhà tan.


Phải chăng Bình Định Vương Lê Lợi đã nhớ tới bài học đó?! Cái gì đã mượn thì phải trả phải biết ơn người đã giúp mình dựng nên nghiệp lớn phải trung tín, thủy chung.

Còn tại sao, nơi mượn gươm thần lại là sông Lương (một đoạn của sông Chu thuộc địa phận Thanh Hóa ngày nay) mà nơi trả gươm lại là hồ Lục Thủy nằm giữa kinh thành Đông Đô?

Như mọi người đã biết, thời Lê Lợi, Thanh Hóa được coi là Tây Kinh, Tây Đô, còn Thăng Long (Hà Nội ngày nay) gọi là Đông Kinh, Đông Đô. Vậy Nhà Lê có 2 "đô - thành", một ở "chốn Tổ nơi phát tích", một ở nơi lên ngôi Vua.

Vua chọn địa điểm Mượn - Trả gươm theo chu trình từ Tây sang Đông hàm ý nghĩa triết học Mỹ học Á Đông. Hướng Đông là hướng mặt trời lên, hướng Tây là hướng mặt trời lặn. Mượn kiếm ở phương Tây (Thanh Hóa) nơi mặt trời lặn ngụ ý, thời cuộc lúc đó đen tối, bi thảm. Trả kiếm ở phương Đông nơi mặt trời mọc (Thăng Long) thể hiện vận hội nước nhà hưng thịnh, một rạng đông, một bình minh mới bắt đầu. 

Lê Lợi chọn việc trả kiếm ở nơi hồ biếc giữa kinh thành muốn chứng tỏ cho thần linh và bàn dân thiên hạ thấy tấm lòng quang minh chính đại của mình. Và lễ thức Mượn - Trả gươm theo sự vận hành của mặt trời (ngược chiều kim đồng hồ) từ Tây sang Đông cũng nói lên cơ trời vận nước đã thay đổi "hết khổ là vui vốn lẽ đời" "hết đêm trường là ban mai xán lạn". Quả thực, sau cuộc chiến thắng giặc Minh của Bình Định Vương Lê Lợi, nước Đại Việt đã ca khúc khải hoàn và mở nền thái bình thịnh trị dài lâu trong lịch sử.


CHÙM ẢNH CỤ RÙA HỒ GƯƠM

Cùng với Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, rùa hồ Gươm trở thành một biểu tượng trong đời sống tinh thần người Hà Nội. Rùa hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết chống ngoại xâm của dân tộc nên luôn thu hút sự quan tâm của người dân. Đây cũng được cho là một trong bốn cá thể hiếm còn sót lại trên thế giới và được kêu gọi cần bảo tồn.
Hình ảnh rùa nổi lên ngay ngày đầu năm mới 2010, thu hút sự chú ý của hàng nghìn người dạo phố hoa.
Từ năm 2011, tần suất rùa nổi lên ngày càng nhiều, khiến cho người dân lo lắng về sức khỏe của rùa. Hình ảnh những vết thương trên mình, chân, cổ ngày càng lan rộng là dấu hiệu cho thấy rùa đang xuống sức.
Sau khi hình ảnh những vết thương lở loét trên mình rùa liên tục xuất hiện trên báo chí trong và ngoài nước, các nhà khoa học và dân chúng nhiều lần lên tiếng cần đưa rùa hồ Gươm lên cạn để chữa thương. Quyết định đưa rùa lên cạn được đưa ra từ giữa tháng 2/2011 với hai phương án: chờ rùa tự bò lên gò đất thuộc Tháp Rùa, hoặc đưa lên bằng lưới đánh bắt.
Cuối cùng, phương án hai được lựa chọn. Sau nhiều thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, sáng 8/3/2011, chiến dịch bắt rùa khai màn trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân.
Sau gần trọn ngày bủa vây với 2 lần bắt hụt, lực lượng chức năng đã đưa được rùa về gò đất ở Tháp Rùa giữa hồ để chữa trị.
Giới chuyên môn nhận định, tình trạng thương tích của rùa không quá lo ngại, mầu trắng trên chân và cổ rùa là do giảm sắc tố da sau khi vết thương đã thành sẹo. Một thành viên nhóm điều trị cho biết sau khi được đưa vào khu chăm sóc, rùa đã ăn cá, thái độ hiền lành và không có vẻ gì sợ hãi.
Công cuộc trị thương cho rùa kéo dài gần 3 tháng. Khi lành vết thương, rùa hồ Gươm được thả trở lại môi trường sống tự nhiên, cùng hàng chục nghìn con cá, được thả vào hồ làm thức ăn cho rùa.
PGS Hà Đình Đức tiếp cận rùa khi lên bờ phơi nắng. Lần nổi lên gần đây nhất của rùa hồ Gươm là vào trưa ngày 21/12/2015. Sau 20 năm nghiên cứu về rùa hồ Gươm, PGS  Đức đề nghị thành phố Hà Nội trình lên Thủ tướng ra quyết định công nhận rùa hồ Gươm, tiêu bản rùa ở đền Ngọc Sơn và bộ xương rùa hồ Gươm ở bảo tàng là bảo vật quốc gia.
Người Hà Nội sẽ chẳng bao giờ còn được chứng kiến hình ảnh rùa hồ Gươm nằm phơi nắng gần chân Tháp Rùa. Thông tin từ cơ quan chức năng TP Hà Nội xác nhận rùa hồ Gươm đã chết chiều 19/1. Khoảng 17h xác rùa được phát hiện nổi lên tại khu vực trước báo Hà Nội mới. Hàng trăm người dân hiếu kỳ đã tụ tập theo dõi. Xác rùa được di chuyển tới khu vực đền Ngọc Sơn chờ phương án xử lý của nhà chức trách. Theo một chuyên gia động vật, do rùa hồ Gươm là cá thể cái nên chỉ còn phương án là làm tiêu bản để bảo tồn cho thế hệ mai sau.

Võ Thị Linh sưu tầm, 20/1/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét