Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

MỸ.TRUNG BỚT CĂNG THẲNG 
TRÊN BIỂN ĐÔNG

Theo nguồi tin chính thức và mới nhất thi rạng sáng 30/10/2015 (theo giờ Việt Nam), sau 2 giờ đàm phán căng thẳng, Mỹ và Trung Cộng cuối cùng cũng tìm được một tiếng nói chung về vấn đề biển Đông.

Trước đó, ngày 29/10 (đêm 29/10, theo giờ Việt Nam), Tư lệnh hải quân Mỹ và Trung Cộng đã có cuộc đối thoại nhằm thảo luận những vấn đề đang diễn ra trên biển Đông.

Về phía M có sự hiện diện của Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson còn Bộ quốc phòng Trung Cộng cử Đô đốc Ngô Thắng Lợi tham gia cuộc hội đàm này.

Kết thúc cuộc đối thoại kéo dài hơn hai giờ, Tư lệnh Hải quân hai nước đã đồng ý duy trì đối thoại và tuân thủ các nghị định thư đã ký để tránh xung đột. Đồng thời duy trì đối thoại thường xuyên cấp Bộ trưởng về mọi vấn đề trên Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Cộng khẳng định: “Hai bên đã đồng ý với nhau về tầm quan trọng của việc giữ thông tin liên lạc để giảm thiểu nguy cơ gây đáng tiếc có thể xảy ra”. Đồng thời, Bắc Kinh cũng nhấn mạnh, đây là cơ hội giúp hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Trong một diễn biến khác, hôm nay 30/10/2015, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) đã tuyên bố chấp nhận đơn kiện của Philippines đối với Trung Cộng và "yêu sách đường lưỡi bò" trên biển Đông.

PCA đã bác bỏ lập luận của Trung Cộng ở biển Đông cho rằng "vụ tranh chấp trên thực tế là về vấn đề chủ quyền đối với các hòn đảo ở biển Đông, và vì vậy không thuộc quyền tài phán của PCA". Tuy nhiên, phản ứng trước thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng cho biết nước này vẫn giữ nguyên lập trường không chấp nhận và sẽ không tham gia vào phiên tòa của Tòa án Quốc tế. 
Đô đốc Ngô Thắng Lợi, tư lệnh hải quân Trung Quốc (trái), 
và đô đốc JohnRichardson, tham mưu trưởng hải quân Mỹ. 

Một trường hợp được đặt ra ;"Nếu như Tàu Cộng không nhượng bộ thì chuyện gì sẽ xãy ra tại khu vực nầy ??". Muốn có cầu trã lời thoả đáng thì cúng ta tìm hiểu sự tương quan lực lực hải quân giửa Mỹ, đồng minh Mỹ và Trung Cộng. 

TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN TẠI CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG 

Trong trường hợp biển đông nổi sóng giửa HQ Mỹ và Trung Cộng , thì phần thắng sẽ nghiêng về phía nào trong vùng nầy? Để có câu trã lời xin mời bạn đọc theo dõi các phân tích và hình ảnh dưới đây. Trong trường hợp HQ Mỹ đụng độ ở biển đông, thì Mỹ đã dự trù 3 hướng tiến của 3 hạm đội hùng mạnh nhất của Hải QuânMỹ về tham dự các trận chiến tại biển đông như sau: Hạm đội 3, 5 và 7 sẽ cùng tham chiến hổn hợp để đối phó với Hạm đội Nam Hải của Trung Cộng, trong trường phía dồng minh của Mỹ không cùng tham chiếm. Nếu như đồng minh Mỹ tham chiến, thì cán cân sức mạnh quá chênh về Mỹ và đồng minh. Trung cộng cho tới năm 2020 vẩn chưa phải là đối thủ của Mỹ và đồng minh của Mỹ trên biển đông.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang là nơi tập trung của nhiều thế lực hải quân hùng mạnh.


Những tranh chấp trên các vùng biển Hoa Đông, Hoàng Hải, biển Đông đang thu hút sự quan tâm chú ý của thế giới. Xét về mặt địa chính trị, khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn là những tuyến hàng hải quan trọng của thế giới, nổi bật có eo biển Malacca chiếm 1/4 lưu lượng giao thông hàng hải thế giới.



3 hướng hợp chiến tại biển đông của 3 hạm đội 3,5,7

Xét về chiều ngang, lực lượng Mỹ và đồng minh có tầm hoạt động phủ khắp Thái Bình Dương. Trong khi đó, ba hạm đội của Trung Quốc chỉ mới đảm bảo tầm hoạt động ở ba vùng biển chính là Hoàng Hải, Hoa Đông và biển Đông.


Hình thể vị trí các nước trong vùng biển đông

Mỹ và các đồng minh

Theo tuần báo Jane’s Defense Weekly.
Vốn chú trọng đến châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ luôn hiện diện đông đảo tại đây với nhiều căn cứ quân sự ở Guam, Hawaii, Yokosuka, Singapore. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương gồm Hạm đội 3, Hạm đội 7 và một số lực lượng khác, được đặc phái cho khu vực này. Trong đó, Hạm đội 7 là một lực lượng hải quân hỗn hợp với tàu khu trục, tàu tuần dương, hàng không mẫu hạm (HKMH), tàu ngầm... đặc trách vùng biển tiếp giáp châu Á. Hạm đội 7 có ba căn cứ chính là Yokosuka, Sasebo ở Nhật và Apra Harbor ở Guam cùng một số căn cứ hỗ trợ khác, 
Bên cạnh lực lượng hải quân, quân đội Mỹ còn có nhiều căn cứ lính thủy quân lục chiến và không quân trong khu vực để có thể kết hợp tác chiến toàn diện. Tại Okinawa (Nhật Bản), căn cứ không quân Futenma của Mỹ được ví như một “hàng không mẫu hạm không thể chìm”. Máy bay chiến đấu từ căn cứ Futenma có thể nhanh chóng đến với hầu hết các mục tiêu trong khu vực. Nhờ đó, sức mạnh của hải quân Mỹ trong khu vực được hỗ trợ đáng kể.
Đội tàu chiến thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ do HKMH USS George Washington dẫn đầu


Bên cạnh đó, lực lượng tuần duyên biển của Nhật được tạp chí Asia Military Review đánh giá là một trong những lực lượng mạnh, sở hữu nhiều loại tàu chiến tối tân. Cạnh bên Nhật Bản là Đại Hàn Dân Quốc (ĐH), một đồng minh khác của Mỹ, có lực lượng hải quân ngày càng tinh nhuệ. Đại Hàn đã có thể tự đóng các tàu chiến tối tân như tàu khu trục Sejong The Great trị giá gần 1 tỉ USD và nước này còn đang đóng bổ sung thêm các tàu chiến tối khác. Đài Loan với lực lượng phòng vệ khiêm tốn  hơn chỉ khoảng 38.000 lính nhưng lại được trang bị những tàu chiến rất tối tân . Tương tự, Úc cũng sở hữu một lực lượng hải quân tinh nhuệ với số lượng tàu chiến rất đa dạng.

Hàng Không mẫu Hạm Izumo mà Nhật đưa vào hoạt động được đánh giá là siêu phẩm phòng vệ biển của nước này, "qua mặt" tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.


Hàng Không mẫu Hạm Izumo

Lực lượng tàu ngầm của Nhật

Hiện nay, hạm đội tàu ngầm Nhật Bản có 17 tàu ngầm chiến đấu thông thường (3 tàu tối tân lớp Souryu, 11 tàu lớp Oyashio, 3 tàu lớp Harushio) và 1 tàu ngầm huấn luyện chiến đấu (lớp Harushio). Hạm đội tàu ngầm Nhật rất mới vì các tàu ngầm chưa cũ lắm mà thâm niên phục vụ thường là dưới 20 năm đang được rút khỏi biên chế. Các tàu này không thể bán cho các nước khác vì tất cả đều được trang bị các biến thể hệ thống thủy âm tối tân nhất của Mỹ. Ví dụ, hệ thống ZQQ-5B được chế tạo dựa trên các công nghệ của hệ thống thủy âm AN/BQQ-5 mà Hải quân Mỹ sử dụng. Trong hoạt động đóng tàu ngầm, sau khi bàn giao tàu ngầm thông thường thứ 11 của lớp Oyashio, Nhật sẽ chuyển hướng chú ý chính sang đóng tàu ngầm thông thường theo thiết kế cải tiến lớp Improved Oyashio (tàu đầu tiên được đặt tên là Souryu).

Rồng đen số hiệu SS-506 là chiếc tàu thứ 6 thuộc lớp tàu ngầm Soryu
Con tàu được  hạ thủy ngày 31/10/2013.

Trung Cộng

Lực lượng tác chiến chủ chốt của Trung Cộng gồm ba hạm đội là Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải. Trong đó, Hạm đội Nam Hải đang được Trung Cộng ra sức phát triển làm nền tảng tăng cường hoạt động ở biển Đông. Hạm đội Bắc Hải đảm trách khu vực Hoàng Hải, vịnh Bột Hải và vùng biển tiếp giáp với Nga, Hạm đội Đông Hải chịu trách nhiệm vùng biển Hoa Đông.

Hạm đội Nam Hải của TC 

Theo tạp chí quân sự Jane's Intelligence Review, Trung Cộng đang có căn cứ tàu ngầm Hải Nam, nằm gần Tam Á trên đảo Hải Nam, là trung tâm điều hành các tàu ngầm tấn công của Hạm đội Nam Hải.

Mới đây, Tổng tham mưu trưởng Trung Cộng Trần Bỉnh Đức cho hay nước này đang phát triển hoả tiễn chống Hàng Không Mẫu Hạm Đông Phong 21D. Trung Cộng cũng đang sỡ hữu một HKMH có tên là Thi Lang, đây là HKMH duy nhất của HQ/TC . Nhiều thông tin cho rằng HKMH  thứ hai của Trung Cộng cũng đang được chế tạo. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hồ nghi về sức mạnh thật sự của hải quân Trung Cộng. Nhiều chuyên gia cho rằng HKMH hay Hoả tiễn Đông Phong 21D chưa có nhiều và được đưa vào hoạt động trong hải quân.

Các nước ASEAN

Hải quân các nước ASEAN cũng là một lực lượng đang ngày càng lớn mạnh. Trong thời gian qua, hải quân các nước ASEAN đã được bổ sung nhiều tàu chiến tối tân gồm tàu ngầm, tàu khu trục thuộc nhiều lớp khác nhau với khả năng tác chiến đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia. Nhiều quốc gia của khối như Singapore, Malaysia hay Indonesia đều mới trang bị thêm các tàu chiến tối tân của phương Tây. Thái Lan là nước duy nhất trong khối sở hữu một HKMH cỡ nhỏ. Philippines cũng vừa trang bị tàu chiến lớn nhất trong lịch sử nước này là Gregorio del Pilar, mua lại từ Mỹ. Theo nguồn tin từ Jane’s Defense Weekly, Philippines cũng đang đàm phán với Cty đóng tàu PT Pal của Indonesia để mua 3 tàu đổ bộ có thể chở trực thăng.
Hàng không mẫu hạm “HTMS Chakri Naruebet R-911” của Thái Lan

SO SÁNH NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA MỸ và TRUNG CỘNG

Ngân sách chính thức trong năm 2015 của 10 nước hàng đầu về chi phí cho Quốc Phòng:


Mỹ: 569,3 tỉ USD
Trung Cộng: 190,9 tỉ USD

Anh: 66,5 tỉ USD, Nga: 53,2 tỉ USD, Pháp: 52,7 tỉ USD, Ấn Độ: 49,7 tỉ USD, Nhật Bản: 49,3 tỉ USD, Ả rập Xê-út: 46,3 tỉ USD, Đức: 43,8 tỉ USD

Nếu nói về lực lượng HQ Mỹ với Tàu Cộng, thì dứt khoát càng không thể so sánh được với HQ Mỹ và các nước đồng minh với Mỹ trong khu vực như Nhật, Phi, Nam hàn...một khi chiến tranh xãy ra trên biển đông Ít ra về phía Mỹ có Nhật và Phi là 2 nước có thể nhập cuộc với Mỹ.

LỜI KẾT:

Nhìn qua ngân sách của Mỹ và Tàu cộng và tương quan lực lượng giửa hai bên, đủ để thấy, Tàu cộng khó có thể là đối thủ về quân sự của Mỹ trên biể đông. Nếu không nhượng bộ thi hoạ tiêu diệt vong đảng csTàu chỉ là thời gian sau khi chiến tranh Trung Mỹ trên biển chấm đứt. Mặt khác trong lúc nầy, kinh tế Tàu Cộng đang trong thời kỳ khủng hoãng trầm trọng, đồng bạc bị phá giá, thị trường chứng khoán sụt điễm liên tục.....Tính đến ngày 4-7-2015, giá trị chứng khoán của Trung Quốc mất khoảng 2.800 tỉ USD do cổ phiếu tuột giá thê thảm.

Thử hỏi, như vậy, làm sao mà Tàu cộng không nhượng bộ Mỹ trong thời gian nầy?

Chuyện thoả thuận giửa Trung - Mỷ chắc chán phải xãy ra để vớt vát mặt mũi của Trung Cộng với thế giới và nhất là với đàn em CHXHCNVN.. Tuy nhiên với Trung Cộng đây chỉ là chiến thuật nhịn Mỹ trong lúc đang lâm trọng bệnh.

Một lợi thế cho Mỹ trong lúc nầy là được Liên minh Âu Châu lên tiếng đồng thuận với Mỹ trong vấn đề tuần tiễu trong vùng Trường Sa.


TIN REUTER- Một quan chức EU lên tiếng; quan ngại về kế hoạch xây dựng các đảo mới của Trung Cộng trên Biển Đông, quan chức trên cho biết thêm.

"Dù không đứng về bên nào, EU cam kết tuân thủ trật tự hàng hải dựa trên các quy tắc của luật quốc tế đã được phản ánh trong Công ước về luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS)", một phát ngôn viên đối ngoại của EU cho biết trong một thông cáo.

Tuy nhiên, việc EU đứng về phía Mỹ trong vấn đề Biển Đông có thể gây ảnh hưởng đến cuộc trao đổi của Brussels với Bắc Kinh tại Hội nghị Ngoại trưởng trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) tuần tới ở Luxembourg. Sự kiện có sự tham gia của 28 nước EU và 21 nước châu Á, trong đó có Trung Cộng, Việt Nam và Philippines.

Lý Bích Thuỷ, 31/10/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét