TÌM HIỂU QUÂN PHỤC
QUÂN LỰC VNCH
QUÂN LỰC VNCH
Lời người viết: bài được hậu duệ VNCH biên khảo bằng những tài liệu và hình ảnh có trên Internet với sự cộng tác của một số cựu sĩ quan QL.VNCH, với mục đích lưu lại một số hình ảnh về các chiến y của người lính VNCH, mặc dù không đầy đũ, nhưng đũ để các bạn trẻ trong và ngoài nước có một số tài liệu căn bản để nghiên cứu và tham khảo về quân trang quân dụng của QL.VNCH.
SỰ RA ĐỜI CỦA QUÂN ĐỘI QUỐC GIA
Ngay khi Hiệp Ước Vịnh Hạ Long (ngày 5 tháng 6, 1948) được ký kết giữa đại diện chánh phủ Pháp và Việt Nam dưới sự chứng kiến của Quốc Trưởng Bảo Đại, chánh quyền Quốc Gia ra đời. Nước Việt Nam được Độc Lập, Thống Nhất nhưng vẫn còn nằm trong Liên Hiệp Pháp (LHP). Quân Đội Quốc Gia ngay sau đó được thành lập nhưng thực tế mới chỉ là một lực lượng quân sự, bán quân sự chiến đấu chống Việt Minh (CS) bên cạnh quân đội LHP. Cho đến những năm đầu thập niên 50, Bộ Tổng Tham Mưu (TTM) Quân Đội Quốc Gia vẫn còn nhiều Sĩ Quan (SQ) Pháp làm việc, nhiều đơn vị do SQ, HSQ Pháp chỉ huy, quyền chỉ huy tối cao còn thuộc Bộ Tổng Tư Lệnh Pháp và những Secteur, Sous-secteur (tiểu khu, chi khu chiến) của Pháp tại địa phương. Sau đó một số khu vực mới lần lần được trao trách nhiệm lại cho Quân Đội Quốc Gia (QĐQG) như những thí điểm. Thời gian đó, tất cả văn thư, danh xưng còn dùng Pháp ngữ từ État Major Général cho đến S.P (secteur postal) thay vì Bộ TTM hay K.B.C. Trong hoàn cảnh như vậy nên quân phục, cấp hiệu, phù hiệu… tương tợ như quân đội Pháp. Trên toàn lãnh thổ có 4 quân khu: Đệ Nhất Quân Khu (miền Nam), Đệ Nhị (miền Trung), Đệ Tam (miền Bắc), Đệ Tứ (Hoàng Triều Cương Thổ/ Sơn Cước). Lực lượng chính yếu gồm các tiểu đoàn B.V.N (Bataillon Vietnamien), tiểu đoàn Nhẩy Dù… Bên cạnh, chánh quyền địa phương cấp Phần, đứng đầu bởi vị Thủ Hiến có tư cách pháp nhân riêng, ngân sách riêng, quân đi riêng như Bảo Chính Đoàn (Bắc), Việt Binh Đoàn (Trung), Vệ Binh Hàng Tỉnh (Nam), Vệ Binh Sơn Cước, Ngự Lâm Quân, và những lực lượng giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên…
Quân lực Việt Nam Cộng hòa (The Army of the Republic of Vietnam, ARVN) chính thức thành lập ngày 19 tháng 6 năm 1955 và kết thúc sứ mệnh lịch sử vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhưng trước đó rất lâu, đạo quân này đã có những tiền thân. Tên gọi qua từng giai đoạn như sau :
1.10.1946 : Vệ binh Cộng hòa Nam Kỳ
9.6.1948 : Vệ binh Nam Việt
13.4.1949 : Vệ binh Quốc gia Việt Nam
12.4.1952 : Quân đội Quốc gia Việt Nam
19.6.1955 : Quân đội Việt Nam Cộng hòa
20.2.1965 : Quân lực Việt Nam Cộng hòa
9.6.1948 : Vệ binh Nam Việt
13.4.1949 : Vệ binh Quốc gia Việt Nam
12.4.1952 : Quân đội Quốc gia Việt Nam
19.6.1955 : Quân đội Việt Nam Cộng hòa
20.2.1965 : Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa gắn liền với cuộc chiến tự vệ trước sự xâm lăng của cs Bắc Việt thấm đẫm máu và nước mắt của hàng triệu sinh linh Việt Nam. Trong giai đoạn tồn tại ngắn ngủi của mình, Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhận được sự tương trợ dồi dào cả sức người và sức của từ các nước đồng minh – đặc biệt là vai trò của Hoa Kỳ. Mặc dù chính trường miền Nam luôn xáo động, nhưng đến phút cuối cùng người khoác chiến y Việt Nam Cộng hòa không biếng trễ trọng trách : Giữ vững chủ quyền an ninh – lãnh thổ quốc gia, bảo toàn tính mạng thường dân, không làm ô danh Quân lực. Họ chỉ buông vũ khí khi vị tư lệnh tối cao của mình – Tổng thống Dương Văn Minh – tuyên bố giải tán chính thể. Bởi thế cho nên, Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn là miền ký ức đẹp trong tâm khảm người Việt Nam ái quốc, hãnh diện với truyền thống do tiền nhân vun đắp. Quân lực Việt Nam Cộng hòa được phân thành ba quân chủng chính thức : Lục quân (xếp hạng 4 thế giới) – Thủy quân (xếp hạng 9 thế giới) – Không quân (xếp hạng 4 thế giới) ; lúc cao điểm có khoảng 1.5 triệu tay súng (bao gồm chính quy và dân vệ). Về phương thức tổ chức, Quân lực Việt Nam Cộng hòa là sự tổng hòa những tinh hoa của Quân đội viễn chinh Pháp (lục quân, không quân) và Quân lực Hoa Kỳ (thủy quân) ; bên cạnh đó, họ cũng nghiên cứu và tiếp thu những kỹ thuật tác chiến của tổ tiên (chẳng hạn : địa phương quân và nghĩa quân, binh chủng người nhái…). Trong huấn luyện cũng như chiến đấu, người lính Việt Nam Cộng hòa được khuyến khích bộc lộ sở trường cá nhân và duy trì tác phong mã thượng. Vì vậy, đây có lẽ là trường hợp hiếm hoi trong trang sử chiến tranh nước Việt, Quân lực Việt Nam Cộng hòa được nhắc nhớ không phải bằng chiến tích oai hùng mà là những số phận, những giai thoại thuần khiết tình người.
Quân Phục
“Quân Lực VNCH được phân chia làm 3 quân chủng: Hải-Quân, Không-Quân và Lục-Quân, thường được gọi tắt là Hải, Lục, Không Quân. Cũng như đa số các quân-đội trên thế-giới, Lục- Quân bao giờ cũng phải đảm-đương phần lớn trách-nhiệm trong các cuộc chiến, nên quân-chủng này quan trọng nhất và có đông quân nhất. Những bộ quân phục của 3 binh chủng này đều khác nhau
Theo định-nghĩa khái-quát, Lục-Quân gồm các quân-nhân đánh giặc "trên mặt đất". Không- Quân dùng phi-cơ để bay trên trời và Hải-Quân xử-dụng các chiến-hạm, chiến đĩnh trên sông ngòi hay biển cả.”
Một tài-liệu trên “rvnhs.com” (Republic of Vietnam Historical Society) viết về lịch-sử của quân-phục quân-lực Việt-Nam-Cộng-Hòa như sau:
Đó là những bộ quần-áo được cung-cấp cho nam và nữ quân-nhân trong các lực-lượng vũ-trang miền Nam nước ta. Thời kỳ đầu những trang-phục này gần giống như lính của cựu Hoàng Bảo-Đại, bao gồm một số quân phục của Mỹ và Anh trong thế-chiến thứ II. Đến cuối đời Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm, quân-phục Việt-Nam-Cộng-Hòa phát-triển đẹp hơn, phần lớn được sản-xuất tại Việt Nam - đồng thời rất khác biệt với các mặt hàng của Mỹ. Vì những bộ quần áo của lính miền Nam Việt-Nam đạt tiêu-chuẩn cao và mang nét độc đáo riêng nên sau này được dùng làm căn-bản về quân-phục của các lực-lượng vũ-trang trên toàn thế-giới.
Thời đệ nhất Cộng Hòa đại lễ phục SQ rất chỉnh tề, áo trắng dài, cổ cao, cúc (nút) vàng, thắt lưng đen, ‘casquette’ trắng, quần sậm, có sọc như các quân trường, có cả dạ phục. Còn tiểu lễ, quân phục số 2 mầu vàng, chiến phục gọn ghẽ hơn xưa. Nhớ lại sau hiệp định đình chiến 54, quân nhân ra phố mặc đồ tác chiến sẽ bị tuần cảnh bắt giữ ngay. Nhưng thời gian sau, chiến tranh trở lại quân phục vàng lần lần vắng bóng ngoại trừ SV hay khóa sinh quân trường.
Quân trang quân dụng để trang bị cho quân lực VNCH xuất phát từ Cục Quân Nhu QL/VNCH. Ngành Quân Nhu phát triển đồng bộ với việc thành lập quân đội VNCH - Là một bộ phận của ngành Tiếp Vận trong QLVNCH với những nhiệm vụ:
a) Cung cấp tiếp liệu phẩm đến các đơn vị quân đội gồm: nhiên liệu và phụ phẩm, gạo, quân trang, quân dụng như: quần áo, giày, mũ....
b) Tiếp tế thả dù và bảo toàn dù;
c) Huấn luyện quân khuyển và cung cấp các đơn vị quân khuyển canh gác và trinh sát;
d) Cung cấp dịch vụ chung sự cho tử sĩ và gia đình, kể cả Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa...
Hai căn cứ 10 tồn trử thực phẩm quân trang thuộc cục quân nhu/QLVNCH. TPQT là thực phẩm quân trang (kho 131TPQT) 2 đơn vị nầy đều ở Gò Vấp (Sài Gòn),sau nầy kho 131TPQT dời về đường Trần Quốc Toản đổi danh hiệu là: Liên đoàn 331 YTTT đặt dưới sự chỉ huy của BCH3/TV đóng tại Trại Lê Văn Duyệt đường Lê Văn Duyệt kế Quân vụ thị trấn gần ngã 6 Sài Gòn. Năm 1972 BCH3/TV tiếp quản thêm C/C Long Bình Biên Hòa do Mỹ để lại mỡ rộng hoạt động theo nhu cầu chiến trường và việc gia tăng quân đội vì nhu cầu tổng động viên.
Nói đến quân phục ( quân trang) VNCH, có rất nhiều loại và đa dạng như: Áo quần màu xanh olive, bông dù, rằn ri Thuỷ Quân Lục Chiến (1972), Cảnh Sát Dã Chiến và màu đen, áo bay nomex màu olive, hoặc đen, áo lạnh jacket Bộ Binh, Dù và Không Quân, Khaki gabardin tiểu lễ số 2, ngắn tay và dài tay, áo đại lễ 4 túi màu olive BB, màu xanh đậm KQ, màu trắng HQ, nón kepi HQ, KQ, BB cấp HSQ. Nón beret TQLC, nâu đỏ, đen, xanh đậm, nón lưỡi trai, nón rừng, nón thủy thủ, nón sắt, calo KQ nam – nữ, giày vải/da đủ màu, giày cổ ngắn đủ loại đen-trắng. Phù hiệu, cấp bậc và bằng chuyên môn được thêu trên vải, kim loại của Hạ Sĩ, Trung Sĩ, Thiếu Úy, Thiếu Tá, Đại Tá... bằng dù, RNSL, VT, cánh bay, PB, TG, Quân Y, QC, cầu vai Alfa đồng - SVSQ và cấp bậc cầu vai binh chủng KQ, HQ, BB, CSQG, phù hiệu đơn vị thêu trên vải cấp Sư Đoàn, Trung Đoàn, Tiểu Đoàn, quân kỳ lớn nhỏ. Huy - chương cuốn và thòng đủ loại: Tứ đẳng, LQHC, KQ, HQ, Hải dũng, Quân phong, Quân vụ, Chiến dịch, Danh dự, Chương Mỹ, hành chánh, dân vụ, kỹ thuật, huấn vụ, biệt công, chỉ đạo, chiến thương, không vụ, hải vụ…. Quân trang có kiếng Pilot, Poncho, Zippo, giày, dây nịt, bidong, giày TAB, mền dù, la bàn, găng tay trắng, dây nhảy, pin đồng cài trên áo…”
Lính sáp mặc quân phục mẫu - ảnh: Thomas Trương/Viễn Đông
Quân Đội Việt Nam từ khi bắt đầu xuất hiện trong nền đệ nhất cộng hoà - đã được tổ chức từ huấn lệnh cũng như quân luật của quân lực VNCH lấy từ nền tảng tổ chức theo quân đội Hoa Kỳ .Tổng Thống Ngô Đình Diệm tuyên bố ngày 12.3.1955: Từ nay, sự tổ chức và huấn luyện Quân Đội VN do Mỹ đãm trách - tướng O´Daniel chỉ huy Phái Đoàn Quân Sự MAAG). Các Huấn Luyện Pháp được lưu dung nhưng sẽ lần lượt thay thế. Quân lực VN sẽ tương tợ như quân đội của những đất nước tự do, cho nên cũng rất nghiêm khắc đối với việc mặc quân phục, nhất là những trường hợp cấm mặc quân phục chỉ với mục đích để “giữ thanh danh và kỷ luật cho quân đội”. Dù đã 40 năm qua kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, theo lời kể của một cựu quân nhân QL.VNCH về các huấn lệnh nghiêm cấm các quân nhân không được mặc quân phục trong những trường hợp sau đây, đây chỉ là vài nét căn bản trong huấn lệnh về cách mặc quân phục mà ngưòi cựu quân nhân nầy còn nhớ, dĩ nhiên là không đầy đũ:
-Tại những nơi tập họp thương mại hay chính trị trừ những trường hợp được cho phép.
-Khi làm việc ở những cơ sở tư nhân trừ trường hợp được biệt phái sang làm việc ở những cơ quan chính phủ.
-Xuất hiện để đọc diễn văn chính trị hay là khách mời của một tổ chức chính trị hay vận động, hoặc được phỏng vấn, chụp hình trên báo, quay phim đều phải được phép của cơ quan có thẩm quyền của quân đội.
-Khi tham dự các cuộc biểu tình ủng hộ hay chống chính phủ hoặc quân đội.
-Một quân nhân bị tước đoạt binh quyền vì vi phạm thanh danh quân đội không được quyền mặc quân phục.
Nói tóm lại, quân đội được thành lập để bảo vệ quốc gia, tất cả những thứ học mặc trên người hay vũ khí đạn được và các phương tiên chiến tranh, lương bổng và phụ cấp gia đình của người quân nhân đều từ tiền thuế của dân chúng đóng góp nên quân đội phải đứng ở vị trí trung lập với chính trị, thương mại. Các huấn lệnh và quân luật được viết ra là dựa trên mục tiêu “giữ ký luật và thanh danh quân đội”. Trong thời chiến trước năm 1975, theo lời kễ của một cựu QN/QL.VNCH, có khá nhiều thanh niên trốn quân dịch bằng cách mặc giả quân nhân. Nếu những người này không bị quân cảnh xét hỏi thì dĩ nhiên không sao, nhưng nếu họ bị xét hỏi và bị bắt giữ thì không phải bị phạt vì tội sợ chết trốn lính mà vì mặc giả quân nhân với ý định xấu hay hù dọa làm mất thanh danh quân đội.
NGOÀI QUÂN NHÂN QLVNCH, AI ĐƯỢC PHÉP MẶC QUÂN PHỤC ??
Trước 30-4-1975, khi VNCH còn và quân đội VNCH còn, ngoại trừ những nghệ sĩ trong Biệt. Đoàn Văn Nghệ Trung Ương hay địa phương, những nghệ sĩ lên trình diễn trên các sân khấu không được mặc quân phục nếu không xin phép và khi mặc quân phục phải cho đúng cách.
Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương được tổ chức rất quy mô, quy tụ được rất nhiều nghệ sĩ nổi danh thời đó gồm cả Quân Nhân cùng Dân Chính. Biệt Đoàn có nhiều bộ môn như Ca, Vũ, Nhạc, kịch, Cải Lương, Ảo Thuật, … với các nghệ sĩ như:
Nhạc Sĩ: Anh Bằng, Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Ngọc Chánh, Cao Phi Long, Y Vũ, Nguyễn Hữu Sáng, Sáo Thần Nguyễn Đình Nghĩa, Harmonica Tòng Sơn, …
Ban Kích Động Nhạc Huỳnh Hoa: Huỳnh Hoa (thổi kèn), Huỳnh Hồng (đánh trống), Lê Tăng (đàn guitar) cùng các ca sĩ Kiều Loan, Bích Ly, Tony Hiếu.
Ban AVT: Lữ Liên, Vân Sơn, Tuấn Đăng.
Ban Tam Ca Sao Băng: Thanh Phong, Duy Mỹ, Phương Đại.
Ban Tam Ca 3 Con Mèo: Mỹ Hoà, Kim Anh, Uyên Ly (Minh Xuân).
Ban Tam Ca Đông Phương: Tuyết Hằng, Thu Hà, Hồng Vân.
Ban Kịch và Hài Hước: Vũ Huyến, Thanh Việt, Phi Thoàn, Khả Năng, Thuý Liễu, Bích Huyền, Lệ Huyền, Ba Bé, Xuân Dung, Diễm Kiều, Duy Chức, Mỹ Chi…
Ban Ảo Thuật: Lê Hảo Tâm, Mạc Can, Hoàng Biếu.
Ban Vũ: Vũ sư Nguyễn Thống ( Ngọc Hương, Ngọc Hân, Kim Sang, Kim Chương, Kim Điệp, …
Vũ sư Trịnh Toàn ( Thu Thuỷ, Tuyết Hồng, Khánh Hồng, Mỹ Hoá, Thuỳ Linh, Kim Xuân, Kim Thu, Minh Phương, Kim Thư, …Vũ sư Lưu Hồng…
Ca sĩ Tân Nhạc: Duy Khánh, Elvis Phương, Tuyết Mai, Dạ Lý, Giao Linh, Phương Hồng Quế, Trang Kim Yến, Thiên Trang, Bích Thuỷ, Xuân Sơn, Trúc Ly, Kim Oanh, Hồng Chi, Phương Linh, Phương Bích Hằng, Kiều Lệ Xuân, Thanh Xuân, Hạnh Dung, Mỹ Dung, Giang Thanh, Trang Mỹ Dung, Lệ Minh, Thu Liễu…
Ca Sĩ Cổ Nhạc: Thành Được, Thanh Sang, Minh Phụng, Tấn Tài, Hương Sắc, Hương Huyền, Kim Tuyến, Kiều Mỹ Loan, Hoài Thu…
MC: Trần Quang, Ngọc Phu.
Vào thời chiến, nhiều khán giả rất bực mình khi nhìn thấy một số nghệ sĩ lên sân khấu mặc quân phục nhưng lại “rất không đúng cách”. Điều không đúng cách nhất của những nghệ sĩ này là tóc không cắt ngắn ba phân hay cho dù được châm chước đi nữa thì cũng phải cắt cao lên. Cứ tưởng tượng như một nghệ sĩ tóc dài xuống gáy mà chụp cái mũ lưỡi trai lên đầu, quân phục thì bảng tên đeo bên trái, huy chương đeo bên mặt thì còn ra cái thể thống gì nữa đối với bộ quân phục? Một cách giản dị và dễ hiểu nhất là khi đã mặc bộ quân phục vào người thì người đó phải xứng đáng để mặc nó.
Tóm lại khi sử dụng quân phục VNCH, người sử dụng phải hiễu đó chỉ còn là những biễu tượng quá khứ oai hùng một thời khói lửa của QL/VNCH, nếu như chúng ta còn tôn trọng uy danh đó của một QL mà chúng ta hâm mộ.
Quân phục, huy chương, phù hiệu, quân kỳ… trang bị cho Hải Quân, Không Quân, Bộ Binh và Quân Trường, những mặt hàng được làm theo tiêu chuẩn được hướng dẫn ghi trong 2 cuốn Binh Thư Huấn Lệnh Điều Hành/p5TTM/QLVNCH và Huy Chương Ấn Thưởng”.
Cấp hiệu (bậc) SQ thời đệ nhất cộng hòa:
Cấp Tá mang mai bạc lớn hơn, Úy mai vàng, nhưng từ xa khó nhận ra, nên sau này thêm hàng lá thiên tuế kèm theo mai bạc cấp Tá. Cũng từ thời Tướng Nguyễn Khánh, lập thêm cấp Chuẩn Tướng (một sao) vì muốn cho Hội Đồng Tướng Lãnh đông hơn, nhiều hậu thuẫn, tạo thành lớp ‘tướng trẻ’ dễ dàng khống chế lớp ‘tướng không trẻ’ hoặc dễ áp lực cho đi ‘đại sứ’. Đó là thời ‘loạn tướng’. Đề cập đến ‘loạn tướng’ thiết nghĩ phải nói đến qui chế Tướng Lãnh một cách đúng truyền thống quốc tế. Khi đã bước lên hàng Tướng, cấp bậc có tính cách trọn đời ngay cả khi đã bỏ binh quyền, đời quân ngũ. Vì vậy không có thể gọi là Cựu Trung Tướng, Cựu Thiếu Tướng… mà là Trung Tướng NVT, cựu Tổng Thống VNCH, Thiếu Tướng NCK, cựu Phó Tổng Thống…. Hoặc khi họ đáo hạn tuổi giải ngũ, dời bỏ binh quyền cũng vẫn dùng cấp bậc Tướng Lãnh, chỉ thêm chữ Hồi Hưu như General Westmoreland (Ret). Quân đội vẫn phải đãi ngộ Tướng Lãnh với đầy đủ qui chế, nghi lễ: lương bổng, quân phục, cấp hiệu, tướng kỳ, tùy viên, hộ tống, chào kính… ngoại trừ binh quyền.
Xem tiếp các cấp bậc của QL.VNCH tại link: http://hoiquanphidung.com/showthread.php?7617-C%E1%BA%A5p-B%E1%BA%ADc-trong-QLVNCH-_-(%C3%94n-C%E1%BB%91-nh%C6%B0ng-ch%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%83-Tri-T%C3%A2n)
Huy Hiệu, Huy Chương
Huy hiệu, phù hiệu mang trên quân phục chỉ rõ đơn vị trực thuộc. Nhiều khi còn dùng thêm khăn quàng trong các buổi lễ để rực rỡ cho mầu cờ sắc áo, hoặc các ‘nơ’ màu để dễ nhận bạn. Thời phôi thai, quân đội mới có đến cấp tiểu đoàn, nên phù hiệu đeo dưới nắp túi ngực phải, bằng kim loại chế tạo từ Pháp. Ngoài ra còn được làm nhỏ để gắn trên bút nịt, vật dụng tùy thân (hộp quẹt, hộp thuốc…). Các quân trường Võ Khoa Thủ Đức, Liên Quân Đà Lạt… cũng có phù hiệu riêng, nhiều khi đeo ngay trên cầu vai (épaulette). Sau này khi thành lập được các đại đơn vị, binh chủng… phù hiệu bằng vải đeo cánh tay trái trên cao, đằng trước ngực dành đeo phù hiệu đơn vị nhỏ. Trên quân phục, chúng ta còn đeo thêm các bằng chuyên môn… như bằng Rừng Núi Sình Lầy, bằng Dù, cánh Bay…
Quân đội có nhiều hình thức tuyên dương, ban thưởng cho toàn đơn vị, cá nhân như các dây biểu chương, huy chương. Trước kia, chúng ta chỉ có Croix de guerre, Médaille d’honneur… của Pháp, nhiều loại được lãnh phụ cấp hàng tam-cá-nguyệt. Sang thời chính thể QG, Quốc Trưởng ban thưởng Bảo Quốc Huân Chương là huy chương cao trọng nhất với năm hạng, trên mặt Bảo Quốc chạm nổi hàng chữ Tổ Quốc Tri Ân. Thể thức cấp thưởng rất khó khăn đòi hỏi những chiến công hiển hách, thành tích lớn lao đối với tổ quốc, dân tộc. Nghi thức trao gắn rất long trọng, quân nhạc cử điệp khúc quốc thiều, người được ân thưởng tay nâng huân chương để nguyên thủ quốc gia chào kính.
Nếu phạm trọng tội, trước khi truy tố phải có sắc lệnh thu hồi. Nếu khinh tội có thể được miễn tố hoặc giảm khinh. Đối với hạng nhất, chỉ có 3 người sinh thời được ban thưởng là Bảo Long, Hoàng Thái Tử kiêm Tư Lệnh danh dự Ngự Lâm Quân. Kế là Đại Tướng De Lattre, Cao Ủy kiêm Tổng Tư Lệnh quân đi LHP tại Đông Dương, nhờ chiến thắng Vĩnh Phúc Yên 1951. Sau này Thống Tướng Lê Văn Tỵ khi gần mất mới được phong Thống Tướng và ân thưởng đệ nhất đẳng.
Đại Tướng Đỗ Cao Trí chỉ được truy thăng Đại Tướng và truy tặng đệ nhất đẳng sau khi tử trận. Anh Dũng Bội Tinh, chạm chữ Quốc Gia Lao Tường với nhành dương liễu và sao vàng, bạc, đồng do sự khác biệt giữa SQ, HSQ, BS về chiến công và phạm vi tuyên dương trước quân đội hay chỉ trước cấp Lữ Đoàn, Sư Đoàn. Ngoài ra, sau này cùng với sự lớn mạnh của quân đội, chiến trận gia tăng rất nhiều huy chương thuộc các quân binh chủng được ban thưởng. Quân Công, Quân Phong, Quân Vụ Bội Tinh, Lục Quân Huân Chương, Hải Vụ, Phi Vụ, Chiến Thương… chưa kể huy chương của nhiều quốc gia, quân lực đồng minh cũng trao tặng.
Riêng về dây biểu chương có ba hạng mang tên mầu: Anh Dũng, Quân Công, Bảo Quốc và trên hết là dây biểu chương mầu Tam Hợp. Để được tưởng thưởng mầu Tam Hợp đòi hỏi toàn thể đại đơn vị phải lập chiến công và ít nhất phải được tuyên dương công trạng cấp quân đội từ 3 lần trở lên.
Huy chương khi được ban thưởng, ngoài văn thư có một bằng treo, không kể huy chương (thòng, ngắn). Khi mang huy chương cũng phải tuân theo các cách thức qui định. Huy chương cao hơn phải đeo từ trong phía ngực trái ra ngoài, hàng trên xuống dưới. Riêng Bảo Quốc Huân Chương, đệ ngũ và tứ đẳng dù thấp nhất trong Bảo Quốc nhưng vẫn phải xếp trên cùng, đệ tam đeo dây vòng qua cổ, đệ nhị một bên cạnh sườn và đệ nhất vắt ngang vai. Trong tiểu lễ, huy chương mang dưới dạng đơn giản (chỉ có phần cuống). Với dạ phục mang huy chương thòng nhưng thu nhỏ. Các dây biểu chương cũng thu lại bằng như một huy chương ngắn, đóng khung vàng, đeo riêng trên cùng. Ngoài ra trên Quân Kỳ các quân, binh chủng, đại đơn vị, cũng sẽ gắn các dây biểu chương và huy chương đã được ban thưởng. Với huy chương của các quốc gia đồng minh, phải có sự chấp thuận trước hoặc phải được hợp thức, quân nhân đương sự mới được mang. http://vanthuc.com/2015/03/13/quan-phuc-cap-hieu-huy-hieu-huy-chuong-tu-quan-doi-quoc-gia-den-quan-luc-viet-nam-cong-hoa-phan-2/
hình bao thuốc lá quân tiếp vụ
Gói xanh là hàng cho lính
Bán cho dân là gói màu hồng
Poncho ( áo mưa)
Gói xanh là hàng cho lính
Bán cho dân là gói màu hồng
Poncho ( áo mưa)
Hãng May Đồ Quân Phục Cho Quân Đội VNCH Trước 1975
Các phù hiệu của các binh chủng VNCH xin xem tại link:
http://nhaydu.com/index_83hg_files/main_files/PhuHieuQLVNCH.htmNhững tấm thẻ bài
Về các cấp bậc trong QL.VNCH các bạn đọc có thể tham khảo nơi đường link: http://hoiquanphidung.com/showthread.php?7617-C%E1%BA%A5p-B%E1%BA%ADc-trong-QLVNCH-_-(%C3%94n-C%E1%BB%91-nh%C6%B0ng-ch%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%83-Tri-T%C3%A2n)
Quân Phục Việt Nam Cộng Hòa
Nguyễn Văn Thiệu với bộ đại lễ
trung tướng lục quân (19/6/1966)
Một loạt đại lễ của VNCH
Quân cảnh
CẢNH SÁT
Cảnh sát dã chiến
Cảnh sát
cảnh sát giao thông
Cảnh sát dã chiến
sinh viên sĩ quan trường Hải quân Nha Trang
CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ ĐÀ LẠT
Snh viên SQ Chiến tranh chính Trị
Quân phục mùa đông của SVSQ.CTCT
KHÔNG QUÂN
Sĩ quan Không Quân
QUÂN Y
Lễ mãn khóa QYHD 17 năm 1970
Khóa 17 QYHD tuyên thệ
VÕ BỊ ĐÀ LẠT
TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC
sinh viên sĩ quan trường Bộ Binh Thủ Đức
Quân Phục Đại lễ
THIẾU SINH QUÂN
Ảnh anh Trịnh Minh Thắng Liên Đoàn Trưởng
Thiếu Sinh Quân của ngày 30-4-1975
Quân phục của các chiến sĩ Biệt kích 81
TT Thiệu ủy lạo binh sĩ tại Đông Hà năm 1971
Nử Quân Nhân VNCH .
Qua những biên khảo kèm theo một số hình ảnh nơi đây, mong rằng sẽ giúp ích được bạn đọc một phần kiến thưc về Quân trang Quân dụng của Quân Lực/ VNCH đễ cung cấp cho quý vị một số tài liệu cần thiết mà quý vị cần biết!
Thành thật cám ơn tất cã hình ảnh có trong kho tư liệu thuộc tài sản của VNCH mà người viết đã ghi lại nơi đây để lưu giử cho các thế hệ sau.
Hậu duệ VNCH - Võ Thị Linh, 26/10/2015.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét