Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Hậu duệ VNCH Đại tá Lê Bá Hùng nhậm chức Hải đội trưởng hải đội 7 khu trục hạm Hoa K



DESRON 7 Emblem.jpg
Logo của hải đội 7 Hoa Kỳ
Trong mấy ngày gần, khi Khu Trục Hạm USS LASSEN tiến hành viđi tuần trong vùng 12 hải lý của bải đá Subi và Vành Khăn làm cho tình hình biển đông sôi động lại. Để biết thêm về người hậu duệ VNCH, Đại Tá Lê Bá Hùng từng là hạm trưởng tàu USS LASSEN, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả của Blog " Cuộc sống vươn lên" một vài nét về tiểu sử và những nhiệm vụ hiện nay của ông có liên quan đến việc giử gìn an ninh cho biển ôông.
Commodore (August 12, 2015 - Present)
Đại tá Lê Bá Hùng
Theo Pacific Fleet Surface Ships News. Vào ngày 12 tháng 8 năm 2015, tại căn cứ Hải quân thuộc Lực lượng đặc nhiệm 73 và Hải đội 7 khu trục hạm tại Singapore, Đại Tá Lê Bá Hùng vừa thay thế Đại tá Fred Kacher để nhậm chức Hải đội trưởng hải đội 7 khu trục hạm (COMDESRON SEVEN).

 Lễ bàn giao
Trong buổi lễ bàn giao dưới sự chủ trì của Phó đề đốc Charlie Williams, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 73 đã chúc mừng Đại tá Hùng và nói lời chia tay Đại tá Fred Kacher lên đường nhận nhiệm vụ mới.

Đại tá Lê Bá Hùng được thăng cấp Đại tá năm 2014, và thuyên chuyển về làm Chỉ huy phó hải đội 7 khu trục hạm từ tháng 1 năm 2015.

The littoral combat ship USS Fort Worth (LCS 3) operates in the Java Sea while supporting the Indonesian-led search effort for AirAsia flight QZ8501.
USS Fort Worth (LCS 3


HQ Đại tá Lê Bá Hùng là người gốc Huế, Việt Nam và theo học trường Trung Học Gar-Field ở Woodbridge, tiểu bang Virginia. Ông tốt nghiệp hạng ưu Hàn Lâm Viện Hải quân Hoa Kỳ năm 1992 với bằng cử nhân kinh tế. Về hoạt động trên biển, Đại tá Hùng làm sỹ quan phụ tá và đại úy trên tàu Tuần Dương Hạm USS TICONDEROGA (CG 47), sỹ quan kiểm soát Phòng Ta trên tàu USS Wasp (LHD 1, sỹ quan phụ trách vũ khí và sỹ quan chỉ huy các hệ thống tác chiến trên Tuần Dương Hạm USS Hue City (CG 66), Hạm phó Khu trục Hạm USS CURTIS WILBUR (DDG 54), và Hạm Trưởng USS Lassen (DDG 82). Trong thời gian ông chỉ huy, tàu Lassen đã giành giải thưởng Hoạt động tác chiến hiệu quả năm 2009 và Giải thưởng dành cho đơn vị Hải quân nổi bật năm 2010.

HQ Thiếu Uý Lê Bá Thông (Thân phụ của HQ Đại tá Lê Bá Hùng) lãnh kiếm danh dự do chính tay Tổng Thống Ngô Đình Diệm trao tặng khi ông đậu Thủ Khoa Khoá 10 Trường SQHQ Nha Trang


Được biết HQ Đại Tá Lê Bá Hùng là con trai cuả cưụ HQ Trung Tá Lê Bá Thông, thủ khoa khoá 10, Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang; vào những năm 60, ông đã từng chỉ huy Ngư Lôi Đĩnh PT phát xuất từ Đà Nẵng, đổ bộ người nhái, hoạt động thám báo và pháo kích các căn cứ quân sự tại miền Bắc trước năm 1975.



Đại tá Hùng từng phục vụ tại Hạm đội 2 Hoa Kỳ và Bộ Tư lệnh Liên quân Hoa Kỳ và từng làm trợ lý điều hành cho hai Tư lệnh thuộc Hạm đội 7. Gần đây nhất ông từng làm phụ tá quân sự cho Bộ trưởng Quốc phòng.
Đại tá Hùng từng tốt nghiệp Đại học Chiến tranh Hải quân và trường sỹ quan Liên quân, đặc trách nghiên cứu  của Trung tâm Weatherhead về các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Harvard và được lựa chọn điều nghiên cho Hội thảo MIT XXI. Ông có bằng thạc sỹ nghiên cứu tác chiến từ trường Đào tạo sau đại học của Hải quân năm 1999 và bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh với hạng danh dự từ đại học Touro International năm 2005.
Trong tháng 12 năm 2012, Hải đội 7 khu trục hạm đã di chuyển đến Đông Nam Á để đặt bộ chỉ huy đồn trú tại Singapore yễm trợ cho Đệ thất hạm đội trong khu vưc Á Châu Thái Bình Dương.Ngày 06/04/2015, tại hải cảng Đà Nẵng, một lần nưã cộng sản Hà Nội đã trải thảm đỏ nghênh đón Hải Quân Đại Tá Lê Bá Hùng, Tư Lệnh  Phó Hải  Đội Khu Truc 7 Thái Bình Dương.  Lần này ông  chỉ huy Khu Trục Hạm USS Fitzerald  DDG 62, và Duyên Tốc Hạm USS Forth Worth LCS 3 viếng thăm một thành phố duyên hải đã từng xảy ra nhiều biến cố lịch sử này.

Heckansicht der Fitzgerald in Pearl Harbor
USS Fitzgerald (DDG-62)

USS Fort Worth LCS-3
Cộng sản Hà Nội đã trải thảm đỏ nghênh đón Hải Quân Đại Tá Lê Bá Hùng và thuỷ thủ đoàn Hải Quân Hoa Kỳ


Hải đội 7 khu trụcMục đích chuyến thăm vếng CHXHCBVN là để kỷ niêm 20 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt Mỹ và thắt chặt quan hệ quân sư giưã hai nước, thao dượt về phương cách giải quyết tình huống chạm trán trên biển, cứu nạn và tham gia vào các hoạt động cộng đồng. hạm hiện được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến thuật các chiến hạm Littoral Combat (LCS) luân phiên khai triển đến hoạt động tại Singapore,và cũng để hướng dẫn việc thực hiện toàn bộ chương trình Hợp tác và huấn luyện (CARAT) cho Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 73 với Hải quân các nước Đông Nam Á.
Vùng trách nhiệm của Hải đôị 7 do HQ Đại tá Lê Bá Hùng chỉ huy là khu vực tiếp giáp Biển Đông quần đảo Trường Sa, nơi Trung Cộng đang xây các đảo nhân tạo.
Đại tá Lê Bá Hùng đã phát biểu: Tương lai của Hải đội 7 khu trục hạm thật là sáng lạn. Chúng ta có một đội ngũ chiến binh xuất sắc, từ những chiến sĩ mới gia nhập cho đến những vị trí chỉ huy lâu năm. Mỗi cá nhân đều đóng góp đáng kể vào trách nhiệm đối với khu vực hải lộ quan trọng vào bậc nhất trên thế giới này. Mỗi người đều đang vươn lên và tạo ra sự khác biệt. Tôi rất may mắn có mặt trong đội ngũ những người thuỷ thủ xuất sắc này”.
Hình ảnh người hậu duệ VNCH, Đại Tá Hải Đội Trưởng Hải Đội 7, một sĩ quan chỉ huy Hoa Kỳ gốc Việt xuất chúng có mặt ở vùng biển Đông Nam Á vào thời điểm nóng bỏng này, đã làm nhiều người trong cộng đồng người Việt cảm thấy hảnh diện và quan tâm đến nhiệm vụ cz3a ông trong vùng biển trách nhiệm tại biển đông.. Hải quân Hoa Kỳ là một điểm tựa vững chắc cho các nước nằm trong khu vực thuộc vùng biển tranh chấp này, là đối trọng hàng đầu về sức mạnh trên biển  chống lại hiểm hoạ bành trướng từ Bắc Kinh. 
BẢI ĐÁ VÀNH KHĂN
Tình hinh hiện nay rất căng thẳng trong vùng 12 hải lý quanh bải đá Subi và Vành Khăn. Thế giới rất tán đồng việc Hoa Kỳ đưa hai chiến hạm đi tuần trong vùng nầy. Nơi mà Tàu Cộng đã xây dựng trái phép phi trường và các công sự-  
Theo Washington Post, những bãi đất phía bắc, tây và nam ở Vành Khăn được cải tạo đầu năm nay hiện được nối liền và gia cố bằng kè bờ. Việc mở rộng lối vào phía nam cho thấy nơi này rất có thể trở thành căn cứ hải quân trong tương lai, Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) cho biết.
Vành Khăn, Subi, Chữ Thập là ba trong số ít nhất 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa đang bị Trung Cộng cải tạo, và xây dựng đường băng, có khả năng cao là dùng cho mục đích quân sự trong tương lai.
Diplomat hôm 11/9 đăng hình ảnh vệ tinh chụp bãi Subi vào đầu tháng, cho thấy Trung Cộng đang san nền trái phép một khu vực dài khoảng 2.200 m, có thể làm đường băng.

Cơ sở của Trung Quốc tại Đá Vành khăn
Cơ sở của Trung Quốc tại Đá Vành khăn
Các cơ sở do Tàu Cộng xây dựng bất hợp pháp trên bải đá vành khăn
Untitled-6132-1442238065.jpg
Hình ảnh cho thấy Trung Quốc cải tạo đá Vành Khăn hôm 8/9. Phía trên là công trình ở bãi phía bắc, phía dưới là lối vào bãi phía nam. Ảnh: AMTI/CSIS /DigitalGlobe.
Trung cộng củng đã xác nhận việc xây đường băng tại bãi đá Vành Khăn vào ngày 14/9/2015, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phát ngôn viên ngoại giao Trung Cộng Hồng Lỗi, khi được yêu cầu xác thực hình ảnh vệ tinh chụp hồi đầu tháng cho thấy việc xây đường băng ở đá Vành Khăn, nói rằng nước này "có quyền". Ông Hồng nói như vậy bất chấp thực tế đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ông Hồng bao biện việc xây dựng và cải tạo của Trung Cộng tại một số bãi đá mà nước này gọi là "đảo" là "hợp pháp, hợp lý và hợp tình".
Hồng còn ngang ngược tuyên bố Trung Cộng là "một nước lớn có trách nhiệm" nên "cần xây dựng các hạng mục" ở Biển Đông, nhằm "đáp ứng nhu cầu phòng vệ quân sự" của nước này.
Vành Khăn, Subi, Chữ Thập là ba trong số ít nhất 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa đang bị Trung Cộng cải tạo, và xây dựng đường băng, có khả năng cao là dùng cho mục đích quân sự trong tương lai.

3310866525-4406-1442235557.jpg
Phát ngôn viên Hồng Lỗi trong cuộc họp báo 14/9/2015 đã xác nhận việc xây dựng trên bải đá Vành Khăn . Ảnh: China News
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay 29/10/2015 bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng sau việc Hoa Kỳ cho chiến hạm đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp tại Biển Đông. Bà Merkel đề nghị Bắc Kinh nên nhờ các tòa án quốc tế giúp giải quyết tranh chấp. http://vi.rfi.fr/chau-a/20151029-thu-tuong-duc-de-nghi-trung-quoc-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong-tai-toa-an-quoc-te
media
Nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc hai ngày, bà Angela Merkel tuyên bố điều quan trọng là các tuyến đường hàng hải thương mại cần tiếp tục rộng mở, dù có những tranh cãi - đã nổi lên sau khi chiến hạm Mỹ thách thức thái độ quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông vào đầu tuần.
Trong bài phát biểu tại Bắc Kinh, Thủ tướng Đức nhấn mạnh: « Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là một cuộc xung đột nghiêm trọng. Tôi luôn có chút ngạc nhiên là tại sao trong trường hợp này, các tòa án quốc tế lại không được coi là một giải pháp ».
Bà Merkel nói thêm : « Tuy vậy, chúng tôi hy vọng tuyến đường thương mại hàng hải này tiếp tục được tự do và an toàn, vì điều này quan trọng cho tất cả mọi người ».

Đối phó với Trung Quốc: Quốc Hội Mỹ đề nghị
 TT Obama theo chiến lược khác

HẢI ĐỘI 7 KHU TRỤC HẠM CHỈ HUY BỞI ĐẠI TÁ LÊ 

BÁ HÙNG

Trong lúc tình hình Biển Đông đang nóng lên với việc Hoa Kỳ chuẩn bị cho tuần tra khu vực 12 hải lý các hòn đảo nhân tạo mà Trung Cộng xây dựng trái phép, người Việt hải ngoại sự dồn sự chú ý vào Hải Đội 7 Khu Trục Hạm "COMDESRON 7" do Đại Tá Lê Bá Hùng chỉ huy.



Ngày 12 tháng 8 năm 2015, Hải quân Đại tá Lê Bá Hùng, Hải đội phó Hải Đội 7 Khu Trục Hạm được bổ nhiệm chức vụ Hải đội trưởng Hải đội 7. Trong vai trò Hải đội trưởng, Đại tá Hùng chỉ huy và hướng dẫn Hải Đội 7 Khu Trục Hạm sử dụng chiến thuật Khinh tốc hạm LCS tác chiến cận duyên, thường xuyên hoạt động trên biển, thực hiện nhiệm vụ quan sát tình hình an ninh hàng hải, để yểm trợ cho việc tái cân bằng lực lượng của Hải quân Hoa Kỳ trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.

The littoral combat ship USS Fort Worth (LCS 3) provides a sea-going platform for a UH-60A Black Hawk helicopter from U.S. Army 25th Combat Aviation Brigade to conduct deck landing qualifications off the coast

Hải đội 7 đồn trú tại căn cứ Hải quân Singapore, được biệt phái Khinh tốc hạm USS Fort Worth LCS-3 từ Hải đội 1. Hải đội 7 sẽ được luân phiên tăng cường 4 chiếc Khinh tốc hạm LCS.

Hải Đội 7 là một trong chín Hải đội Khu trục hạm và Khinh tốc hạm của Bộ tư lệnh Hạm đội trên mặt biển, thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ (Commander Naval Surface Force, U.S. Pacific Fleet).

Đây là lực lượng tác chiến trên mặt biển lưu động rất mạnh, gồm có các đơn vị như:

Hải đội 1 Khu trục hạm,
Hải đội 5 Khu trục hạm,
Hải đội 7 Khu trục hạm,
Hải đội 9 Khu trục hạm,
Hải đội 15 Khu trục hạm,
Hải đội 21 Khu trục hạm,
Hải đội 23 Khu trục hạm,
Hải đội 31 Khu trục hạm và
Hải đội 1 Khinh tốc hạm (COMLCSRON 1).

Chín Hải đội trên được trang bị Khu Trục hạm hỏa tiễn (DDG), và Khinh tốc hạm LCS tác chiến cận duyên.

Khinh tốc hạm LCS (Littoral Combat Ship) do hãng Lockheed Martin và General Dynamics thiết kế, theo yêu cầu của Hải quân Hoa Kỳ cần loại chiến hạm hoạt động và tác chiến trong vùng biển cạn, vận tốc nhanh, để thực hiện nhiệm vụ đánh trả những mối đe dọa tiềm ẩn của đối phương như mìn và thủy lôi, tàu ngầm ít tiếng động và khinh tốc đĩnh.

Có 2 loại chiến hạm LCS, đó là Freedom Class và The Independence Class.

USS Freedom (LCS 1) transits the South China Sea 2013
Die Freedom an der Kaimauer

LCS Freedom Class do hãng Marinette Marine đóng trọng tải 3954 tấn, dài 118.8 mét, rộng 17.6 mét; Vận tốc 40 hải lý một giờ, tầm hoạt động 3500 km, thủy thủ đoàn 40; Vũ khí trang bị: 1 trọng pháo điện tử BAE Systerm 57 ly, tầm tác xạ 17km, tốc độ bắn 270 trái đạn một phút; 1 Hỏa tiễn chống phi cơ Raytheon RAM RIM-116 21-cell tầm 9.6km; 1 Hỏa tiễn chống mục tiêu trên biển và trên bộ Lookheed Martin Longbow Aphatche Hellfires (AGM-114L) tầm 8.3km; 2 trực thăng chống tàu ngầm MH-60R/S hoặc 1 trực thăng chống tàu ngầm MH-60R/S và 3 trực thăng không người lái Fire Scout VTURV. Khinh tốc hạm Freedom LCS-1 đầu tiên được hoàn tất vào tháng 11 năm 2008.

USS Independence (LCS-2) und USS Coronado (LCS-4)
LCS The Independence Class.



LCS Independence Class do hãng Austal USA chế tạo, trọng tải 2841 tấn, dài 127.6 mét, rộng 31.4 mét. Vận tốc 40 hải lý một giờ, tầm hoạt động 3500 km. Vũ khí trang bị: 1 trọng pháo điện tử BAE Systerm 57 ly, tầm tác xạ 17km, tốc độ bắn 270 trái đạn một phút; 1 Hỏa tiễn chống phi cơ Raytheon RAM RIM-116 21-cell tầm 9.6km; 1 Hỏa tiễn chống mục tiêu trên biển và trên bộ Lookheed Martin Longbow Aphatche Hellfires (AGM-114L) tầm 8.3km; 1 trực thăng chống tàu ngầm MH-60R/S và 2 trực thăng không người lái Fire Scout VTURV. Khinh tốc hạm USS Independence LCS-2 đầu tiên được hoàn tất vào tháng 1 năm 2010.

Khinh tốc hạm LCS đôi lúc cũng được biệt phái để Hộ tống hạm hỏa tiễn (FFG- guided missile frigates).

Hải đội 7 Khu Trục Hạm là một đơn vị trong các lực lượng cơ hữu của Đệ Thất Hạm Đội. Nhiệm vụ của Hải đội 7 là hỗ trợ chính sách quốc gia Hoa Kỳ về các mục tiêu an ninh hàng hảihttp://www.public.navy.mil/surfor/cds7/Pages/bio1.aspx#.VjGcc9Ivfwc

Kể từ tháng 12 năm 2012, Hải đội 7 thực hiện một sự thay đổi lịch sử, di chuyển từ căn cứ Hải quân San Diego sang đồn trú tại căn cứ Hải quân Singapore, vùng Đông Nam Á Châu, để thực hiện việc yểm trợ tái cân bằng lực lượng cho Hải quân Hoa Kỳ trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.

Đệ Thất Hạm Đội trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương (US Pacific Fleet), và là Hạm đội lớn nhất trong sáu Hạm đội tác chiến của Hải quân Hoa Kỳ, với quân số 40,000 Hải quân và Thủy quân lục chiến, 80 chiến hạm và tiềm thủy đĩnh, 140 phi cơ. 

Các lực lượng trực thuộc Đệ Thất hạm đội gồm có: Lực lượng đặc nhiệm 70/Liên đoàn 5 Hàng không mẫu hạm (Task Force 70/Carrier Strike Group Five)-Hải đoàn tác chiến Hàng không Mẫu hạm; Lực Lượng đặc nhiệm 71.



Commodore (August 12, 2015 - 
Commodore (August 12, 2015 - Present)
 
TỔNG HỢP NGUYỄN THỊ HỒNG 29/10/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét