Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023

 NHÀ NƯỚC VÔ THẦN CHXHCNVN TỪ BỎ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI THÙ ĐỊCH VỚI VATICAN ?

Theo Reuters loan tin ngày chủ nhật 16/7 dẫn nguồn từ một chức sắp cấp cao Vatican và một nhà ngoại giao ở Hà Nội thạo tin liên quan như vừa nêu. Theo đó, thỏa thuận về vị đại diện thường trú của Giáo hoàng La Mã sẽ được công bố nhân dịp chuyến viếng thăm Vatican vào cuối tháng này của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng.

Như vậy sau 78 năm áp dụng chính sách đối ngoại thù địch với Giáo Hội Công Giáo Roma, nhà nước vô thần sẽ thiết lập mối liên hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Vatican. Nếu không có gì trở ngại vào gi phút chót , thì việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao này sẽ tiến hành sau chuyến viếng thăm Vatican của Võ Văn Thưởng vào cuối tháng 7/2023. Đây là việc làm có thể coi khá văn minh hơn 2 nước vô thần khác là Trung Quốc và Bắc Hàn.

Tòa Thánh (hoặc Tòa Thánh Vatican) từ lâu đã được luật pháp quốc tế công nhận là một chính thể và đã tham gia tích cực trong quan hệ quốc tế với các quốc gia hay với các tổ chức quốc tế trong vai trò là thành viên hoặc quan sát viên. Các hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh do Phủ Quốc vụ khanh phụ trách (đứng đầu là Hồng y Quốc vụ khanh), thông qua Phân bộ Quan hệ với các quốc gia (tương đương Bộ Ngoại giao). Hình thức ngoại giao sớm nhất của Tòa Thánh bắt đầu từ thế kỷ XV.



Vatican là tên gọi để chỉ lãnh thổ có chủ quyền nhưng Tòa Thánh lại là tên chính thức trong quan hệ đối ngoại. Khi có quan hệ ngoại giao, vị đại sứ được công nhận làm đại diện cho một quốc gia tại Tòa Thánh (chứ không phải tại Vatican), và sứ thần là vị đại diện của Tòa Thánh (chứ không phải của Vatican) tại các quốc gia. Theo Công ước Viên về Quan hệ Ngoại giao (1961), sứ thần là đặc ngữ riêng của Tòa Thánh để nói về vị trí mang hàm ngoại giao tương đương đại sứ của các quốc gia khác.

Tòa Thánh được xem như một chính thể nhà nước có chủ quyền được biết đến với tên gọi là Thành Vatican. Trong giai đoạn từ năm 1870-1929, do việc sáp nhập Rôma vào Vương quốc Ý và soạn Hiệp ước Latêranô, Tòa Thánh gần như không có một lãnh thổ nào khiến cho một số quốc gia đình chỉ quan hệ ngoại giao của họ với Tòa Thánh, nhưng vẫn còn một số quốc gia khác thì vẫn giữ quan hệ với Tòa Thánh. Kể từ sau Hiệp ước Latêranô, Tòa Thánh đã quan hệ ngoại giao mạnh mẽ với nhiều quốc gia. Hiện nay, Tòa Thánh đang có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia có chủ quyền (bao gồm cả Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan) và đại diện tại các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Tòa Thánh cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao không chính thức mang "tính chất đặc biệt" với Tổ chức Giải phóng Palestine, một thỏa thuận với Việt Nam cho một vị đại diện không thường trú. Ngoài ra, Tòa Thánh cũng duy trì hình thức liên lạc chính thức (mà không thiết lập quan hệ ngoại giao) với: Afghanistan, Brunei, Somalia, Oman và Saudi Arabia. Đặc biệt Tòa Thánh Vatican không có mối quan hệ bằng bất kỳ hình thức nào với các quốc gia sau đây: Bhutan, Maldives, Trung Quốc, Bắc Hàn, Tuvalu và các nhà nước ít được công nhận.

Nếu việc thiết lập quan hệ ngoại giao được tiến hành suôn sẻ thi VN sẽ là quốc gia thứ  180 quốc có liên hệ ngoại giao với Vatican trong năm 2023.

Người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 18.7.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét