Thứ Ba, 4 tháng 7, 2023

   NHÀ ĐÈN CHỢ QUÁN - KÝ ỨC TUỔI THƠ CỦA TÔI 

Vào giửa thập niên 50 của thế kỷ XX, tôi đã từng sống và lớn lên ở cù lao Chánh Hưng quận 8 Sài Gòn, một vùng ven đô Sài Gòn. Thời ấu thơ, kể từ lúc bắt đầu khai trí cho đến khi lên đại học cuộc đời tôi đã gắn bó với vùng cù lao này, nơi mà 2 con sông đã chia cắt vùng đất này với điạ phận Chợ Quán.

Khi bắt đầu đi học, tôi đã theo học ở trường tiểu học Chợ Quán nằm trên đường Trần Hưng Đạo, vì khi đó cù lao Chánh Hưng chưa có một trường học nào, kể luôn bên kia bờ sông Phạm Thế Hiển cũng không vì là vùng đất tân lập. 

Hàng ngày khi còn đến trường để học cấp tiểu học, tôi phải đi bộ từ cư xá Chánh Hưng dọc theo bờ sông kinh đôi rồi qua đò ở bến Ba Đình. Nơi tôi ở, muốn qua vùng Chợ Quán, nơi đây, có 2 con đò ngang đưa người từ Chánh Hưng qua chợ Hoà Bình, một ngôi chợ khá lớn vào thời đó. 

Sau khi qua đò, tôi lội dọc theo bên hông chợ Hoà Bình để đến trường. Đây là ngôi trường mà tôi đã theo học hết bậc tiểu học, đến khi lên trung học thì tôi học tại trường Trung Học ở ngay trung tâm thành phố, không xa Chợ Bến Thành và nhà thương Sài Gòn.

NHÀ ĐÈN CHỢ QUÁN

Khi lên bậc trung học, tôi theo học ở trường một trung học, ngay trung tâm Sài Gòn. Hàng ngày muốn đến trường thì tôi phải theo đường Hưng Phú , leo lên cầu chử Y rồi đổ dốc cầu xuống đường Nguyễn Biểu. Cuối dốc cầu chử Y bên tay mặt là nhà đèn Chợ Quán. Chạy theo Nguyễn Biểu, khi đụng đường Trần Hưng Đạo ngay rạp hát Văn Cầm - Nancy , queo phải rồi chạy dọc theo đường Trần Hưng Đạo để đến trường.  Nhà đèn Chợ Quán là nơi mà mổi sáng đi học tôi đều phải đi ngang qua. Nhà đèn CQ và lò Heo Chánh Hưng, nơi cung cấp thịt heo, bò... cho dân Sài Gòn Chợ lớn, đã theo tôi suốt chiều dài học trung học, mổi ngày tôi phải ngang qua đó 2 lần.


Cầu chử Y ngày nay

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐÈN CHỢ QUÁN

Năm 1896, công ty Société d´Électricité de Saigon (SEVS) được thành lập để cung cấp điện cho thủ đô của Nam Kỳ. Cũng trong năm đó, công ty đã khai trương trạm phát điện xoay chiều đầu tiên trên đường Nationale (nay là đường Hai Bà Trưng). Vị trí này năm 1967 là trụ sở công ty Sài Gòn Điện Lực của VNCH. Từ năm 1908, công ty SEVS bắt đầu cung cấp điện chiếu sáng cho đường phố Sài Gòn, ban đầu được giới hạn chỉ ở vùng trung tâm thành phố. Năm 1909, công ty CEE đã mua lại SEVS như đã nhắc tới, và độc quyền phân phối cả điện và nước cho 3 thành phố lớn nhất Nam Kỳ và Campuchia cho đến ngày 31/12/1967.

Nhà đèn Chợ Quán là một công trình lịch sử lâu đời hàng trăm năm gắn liền với người dân Sài Gòn xưa như tôi. Người Sài Gòn không mấy ai mà không biết đến địa danh Chợ Quán, nơi đây còn có một nhà thương cho những người bị bệnh điên (tâm thần). Chợ Quán là tên của một xứ đạo hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 18. Nơi vùng này có nhà thờ Chợ Quán xây dựng từ 1887 đến 1896 – một trong những nhà thờ lâu đời nhất tại Sài Gòn. Trước 1975 vùng Chợ Quán thuộc điạ phận Sài Gòn giáp ranh với Chợ Lớn, thuộc 2 quận nhì và quận năm.

Nhà đèn Chợ Quán hoàn thành năm 1896, được xem là một biểu tượng của nền kỹ nghệ tân thời  vào cuối thế kỷ 19, nó còn tiêu biểu một sự tiến bộ của ngành nhiệt điện của người Pháp và là một trong số ít những công trình của dấu ấn về nền kỹ thuật phương Tây sớm có mặt trên đất Đông Dương, thuộc điạ của Pháp.




Nhà đèn Chợ Quán nằm trên Bến Hàm Tử, ngay đầu của Kinh Đôi, nhà đèn này nằm ngay vị trí  quay mặt ra sông Bến Nghé – con sông thông thương giữa sông Sài Gòn, vùng Bến Nghé với vùng Chợ Lớn và đi về miền Tây. Đây là nhà máy phát điện quan trọng của Đô Thành Sài Gòn- Chợ Lớn và Gia Định.

Đứng trên cầu chử Y người ta sẽ thấy được toàn cảnh của nhà máy phát điện Chợ Quán, còn gọi là nhà đèn Chợ quán. Cái tên nhà đèn là cái tên mà dân Sài Gòn xưa thường gọi vì nó gắn liền với lịch sử chiếu sáng của đèn đường Sài Gòn. 


Từ năm 1867 ở Sài Gòn, đèn ngoài đường phố ở Sài Gòn được thắp sáng ở khu trung tâm bằng dầu dừa, nhưng ba năm sau, đến năm 1870, dầu dừa được thay bằng dầu lửa (dầu hôi)Đèn dầu lửa được sử dụng để thắp sáng Sài Gòn tron mấy chục năm. Đến đầu thế kỷ 20, điện phát triển bắt đầu từ khi nhà đèn Chợ Quán hoạt động, đèn đường được được thắp sáng bằng đèn điện, đồng thời cũng thắp sáng các nhà dân trong thành phố mở ra một giai đoạn mới về việc chiếu sáng từ trong nhà đến đèn đóm ngoài đường cho tới ngày hôm nay.




Vào năm 1897, Sài Gòn đã có một nhà máy điện đầu tiên nằm trên đường Nationale, nay là đường Hai Bà Trưng ngay phía sau toà nhà Quốc Hội (Hạ Viện) VNCH . Tuy nhiên nhà máy phát điện này lúc bấy giờ có công suất điện phát ra chỉ đũ dùng để thắp sáng đường phố và các công thự thuộc phạm vi khu trung tâm thành phố. Từ đó, một số con đường ở thành phố Sài gòn như mở ra một chân trời mới khi đường phố được thắp đèn bằng điện, sáng rõ khắp các con đường. Sài Gòn có đến 867 bóng điện nóng, 67 đèn hồ quang. Điều này cho thấy Sài Gòn đã mở đầu một thành phố phát triển bậc nhất lúc bấy giờ. Đèn hồ quang là đèn tạo ra ánh sáng bằng hồ quang điện. Ánh sáng hồ quang carbon, bao gồm một vòng cung giữa các điện cực carbon trong không khí, đã được Humphry Davy phát minh trong thập kỷ đầu tiên của thập niên 1800, là loại đèn điện sáng chế đầu tiên. Loại đèn này được sử dụng rộng rãi bắt đầu từ những năm 1870 cho chiếu sáng đường phố và tòa nhà lớn cho đến khi nó được đèn sợi đốt thay thế vào đầu thế kỷ 20.

Đến năm 1912, Công ty Điện Nước Đông Dương (Compagnie des Eaux et d'Electricité de l'Indochine, viết tắt là CEE) đưa vào sử dụng nhà máy điện trung tâm đặt tại Chợ Quán, ngay vị trí giáp ranh hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn, cạnh cầu chử Y, trên bến Hàm Tử. CEE là Công ty Điện nước Sài Gòn. Công ty này được thành lập năm 1900 dưới thời thuộc địa Pháp, lúc đầu cung cấp nước cho vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và Phnom Penh (Campuchia). Năm 1909, công ty này mua lại một công ty điện khác - chính thức trở thành nhà cung cấp điện nước cho Sài Gòn, Chợ Lớn và Phnom Penh.



Nhà máy điện Chợ Quán bắt đầu hoạt động từ năm 1913, để có thể cung cấp điện cho toàn bộ thành phố Sài Gòn, thành phố Chợ Lớn, hai khu vực Tân Sơn Nhứt, Phú Thọ và tỉnh lỵ Gia Định. Theo tờ báo La Presse coloniale illustrée năm 1927, nhà máy điện Chợ Quán có công suất 7.000 CV (tương đương 5.000 kW), gồm máy phát điện xoay chiều với tua bin, tạo ra dòng điện ba pha 7.000 V.

Thời Việt Nam Cộng hòa, tại miền Nam chính quyền cho mở rộng nhà máy điện Chợ Quán và xây dựng thêm hai nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, Trà Nóc (Cần Thơ). Cuối năm 1974, công suất nhà máy nhiệt điện Chợ Quán đạt 55 MW Nhà đèn Chợ Quán xây dựng vào năm 1922 với công suất đủ dùng cho nhu cầu của Sài Gòn – Chợ Lớn và một số thị trấn phụ cận như Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, đồng thời từ lúc này  hầu hết các đường phố Sài Gòn – Chợ Lớn đều được chiếu sáng bằng điện của “nhà đèn” Chợ Quán.

XE ĐIỆN SÀI GÒN 

Khi Sài Gòn có điện để thắp sáng từ trong nhà ra đến ngoài đường, thì trên đướng bộ người ta thấy có những chiếc xe điện chạy kêu leng ken trên các đường phố Sài Gòn cũng được xây dựng.

Xe điện ở Sài Gòn bắt đầu hoạt động vào đầu thập niên 1880. Trước đó Sài Gòn chưa có hệ thống điện công cộng nên xe chạy bằng đầu máy hơi nước, lò đốt bằng than hoặc củi khi chạy vừa bốc khói vừa thỉnh thoảng phun hơi nước ra nên dân chúng gọi đó là “xe lửa”. Còn người Pháp gọi là “tramway”. Công ty đầu tiên đầu tư vào hệ thống xe lửa nội đô Sài Gòn - Chợ Lớn là Société générale des tramways de vapeur de Cochinchine (SGTVC) và chính thức hoạt động vào ngày 27-12-1881.

Xe thường có một hoặc hai toa, tùy theo thời điểm đông hay ít khách. Mỗi toa có hai băng ghế dài sát vách toa xe, còn lại là khoảng trống hành khách có thể đứng, để đồ đạc...Hành khách của xe điện hầu hết là người bình dân, người buôn bán.

Xe chạy rất chậm, có thể chạy theo nhảy lên, mỗi khi xe sắp ghé trạm hoặc rời ga thì có tiếng chuông leng keng.

Mười năm sau, năm 1890, Công ty đường sắt Đông Dương (Compagnie Francaise de Tramways de l’Indochine viết tắt là CFTI) ra đời.

Công ty này đầu tư đường xe điện  “đường xe lửa mé sông”, chạy từ đường Nguyễn Huệ dọc rạch Bến Nghé xuống Bình Tây.

Sau đó, từ năm 1892 đến 1913, CFTI đã mở nhiều tuyến xe điện Sài Gòn - Hóc Môn đi qua Đa Kao, Tân Định, Bà Chiểu; Sài Gòn - Phú Nhuận và tuyến Gò Vấp - Búng (Lái Thiêu), sau đó kéo dài lên tận Thủ Dầu Một (Bình Dương) và một đoạn lên tận Lộc Ninh để phục vụ việc chuyên chở cao su, thường được gọi là “tuyến đường cao su”.

CFTI đã mua lại SGTVC và mở tuyến Sài Gòn - Chợ Lớn đi từ đầu đường Hàm Nghi đến chợ Bình Tây với bảy ga, bắt đầu hoạt động vào năm 1925.

Xe điện hình dáng thon gọn hơn, màu sơn rất đẹp. Trên đầu xe có cái cần câu điện bằng thép cao khoảng 2 mét hình chữ U lật ngược, khi xe chạy thì rà theo đường dây điện chạy dọc theo đường rầy, xẹt ra tia lửa xanh xanh đỏ đỏ vui mắt. Chiếc xe chỉ có một toa, vừa là đầu máy vừa là toa chở khách. Toa xe có hai đầu, không có đuôi. Hai bên thành xe còn có hình quảng cáo, phổ biến nhất là: “Một viên Cửu Long Hoàn bằng 10 thang thuốc bổ” của nhà thuốc Võ Văn Vân, thuốc dưỡng thai Nhành Mai, dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín và kem đánh răng Hynos. Bên trong xe có hai dãy ghế bằng gỗ nằm dọc theo chiều dài xe. Khoảng trống ở giữa khá rộng nên hành khách – đa số là giới bình dân – kẻ đứng người ngồi chồm hổm. Xe chạy khá chậm, sắp tới trạm nào thì kêu leng keng.

Khách lên xe phải mua vé bằng tấm bìa cứng, màu xanh đậm, hình chữ nhật, khổ cỡ ba phân, dài sáu phân. Lên xe đưa cho nhân viên soát vé, họ xé ở một cạnh hình tam giác, coi như vé đã dùng xong. Ngày đó vé là thứ đồ chơi phổ biến của con nít Sài Gòn, đứa nào cũng thích sưu tầm cả xấp để chơi tạt giấy. Đặc biệt là vé mua ở ga nào thì có hình logo của ga đó vẽ trên một tấm bảng trắng bằng kim loại tráng men, theo kỹ thuật làm đồ pháp lam vốn chịu được mưa nắng nhờ lớp men phủ bảo vệ kim lọai bên trong. Ga Sài Gòn có logo hình con cò trắng, ga An Bình có hình con khỉ, ga Arrat Cống Quỳnh hình… cây cào cỏ và ga Chợ Lớn có hình… cái xe bồ ệch (theo tiếng Tây brouyette tức là xe cút kít).

Vào trong xe, khách có thể thấy một ông tài xế không lái xe mà luôn luôn đứng, không ngồi như tài xế thông thường, làm nhiệm vụ giật cái gọng xe điều khiển xe dừng lại hay chạy tới. Phía sau lưng ông có một cái bảng bằng men trắng chữ đen ghi rõ bằng ba thứ tiếng Pháp, quốc ngữ và bằng chữ… Nôm. Nội dung “Xin đừng nói chuyện với người coi máy”. Do có hai đầu, khi xe đi theo chiều ngược lại, ông tài xế trở qua đầu kia lái tiếp. Do tốc độ chậm, khách đi xe thường nhảy ra khỏi xe khi gần đến ga. Kinh nghiệm là lúc đó phải bước xuống bậc thấp nhất, quay đầu nhìn về phía cuối xe và bước xuống.

Khoảng năm 1953, hệ thống xe điện Sài Gòn coi như ngưng hoạt động vì sự tranh chấp giữa chính quyền và nhóm Bình Xuyên của Bảy Viễn.

Và đến năm 1955 chính quyền Việt Nam cộng hòa chấm dứt các hợp đồng xe điện Sài Gòn với CFTI, nên các hoạt động của xe điện ở Sài Gòn không còn nửa. Thay vào đó là một mạng lưới xe Bus, xe Lam ( Lambro) được thay thế rộng khắp Sài Gòn.




SỰ TUYÊN TRUYỀN LÁO KHOÉT CỦA CỘNG SẢN VỀ TÌNH TRẠNG ĐIỆN Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975

Nhìn lại sự phát triển nhà máy điện ở Sài Gòn, để thấy điện được xử dụng rất sớm ở VN. Sài gòn với những nhà máy phát điện cũng đã được Pháp xây dựng trước các nhà máy phát điện ở Hà Nội và miền Bắc. 

Theo như trang báo điện tử của đảng cộng sản VN phát hành ngày 5.5.2021 (hình phía trên) nói về tinh trạng điện ở miền nam trước năm 1975: "Năm 1954, tổng công suất đặt ở miền Nam vào khoảng 53,84 MW, người dân miền Nam hầu như chưa có điện." Cộng sản mà không dối trá xuyên tạc, bóp méo lịch sử hay đổi trắng thay đen thì không phải là cộng sản. Dân miền nam trước 1975, còn sống rất nhiều - ai là người miền nam, khi thấy đảng tuyên truyền một cách thô bỉ như thế này này, sẽ nhìn ra ngay được bản chất gian trá, ích kỷ, hẹp hòi, bần tiện của cái gọi là bên thắng cuộc với những đỉnh cao kinh hoàng về đổi trắng thay đen lịch sử, để che lấp cái bần của csBắc Việt khi chiếm được miền nam VN. Tất cả sự thật về VNCH đều bị đổi trắng thay đen.

Ý của tuyên giáo là miền nam trước 1975 là một vùng khỉ ho cò gáy, dân sống tối tăm vì không có điện, nên cần phải được đảng ta "giải phóng" (?). Bên thắng cuộc đã tuyên truyền lố bịch về miền nam, hòng xoá đi cái tủi thân của người miền bắc phải cơ cực trước sự đoạ đày của bác và đảng, đưa đến sự nghèo khó, cơ cực trước 1975, sau đó còn kéo dài đến gần cuối thế kỷ 20. 

CỘNG SẢN BẮC VIỆT ĐÃ CHÔM CHỈA 2 TURBINE CỦA NHÀ MÁY PHÁT ĐIỆN THỦ ĐỨC SÀI GÒN ĐỂ ĐEM RA BẮC XỬ DỤNG.

Đây là nhà máy phát điện được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1966 ở phiá bắc cách Sài Gòn 15 km, nằm bên canh xa lộ Biên Hoà (bây giờ là xa lộ Hà Nội), thuộc điạ phận quân Thủ Đức cách.

Năm 1966: Turbin hơi nước số 1 đầu tiên hoạt động có công suất 33 MW

Năm 1968: Turbin số 2 có công suất 15,0 MW bắt dầu hoạt động.

Năm 1970: Hai Turbin số 3 và 4 có công suất mỗi turbin có công suất 17 MW đưa vào vận hành phát điện. 

Năm 1979 hai turbin số 3 và 4 này đã b tháo gở và đem ra miền Bắc lắp đặt cho Hải Phòng.

Bài viết để vạch trần sự xuyên tạc sai lịch sử về sự cung cấp điện của miền nam trước 1975 của miền nam VN bởi hệ thống tuyên truyền báo chí và truyền thông , truyền hình dưới sự chỉ đạo củ cái gọi là Tuyên Giáo TW. Họ tuyền truyền Không riêng về phạm vi điện, mà tất cả về: kinh tê, chinh trị, giáo dục, y tế.... đều bị bóp méo sai sự thật. Đây là hình ảnh về nhịp sống của Sài Gòn, vùng đất phát triển có GDP hơn Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan và nhiếu nước khác cùng thời so với VNCH vào thập niên 50, 60, 70 của. 

Nguời lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 4.7.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét