Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

VC VƯƠNG ĐÌNH HUỆ HOÀN TOÀN THẤT BẠI 
TRONG VIỆC TÌM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ GẠO CHO VN.
Theo công bố về sự tổng kết tình hình xuất cảng 6 tháng đầu năm của 2019 của Bộ Công Thương, sản lượng xuất cảng gạo tiếp tục tăng mạnh trong nước, nhưng không tìm được thị trường ổn định để tiêu thụ. Nguyên nhân là do giá xuất cảng gạo năm 2019 liên tục giảm và duy trì ở mức thấp hơn nhiều so với năm 2018. Tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 10 tháng năm 2019, khối lượng xuất cảng gạo ước lượng đạt 5,56 triệu tấn với 2,43 tỷ USD, tăng 6,1% về khối lượng nhưng giảm 9,1% về giá trị so với năm 2018.

Giá gạo xuất cảng bình quân 9 tháng năm 2019 đạt 435,6 USD/tấn, giảm 13,4% so với năm 2018. Theo ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua, giá gạo có thời điểm xuống thấp nhất còn khoảng 325 USD/tấn. Khó khăn trong xuất cảng lúa gạo chủ yếu là sang Trung Quốc. Lý do là "Năm 2019, lượng gạo tồn kho của Trung Quốc khá cao và họ liên tục xả kho. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tiến hành kiểm soát chặt vấn đề chất lượng, đa dạng hóa thị trường cung cấp gạo. Trong 3 tháng đầu năm 2019, xuất cảng gạo sang Trung Quốc giảm mạnh tới hơn 90%. Gạo Việt sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới do Trung Quốc xả kho dự trữ gạo khổng lồ, gây ảnh hưỡng mạnh đến thị trường xuất cảng gạo của VN trong những năm sau 2019. Đây cũng là một hình thức nhằm triệt hạ nền kinh tế của đàn em CHXHCNVN.

Mặt khác, các nguồn cung cấp lúa, gạo trên thế giới đang lên cao do sản lượng của các nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia tăng mạnh. Đây chính là một nguyên nhân khác khiến cho việc xuất cảng gạo của Việt Nam trở nên “ảm đạm” trong năm 2019. Các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bết Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang cách biển xa 20km đến 30km nhưng cũng đang bị đe doạ bởi hạn mặn tấn công trong mùa vụ Đông Xuân 2019-2020.

Hạn mặn trong năm 2019 là mối đe doạ trầm trọng cho việc sản xuất lúa gạo trong vùng ĐBSCL. Dự báo trong tháng 12/2019 độ mặn được ghi nhận là 4g/lít và sẽ tiến sâu vào ruộng đồng từ 20km tới 30km. Xem nguồn: http://thitruongluagao.com/tin/dong-bang-song-cuu-long--tap-trung-doi-pho-voi-han--man/26545.html

Tổng Công ty Lương thực miền Nam - CTCP (Vinafood II, VSF) vừa công bố BCTC riêng quý 3/2019 với tình hình không mấy khả quan. Ghi nhận, doanh thu quý 3 đạt 2.423 tỷ, lợi nhuận gộp tương ứng thu về 155,6 tỷ đồng. Doanh thu tài chính đạt 15 tỷ, trong khi chi phí tài chính ghi nhận hơn 32 tỷ đồng với 26 tỷ đến từ lãi vay. Khấu trừ các chi phí, Vinafood II báo lỗ ròng gần 20 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty này thua lỗ gần 74 tỷ đồng, tiếp nối tình trạng lỗ từ năm 2018. Xem nguồn: http://cafef.vn/tieu-thu-gao-trong-va-ngoai-nuoc-cham-cong-ty-me-vinafood-ii-vsf-bao-lo-74-ty-dong-sau-9-thang-20191029130241281.chn

Đứng trước bối cảnh không thuận lợi  cho việc xuất cảng gạo, đám đầu lĩnh CHXHCNV dư trù mở rộng thị trường đế hầu hết các nước trong khối Châu Phi, muốn là một chuyện nhưng khi vác mặt đến chào hàng tại các nước Châu Phi, tà quyền VN đã bị cái tát nẩy lửa của bọn mọi Châu Phi trong mấy ngày đầu tháng 11/2019. Đây cũng là bài học để các nông dân VN đừng học theo cách trồng trọt sử dụng nhiều chất hoá học để kích thích cây lúa mau lớn, cũng như dùng quá nhiều chất hoá học trong việc diệt sâu bọ, đã làm hột lúa bị nhiểm độc trầm trọng, gây hại đến sức khoẻ con người. 

NIGERRIA TỪ CHỐI MUA GẠO VN.

Vì thị trường gạo bị biến động lớn do việc TQ ngưng nhập 90% gạo từ VN nên cuộc khũng hoảng thị trường lớn nhất của VN, đã làm thiệt hại nặng cho việc xuất cảng gạo của VN trong một năm qua. Thế nên, tên phó Thủ tướng vc Vương Đình Huệ phải đích thân dẩn một phái đoàn hùng hậu lặn lội đến Châu Phi để chào mời và kiếm thêm thị trường mới để bù đắp sự khiếm khuyết thị trường TQ. Được biết Châu Phi là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, với nhu cầu khoảng trên 9 triệu tấn gạo/năm.
Những quốc gia xuất cảng nhiều nhất vào thị trường Châu Phi là các nước Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Myanmar và Việt Nam. Tại các quốc gia Châu Phi, Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với gạo Thái lan, Ấn Độ nơi thị trường này. Gạo Việt Nam hiện có mặt tại 30/55 nước châu Phi nhưng chỉ với con số xuất cảng khiêm nhường trên dưới 500.000 tấn/năm, và chỉ có mặt  ở những nước nhỏ của Châu Phi như như  Côte d'Ivoire, Ghana và Senegal…

Trong việc tìm kiếm thị trường cho việc xuất cảng gạo đã bị bế tắc từ cuối năm 2018 cho đến nay, nên tên Phó Thủ tướng VC Vương Đình Huệ trong đầu tháng 11/2019 vửa qua đã đích thân sang các nước Châu Phi và Nigeria vận động nước đông dân nhất châu Phi này mua gạo của Việt Nam, nhưng đã bị lãnh đạo nước chủ nhà thẳng thừng từ chối vì họ không muốn tiếp nhận các “sản phẩm chứa hóa chất không mong muốn” và vì “an ninh lương thực,” và thậm chí có người Nigeria còn xem đó là lời chào hàng “khiếm nhã” - theo báo chí Nigeria. Đây là mối nhục chưa từng thấy vì gạo VN đã bị mọi Châu Phi chê sát ván vì nguy cơ gạo VN có chứa hoá học gây ung thư cho người tiêu dùng. 


Trang Akahi News hôm 31/10/2019 loan tin rằng ông Vương Đình Huệ dẫn đầu phái đoàn Việt Nam đã đến vận động ông Adams Oshiomhole, Chủ tịch toàn quốc của đảng cầm quyền Nigeria – Đảng Đại hội Những người Tiến bộ (APC) hôm 29/10, mua gạo của Việt Nam. Dù đã mời chào bán gạo giá hạ cho Nigeria, nhưng đề nghị của ông Huệ đã bị lãnh đạo đảng APC từ chối, theo trang Business Day.

Ông Oshiomhole nhấn mạnh rằng Chính phủ Nigeria sẽ không cho phép bất kỳ một nước nào biến quốc gia này thành bãi thải chứa các hóa chất không mong muốn, hay các sản phẩm kém chất lượng. “Nigeria không thể và không được phép trở thành bể rác lương thực nhập khẩu, gạo nhập khẩu và các hóa chất và thuốc trừ sâu nhập lậu khác, ông Oshiomhole nhấn mạnh. Xem nguồn: https://vietnambiz.vn/xuat-khau-gao-doi-mat-kho-khan-20191101224706548.htm
Vương Đình Huệ đã nuốt mối nhục trong lần chào hàng tại các nước chậm tiến còn nhiều mọi cà răng căng tai sinh sống.

TÌNH TRẠNG THỊ TRƯỜNG GẠO VN NĂM 2019

Tính trong 9 tháng đầu năm 2019, giá lúa trong nước diễn biến theo xu hướng giảm, với mức giảm 600 – 800 đ/kg đối với lúa thường IR50404 và 100 – 200 đ/kg đối với lúa chất lượng cao. Cụ thể, lúa IR50404 tại An Giang giảm từ 4.750 đ/kg (mức cao nhất trong 9 tháng) xuống 4.000 đ/kg (hiện nay); tại Vĩnh Long giảm từ 4.800 đ/kg xuống còn 4.200 đ/kg. Lúa chất lượng cao tại Bạc Liêu giảm từ 5.000 – 5.400 đ/kg xuống còn 5.000 – 5.300 đ/kg. Dự báo giá lúa, gạo trong nước có thể giảm nhẹ do thiếu vắng nhu cầu mới, thị trường xuất cảng gạo bế tắc trong thời gian tới.

Khối lượng gạo xuất cảng tháng 9/2019 ước đạt 586 nghìn tấn với giá trị đạt 251 triệu USD, đưa khối lượng xuất cảng gạo 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 5,2 triệu tấn và 2,24 tỷ USD, tăng 5,9% về khối lượng nhưng giảm 9,8% về giá trị so với năm 2018.  Ngoài ra, các thị trường có giá trị xuất cảng gạo tăng mạnh là: Úc (75,2%), Bờ Biển Ngà - Côte d'Ivoire(+57,1%), Irắc (34,8%), Hồng Kông (+34,7%), Tanzania (+34,1%) và Saudi-Arabien (+27%). Giá gạo xuất cảng  bình quân 8 tháng đầu năm 2019 đạt 435 USD/tấn, giảm 13,8% so với năm 2018.

Về chủng loại xuất cảng, trong 8 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất cảng gạo trắng chiếm 47,0% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 39,8%; gạo nếp chiếm 7,2%; và gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 5,7%. Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Phillipines (52,2%), Cuba (13,1%) và Malaysia (12,9%). Với gạo Jasmine và gạo thơm, thị trường xuất cảng lớn nhất là Phillipines (25,9%), Bờ Biển Ngà Côte d'Ivoire(15,6%) và Irắc (15,3%). Về gạo nếp, thị trường xuất cảng lớn là Trung Quốc (51,8%), Phillipines (18,7%) và Malaysia (9,8%). Với gạo Japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất cảng  lớn nhất của Việt Nam là Singapore (24,5%), Ai Cập (9,4%) và Papua New Guinea (8,4%).

Tuy nhiên tình hình xuất cảng sang thị trường Phillipines sẽ gặp khó khăn vì trong tháng 9/2019, chính phủ Phillipines cho biết sẽ cân nhắc sử dụng đa dạng các biện pháp phi thuế, như yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và kiểm dịch thực vật, để điều chỉnh hoạt động nhập cảng gạo. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp Phillipines cũng đang đề xuất áp thuế tự vệ đối với nhập cảng gạo, dự kiến sẽ không thấp hơn 30%, do quy định trong Đạo luật Cộng hòa số 8800 của nước này có đề cập Philippines có thể áp thuế 30-80% đối với gạo nhập cảng vượt quá 350 nghìn tấn. Như vậy, gạo nhập khẩu vào Philippines ngoài việc phải chịu thuế quan 35%, trong trường hợp nước này đã nhập cảng quá 350 nghìn tấn, mức thuế phải chịu thấp nhất sẽ là 65%. 

Theo Bộ NN&PTNT, điều này có thể trở thành một trong những nhân tố sẽ gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này thời gian tới. http://vinanet.vn/thi-truong1/tt-gao-qiii2019-thieu-vang-nhu-cau-moi-gao-trong-nuoc-co-the-giam-nhe-719709.html

ĐBSCL ĐANG GẶP KHÓ KHĂN VÌ HẠN MẶN

Tình hình lúa gạo trong nước theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, tính đến hết tháng 9, diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước đạt 3.123,9 nghìn ha, tăng 21,8 nghìn ha so với vụ đông xuân trước; năng suất đạt 65,5 tạ/ha, giảm 0,9 tạ/ha; sản lượng toàn vụ đạt 20,5 triệu tấn, giảm 133,1 nghìn tấn.

Về thu hoạch, theo báo cáo của các địa phương, năng suất lúa hè thu cả nước năm nay ước tính đạt 54,8 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2018, nhưng do diện tích gieo cấy giảm nên sản lượng chung toàn vụ hè thu 2019 ước tính đạt 11 triệu tấn, giảm 197 nghìn tấn, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 8,7 triệu tấn, giảm 96,6 nghìn tấn.

Đối với tình hình xuất cảng, theo thống kê sơ bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 9, khối lượng xuất khẩu gạo ước đạt 586.000 tấn với giá trị đạt 251 triệu USD.

Lũy kế 9 tháng, khối lượng xuất khẩu ước đạt 5,2 triệu tấn và 2,24 tỉ USD, tăng 5,9% về khối lượng nhưng giảm 9,8% về giá trị so với năm 2018.
Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, tại An Giang, lúa IR50404 giảm 300 đồng xuống còn 4.000 đồng/kg, lúa OM 5451 tăng 100 đồng lên 5.100 đồng/kg; lúa OM4218 ổn định 4.800 đồng/kg; gạo IR50404 ở mức 10.000 – 11.000 đồng/kg; gạo chất lượng cao ở mức 13.000 đồng/kg; gạo thơm đặc sản jasmine 14.000 đồng/kg.

Tại Vĩnh Long, lúa Thu Đông giảm 100 đồng xuống còn 4.200 đồng/kg; gạo IR50404 là 12.000 đồng/kg; gạo jasmine 14.000 đồng/kg.

Tại Bạc Liêu, lúa Hè Thu muộn tăng 300 đồng lên 5.000 – 5.300 đồng/kg. 
Tại Kiên Giang, lúa IR50404 giữ ở mức 5.200 đồng/kg; lúa OM 4218 giảm 100 đồng xuống 5.400 – 5.500 đồng/kg; lúa OM 6976 ở mức 5.400 – 5.600 đồng/kg; lúa Jasmine tăng 100 đồng lên 5.700 – 5.900 đồng/kg.

Trước những khó khăn vì thị trường tiêu thụ gạo của VN đang bị thách thức lớn về hàng rào thuế và các tiêu chuẩn an toàn thực phẫm.  Do đó các quốc gia từng nhập cảng gạo của VN trong nhiều năm qua đã có những thay đổi về tiêu chuẩn, thế giới nói chung và TQ nói riêng đã siết chặt các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành thách thức lớn đối với ngành lúa gạo Việt Nam. Đây là những vấn đề chính yếu đã làm sụt giãm lượng gạo xuất cảng sang các thị trường truyền thống lẩn thị trường mới.
Theo số liệu thống kê của Cục Xuất nhập cảng (Bộ Công Thương), trong 8 tháng năm 2019, xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn, đạt gần 2 tỷ USD, tăng 0,3% về khối lượng nhưng giảm 14,9% về giá trị so với năm 2018. Trong đó, khối lượng gạo xuất cảng sang Trung Quốc đạt 347.520 tấn, tương đương 173,7 triệu USD, chiếm 7,6% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Trong tương lai Phillipines, một thị trường lớn thứ hai sau TQ cũng sẽ gặp nhiều giới hạn trong việc tiêu thụ gạo VN. Con số này cho thấy, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đã sụt giảm mạnh tới 67,8% về lượng và 67,2 % về giá trị so với năm 2018. Trung Quốc cũng không còn giữ ngôi vị là thị trường xuất khẩu gạo số 1 của VN từ nhiều tháng nay. 
http://kinhtedothi.vn/nguy-co-mat-thi-truong-trung-quoc-giai-phap-nao-cho-gao-viet-354118.html

Tình hình xuất cảng gạo của VN đã gặp bất ổn tại nhiều nơi đã từng tiêu thụ gạo VN, nên đám quan chức cao cấp của VC trong đầu tháng 11/2019 đã lên đường  đến Châu Phi để chào hàng và ve vản các nước nơi đây để kiếm thêm thị trường mới, thay thế cho thị trường TQ đã sa sút nặng vì đàn anh TQ đã siết họng đàn em VN vì có liên quan đến bối cảnh tại biển đông trong những tháng gần đây tại bãi Tư Chính. Có thể nói, chuyến đi tìm thị trường cho việc xuất cảng lúa gạo VN của Vương Đình Huệ đã hoàn toàn thất bại, phái đoàn CHXHCNVN đã không nhận được lời hứa hẹn nào trong việc nhập cảng gạo VN của các nước Châu Phi, những nơi mà Vương Đình Huệ đã viếng thăm và chào hàng trong đầu tháng 11/2019 vừa qua. Ngược lại gạo VN còn bị bọn mọi Nigeria chê thẳng thừng vì chứa quá nhiều chất hoá học độc hại cho sức khoẻ người tiêu dùng, khi tên Phó Thủ Tướng vc Vương Đình Huệ đến chào hàng tại đây. Lần đầu tiên trong việc tiêu thụ gạo, VN đã mang nhục vì lối sản xuất không còn phù hợp với thế giới mọi văn minh ngày nay ở Châu Phi

TÓM LẠI:

Các bế tắc về việc xuất cảng gạo sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến đời sống của nông dân, vốn đã nghèo lại còn nghèo hơn, một tương lai ãm đạm đang vần vũ trên đầu người nông dân VN. Đây chính là sự thành công của đảng trong việc xây dựng hạnh phúc cho giai cấp nông dân, một giai cấp đi đầu trong cuộc cách mạng do đảng csVN khởi xướng. Nhưng sau 44 năm làm kinh tế từ các đỉnh cao trí tuệ trong đảng csVN đám này đã không thể tạo được hạnh phúc cho giai cấp nông dan VN. Rồi đây, người nông dân sẽ phải gói ghém gia tài còn lại, bỏ đất, bán ruộng nương để lên thành thị kiếm sống hoặc chui vào xe Container để vượt biên sang các quốc gia tư bản giẫy chết. Đây là bộ mặt thật của các đỉnh cao trí tuệ trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân, sau 44 năm cướp được miền nam - núi nợ của CHXHCNVN tạo ra đã ngập đầu.Tà quyền Việt Nam mới đây cho biết sẽ phải vay khoảng 459.000 tỷ đồng trong năm 2020 để bù đắp bội chi ngân sách trung ương và trả nợ tiền vay. Chúng đang sống thoi thóp với nợ nần ngày càng phình to, đầu năm là chúng họp lại để tính chuyện vay nợ mới để trả nợ củ. 

Báo cáo về nợ công năm 2020 của Chính phủ gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 đang diễn ra ở Hà Nội mới đây cho thấy, Hà Nội sẽ dành 217.800 tỷ đồng tiền vay để bù đắp bội chi ngân sách trung ương; khoảng 217 tỷ đồng để trả nợ gốc của ngân sách trung ương và 9.100 tỷ đồng để nhận nợ Bảo hiểm xã hội.
Theo dự báo, nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2020 sẽ chiếm khoảng 54,3% GDP (?!), nợ chính phủ chiếm khoảng 48,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP là khoảng 45,5%. Đây là báo cáo của VC, sự thật thì con số này đã vượt trần, nhưng vẩn nói láo với những báo cáo sai sự thật để che lấp sự bất tài của đảng trong việc lãnh đạo quốc gia trong nhiều thập niên qua.
Biên khảo CT-KT của Hậu duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 8.11.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét