Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

CHIẾC ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG CỦA VN 
MỘT NÉT VĂN HOÁ CỦA VIỆT TỘC ĐANG BỊ TÀU (TQ) CHÔM CHỈA
Mấy ngày gần đây trên mạng xã hội đã nổi sóng vì môt ngưới tạo mẩu - Tàu chệt (Lục địa) đã chạm tới sở hữu trí tuệ của tổ tiên VN. Theo Tuổi trẻ Online ngày 21/11/2019 - Thương hiệu thời trang Ne·Tiger của Trung Quốc khi ra mắt bộ sưu tập họ gọi là “sự sáng tạo mới” năm 2018 nhưng giống hệt các mẫu áo dài của Việt Nam. Nhiều người Việt phẫn nộ.

Ne·Tiger là một thương hiệu thời trang nội của Trung Quốc. Nhà sáng lập công ty này, theo trang Harbin Fashion Week là ông Zhang Zhifeng. Ông này thành lập công ty năm 1982 và đăng ký thương hiệu Ne·Tiger từ năm 1992.
Những ngày qua, chưa rõ vì lẽ gì, những hình ảnh liên quan tới bộ sưu tập được gọi là “cách tân” những kiểu áo dài của thương hiệu thời trang Ne·Tiger từng công bố năm ngoái trở lại thành một đề tài gây tranh cãi rất nhiều trên dư luận mạng ở Việt Nam.

Theo đó, trong Tuần lễ thời trang xuân hè 2019 tại Bắc Kinh khai mạc ngày 25-10-2018, Ne·Tiger đã công bố nhiều bộ sưu tập thời trang của họ, trong đó có những mẫu thiết kế gây bức xúc với người Việt vì nó cho thấy sự sao chép áo dài truyền thống Việt Nam, nhưng lại được giới thiệu là "sự sáng tạo" của nhà thiết kế (?). Sự ăn cắp sở hữu trí tuệ về chiếc áo dài truyền thống của VN đã gây một sự xúc động sâu xa đến người Việt trong và ngoài nước.

Cái thô bỉ của thương hiệu do ông Zhang Zhifeng thành lập này năm 1982 và đăng ký công ty Ne·Tiger năm 1992. Thời gian xuất hiện cty ông này tới nay chưa đầy 30 năm, nhưng lại tự mạo nhận những chiếc áo dài VN là do y sáng tạo (?). Đây là nét văn hoá truyền thống của VN có từ lâu đời, nó hiện diện ở VN từ trước khi thằng Tàu chệt này ra đời hàng ngàn năm. Công ty Ne. Tiger do tên Zhang Zhifeng sáng lập năm 1982 chỉ là một ổ thổ phỉ với những sản phẫm sao chép của các nước khác.

Người ta không lạ gì bản chất của Đại hán là ưa sao chép, ăn cắp sở hữu trí tuệ của người khác đem về rồi cho đó là văn hoá của mình - Hành động rất côn đồ và thô bỉ. Đây chính là bản chất của người Hán từ ngàn năm nay, mà VN là nạn nhân nhiều nhất của đám thổ phỉ này. Chúng ta không quên trong Hậu Hán Thư từng cho rằng :" Nhâm Diên và Tích Quang là những Thái Thú ở VN từ thế kỷ thứ 1 , đã dạy cho dân Việt cày ruộng và trồng lúa" đây là một sự xuyên tạc trắng trợn và thô bỉ. Rất tiếc sử gia Trần Trọng Kim của chúng ta vì thiếu sử liệu nên đã chép từ sử Đại hán, cũng lập lại việc Nhâm Diên quan thái thú Giao Chỉ vào thời Đông Hán đã dạy cho Việt tộc chúng ta làm ruộng (?) cày bừa... Từ đó dân chúng nơi hắn cai quản đã đũ thóc gạo (?). Nguồn: trang 38, quyễn 1 "Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim. Đây là một sự lầm lẩn đáng tiếc của sử gia Trần Trọng Kim.

Các cuộc khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thời Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (gần 10.000 năm trước CN) đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi, có thể là cả nghệ thuật trồng lúa nước của người Việt cổ - là dân bản địa sinh sống nơi xuất hiện nền văn hoá Hoà Bình-Bắc Sơn. bằng chứng thứ hai là câu chuyện: " Sự tích bánh chưng bánh dầy" của vua Hùng Vương thứ 7 tức Hùng Chiêu Vương, là người đã dùng nếp để làm ra chiếc bánh chưng bánh dầy đầy ý nghĩa dâng lên vua cha, rồi được truyền ngôi. Đây là thời đại trước thời Nhâm Diên gần 2000 năm, người Việt chúng ta chẳng những đã biết trồng lúa thành thạo để làm lương thực mà còn trồng được nếp, một cây lương thực mà cách trồng hoàn toàn giống như cây lúa (gạo). 

Trong suốt chiều dài lịch sử từng đánh cắp rất nhiều sở hữu trí tuệ của VN. Một câu chuyện khác là Tử Cấm Thành Bắc Kinh được một người Việt, quan thái giám Nguyễn An đứng ra thiết lập đồ án và làm trưởng công trình xây cất. Việc này bị Đại Hán im lặng nên thế giới cứ lầm tưởng là một công trình vĩ đại nhất vào thười đó đã do người Hán làm ra!! Xin mời xem nguồn bằng tiếng Đức có phụ đề tiếng Việt : https://www.youtube.com/watch?v=CW2WpE64bZA


Câu chuyện về Đại hán ăn cắp sở hữu trí tuệ VN còn rất nhiều nhưng người viết không thể kể hết ra đây. Ngày nay, các doanh nhân Tàu chệt lục địa đã từng ăn cắp nhản hiệu nước mắm Phú Quốc của VN, đàn bầu...rồi cho đó là những tác phẫm do Tàu chệt TQ) sáng tác...Nay còn chôm tới chiếc áo dài và nón lá, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều đất biển đảo của VN....Hành động gian manh và côn đồ qua việc ăn cắp sở hữu trí tuệ của Đại hán đã bị Tổng Thống Mỹ, ông Donald Trump lên án gắt gao. Đây cũng là lý do bùng nổ cuộc thương chiến với TQ do ông Trump lãnh đạo, một cuộc chiến đem lại sự công bằng cho " sở hữu trí tuệ" đang còn tiếp diển.

LỊCH SỬ CHIẾC ÁO DÀI VN

Trở lại chiếc áo dài, người viết xin được trình bày về một nghiên cứu lịch sử của chiếc áo dài VN, để trả lời cho thương hiệu Ne. Tiger của tên thổ phỉ Zhang Zhifeng biết về chiếc áo dài của Việt tộc mà Cty này đã sao chép rồi tự nhận là của mình.
Chiếc áo dài với phần trên ôm sát tấm thân thon thả của phụ nữ để hai tà bay lửng lơ cuốn quít theo làn gió trông thật thơ mộng, thật trữ tình đã là nguồn cảm hứng cho biết bao tâm hồn nghệ sĩ, phong phú hóa kho tàng thơ, văn, nhạc, họa, nhiếp ảnh, nhà tạo mẫu áo..trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam như cố thi sĩ Nguyên Sa đã ngất ngây gửi hồn trong hai tà áo người tình:

Có phải em mang trên áo bay
hai phần gió thổi một phần mây
hay là em gói mây trong áo
rồi thở cho làn áo trắng bay ?
Nguyên Sa
('Tương Tư')


hay áo lụa Hà đông


Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát 
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông 
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng 
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng ...
.......
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn 
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông 
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng 
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng

Tuy nhiên, ngay trên những tranh khắc trên mặt Trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm đã thấy thấp thoáng bóng dáng của tà áo dài, tranh khắc trang phục của phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Có thể khẳn định Áo dài là một sản phẫm thuần Việt, không lai bất cứ thứ y phục nào khác trên thế giới kể cả những y phục của Hán tộc.

Hình người trong hoa văn trên mặt trống đồng: với hình thể của người Việt cổ mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi kèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày giã vào một chiếc cối, đầu chày có trang trí lông chim. 

Theo nhà sử học Đào Duy Anh từ thời Văn Lang, trên trống đồng Ngọc Lũ của tổ tiên ta đã khắc trên mặt trống hình người phụ nữ trong trang phục áo có 2 tà áo dài. Qua các thời kỳ lịch sử, đến thế kỷ 18 áo xẻ tà của người phụ nữ là kiểu áo tứ thân, sau được chúa Nguyễn Vũ Vương chiếu dụ cách tân cho ra đời chiếc áo dài có 2 tà cho cả đàn bà và đàn ông để thuận tiện hơn trong lao động, trong lễ phục.

Những hoa văn trên mặt trống đồng đã có thể chứng minh được người Việt chúng ta đã có những cái váy dài, tức chiếc áo dài đơn sơ của người Việt cổ, cách đây trên dưới 2500 năm. Nếu căn cứ vào các hình ảnh ghi lại trên mặt trống đồng VN, thì giả thuyết về hai bà Trưng mặc áo dài vào năm 40-43 sau CN là có luận cứ thuyết phục. Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông trận, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. 
Và thường khi nói đến tà áo trắng học sinh rất nhiều người liền liên tưởng ngay đến mái trường thân yêu, đến phấn bảng học trò, đến tiếng ve gọi hè sang, đến hàng phượng vĩ với những bông hoa trĩu nặng thắm đỏ sân trường - màu đồng phục cho nhiều trường trung học nữ ở miền nam VN trước 1975, thường là màu trắng. Nhưng cũng có một số ít trường chọn màu xanh., áo màu tím, như trường Gia Long đã một thời có tên là 'Trường Nữ Sinh Áo Tím' từ ngày thành lập vào năm 1915 cho đến 1952. Đến năm 1953, đồng phục áo dài tím được thay thế bằng chiếc áo trắng với phù hiệu của trường - đóa mai vàng - khâu lên trên áo.
Áo dài Việt Nam được tìm thấy trong từ điển tiếng Anh  là “aodai”. Từ "Áo dài" (ao dai /ˈaʊ ˌdʌɪ/) được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là một loại trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế hai tà áo trước và sau dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài.  Ngày nay trong Wikipedia Đức  cũng đã xác nhận đó là áo dài truyền thống của phụ nữ VN:" Das Áo dài gilt als das traditionelle weibliche Kleidungsstück Vietnams"Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/%C3%81o_d%C3%A0i

Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại một số trường trung học hay đại học; hoặc đại diện cho trang phục quốc gia trong môi trường giao lưu văn hoá quốc tế. VN có áo dài cho nam lẩn nữ giới.

Cho dù trải qua bao nhiêu ngàn năm với bao nhiêu biến thể, nét duy nhất còn nhận ra được trang phục truyền thống của người Việt không bị lai tạp với các nền văn hóa khác chính là hai tà áo dài.  Có nhiều người cho rằng áo dài Việt là một bản khác của sườn xám của phụ nữ Trung Hoa,đó là một quan niệm sai lầm, vì chiếc sườn xám xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 (khoảng năm 1920), còn tà áo dài Việt đã có từ rất lâu, trước khi chiếc sườn xám có mặt ở Trung Hoa. Điều đó chứng tỏ áo dài là một nét văn hóa hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam, chỉ người Việt mới có loại y phục này.

ÁO DÀI THẾ KỶ XVII, XVIII

Trong sách sử xưa nhất tìm được về y phục thường dân là từ thế kỷ XVII, XVIII:

* Áo mớ ba, mớ bảy: Người Việt từng nghe nhắc đến áo mớ ba, Đó là những chiếc áo dài mặc lồng vào nhau, áo ngoài thường màu sẫm như nâu, đen, có thể là hàng trơn hay dệt hoa bóng trên nền mờ hoặc ngược lại, những chiếc áo mặc trong toàn màu tươi vui như hồ thủy, hồng phấn, hoàng yến… Phong tục muốn dân chúng phải tỏ ra khiêm tốn trong cách ăn mặc, áo ngoài phải dùng những màu nhã nhặn, không được khoe khoang, lộ liễu, áo màu lòe loẹt thì phải giấu bên trong.

Ngày nay, ta còn thấy vết tích kiểu áo này ở những bộ áo tế của nam giới, áo ngoài bằng sa mỏng màu lam hay đen trông suốt qua thấy rõ chiếc áo lót bằng vải trắng bên trong, và chiếc áo kép (đã có từ trước năm 1776, theo Lê Quý Đôn), mặt ngoài vẫn màu đen hay nâu…, áo trong biến thành cái lót (doublure) vẫn dùng những màu sặc sỡ.

* Lê Triều chiếu lịnh thiện chính chép là năm 1665 có sắc lệnh: “Áo đàn ông thì có thắt lưng và quần có ống chân, áo đàn bà con gái thì không có thắt lưng, quần không có hai ống, từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như thế. Bọn hát xướng ở hý trường thì không theo cấm lệnh này. Ai trái lệnh (…) bắt được quả tang sẽ phạt năm quan cổ tiền, nộp vào công khố”.

* Tavernier trong Relation nouvelle et singulière du Royaume de Tonquin (1681) tả y phục phụ nữ miền Bắc là “trang trọng và nhã nhặn. Nam nữ mặc tựa như nhau. Áo dài chấm gót, giữa có buộc thắt lưng bằng lụa, xen lẫn kim tuyến và ngân tuyến, mặt trái mặt phải đều đẹp như nhau (…). Họ sản xuất rất nhiều tơ tằm, dân chúng giàu cũng như nghèo đều mặc tơ lụa”. Ông còn vẽ cả tranh minh họa. Tavernier đã đi du lịch nhiều nơi nhưng chưa đặt chân đến Bắc Kỳ, những chi tiết viết trong sách dựa vào sự hiểu biết của người em ông đã nhiều phen đến Đàng Ngoài, và những lần ông nói chuyện với người Bắc mà ông gặp ở Batavia.

Theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, trang phục cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt Nam.

Tìm trong sách "Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine", xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: "Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu... Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt…”

Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây.
Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá chân.

ÁO DÀI VÀO THẾ KỶ XIX VÀ XX

Năm 1828 vua Minh Mệnh xuống chiếu bắt phụ nữ bỏ váy mặc quần, đã làm đề tài cho ra đời bốn câu thơ giễu cợt ai cũng biết:

Tháng tám có chiếu vua ra:
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông,
Đi thì bóc lột quần chồng sao đang?

Rành rành “chiếu vua” như thế mà cũng còn có người dạy học trò là lệnh này do thực dân Pháp ban hành!

* Michel Đức Chaigneau là con lai, mẹ người Việt, cha là một trong hai người Pháp làm quan với nhà Nguyễn thời Gia Long, Minh Mệnh. Sinh trưởng ở Phú Xuân, Chaigneau Đức viết trong Souvenirs de Huê khá tỉ mỉ về y phục phụ nữ: “Vợ những người buôn bán hay công chức nhỏ thì mặc một áo vải ngắn, màu đen hay màu sô cô la, quần lụa đen hay vải trắng. Dân chúng, thợ thuyền giới hạ lưu, đàn ông như đàn bà, ăn mặc rất tồi tệ. Đàn ông chỉ đánh một cái quần vải trắng hay màu cháo lòng, dài tới đầu gối, buộc ngang lưng bằng một cái dải rút dài, buông thõng hai đầu ở trước bụng… Có người mặc áo vải ngắn màu trắng hay nâu, thường là rách rưới, vá víu, dài chưa tới đầu gối, để lộ ống chân rám nắng. Phụ nữ ăn mặc cũng tựa như thế, chỉ khác áo dài hơn, ống tay áo rộng, quần và nón rộng hơn. Tầng lớp trưởng giả sang trọng thì mặc áo mớ đôi bằng tơ lụa trông suốt qua được, quần lụa đến bụng chân”.

* Thái Đình Lan (1801-1859), người Đài Loan, năm 1835 đi thi Hương rồi về bằng đường thủy, gặp bão tố, trôi dạt tới Quảng Ngãi, năm sau mới theo đường bộ trở về. Đi từ mùa thu năm trước đến mùa hè năm sau mới về đến Phúc Kiến, qua 14 tỉnh nước An Nam như Phú Xuân, Nghệ An, Thanh Hóa, Thường Tín, Lạng Sơn, Thái Bình… qua Trung Hoa rồi mới về được quê nhà.

Ông viết quyển Hải Nam tạp trứ (trang 243) , ghi chép những điều mắt thấy tai nghe ở nước Nam. Về y phục ông cho biết: “Có hai quan chức đến áp mạn thuyền chúng tôi (để kiểm tra). Họ đều chít khăn lụa đen, mặc áo tay hẹp, quần lụa điều, đi chân trần (các quan Việt Nam đi đâu đều đi chân đất), áo mặc không phân biệt nóng lạnh, ngay giữa mùa đông cũng mặc áo quần lụa mỏng. Người quyền quý phần nhiều dùng hai màu xanh lam và đen; khăn chít đầu cũng thế, quần thì đều mặc quần lụa điều” (trang 171); “Đàn bà ra ngoài buôn bán, để búi tó, chân đất, dùng vải đũi vấn quanh đầu, đội nón bằng đấu, mặc áo lụa đỏ thẫm, ống tay áo hẹp, áo dài chấm đất; không mặc váy, không thoa son phấn, tay đeo chuỗi ngọc, hạt mã não hoặc vòng đồng”.

* Áo giao lĩnh - Không rõ sự xuất hiện của nó có từ bao giờ, được coi là “xưa nhất”, đã ra đời trước áo tứ thân, tuy không ai đưa ra bằng chứng cụ thể. Áo giao lĩnh giống áo tứ thân, chỉ khác hai vạt đằng trước buông thõng, giao nhau chứ không buộc vào nhau ở trước bụng. Có lẽ người ta thấy áo giao lĩnh “lụng thụng”, bất tiện cho người làm việc lao động nên sau đó mới chế ra kiểu áo tứ thân gọn ghẽ hơn.
Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm.
Đến năm 1884, văn hóa Tây phương bắt đầu du nhập vào Việt Nam và đem lại nhiều biến đổi với tà áo dài. Từ đây áo dài bước qua một trang sử khác và hé lộ nhiều dáng dấp của áo dài ngày nay
Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.
Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.
Những hình ảnh thật của Vua Khải Định (1916 - 1925),
 để thấy áo dài nam của VN

Những cải cách đầu tiên về áo dài

Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943. http://www.voatiengviet.com/content/tai-tao-ao-dai-lemur-07-20-2011-125907038/917292.html
Khoảng thập niên 1930, chiếc áo dài có một số thay đổi, mà nổi tiếng nhất phải kể đến kiểu áo Lemur của họa sĩ Nguyễn Cát Tường, một thành viên của Tư. Lực Văn Đoàn. (Chữ Lemur viết trại theo danh từ Pháp 'le mur' có nghĩa là 'cái tường', tương tự như tên 'Cát Tường'). Nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã dùng hai tờ báo Ngày Nay và Phong-Hóa để truyền bá tư tưởng cải cách văn hóa, xã hội của nhóm. Cũng trong tờ Phong-Hóa họa sĩ Cát Tường đã cổ võ cho sự thay đổi về quan niệm trong cách ăn mặc: "Các nhà đạo đức thường nói: Quần áo chỉ là những vật dụng để che thân thể ta khỏi gió mưa, nắng lạnh, ta chẳng nên để ý đến cái đẹp, cái sang của nó làm gì. Theo ý tôi, quần áo tuy dùng để che thân thể, song nó có thể là tấm gương phản chiếu ra ngoài cái trình độ trí thức của một nước. Muốn biết nước nào có tiến bộ, có mỹ thuật hay không, cứ xem y phục của người nước họ, ta cũng đủ hiểu". Kiểu áo Lemur cho thấy ảnh hưởng của Âu châu, mặc dù áo vẫn giữ nguyên phần áo dài với cổ cao, không có eo. Những thay đổi gồm cổ áo khoét hình trái tim, cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ; vai bồng; tay nối ở vai, tay măng-sét; gấu áo cắt kiểu sóng lượn nối vải khác màu hay đính ren diêm dúa; khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Vì những đặc tính táo bạo như vậy cho nên có giới nghệ sĩ hay giới ăn chơi thời đó mới dám mặc. Và cũng vì lý do đó chiếc áo Lemur đã sớm đi vào quên lãng vào khoảng năm 1934. Một điểm khác biệt nữa so với áo dài thời trước đó là vạt áo không còn phải nối sống nữa vì hàng vải nhập cảng có khổ rộng hơn hàng nội hóa thời đó.

Khi kiểu Lemur lan đến thủ đô Huế, rất nhiều các cô tân thời đã chuộng kiểu áo dài này, nên trong dân gian đã có truyền tụng một bài vè sau đây:

Vè vẻ vè ve
Nghe vè 'mốt' áo
Bận áo lơ-muya
Đi giày cao gót
Xách bóp-tờ-phơi
Che dù cánh dơi
Đi chơi Cụ Ngáo
Ăn cháo không tiền
Cởi liền lơ-muya

TỪ ÁO LEMUR ĐẾN ÁO DÀI HÔM NAY

Thập niên 60s-70s, áo dài bắt đầu tôn lên những nét quyến rũ nhất của người phụ nữ. Eo được may thắt lại, có người còn dùng dây quanh áo phía trong ở vòng hai để eo đuợc nhỏ hơn, tà áo rộng, ngực áo nhọn, gấu áo thẳng ngang, dài gần đến mắt cá chân, làm cho người mặc có dáng "thắt đáy lưng ong"


Áo dài cũng trở thành một trang phục không thể thiếu khi đi ra ngoài của phụ nữ Việt. Đặc biệt trong Sài Gòn, cuộc sống phồn hoa và ảnh hưởng từ phong cách Mỹ đã khiến phụ nữ nơi đây có phong cách áo dài đa dạng, năng động với đủ màu sắc, hoa văn, chất liệu.

* Áo dài có thắt lưng -  bà Anh Trần (sau này làm điêu khắc), ở Paris người sáng tác ra kiểu áo dài có thắt lưng mới sau khi học một lớp dạy cắt quần áo Tây phương. Kiểu áo này không thấy còn tồn tại.

* Áo dài kiểu bà Nhu tức bà Trần Lệ Xuân, vợ ông Ngô Đình Nhu. Năm 1958, bà Nhu xuất hiện trước công chúng với chiếc áo dài cổ hình thuyền và tay ngắn. Đấy cũng là một cải cách quan trọng đáng kể vì trời nóng bức mặc áo cổ đứng rất khó chịu.

Cùng trong thập niên 60, áo dài thêm một lần nữa thay đổi: đẹp, quyến rũ hơn. Đó là kiểu áo dài cổ hở (hay còn gọi là cổ thuyền) do vợ của Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân, thiết kế (nên thường gọi là áo dài bà Nhu).
* Áo tay giác lăng (raglan) - Khoảng thập niên 60, hiệu may Dung Dakao ở Sài Gòn tung ra kiểu áo dài tay giác lăng, ráp tay xéo vai khiến cho chỗ nách không còn những đường nhăn nhúm như trước… vải may thân áo dày nhưng tay với ngực lại bằng vải mỏng hoặc thân áo và hai tay là hai màu, nút cài từ cổ xéo xuống ôm sát thân hình người mặc từ nách đến eo. Sau đó còn kiểu mini và maxi raglan nữa.
* Áo ba tà - Một số nhà may ở Sài Gòn tung ra vào thập niên 70 kiểu áo ba tà gồm một vạt sau và hai vạt trước với nút gài từ cổ xuống eo mặc với quần ống voi.
* Áo dài hiện nay - Việt Nam hiện nay cũng có những nhà thiết kế vẽ các kiểu áo dài “mới” như áo không cổ hoặc thân áo một thứ hàng, hai tay dùng hàng mỏng trông suốt qua được. Phần nhiều mặc áo trơn hay thêu chứ không dùng áo vẽ, và thêu gần kín ngực không còn chỗ để đeo nữ trang. Cũng có kiểu áo dài chui đầu, không khuy… Quần đồng màu với áo hay màu khác hẳn như đỏ, vàng, xanh…
KẾT LUẬN:


Áo dài là một sáng tạo của Việt tộc qua nhiều lần thoát xác để trở thanh những chiếc áo dài đẹp thẩm mỹ đầy sáng tạo của người VN. Có thể nói áo dài VN đã xuất hiện lâu đời, nếu căn cứ vào các hoa văn trên mặt trống đồng, thì áo dài đơn sơ của Việt tộc đã có trên 2000 năm, còn nếu căn cứ từ những tài liêu do các nhà truyền giáo Tây phương ghi lại vào thế kỷ XVII, XVIII thì áo dài của Việt tộc đã có những nét gần giống như những chiếc áo dài ngày nay. Thế nên các doanh nghiệp về quần áo thời trang nước ngoài như Công Ty Ne. Tiger, có sao chép thì đừng nên nói đó là sáng tạo của mình, để cã thế giới khinh bỉ thêm về bản chất của những tên Designer như Zhang Zhifeng, một thứ thổ phỉ, côn đồ trưởng thành trong môi trường văn hoá đỏ.

Hợp biên, Hậu duệ VNCH Lê Kim Anh và Lý Bích Thuỷ 23.11.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét