Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

 CÓ NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VNCH TẠI SEA GAMES
CHO TỚI NAY CHXHCNVN VẪN CHƯA VƯƠN TỚI ĐƯỢC
Đại hội Thể thao Đông Nam Á (tiếng Anh: SEA Games hay South East Asian Games), là một sự kiện thể thao tổ chức hai năm một lần vào giữa chu kỳ Đại hội Olympic và Đại hội Thể thao châu Á, với sự tham gia của các vận động viên từ 11 nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay. Những môn thể thao tổ chức trong đại hội do Liên đoàn thể thao Đông Nam Á điều hành với sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Hội đồng Olympic châu Á.

Bóng tròn VNCH vào năm 1959 đã đoạt được cúp vô địch đầu tiên và duy nhất cho đến hôm nay của VN, đã 59 năm trôi qua. Sau chiếc cúp vô địch và các huy chương vàng cho đội tuyển quốc gia; Bóng tròn Việt Nam Cộng Hòa còn đoạt thêm 2 HCB, 2 HCĐ ở các kỳ đại hội tiếp theo để khẳng định một thời vàng son của bóng đá Việt Nam Cộng Hỏa.

VNCH THAM DỰ SEA GAMES TỪ 1959

Khả năng tốt nhất của các đỉnh cao trí tuệ Ba Đình là các thành tích được ghi nhận như: bán nước, ăn cướp, trấn lột nhân dân và tham nhũng là ở tầng cao nhất của khu vực; Con cháu bác "hù"đi đến đâu là ăn cắp tới đó làm cho các nước lân bang phải kính sợ. Đảng viên đảng cộng sản trong bộ máy hành chánh từ cao tầng xuống tới hạ tầng chỉ có tài đánh cắp tài sản quốc gia, ngốn ngân sách, rút ruột công trình...... công an cảnh sát thì ăn hối lộ, sách nhiểu dân chúng,  cướp đất đai, tài sản của dân; Ngoài các khả năng đó người cộng sản hoàn toàn không có khả năng xây dựng đất nước trở nên cường thịnh cũng như không có khả năng xây dựng một nền thể thao mạnh, để có thể  cử đại diện cho VN đi tranh tài với các nước trong khu vực. 

Nếu nói đến thành tích của quang vinh của XHCNVN, thì từ năm 1945 đến 1989, một đoạn đường dài xây dựng đất nước 44 năm (VNDCCH  và CHXHCNVN), người cộng sản hoàn toàn không có khả năng tham dự trận đấu nào tại SEA Games. 


Riêng Việt Nam Cộng Hòa chỉ sau 4 năm xây dựng đất nước và nền thể thao, thì bộ môn túc cầu đã đoạt được chiếc cúp đầu tiên tại SEA Games 1959. Thành tích này được đám trí thức đỏ của cộng sản (soạn thảo Bách Khoa Toàn Thư ) đã ghi là của cộng sản thay vì của VNCH. Chúng thô bỉ đến độ cướp luôn tài khoản của VNCH một cách trơ trẻn đến độ không còn gì để nói nửa. Sự xảo trá đánh tráo lịch sử là nghề của băng đảng csVN. Nước CHXHCNVN cử phái đoàn thể thao tham dự lần đầu tiên tại đấu trường SEA Games bắt đầu từ năm 1989 tại Mã Lai. Thế nhưng đám đầu lĩnh Ba Đình chưa bao biết thẹn khi chúng mạ lỵ Chính Thể VNCH.

Thành tích của Thể thao Việt Nam Cộng Hòa qua 7 kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á đầu tiên 1959-1973:

Lần 1-1959,  với 5 HCV, 5 HCB, 5 HCĐ.
Lần 2-1961,  với 6 HCV, 1 HCB, 3 HCĐ.
Lần 3-1965,  với 5 HCV, 7 HCB, 7 HCĐ.
Lần 4-1967,  với 6 HCV, 10 HCB, 17 HCĐ.
Lần 5-1969,  với 9 HCV, 5 HCB, 8 HCĐ.
Lần 6-1971,  với 3 HCV, 6 HCB, 9 HCĐ.

Lần 7-1973, với 2 HCV, 13 HCB, 9 HCĐ.

Đại hội Thể thao Đông Nam Á khi đó gọi là Đại hội Thể thao bán đảo Đông Nam Á (SEAP Games), được tổ chức ở Bangkok năm 1959. Đây là lần đầu tiên đại hội được tổ chức sau khi Liên đoàn Thể thao bán đảo Đông Nam Á (SEAP Games Federation) được thành lập vào năm 1958. Ngày 22 tháng 5 năm 1958, đại biểu đến từ các nước ở bán đảo Đông Nam Á tham dự Đại hội Thể thao châu Á 1958 tại Tokyo, Nhật Bản đã họp và thống nhất thành lập một Đại hội thể thao. Tên gọi SEAP Games khi đó được đặt bởi ông Luang Sukhum Nayaoradit, người mà sau đó làm Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan. Lý do đề nghị đưa ra thành lập một đại hội thể thao khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự hợp tác, sự hiểu biết và sự gắn kết các mối quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.


Đại hội thể thao Bán Đảo Đông Nam Á (khi đó được gọi tắt là SEAP Games) lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 12 đến 17 tháng 12 năm 1959 tại Bangkok, Thái Lan. Đại hội lần đầu chỉ có số thành viên tham dự tương đương số lượng của một đoàn thể thao của một nước ngày nay, 527 quan chức và vận động viên. Tham dự đại hội có 6 nước thành viên của Liên đoàn Thể thao bán đảo Đông Nam Á: Myanmar, Malaysia, Lào, Singapore, Thái Lan,  Việt Nam Cộng Hòa. Số lượng môn thi đấu cũng rất khiêm tốn, chỉ có 12 môn. Từ khi thành lập từ năm 1959 đến 1975 miền bắc VNDCCH chưa lần nào đũ tư cách để tham dự các giải Sea Games này.

43 năm nhìn lại để thương tiếc và chúng ta cần vinh danh sự oai hùng của nền Túc Cầu VNCH, so với sự xuống dốc thê thảm của nền bóng tròn thời cộng sản ngày nay, thể thao có liên quan tới chính trị không ? dạ xin thưa là CÓ. Cộng sản và những kẻ có dã tâm, chúng lúc nào cũng tìm đủ mọi cách để giấu nhẹm hết những việc làm rạng danh dưới thời VNCH, trong đó có lãnh vực thể thao, cho tới ngày hôm nay, chúng không bao giờ cho thế hệ trẻ và những người đang sống ở cái XHCN này biết rằng: trước 1975 miền nam Việt Nam đã làm cho hầu hết các nước ở khu vực Á Châu rất ngưỡng mộ và khâm phục chúng ta về môn thể thao này, đó là hành động chính trị, một hành động đê tiện và bạc nhược chúng ta cần phải lên án, bởi vì với cộng sản cái gì của VNCH đều là xấu đều là không tốt, dân tộc chúng ta thật là bất hạnh, và ánh sáng của bầu trời VN sẽ không bao giờ sáng, nếu vẫn bị cộng sản xỏ mũi trâu dẫn dắt, hay khi đói được chúng quẳng cho miếng xương như chó gặm, thì còn lâu chúng ta mới thấy được ánh sáng dưới bầu trời này. http://lybichthuy.blogspot.com/2018/01/lich-su-bong-vnch-43-nam-nhin-lai-e.html



Được biết từ khi thành lập từ năm 1959 đến 1975 miền bắc VNDCCH chưa lần nào đũ tư cách để tham dự giải Sea Games này.


Tại miền Nam Việt Nam, vào cuối thập kỷ 1950, đội bóng của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã trở thành một trong 4 cường quốc bóng tròn châu Á (có 10 đội tham dự), khi lọt vào vòng chung kết giải Vô địch châu Á 1960 cùng với Nam Hàn, Israel, Trung Hoa (do Hồng Kông đại diện).



Giải vô địch thế giới
Năm 1974: Vòng loại cho Giải thế giới, khu vực châu Á
VNCH - Hàn Quốc: 0-4
VNCH - Hồng Kông: 0-1
VNCH - Thái Lan: 1-0
(năm này là năm cuối cùng của miền nam VN về thể thao, chúng ta phải lo đối phó với giặc thù cộng sản, có lẽ vì thế mà chúng ta ta không dốc hết tâm để thi đấu cho giải này, đó cũng là nỗi bất hạnh của dân tộc VN)
Tại giải bóng tròn tại Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1959 diễn ra từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 12 năm 1959 tại Băng Cốc, Thái Lan, Hội tuyển quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã giành huy chương vàng sau khi thắng Thái lan 3-1
Lần 2: năm 1960 (tại Hàn Quốc), VNCH đứng đầu bảng ở vòng loại, tại vòng chung kết:[2]
VNCH - Hàn Quốc: 1-5
VNCH - Đài Loan: 0-2
VNCH - Israel: 1-5
VNCH xếp hạng 4
Á vận hội (ASIAD)
Kỳ I: năm 1951, (tại New Delhi), VNCH không tham dự
Kỳ II: năm 1954, (tại Manila), VNCH không vượt qua vòng loại:
VNCH - Philippines: 3-2
VNCH - Hồng Kông: 1-2
Kỳ III: năm 1958, (tại Tokyo)
VNCH - Pakistan: 1-1
VNCH - Malaysia: 6-1
Kỳ IV: năm 1962, (tại Jakarta), VNCH đứng thứ 4
VNCH - Ấn Độ: 2-3 (ở trận bán kết)
VNCH - Malaysia: 1-4 (ở trận tranh huy chương đồng)
Kỳ V: 1966, (tại Băng Cốc), VNCH không vượt qua vòng loại
Kỳ VI: 1970, (tại Băng Cốc), VNCH không vượt qua vòng loại


Cúp Merdeka

Cựu tuyễn thủ bóng đá VNCH

Cúp Merdeka do Malaysia tổ chức, thường mời một số đội mạnh châu Á nên có giá trị như một giải châu Á thu nhỏ.
Kỳ 10, năm 1966, 12 đội mạnh nhất Á Châu tham dự: VNCH đoạt cúp. Huấn luyện viên của đội là : Karl-Heinz Weigang (Đức).
Khởi đầu, Hội Tuyển Quốc Gia Việt Nam qua sự dìu dắt của Huấn Luyện Viên Weigang đã thắng Singapore 2-1. Rồi đè bẹp Nhật Bản với tỷ số 2-0. Sau đó hạ "sát ván" Đài Loan với kết quả 3-0 để vào cầm đầu bảng 1 đụng độ trong trận chung kết với Miến Điện. Cuối cùng một kỳ tích đã xảy ra khi Việt Nam đá thắng được Miến Điện 1:0 qua quả đá phá lưới của tiền đạo Nguyễn Văn Chiêu vào phút thứ 71 để đoạt cúp vàng Merdeka 1966. Nguồn: https://vietbao.com/a277014/ket-qua-bat-ngo-voi-2-giai-merdeka-1966-u23-afc-2018
Vâng, câu chuyện tưởng chừng như cổ tích đã thực sự xảy ra trước đây 52 năm đã mang niềm vui tưng bừng bất tận cho giới hâm mộ túc cầu thời đó. Cả miền Nam VN lúc đó hãnh diện tưng bừng tiếp đón Hội Tuyển VN trở về với chiếc cúp vàng Merdeka. Đặc biệt là xảy ra 3 cuộc tình lãng mạn giửa "tài tử và giai nhân". Sau đó tiến đến đám cưới của Thủ quân Tam Lang với  "cải lương chi bảo" Bạch Tuyết, Trung vệ Phạm Văn Lắm sánh duyên với ca sỹ Mỹ Dung và Tiền đạo Nguyễn Văn Ngầu với một cựu nữ sinh Gia Long.
Nhìn kỹ lại thì VNCH rất xứng đáng đoạt cúp vàng Merdeka vì có đấu pháp tấn công mạnh mẽ 4-2-4 liên tiếp đá phá lưới khiến đối phương đều phải e sợ. Việt Nam đứng đầu trên 9 quốc gia được lọt vào tham dự giải vô địch bán chính thức Á Châu, trong đó gồm có Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Ấn Độ, Miến Điện, Nam Hàn, Thái Lan, Hongkong và Mã Lai (xem Nguồn 1).
Thực là một thời rạng rỡ vinh quang cho nền túc cầu VN mà chưa bao giờ có được cho đến bây giờ.
SEA Games
Kỳ I: năm 1959, (tại Bangkok), VNCH đoạt huy chương vàng
VNCH - Thái Lan: 3-1 (về nhất và đoạt cúp vô địch)

Kỳ II: 1961, (tại Rangoon), VNCH đoạt huy chương đồng (về hạng ba)
VNCH - Thái Lan: 0-0
VNCH - Lào: 7-0
Kỳ III: 1965, (tại Kuala Lumpur), VNCH đoạt huy chương đồng
VNCH - Singapore: 4-1 (về hạng ba)
Kỳ IV: năm 1967, (tại Bangkok), VNCH đoạt huy chương bạc
VNCH - Miến Điện: 0-1 (về hạng nhì)
Kỳ V: năm 1969, (tại Rangoon), VNCH hoà Thái Lan, đoạt huy chương đồng (về hạng ba)
Kỳ VI: năm 1971, (tại Kuala Lumpur), VNCH hoà Thái Lan, huy chương đồng (về hạng ba)
Kỳ VII: năm 1973, (tại Singapore), VNCH đoạt huy chương bạc
VNCH - Miến Điện: 2-3 (về hạng nhì )
Kỳ VIII: năm 1975, (tại Bangkok), Việt Nam Cộng hòa không tham dự (nếu năm này mà VNCH còn có thể đoại cúp và vô địch Á Châu một lần nữa cũng không chừng, vì năm 1973 trong trận tranh chung kết đã đoạt được huy chương bạc về nhì)
Thủ môn Phạm văn Rạng

Ông là người thủ môn bắt được 2 trái phạt 11 mét của Pelé trong một trận giao hữu tại Sài Gòn.

Sau đây xin sơ lược tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của Lưỡng thủ vạn năng Phạm Văn Rạng. Ông sinh năm 1934 tại Chợ Gạo Mỹ Tho. Trong già đình nghèo, đam mê bóng đá từ nhỏ, năm 17 tuổi ông lên Sài Gòn, chơi cho đội Ngôi Sao Bà Chiểu một năm sau có chân trong đội tuyển Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa. Thay thế thủ môn tên tuổi Lâm Kinh. 
Từ 1952 - 1964, ông luôn có mặt trong thành phần đội tuyển Quốc gia VNCH cho đến lúc ông tuyên bố rút lui, để nhường cho lớp trẻ đi lên vào năm 1964 lúc ông chỉ mới 31 tuổi. Lúc hưng thời báo chí đã tốn nhiều giấy mực để ca ngợi ông. Qua các thành tích vô địch Seagames 1959, thắng Do Thái 2 - 0 trong vòng loại Thế vận hội tại thủ đô Teavid, hạ vô địch Thụy Điển là đội Djugarden 2 - 1. Năm 1966, sau khi ông giải nghệ hai năm, ông vẫn được cầu vương Lý Huệ Đường tuyển vào đội tuyển Ngôi Sao Châu Á, để thi đấu với hai CLB lừng danh của Anh Quốc là Tottemham va Cheasea tại Kulalumpur, Malaysia. Ông được báo chí Mã Lai tôn vinh như một huyền thoại túc cầu của Việt Nam sau trận Ngôi Sao Châu Á thắng Cheasea 2 - 1.


Qua 12 năm có chân trong đội tuyển VNCH. Ông có bộ sưu tập thành tích như sau: HCV Seagames 1959, HCĐ 1962 - 1963, Á Quân Á Châu 1958 - 1962, vô địch Quốc gia nhiều năm trong màu áo của Tổng Tham Mưu và Quan Thuế. Ông được báo chí Nam Á bình chọn là thủ môn hay nhất Á Châu thập niên 50 - 60. Ông mất vào ngày 7 tháng 11 năm 2008, 

Việt Nam CH và Thế Vận Hội trước 1975

DANH THỦ BÓNG BÀN CỦA VNCH

Bóng bàn VNCH cũng vang danh trong khu vực từ năm 1958 với các danh thủ như Mai Văn Hòa, Lê Văn Tiêt...Xem nguồn:http://skyhawkttc.com.au/lich-su-bong-ban-mien-nam-mai-van-hoa/

Quê ở Hóc Môn, ông Lê Văn Tiết đến với quả bóng nhựa từ năm 10 tuổi do phụ thân là Lê Văn Gặp hướng dẫn. Năm 1957, tay vợt tài hoa này đã lên ngôi vô địch miền Nam. Tại Asiad lần thứ 3-1958 (Tokyo, Nhật Bản), Lê Văn Tiết đã cùng Mai Văn Hòa và Trần Cảnh Được đoạt HCV đồng đội nam môn bóng bàn sau khi đánh bại đương kim vô địch là nước chủ nhà. Năm sau, bộ ba này giành HCĐ đồng đội giải vô địch thế giới lần thứ 25 (Dortmund, Đức), riêng Lê Văn Tiết còn lên ngôi vô địch đơn nam giải Pháp mở rộng. Cũng trong năm này, ông Tiết được Liên đoàn Bóng bàn thế giới xếp hạng 6, còn danh thủ Mai Văn Hòa xếp hạng 12. Xem nguồn http://thethao.sggp.org.vn/mai-me-cung-qua-bong-nhua-64209.html

DANH THỦ ĐUA XE ĐẠP CỦA VNCH

Anh Trương Kim Hùng, tay đua trẻ của Việt nam Cộng Hòa, năm 1973 lúc mới len 22 tuổi đã đoạt được 7 huy chương vàng - phá kỷ lục giải SEA Games ( Á Châu), mang lại niềm hảnh diện cho đoàn xe đạp đua của VNCH ở Singapore. 






DANH THỦ QUẦN VỢT VÕ VĂN THÀNH CỦA VNCH

Tháng 1 năm 1959, tại giải Đại hội Thể thao Đông Nam Á tại Bangkok, ông Bảy đã thắng tay vợt Thái Lan là Seri Charuchinda ở chung kết, để đoạt chiếc huy chương vàng (đơn nam) đầu tiên cho quần vợt Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1959 đến 1973, đội Việt Nam liên tiếp thắng 7 lần huy chương vàng đôi nam quần vợt tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEAP Games) thì 6 lần đã do sự góp sức của ông. http://thethao.sggp.org.vn/ong-bay-va-quan-vot-viet-13099.html



Đường thời, nhiều người ngộ nhận về mối quan hệ anh em ruột giữa ông và tay vợt số 2 Việt Nam lúc bấy giờ, Võ Văn Thành. Hai người cùng họ; nhưng không có liên hệ anh em, ông Võ Văn Thành quê ở Cần Thơ, ông Võ Văn Bảy quê ở Vĩnh Long.

Chiến thắng để đời của Võ Văn Bảy với tay vợt Nhật Bản vừa là số 1 châu Á Toshio Sakai 3/1 (11-13, 6-4, 6-2, 6-3),[1] đã đưa tên tuổi Võ Văn Bảy lên tột đỉnh vinh quang. Năm đó (7 tháng 4 năm 1972) ông đã 41 tuổi; trong lúc Toshio Sakai 24 tuổi, trên mặt sân CSS (nhà văn hóa lao dộng ngày nay), Võ Văn Bảy bằng tài nghệ và sự khôn ngoan đã gây thích thú cho khán giã mộ điệu quần vợt Việt Nam,

Ông qua đời ngày 24 tháng 11 năm 2002 tại Bình Đông, vì ung thư cổ họng; do ông hút thuốc rất nhiều.  

TÓM LẠI:

Chỉ sau có 4 năm thành lập nước VNCH, thì đội tuyển thủ túc cầu của miền nam VN đã có một vị trí cao nhất trong nền túc cầu khu vực ( Sea Games 1959) . Sự thành tựu của nên túc cầu Việt Nam Cộng Hòa đã đánh dấu được sự trưởng thành của một quốc gia tân lập  còn quá son trẻ.

Trong khi chia đôi đất nước sau hiệp định Genève 1954. Miền nam VN là một nước theo thể chế tự do dân chủ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đất nước Việt Nam Cộng hòa đã thăng hoa mọi mặt từ Kinh Tế, Giáo, Dục, Thể thao..v..v.. Trong khi miền bắc XHCN do Hồ chí Minh lãnh đạo đã trở thành một xã hội nghèo đói. Nhà nước cộng sản phải ăn cướp ruộng đất, tài sản của người dân để nuôi bộ máy cai trị độc tài thiếu khả năng xây dựng đất nước. Các nguồn nhân lực cho các bộ môn thể thao không được đảng để ý tới để có được một đội ngũ có tầm vóc tham dự các giải  khu vực cho đến giửa thập niên 80 (của t.k 20). Xem lịch sử của SEA Games: https://vtv.vn/sea-games-29/theo-dong-lich-su-cac-ky-sea-games-tu-9-toi-21-20170530122038531.htm

CHXHCNVN bắt đầu tham gia SEA Games từ lần thứ mười lăm (1989), được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 20 đến 31 tháng 8 năm 1989. Từ khi chiếm được miền nam tháng tư 1975 thì  14 năm sau CHXHCNVN mới chuẩn bị được một đội ngũ để bắt đầu tham gia SEA Games từ lần thứ mười lăm (1989), được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 20 đến 31 tháng 8 năm 1989.

Ngoài bóng tròn, trong những kỳ đại hội đầu tiên còn có nhiều thành tích mà cho tới nay vẫn là niềm khát khao của giới thể thao CHXHCNVN. Chẳng nói đâu xa, bóng chuyền - một trong những môn được xem là hấp dẫn nhất của thể thao Việt Nam sau bóng đá, nhưng sau chiếc HCV của đội nam đoạt được từ SEA Games lần 4 năm 1967 đến nay, việc lên ngôi đầu khu vực vẫn là một giấc mơ khá xa vời với các chàng trai của bóng chuyền XHCNVN. Bên cạnh đó, rất nhiều ngôi vô địch của môn quần vợt (nội dung đơn và đôi nam), bơi lội (nội dung bơi tiếp sức 4x100m nam)… đến tận bây giờ lớp con cháu bác "Hù"vẫn chưa thể tái lập lại những thành tích mà các danh thủ của VNCH đã để lại.

Tổng hợp, Hậu duệ VNCH Võ thị Linh 12.12.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét