NHA TUYÊN ÚY QUÂN LỰC VNCH
Tuyên úy trong quân lực VNCH trước 1975 chỉ có nơi 3 tôn giáo: Phật Giáo, Công Giáo và Tin Lành, do các tu sĩ đảm trách trong các hoạt động Mục vụ, Phật vụ về tinh thần cho các binh sĩ thuộc tôn giáo của mình, thực hiện các nghi lễ tôn giáo tại khu vực đóng quân. Cấp bậc tuyên úy trong quân lực VNCH là cấp bậc giả định để tương xứng với đơn vị trách nhiệm. Cấp bậc tuyên úy trong các quân đội trên thế giới đã có từ lâu, các tuyên úy đầu tiên trong quân đội Anh là các linh mục có mặt trên các tàu hải quân ở thế kỷ thứ 8. Các nhà nguyện trên đất liền cũng thấy xuất hiện trước đó, dưới triều Vua Edward I. (1239 - 1307)
Tuyên úy trong quân lực VNCH được ủy nhiệm từ các Tòa Tổng Giám Mục, Hội thánh Tin Lành hay Giáo Hội Phật Giáo VN - Viện Hóa Đạo.
Nha Tuyên Úy QL.VNCH trực thuộc Cục Xã hội Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, trách nhiệm săn sóc gia đình binh sĩ về gia cư, trường học và y tế. Cục có một trường Nữ Trợ tá Xã hội đào tạo các nữ sĩ quan và hạ sĩ quan chăm lo đời sống gia đình binh sĩ tại các khu gia binh. Họ cũng thăm viếng ủy lạo thương bệnh binh tại các Quân y viện và chăm lo gia đình tử sĩ. Đồng thời Cục Xã hội xin Bộ Giáo dục và Thanh niên cho phép thành lập các trường trung tiểu học Văn hoá Quân đội theo quy chế công lập, để cho con em quân nhân theo học mà không phải thi tuyển cũng như phải đóng học phí như các trường tư thục. Ngoài ra, Cục Xã hội còn quản lý các Nha Tuyên úy Công giáo, Phật giáo và Tin lành.
Ngành Tuyên Úy Phật Giáo được thành lập vào ngày 13 Tháng Ba, 1964 do sự vận động và khai sáng của Hòa Thượng Thích Tâm Châu. Vị giám đốc đầu tiên là Hòa Thượng Thích Tâm Giác. Ngành nhanh chóng được phát triển đến khắp các đơn vị lớn nhỏ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong nỗi vui của các quân nhân Phật Tử. Vì được tổ chức rộng lớn nên các sĩ quan Tuyên Úy được bổ nhiệm vào các đơn vị tác chiến cũng phải có mặt trên khắp các chiến trường để giữ vững tinh thần cho các quân nhân Phật Tử.
Cố Hòa Thượng Thích Tâm Giác, giám đốc đầu tiên của ngành này, được coi là vị sư già xem các sĩ quan tuyên úy như đàn con ruột thịt, chăm lo và bảo bọc trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam. Và Hòa Thượng Thích Thanh Long, giám đốc cuối cùng của ngành, được coi là một vị đạo cao đức trọng trong mọi hoàn cảnh.
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định sinh ra tại tỉnh Nam Định, cha là cụ ông Trần Văn Quý, mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ông là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Thuở nhỏ, ông yếu đau luôn, được giao cho các vị Tăng tại ngôi chùa trong thôn trông coi và ở luôn trong chùa. Đến khi lên 7 tuổi, ông xin với song thân cho xuất gia đầu Phật, thụ nghiệp với Hòa thượng Thích Trí Hải tại chùa Mai Xá thuộc Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (nay là Nam Hà).
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định sinh ra tại tỉnh Nam Định, cha là cụ ông Trần Văn Quý, mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Suôi. Ông là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Thuở nhỏ, ông yếu đau luôn, được giao cho các vị Tăng tại ngôi chùa trong thôn trông coi và ở luôn trong chùa. Đến khi lên 7 tuổi, ông xin với song thân cho xuất gia đầu Phật, thụ nghiệp với Hòa thượng Thích Trí Hải tại chùa Mai Xá thuộc Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (nay là Nam Hà).
Ông được trường Tăng Học Quán Sứ lựa chọn gửi đi du học Nhật Bản năm 1954. Sau 8 năm du học, ông đạt được bằng Tiến sĩ Xã hội học, Tiến sĩ Triết học Đông Phương và Tam đẳng huyền đai tại viện Nhu đạo KODOKAN. Và là giám đốc viện Nhu đạo Quang Trung 1964, nằm trên đường Phạm Đăng Hưng, Dakao, Sài Gòn, nơi cư xá của Nha Kỷ Thuật Học Vụ Quận I Sài Gòn. https://quangduc.com/a5501/hoa-thuong-thich-tam-giac
Hòa thượng được đề cử là Chánh Đại Diện Miền Vĩnh Nghiêm của khối phật giáo đồ miền Bắc lập nghiệp và hành đạo tại miền Nam, kiêm nhiệm các chức vụ Tổng vụ trưởng Kiến Thiết và Tài chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thành lập năm 1964. Đồng thời hòa thượng còn giữ chức giám đốc nha tuyên úy trong quân đội. Cuối năm 1964, ông thành lập viện Nhu đạo Quang Trung, nhằm tạo lập cho thanh niên Việt Nam có được một thể lực tự vệ.
HT Tâm Giác đã tích cực thành lập các đơn vị Tuyên Úy Phật Giáo từ cấp Tiểu Đoàn đến Quân Đoàn nhằm săn sóc về mặt tâm linh cho các sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính Phật Giáo. Sau khi HT viên tịch vào ngày 20 tháng 10 năm Quý Sửu, tức ngày 15/11/1973, được an táng tại nghĩa trang Vĩnh Nghiêm, huyện Hóc Môn.
Hòa Thượng Thích Thanh Long kế nhiệm HT Tâm Giác cho đến ngày miền Nam rơi vào tay Việt cộng, và ngài chấp nhận ở lại với anh em binh sĩ và gia đình để bị nhiều năm trong lao tù Việt cộng, nhưng chính những năm tháng bị tù tội, Hòa Thượng đã nêu gương sáng cho nhiều bạn đồng tù và cho cả những cai tù. Mọi người rất nể phục phẩm hạnh và đức độ của một vị chân tu, đem tình thương, lòng từ bi trải khắp mọi người.
1. https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/Ngay-Hiep-Ky-Tuyen-Uy-Phat-Giao-quan-luc-VNCH-4617/
2. http://gopnang.ning.com/page/nhung-vi-s-nha-tuyen-uy
3 https://danchuahiepthong.wordpress.com/2010/12/28/m%E1%BB%99t-thanh-gia-cha-vang-dong-cctvn-m%E1%BB%99t-doa-sen-tt-thich-qu%E1%BA%A3ng-long-nha-tuyen-uy-qlvnch/
4. http://gopnang.ning.com/page/nhung-vi-s-nha-tuyen-uy
TRUNG TÁ TUYÊN ÚY PHẬT GIÁO THÍCH HẠNH ĐẠO
Năm 1964 khi ngành Tuyên Úy Phật Giáo được thành lập, Hòa Thượng Thích Hạnh Ðạo xin tham dự và tốt nghiệp khóa I Sĩ Quan Tuyên Úy Phật Giáo trong QLVNCH, được công cử ra Vùng I làm phụ tá tuyên úy Quân Khu I.
Khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập cũng vào năm 1964, hòa thượng được công cử vào chức vụ tổng thư ký cho Ban Ðại Diện Giáo Hội tại Quảng Nam-Ðà Nẵng.
Tới năm 1966, hòa thượng được cử về làm tuyên úy trưởng tại Tổng Y Viện Cộng Hòa ở Sài Gòn. Năm 1968, hòa thượng được quân đội thăng trung tá, đảm nhận chánh sở Tuyên Úy Phật Giáo Quân Ðoàn 4, Quân Khu 4.
Năm 1970, hòa thượng được công cử làm giám đốc cơ quan viện trợ CRS là cơ quan viện trợ nhân đạo quốc tế của Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Từ 1970 đến 1975, hòa thượng về trụ trì tại chùa Từ Tâm trong Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Ðà Nẵng.
Gần 10 năm bị Cộng Sản cầm tù sau 30 tháng 4 năm 1975 chỉ vì đã gần gũi, khuyến hóa anh em trong QLVNCH trong vai trò một sĩ quan Tuyên Úy Phật Giáo, cố Trung Tá Tuyên Úy Phật Giáo Thích Hạnh Ðạo đã không chỉ là một vị sĩ quan trong phạm vi tinh thần mà ngài đã tích cực trong nhiều công tác xã hội
Sau khi ra tù năm 1985, hòa thượng được chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh trong chương trình H.O. 19.
Năm 1993, hòa thượng định cư tại California và khai sơn ngôi chùa Phổ Ðà làm nơi tu học cho tăng tín đồ và hoằng dương Phật pháp. Hòa thượng trụ trì tại đây cho đến ngày viên tịch. Di cốt của ngài được nhập tháp tại chùa Phổ Ðà. Hòa thượng viên tịch vào lúc12 giờ trưa ngày 28 tháng 7 năm 2011.
CÁC VỊ SƯ TUYÊN ÚY TRONG TÙ CẢI TẠO
Sau 30 Tháng Tư, 1975, nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã coi những sĩ quan Tuyên Úy có “tội” nặng vì đã là nguyên nhân chính làm cho tinh thần chiến đấu của các quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa tăng cao. Hầu hết các sĩ quan Tuyên Úy đều phải ở tù cải tạo cả chục năm trời. Cũng chính trong thời gian này, các nhà tu hành trong lốt sĩ quan Tuyên Úy đã thể hiện được cái tinh thần đạo pháp của tôn giáo mình. Xem Những Vị Sư Nha Tuyên Úy - trích Hồi Ký Những Người Tù Cuối Cùng - Phạm Gia Đạihttps://www.okclips.net/video/MeIduLtvyqs/nhung-vi-su-nha-tuye.html
HT Tâm Giác đã tích cực thành lập các đơn vị Tuyên Úy Phật Giáo từ cấp Tiểu Đoàn đến Quân Đoàn nhằm săn sóc về mặt tâm linh cho các sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính Phật Giáo. Sau khi HT viên tịch vào ngày 20 tháng 10 năm Quý Sửu, tức ngày 15/11/1973, được an táng tại nghĩa trang Vĩnh Nghiêm, huyện Hóc Môn.
1. https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/Ngay-Hiep-Ky-Tuyen-Uy-Phat-Giao-quan-luc-VNCH-4617/
2. http://gopnang.ning.com/page/nhung-vi-s-nha-tuyen-uy
3 https://danchuahiepthong.wordpress.com/2010/12/28/m%E1%BB%99t-thanh-gia-cha-vang-dong-cctvn-m%E1%BB%99t-doa-sen-tt-thich-qu%E1%BA%A3ng-long-nha-tuyen-uy-qlvnch/
4. http://gopnang.ning.com/page/nhung-vi-s-nha-tuyen-uy
TRUNG TÁ TUYÊN ÚY PHẬT GIÁO THÍCH HẠNH ĐẠO
Năm 1964 khi ngành Tuyên Úy Phật Giáo được thành lập, Hòa Thượng Thích Hạnh Ðạo xin tham dự và tốt nghiệp khóa I Sĩ Quan Tuyên Úy Phật Giáo trong QLVNCH, được công cử ra Vùng I làm phụ tá tuyên úy Quân Khu I.
Khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập cũng vào năm 1964, hòa thượng được công cử vào chức vụ tổng thư ký cho Ban Ðại Diện Giáo Hội tại Quảng Nam-Ðà Nẵng.
Tới năm 1966, hòa thượng được cử về làm tuyên úy trưởng tại Tổng Y Viện Cộng Hòa ở Sài Gòn. Năm 1968, hòa thượng được quân đội thăng trung tá, đảm nhận chánh sở Tuyên Úy Phật Giáo Quân Ðoàn 4, Quân Khu 4.
Năm 1970, hòa thượng được công cử làm giám đốc cơ quan viện trợ CRS là cơ quan viện trợ nhân đạo quốc tế của Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Từ 1970 đến 1975, hòa thượng về trụ trì tại chùa Từ Tâm trong Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Ðà Nẵng.
Gần 10 năm bị Cộng Sản cầm tù sau 30 tháng 4 năm 1975 chỉ vì đã gần gũi, khuyến hóa anh em trong QLVNCH trong vai trò một sĩ quan Tuyên Úy Phật Giáo, cố Trung Tá Tuyên Úy Phật Giáo Thích Hạnh Ðạo đã không chỉ là một vị sĩ quan trong phạm vi tinh thần mà ngài đã tích cực trong nhiều công tác xã hội
Sau khi ra tù năm 1985, hòa thượng được chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh trong chương trình H.O. 19.
Năm 1993, hòa thượng định cư tại California và khai sơn ngôi chùa Phổ Ðà làm nơi tu học cho tăng tín đồ và hoằng dương Phật pháp. Hòa thượng trụ trì tại đây cho đến ngày viên tịch. Di cốt của ngài được nhập tháp tại chùa Phổ Ðà. Hòa thượng viên tịch vào lúc12 giờ trưa ngày 28 tháng 7 năm 2011.
Sau 30 Tháng Tư, 1975, nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã coi những sĩ quan Tuyên Úy có “tội” nặng vì đã là nguyên nhân chính làm cho tinh thần chiến đấu của các quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa tăng cao. Hầu hết các sĩ quan Tuyên Úy đều phải ở tù cải tạo cả chục năm trời. Cũng chính trong thời gian này, các nhà tu hành trong lốt sĩ quan Tuyên Úy đã thể hiện được cái tinh thần đạo pháp của tôn giáo mình. Xem Những Vị Sư Nha Tuyên Úy - trích Hồi Ký Những Người Tù Cuối Cùng - Phạm Gia Đạihttps://www.okclips.net/video/MeIduLtvyqs/nhung-vi-su-nha-tuye.html
bạn tù vượt qua được những phương cách trị tù qua các trại giam cải tạo của Cộng Sản. HTThích Thanh Long, đã sống vì anh em quên cái xác thân mình qua mọi hành vi cư xử khiến cho Ký Giả Lô Răng của nhật báo Tiền Tuyến khi ra khỏi tù qua tị nạn tại Úc Châu đã viết về Hòa thượng như một vị Phật sống khi được cùng chung đội lao động với Hòa thượng. HT cũng từng là một Sĩ Quan Chỉ Huy trong ngành Tuyên Úy Phật Giáo. Khi Cộng Sản tha ra khỏi tù, một vài năm sau người đã viên tịch tại một ngôi chùa ở quận 3 Sài Gòn vì kiệt sức. Thầy ở tù mười hai năm, một năm trong Nam và mười một năm lưu đày trong những trại giam được dựng lên nơi rừng thiêng núi độc miền Bắc. Câu chuyện về tấm gương bồ tát của Hòa thượng Thích Thanh Long có thể đọc tiếp nơi: https://www.chuabuuchau.com.vn/phat-giao-viet-nam/thuong-toa-thich-thanh-long_32306.html
Ngành Tuyên Úy PG trong QLVNCH đã đào tạo được 7 khóa với tổng số 60 sĩ quan Tuyên Úy PG. Trước khi dứt lời ông nhắc nhở mọi người Việt tị nạn đừng quên thảm họa mất nước trước cuộc xâm lăng của Tàu Cộng.
LM Cao Đức Thuận sinh ngày 25-7-1924 tại Nhân Nghĩa, Hải Phòng. Ngài học Tiểu Chủng Viện Ba Đông, Hải Dương (1935), Đại Chủng Viện thánh Alberto, Nam Định (1945). Năm 1954, Ngài học Thần Học năm cuối tại Học Viện Đa Minh, Rosary Hill, Hongkong. Ngài thụ phong linh mục tại Hongkong do Đức Cha Bianchi, Tổng Giám Mục Hồng Kông ngày 2-5-1955. Sau đó, trở về Việt Nam.
Năm 1957, Ngài được Hội Đồng Giám Mục Miền Nam chỉ định phục vụ trong Quân Đội với chức vụ Tuyên Uý Công Giáo tại Phan Rang, Nha Trang, Quảng Ngãi, Phan Thiết, Bình Tuy.
Năm 1967-1970, Phó Giám Đốc Nha Tuyên Uý Công Giáo tại Saigon và Quản nhiện Giáo Xứ Đồng Tiến. Năm 1970-1974, Chánh xứ giáo xứ Quý Đức – Qui Nhơn.
Năm 1974, đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc Nha Tuyên Uý Công Giáo thuộc QL VNCH.
Hiện nay, vì tuổi cao, Toà TGM Saigon đã bổ nhiệm Cha Phêrô Nguyễn Văn Phương, OP, là người kế vị Cha Louis Bertrand Cao Đức Thuận.
Linh Mục Cao Đức Thuận, 150 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam. ĐT: (+84) 28 3844 8723; (+84) 977- 374-059. Nguồn:
https://www.danchuaucchau.org/linh%E2%80%82muc%E2%80%82louis-bertrand%E2%80%82cao%E2%80%82duc%E2%80%82thuan/
L.M PHÊRÔ PHAN HUÔN
PHÓ GIÁM ĐỐC NHA TUYÊN ÚY CÔNG GIÁO
Lm Phêrô Phan Phát Huồn, Sinh ngày 5 tháng 10 năm 1926, tại Thừa Thiên-Huế, Việt Nam, vừa được Chúa gọi về lúc 11:10 sáng thứ Sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2015, tại Viện Dưỡng Lão, Long Beach, California, Hoa Kỳ, hoàn tất hành trình 89 năm ở trần gian, 67 năm tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, và 62 năm thi hành sứ vụ Linh mụ
Năm 1957 Cha gia nhập Ngành Tuyên Úy Công Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Mặc dầu ở trong nhiệm vụ mới này có biết bao việc phải làm thế mà Cha vẫn tiếp tục viết Sử.
- Năm 1958 Cha đã xuất bản Việt Nam Giáo Sử Quyển I (viết về Lịch sử Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam từ năm 1533 đến 1933).
- Năm 1962 Cha xuất bản tiếp Việt Nam Giáo Sử Quyển 2 (viết về Lịch sử Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam từ năm 1933 đến 1960).
Thời gian 18 năm trong quân đội (1957 -1975), chỉ trừ ra 3 năm theo học ngành Tuyên Úy quốc tế (1965-1968) tại New York, Cha đã tuần tự đảm trách nhiều phận vụ: Trưởng Phòng Tuyên Úy Sư Đoàn 3 Dã Chiến, Trưởng Phòng Tuyên Úy Bộ Tổng Tham Mưu, Trưởng Phòng Tuyên Úy Quân Khu Thủ Đô, Trưởng Phòng Giáo Vụ Nha Tuyên Úy, và Phó Giám Đốc Nha Tuyên Úy.
Cha đã đóng góp vào công trình xây dựng tinh thần và thiêng liêng cho binh sĩ, gia đình và cho con em của họ... Cha làm Chủ Bút Nguyệt San Tinh Thần, Giám Đốc Chương Trình Phát Thanh Nha Tuyên Úy.
L.M PHÊRÔ PHAN HUÔN
PHÓ GIÁM ĐỐC NHA TUYÊN ÚY CÔNG GIÁO
Mặc dầu ở trong nhiệm vụ mới này có biết bao việc phải làm thế mà Cha vẫn tiếp tục viết Sử.
- Năm 1958 Cha đã xuất bản Việt Nam Giáo Sử Quyển I (viết về Lịch sử Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam từ năm 1533 đến 1933).
- Năm 1962 Cha xuất bản tiếp Việt Nam Giáo Sử Quyển 2 (viết về Lịch sử Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam từ năm 1933 đến 1960).
Thời gian 18 năm trong quân đội (1957 -1975), chỉ trừ ra 3 năm theo học ngành Tuyên Úy quốc tế (1965-1968) tại New York, Cha đã tuần tự đảm trách nhiều phận vụ: Trưởng Phòng Tuyên Úy Sư Đoàn 3 Dã Chiến, Trưởng Phòng Tuyên Úy Bộ Tổng Tham Mưu, Trưởng Phòng Tuyên Úy Quân Khu Thủ Đô, Trưởng Phòng Giáo Vụ Nha Tuyên Úy, và Phó Giám Đốc Nha Tuyên Úy.
Cha đã đóng góp vào công trình xây dựng tinh thần và thiêng liêng cho binh sĩ, gia đình và cho con em của họ... Cha làm Chủ Bút Nguyệt San Tinh Thần, Giám Đốc Chương Trình Phát Thanh Nha Tuyên Úy.
Cha bị đi tù 13 năm: từ Tháng 8/1975 đến Tháng 2/1988. Được thả về, Cha làm việc mục vụ "chui"...Sau đó Cha đã đến Hoa kỳ theo diện HO và định cư ở Long Beach, California, Hoa Kỳ.
LINH MỤC THIẾU TÁ TUYÊN ÚY (Ambrosio Đỗ Bích Ngô)
Cuộc đời Cha Amrosio, cũng như bao tu sĩ khác đã tận hiến đời mình từ khi còn trẻ cho đến lúc già cho Giáo Hội. Dù phải trải qua bao sóng gió và thử thách, đặc biệt là quãng thời gian ‘học tập cải tạo’ đầy khắc nghiệt sau biến cố 30/4/1975, nhưng Cha vẫn kiên trung phụng sự Thiên Chúa hết sức mình cho đến cuối đời. http://www.vietcatholic.org/News/Html/121178.htm
Thời gian 10 năm chiến tranh khốc liệt (1965 – 1975) phụ trách tuyên úy Công Giáo tại Sư Đoàn 2 ở Quảng Ngãi (sau khi hiệp định Paris 1973 chuyển ra Chu Lai thay lính Mỹ) có lẽ là quãng đời đáng nhớ nhất đối với cuộc đời linh mục của Ngài.
Với cấp bậc Thiếu tá Tuyên Úy được nhiều ‘nể trọng’ trong quân đội VNCH và kể cả sau này, khi được trở về từ nhà tù cộng sản sau 13 năm bị đi cải tạo thừa khả năng và ‘tiêu chuẩn HO’ để đi tỵ nạn nước ngoài, nhưng dường như Cha muốn chọn những nơi chốn khó khăn, mà một trong những ‘dấu ấn’ ấy chính là một làng quê xa xôi hẻo lánh thuộc huyện Tư Nghĩa nằm ở tận mãi phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi gần dãy Trường Sơn, nơi Cha Ambrosio đã bỏ nhiều công sức làm nên xóm đạo Rừng Lăng lớn mạnh một thời.
Linh mục Tuyên Úy Ambrosio Đỗ Bích Ngô sinh ngày 11/01/1930 quê làng Phú Lương, Thanh Liêm tỉnh Hà Nam được chúa gọi về ngày 18/1/2014 tại nhà hưu dưỡng dành cho các linh mục gốc Hà Nội tại Sài Gòn.
Cuộc đời Cha Amrosio, cũng như bao tu sĩ khác đã tận hiến đời mình từ khi còn trẻ cho đến lúc già cho Giáo Hội. Dù phải trải qua bao sóng gió và thử thách, đặc biệt là quãng thời gian ‘học tập cải tạo’ đầy khắc nghiệt sau biến cố 30/4/1975, nhưng Cha vẫn kiên trung phụng sự Thiên Chúa hết sức mình cho đến cuối đời. http://www.vietcatholic.org/News/Html/121178.htm
Với cấp bậc Thiếu tá Tuyên Úy được nhiều ‘nể trọng’ trong quân đội VNCH và kể cả sau này, khi được trở về từ nhà tù cộng sản sau 13 năm bị đi cải tạo thừa khả năng và ‘tiêu chuẩn HO’ để đi tỵ nạn nước ngoài, nhưng dường như Cha muốn chọn những nơi chốn khó khăn, mà một trong những ‘dấu ấn’ ấy chính là một làng quê xa xôi hẻo lánh thuộc huyện Tư Nghĩa nằm ở tận mãi phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi gần dãy Trường Sơn, nơi Cha Ambrosio đã bỏ nhiều công sức làm nên xóm đạo Rừng Lăng lớn mạnh một thời.
Linh mục Tuyên Úy Ambrosio Đỗ Bích Ngô sinh ngày 11/01/1930 quê làng Phú Lương, Thanh Liêm tỉnh Hà Nam được chúa gọi về ngày 18/1/2014 tại nhà hưu dưỡng dành cho các linh mục gốc Hà Nội tại Sài Gòn.
III. NHA TUYÊN ÚY TIN LÀNH
Mục Sư Dương Kỳ, Ðại Tá Giám Ðốc Nha Tuyên Úy Tin Lành- (1926-2006)
Mục Sư Dương Kỳ sinh ngày 10 tháng 1 năm 1926, tại thôn Triêm Đông, Quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Là con trai của Ông Dương Thự và Bà Đỗ Thị Đỉnh.
Năm 1950: Tốt nghiệp Trường Kinh Thánh Đà Nẵng, Quảng Nam
1950-1951: Truyền Đạo tại Huế
1951-1954: Chủ tọa Hội Thánh Trạm Hành, Cầu Đất, Lạc Lâm, tỉnh Tuyên Đức.
1954-1956: Chủ tọa Hội Thánh Mũi Né
1956-1957: Chủ tọa Hội Thánh Thanh Quít, Quảng Nam
1957-1958: Chủ tọa Hội Thánh Qui Nhơn, Bình Định
1958-1962: Mục Sư Tuyên Úy, Nha Tuyên Úy Tin Lành
1963-1967: Chủ tọa Hội Thánh Bàn Cờ, Sài-gòn
1968-30/4/1975: Giám Đốc Nha Tuyên Úy Tin Lành.
Sau 30/4/1975 : Thành lập Hội Thánh mới tại số 7 Trần Cao Vân, Sài-gòn, nhưng được một tháng thí bị chính quyền Việt Cộng gọi trình diện cải tạo.
16/6/1975 - 27/7/1988 : Bị tập trung cải tạo tại miền Nam và Bắc Việt Nam .
26/2/1990 : Định cư tại Hoa Kỳ.
Từ 1990: Không nhận lãnh chức vụ quản nhiệm Hội Thánh vì bệnh tim mạch, nhưng từng hồi từng lúc được cộng tác hầu việc Chúa với Mục Sư một số nơi như: Chicago, Wheaton, Pasadena và chia xẻ Lời Chúa cho một số Hội Thánh trong vùng nam và bắc California cho đến ngày về với Chúa 13 tháng 2 năm 2006.
MỤC SƯ NGUYỄN BÁ QUANG
Mục Sư Dương Kỳ sinh ngày 10 tháng 1 năm 1926, tại thôn Triêm Đông, Quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Là con trai của Ông Dương Thự và Bà Đỗ Thị Đỉnh.
Năm 1950: Tốt nghiệp Trường Kinh Thánh Đà Nẵng, Quảng Nam
1950-1951: Truyền Đạo tại Huế
1951-1954: Chủ tọa Hội Thánh Trạm Hành, Cầu Đất, Lạc Lâm, tỉnh Tuyên Đức.
1954-1956: Chủ tọa Hội Thánh Mũi Né
1956-1957: Chủ tọa Hội Thánh Thanh Quít, Quảng Nam
1957-1958: Chủ tọa Hội Thánh Qui Nhơn, Bình Định
1958-1962: Mục Sư Tuyên Úy, Nha Tuyên Úy Tin Lành
1963-1967: Chủ tọa Hội Thánh Bàn Cờ, Sài-gòn
1968-30/4/1975: Giám Đốc Nha Tuyên Úy Tin Lành.
Sau 30/4/1975 : Thành lập Hội Thánh mới tại số 7 Trần Cao Vân, Sài-gòn, nhưng được một tháng thí bị chính quyền Việt Cộng gọi trình diện cải tạo.
16/6/1975 - 27/7/1988 : Bị tập trung cải tạo tại miền Nam và Bắc Việt Nam .
26/2/1990 : Định cư tại Hoa Kỳ.
Từ 1990: Không nhận lãnh chức vụ quản nhiệm Hội Thánh vì bệnh tim mạch, nhưng từng hồi từng lúc được cộng tác hầu việc Chúa với Mục Sư một số nơi như: Chicago, Wheaton, Pasadena và chia xẻ Lời Chúa cho một số Hội Thánh trong vùng nam và bắc California cho đến ngày về với Chúa 13 tháng 2 năm 2006.
Mục Sư Nguyễn Bá Quang quê ở làng Thổ Ngọa, tỉnh Quảng Bình, sinh ngày 23 tháng 12 năm 1935 tại làng Xương Huân, huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa trong gia đình trung lưu.
Năm 1955 cậu từ giã đời thường lên đường vào học Trường Kinh Thánh tại Ðà Nẵng.
Lệnh gọi nhập ngũ năm 1962 đã đưa phóng viên Nguyễn Bá Quang của Việt Tấn Xã vào khoá 14 Sĩ quan Trừ Bị Thủ Ðức. Rồi với khả năng thông dịch và kinh nghiệm trong ngành truyền thông, ông được cử làm Sĩ Quan Báo Chí của phòng Tùy Viên Quân Sự, bên cạnh tòa Ðại Sứ Viêt Nam tại Manila, Phi-luật Tân từ năm 1964-1966. Sau khi được giải ngũ không lâu, lệnh tái ngũ lại đưa ông vào phục vụ trong Bộ Quốc Phòng, sau được thuyên chuyển về Nha Tuyên Úy Tin Lành. Năm 1970 ông được đặc cách du học tại Febias College of Bible, Phi-luật-tân, tốt nghiệp Cử Nhân Thần Học và Cao Học Khoa Học năm 1974. Vì từ 1968 Bà Nguyễn Bá Quang phụ trách chương trình Việt Ngữ của Ðài Viễn Ðông (FEBC) tại Manila.
Về nước năm 1974 Mục Sư Quang tiếp tục công tác tại Nha Tuyên Úy Tin Lành với chức vụ Trưởng Khối Giáo Vụ, kiêm chủ bút nguyệt san "Niềm Tin." Tháng 4, 1975 sau khi định cư tại Hoa Kỳ, Mục Sư và Bà Nguyễn Bá Quang tiếp tục công việc phát thanh và ông đã trở thành Trưởng Ban Việt Ngữ đầu tiên của Ðài Nguồn Sống tại thành phố La Mirada trong suốt 15 năm. Cuối năm 1990 ông được Chúa kêu gọi quản nhiệm Hội thánh Seattle, tiểu bang Washington.
Mục Sư Nguyễn Bá Quang lâm trọng bệnh từ tháng 4, 2000. Sau mấy tháng xét nghiệm bác sĩ cho biết ông đã bị ung thư gan đến thời kỳ cuối cùng. Ông về với Chúa sau một kinh nghiệm thấy Chúa thật vinh quang phước hạnh vào sáng thứ bảy 12 tháng 8, 2000 tại bệnh viện Oasis of Hope tại Tijuana, Mexico.
Là một người quân nhân còn sống sót sau cuộc chiến, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm ghi lại một vài nét về ngành Tuyên Úy để góp một phần tài liệu cho quân sử và cho các hậu duệ VNCH.
Người lính già xa quê hương Trinh Khánh Tuấn 6.12.2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét