Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

TRUNG UÝ TRƯƠNG VĂN SƯƠNG
 TẤM GƯƠNG BẤT KHUẤT CỦA NGƯỜI LÍNH VNCH 
(33 năm tù vì vẩn chiến đấu sau 30.4.1975)


Ông Trương Văn Sương sinh năm 1.943 tại Mỹ Tú, Sóc Trăng - Miền Nam Việt Nam. Trước ngày 30/4/1.975 ông là Trung Úy Phân Chi Khu Trưởng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ba của ông là người Hoa cư trú lâu đời trên đất Việt, Mẹ là người Khmer sinh sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm Miền Nam bằng bạo lực, như bao sĩ quan khác ông bị đưa vào trại tù tập trung đến 6 năm tại Quảng Bình, vùng phía Bắc của Miền Trung Việt Nam.

Ra khỏi tù Cộng Sản, ông về lại Sóc Trăng thăm gia đình vợ con. Tuy nhiên sau đó, vì nặng nợ núi sông, ông không chịu khoanh tay ngồi yên để thấy bao cảnh đời bất công ngang trái khi lũ bạo quyền quái thú quậy phá nát tan non sông gấm vóc của tổ tiên để lại. Vì thế, ông lại khăn gói giã từ vợ con để thực hiện cuộc hành trình tìm con đường cứu nước cứu dân thoát khỏi đày đoạ khốn khổ trong chế độ độc tài độc đảng do csVN dựng lên ở miền nam.

Năm 1981 ông vượt biên qua Thái lan, tại đây ông tình nguyện tham gia Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam (MTTNCLLYNGPVN) của ông Lê Quốc Tuý.


NHỮNG NHÂN VẬT LÃNH ĐẠO MTTNCLLYNGPVN:

Ông Lê Quốc Túy sinh ngày 1/1/1.934 tại An Bình - Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp. Thuở nhỏ, các bậc sinh thành cho ông đi học tại trường Tiểu Học Hồng Ngự, và rồi chuyển qua tỉnh An Giang để học tiếp.
Năm 1.950, ông Túy thi đậu Tú Tài I. Lớp học này tương đương với lớp 11 hiện nay. Phải thi đậu Tú Tài II thì mới được vào bậc đại học.
Năm 1.953, ông Túy gia nhập ngành không quân của Pháp.
Năm 1.954, ông Túy được đưa đi Maroc ở Phi Châu để nhận sự đào tạo chuyên ngành phi công. Maroc lúc đó cũng là một quốc gia thuộc Pháp. Sau đó, ông ở lại Pháp để phục vụ trong lực lượng không quân.
Đầu năm 1.956, ông Túy trở về Việt Nam và công tác tại Đệ Nhất Phi Đoàn Vận Tải Số 3 ở phi trường Tân Sơn Nhất – Sài Gòn.
Gần giữa năm 1.958, ông Túy giải ngũ và chuyển qua làm việc tại Nha Hàng Không Dân Sự. Lúc này Miền Nam đang sống dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo.
Cuối năm 1.958, ông Túy cùng vợ và hai con đi Pháp sống. Tại Pháp, ông tiếp tục học bậc đại học và tốt nghiệp ngành kỹ sư hóa học.

Ông Huỳnh Vĩnh Sanh nguyên là một cựu Đại Úy về thương cảng, quân cảng, quan thuế của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

 Ông Mai Văn Hạnh Hạnh thuộc binh chủng Hải Quân với cấp bậc Trung Úy trong quân đội quốc gia. Khi chia đôi đất nước gia đình ông di cư vào Nam, sau đó vài năm ông ròi VN sang Pháp sinh sống và trở thàng Phi công dân sự.


Năm 1.983, ông Trần văn Sương nhận được sự phân công của tổ chức, ông chỉ huy một đơn vị võ trang của Mặt Trận xâm nhập vùng biển Cà Mau - Việt Nam. Thế nhưng do bị bội phản và sự gian manh hung hiểm của lũ công an bán nước, tay sai cho ngoại bang, nên ông cùng các chiến hữu yêu nước bị bắt giam tù luôn từ đó. Tổng cộng, dưới thời Cộng Sản cai trị, ông Sương bị tù giam 33 năm 4 tháng 15 ngày.


Ông Sương đã bị cs giam cầm 3, một quãng đường dài chông gai, khổ nhọc, đắng cay trong cuộc đời ngắn ngủi của kiếp người, thế nhưng ông Trương Văn Sương  vẩn kiên cường chịu đựng và can đảm vượt qua. Khoảng giữa năm 2.010, độc tài Cộng Sản tạm thời thả ông Sương về Sóc Trăng vì sức khỏe ông suy yếu. Tuy nhiên chúng vẫn hăm dọa sẽ bắt ông giam lại bất cứ lúc nào một khi thấy ông đi ra khỏi sự kiểm soát của chúng.

Trong thời gian được tạm tha để chữa trị bịnh, người tù Trương Văn Sương vẫn bất khuất như khi ở trong lao tù, ông đã mạnh dạn và thẳng thắn tiếp xúc nhiều nhân vật tôn giáo, chính trị, bạn cũ trong tù, khi họ đến căn nhà lá rách nát để thăm hỏi nhau, nói về tình hình Việt Nam.
Trong thời gian tạm tha, Ông Sương cũng đã nhiều lần rời Sóc Trăng lên Sài Gòn chữa trị bịnh, nhân đó thăm viếng và tiếp xúc nhiều nhân vật chống đối chế độ độc tài toàn tri, tham nhũng bất công thối nát đến tận cùng của sự khốn nạn.

Ông Sương thẳng thắn trả lời nhiều câu hỏi của các báo, đài phát thanh của người Việt ở nước ngoài, nhất là ở Mỹ về tình trạng sức khỏe của ông, về tình cảnh trong lao tù, về sự đối xử bất công của nhà tù Cộng Sản, về tình hình chính trị Việt Nam, về nguyên nhân dẫn đưa ông vào cảnh tù tội chưa từng có trong thế kỷ 20 kéo dài qua thế kỷ 21.

Ông Sương cũng cho biết về cuộc xâm nhập của toán kháng chiến quân gồm 10 chiến hữu do ông chỉ huy đổ bộ vào Hòn Đá Bạc – Cà Mau năm 1.983 và bị bắt sống. Tổng số các kháng chiến quân bị nhốt chung với ông Sương qua các nhà tù là 200 người. Có người tìm cách vượt khỏi trại tù khủng khiếp đã bị bọn công an tay sai bắn chết. Có người bị bịnh và bỏ thây trong nhà tù.

Chính vì tính tình bộc trực, ngay thẳng, không sợ quân thù mà trong một năm được tạm thả ra từ tháng 7/2.010 đến khoảng tháng 7/2.011, người hùng Trương Văn Sương đã thể hiện quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tư tưởng để phát biểu trước công luận về tội ác của độc tài Cộng Sản gian manh hung bạo.

Thế nên, tháng 8/2.011, Bộ Công An Hà Nội ra lịnh bắt ông Trương Văn Sương trở lại trại giam Hà Nam nằm ở huyện Phủ Lý gần chân núi Ba Sao mặc dù sức khỏe ông còn suy yếu.

Và chưa đầy một tháng sau đó (25 ngày), vào 10 giờ 20 phút sáng ngày 12 tháng 9/2.011, các con và cháu nội, ngoại của ông Sương nhận được hung tin là ông qua đời vì bạo bịnh. Một cái chết mà chắc chắn mọi người biết độc tài Cộng Sản là thủ phạm hiểm độc.  Nguồn:
http://lybichthuy.blogspot.com/2018/03/sach-li-ch-su-chinh-tri-le-quoc-tuy-to.html?view=mosaic


Họ đúng là những chiến sĩ anh hùng của QL.VNCH:

Tuy công nghiệp không ghi trong sổ sách,
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,

Nhưng máu họ đã len vào mạch đất,
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông.
Và anh hồn chung với tấm tinh trung
Ðã hoà hợp làm linh hồn giống Việt.
(Trích thơ Đằng Phương)

Sau 30.4.1975, những chiến sĩ VNCH vẩn chưa coi đó là một sự thua cuộc...họ rời khỏi lãnh thổ VN hoặc rút vào rừng sâu hoặc đến các nước lân bang hay những nước tự do khác trên thế giới để tỵ nạn, sao đó tìm phương hướng giải phóng VN thoát khỏi sự cai trị bạo tàn của chế độ do csVN thiết lập sau 30.4.1975. Trong số đó có những người thanh niên như Trần văn Bá về từ Pháp , Ông Võ ĐaịTôn một đại tá QL.VNCH từ Úc đã trở về...ngoài còn rất nhiều người lính VNCH đã tìm đường về VN vào thập niên 80 của thế kỷ 20, họ có chung một hoài bảo như Ông Trần văn Sương. Họ chiến đấu bằng ly tưởng Tổ Quốc Danh Dự và Trách Nhiệm của một người lính VNCH, với tinh thần tự quyết dân tộc để mưu cầu tự do dân chủ cho đồng bào của họ. Tuy nhiên, mọi nổ lực của họ đều bị thất bại, một số chiến sĩ VNCH đã bị bắt, số khác thì bị tử hình. Riêng ông Sương đã bị bắt vì bị nội phản khi trên đường xâm nhập vào địa phận Cà Mau.

Hậu duệ VNCH viết để vinh danh những người lính VNCH luôn tận tuỵ với sự tự do dân chủ cho Việt tộc, luôn trung thành với tổ quốc VN, họ không như bọn csVN chiếm miền Nam theo lệnh của quan thầy Trung Nga để rồi cống hiến một phần tổ quốc cho Tàu cộng để trả nợ chiến tranh.  Chế độ cs ngày nay đang ngự trị trên quê hương VN, nay đã để lộ bộ mặt phản dân hại nước. 
Cám ơn anh người chiên sĩ VNCH, cám ơn anh người thương phế binh VNCH, cám ơn anh những người đã nằm xuống vì sự tự do và hạnh phúc cho Việt tộc và độc lập cho một VN Minh Châu trời đông.

Biên khảo- hậu duệ VNCH Nguyễn thị Hồng 12.11.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét