Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

 TRUMP ĐàCỞI TRÓI CHO ĐÀI LOAN

Đài Loan đã hồi sinh và đứng thẳng người sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thông qua dự luật đi lại với Đài Loan. Sau khi ông Trump thông qua đạo luật này, đại sứ quán Trung Quốc cho biết các điều khoản của đạo luật đã "vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc cũng như nền tảng chính trị trong mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ."

"Trung Quốc không hài lòng với điều đó và phản đối mạnh mẽ, Hoa Kỳ nên ngừng theo đuổi quan hệ chính thức với Đài Loan hoặc cải thiện mối quan hệ hiện tại với Đài Loan theo bất kỳ cách nào", Bộ Ngoại giao nước này cho hay.
Trong khi đó, Đài Loan đã bày tỏ sự cảm ơn đối với "hành động thân thiện" của chính quyền Trump, nói rằng Đài Loan sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ ở mọi cấp. Đạo luật này của Mỹ sẽ cho phép các quan chức các cấp đến thăm Đài Loan để đáp ứng điều kiện từ đối tác Đài Loan của họ và ngược lại, cho phép các quan chức cao cấp của Đài Loan đến thăm Mỹ "dưới các điều kiện tôn trọng".
Thế giới không quên việc ông Donald Trump sau khi đắc cử tổng thống Mỹ năm 2016, ông đã điện đàm với tổng thống Thái Anh Văn. Hành động này đã khiến Bắc Kinh rất bực tức. Và sau đó không lâu Donald Trump đã cởi trói cho Đài Loan bằng đạo luật được  thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 17.3.2018. Được Mỹ tiếp sức Bà Thái Anh Văn đã bung rộng mối liên ngoại giao để mở rộng liên kết thêm với nhiều nước khác trên thế giới,  phá vở sự bế tắc đã có từ trước bởi TQ.
Trước chuyến bay đến Los Angeles của bà Thái Anh Văn, người lãnh đạo một trong năm con rồng Á Châu đã quá cảnh tại Los Angeles, để tiếp tục đến Belize và Paraguay viếng thăm chính thức các nước có đặt liên hệ ngoại giao với Đài Loan. Khi quá cảnh ở Hoa Kỳ Bà Thái vân Anh chủ trì tiệc chiêu đãi cộng đồng người Mỹ gốc Đài Loan đêm 12/8/2018, sau đó thăm Thư viện Tổng thống Ronald Reagan hôm sau 13/8.
Nhà lãnh đạo Đài Loan, nữ Tổng Thống Thái Anh Văn đã có một bài phát biểu tại Mỹ trong thời gian dừng chân tại đây ngày 13-8, bà Thái đã trích dẫn câu nói của cố tổng thống Mỹ rằng: "Tất cả mọi thứ đều có thể đàm phán, ngoại trừ hai điều là tự do của chúng ta và tương lai của chúng ta". Trước khi ròi Mỹ thực hiện chuyến thăm tới Paraguay, đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, bà Thái Vân Anh đã được đón tiếp một cách trọng thể,  bài diển văn của bà đã được cho là đã chọc giận Bắc Kinh. Từ khi lên cầm quyền tại Đài Loan năm 2016, bà Thái Anh Văn đã phủ nhận « nguyên tắc một nước Trung Quốc ».
Trước đây 2 tháng, vào ngày 24.5.2018 Chính phủ Burkina Faso quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Từ năm 1994, Burkina Faso đã có quan hệ hợp tác với Đài Loan. Đài Loan đã rất tức giận TQ sau khi Burkina Faso là quốc gia thứ 5 cắt đứt quan hệ với Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử, trước đó là Cộng hòa Dominica, Gambia, Sao Tome và Principe và Panama. Hiện Đài Loan chỉ còn 18 đồng minh ngoại giao trên thế giới, trong đó có một đồng minh duy nhất ở châu Phi là tiểu vương quốc Swaziland. Đây cũng chính là nguyên nhân mà bà Thái Anh Văn đã phải lên đường đi công du thân thiện với các nước đang có thiết lập ngoại giao với Đài Loan và mở rộng bàn cờ ngoại giao đã bị cộng sản TQ chiếu bí từ nhiều thập niên qua.

Thật là hạnh phúc cho dân Đài Loan khi có một nhà lãnh đạo bất chấp những cảnh cáo của TQ và không hề không quan tâm tới sức mạnh và áp lực của TQ.

Bà Tsai Ing-wen, tiếng Việt là Thái Anh Văn sinh ngày 31 tháng 8 năm 1956 ở huyện Bình Đông, Đài Loan. Bà hiện là Chủ tịch của Đảng Dân Tiến (DPP). Ngày 16 tháng 1 năm 2016 trong cuộc tổng tuyển cử Đài Loan 2016, với 56,1% số phiếu, bà trở thành ứng cử viên thứ hai của Đảng Dân Tiến thắng cử Tổng thống sau người đầu tiên là ông Trần Thủy Biển và trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc sau khi nhậm chức ngày 20 tháng 5 năm 2016.


Bà tốt nghiệp Luật khoa tại Đại học quốc lập Đài Loan (tốt nghiệp năm 1978), Đại học Cornell (thạc sĩ, năm 1980), và Trường Kinh tế London (tiến sĩ, năm 1984).

Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) cuối thế kỷ XX,  tích cực phát triển kinh tế, trở thành một trong bốn con rồng châu Á, đứng thứ 22 thế giới về GDP danh nghĩa (2017); về chính trị mở rộng và cải cách dân chủ, người dân được hưởng mức độ cao về tự do báo chí, chăm sóc sức khỏe, giáo dục công cộng, tự do kinh tế và phát triển nhân văn. Thủ đô Đài Loan (Taiwan) là Đài Bắc, Đài Loan có diện tích 37.000km2, dân số 23.539.816 người. Thu nhập bình quân đầu người: 24.027 đô la Mỹ (2017).

Dân Đài Loan có một nữ một lãnh đạo cương quyết như bà Thái Anh Văn thật là hạnh phúc và có thế ngẩng cao đầu với bạn bè quốc tế. Tội cho dân Việt thời đại Hồ chí Minh, có một đám lãnh đạo hèn ngậm vàng của Tàu Cộng mà phải cúi đầu ô nhục, thờ phụng Thiên Triều.

Đài Loan không được Liên Hiệp Quốc công nhận là một quốc gia độc lập. Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của mình, không công nhận chế độ Đài Loan. Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn cản các đối tác của họ quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn duy trì mối liên hệ nước đôi với hòn đảo này, thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh từ năm 1979 và chấp nhận nguyên tắc một nước Trung Quốc nhưng vẫn duy trì quan hệ thương mại với Đài Loan, tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan. Đài Loan là một trong những khách hàng quân sự lớn nhất của Mỹ, tổng trị giá các hợp đồng vượt 60 tỷ USD trong 25 năm qua.

Sự kiện bà Thái Anh Văn ghé Mỹ và có diễn văn công khai,  Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã ra thông cáo chính thức bày tỏ phản đối với Washington và nhấn mạnh kiên quyết chống lại việc lãnh đạo Đài Loan dừng chân tại Mỹ, cũng như ở những nước có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.

Từ khi lên cầm quyền tại Đài Loan năm 2016, bà Thái Anh Văn đã phủ nhận « nguyên tắc một nước Trung Quốc ». Còn Bắc Kinh thì liên tục gây sức ép về kinh tế, chính trị và ngoại giao lên hòn đảo Đài Loan.

Bà Thái Anh Văn cho biết quân đội Đài Loan đang theo dõi mọi hoạt động quân sự của Trung Quốc. "Quân đội của Đài Loan rất tự tin vào khả năng của mình khi đối mặt với sự tấn công bằng quân sự của TQ. Bà còn cho biết sẽ trả đủa bằng cách cho các biệt đội cảm tử và hỏa tiển tầm trung mà Đài Loan hiện đang sở hữu để phá đâp Tam Hiệp của TQ. 

Trước các đe dọa tấn công đập Tam Hiệp, Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường đã ký sắc lệnh về “Quy định về đảm bảo an ninh vùng thủy lợi trong điểm đập Tam Hiệp”, theo đó kể từ 01/10/2013 Trung Quốc áp dụng biện pháp phòng thủ nhiều tầng (gồm cả hải quân, không quân và lục quân) tại công trình đập Tam Hiệp. Quân ủy TQ phê chuẩn Bộ Tổng Tham mưu thành lập một trung đoàn để bảo vệ an ninh đập Tam Hiệp, trong đó có 4 tổ tên lửa phòng không, một đại đội máy bay trực thăng lục quân, 8 tàu ​​tuần tra, 24 trung đội phản ứng nhanh, và quân số bộ binh gồm 4600 lính thường trực.

Trong khi đó, để tăng cường phòng thủ và có thể tấn công trả đủa TQ, từ năm 2008 Đài Loan đã thành công trong việc nghiên cứu chế tạo một loại hỏa tiễn tầm trung nhằm đối phó với Trung Quốc, theo tờ Herald Sun. Bản tin của tờ China Times ở Ðài Bắc cho hay hỏa tiễn có tên “Yun Feng” do viện nghiên cứu Chung-shan Institute of Science and Technology nghiên cứu phát triển và có tầm hoạt động xa hơn 1,000 km. Và vào năm 2010, Ðài Loan cũng đã bắt đầu chế tạo loại hỏa tiễn Hsiung Feng 2E, loại hỏa tiễn hành trình (cruise missile), giống như loại Tomahawk của Mỹ. Và vào tháng 10.2017, bà Thái Anh Văn tuyên bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng của Đài Loan thêm 3%.  Các hỏa tiễn tầm trung do Đài Loan chế tạo có khả năng tấn công trong khoảng cách 1000 đến 1500km, đồng nghĩa với việc nhiều thành phố trọng yếu của Trung Quốc như Hồng Kông và Thượng Hải đều nằm trong tầm ngắm. Để đối phó với các hỏa tiển tầm trung của TQ, Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Khương Chấn Trung cũng cho biết là Đài Loan sẽ sử dụng hỏa tiễn Patriot 3 để đánh chặn hỏa tiễnđạn đạo Đông Phong-16 Trung Quốc. Đông Phong-16 sẽ nổ trên không, và sẽ không rơi được xuống đảo Đài Loan.


Ngoài ra trong vấn đề nâng cấp quốc phòng, người ta không quên, năm ngoái 2017 chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa bất ngờ ký quyết định bán 1,4 tỉ USD vũ khí cho Đài Loan. Hành động này khiến Trung Quốc tức giận khi cho rằng Mỹ không tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh. Tờ SCMP vừa điểm qua những loại vũ khí được Đài Loan mua trong hợp đồng với giá trị kỉ lục. Tất cả số vũ khí này được nhà thầu quân sự Raytheon cung cấp.

1. Hỏa tiễn chống bức xạ tốc độ cao (HARMS) là loại không đối đất, được sử dụng từ năm 1985. Chúng có thể phát hiện, tiêu diệt radar và các thiết bị điện tử trên mặt đất hoặc trên biển. Tổng giá trị hợp đồng là 147,5 triệu USD, bao gồm hỏa tiễn, bệ phóng, ống phóng, kho chứa và huấn luyện.

2. 16 Hỏa tiễn SM-2, 47 hỏa tiễn dẫn đường MK93 Mod 1 SM-2, 5 Hỏa tiễn MK45 Mod 14 SM-2. Hỏa tiễn tiêu chuẩn (SM-2) là loại vũ khí hải không, bắn từ tàu chiến với phạm vi tối đa 167 km. Hiện tại, hỏa tiễn này đang được sử dụng trên hệ thống phòng không Aegis trên các tàu khu trục và tàu tuần dương. Trước đây, Đài Loan từng mua hỏa tiễn SM-2 và hỏa tiễn tiền nhiệm SM-1. Tổng giá trị hợp đồng là 125 triệu USD, bao gồm hỏa tiễn, khoang chứa và cơ phận hỗ trợ.

3. 46 ngư lôi hạng nặng MK48 Mod 6AT
MK48 là ngư lôi phóng từ tàu ngầm dùng để tiêu diệt tàu di chuyển trên mặt nước. Nó có thể tự cảm biến để tiêu diệt mục tiêu và có thể quay lại tấn công lần hai nếu phát đầu tiên bắn hụt. Tổng giá trị hợp đồng là 250 triệu USD.

4. Ngư lôi hạng nhẹ MK54
Ngư lôi MK54 là loại vũ khí săn ngầm, có thể phóng từ tàu trên mặt nước, trực thăng và máy bay. Trung Quốc hiện nay sử dụng ngư lôi Yu-7 được xem là cải tiến từ ngư lôi MK46. Đài Loan mua gói chuyển đổi của thỏa tiễn MK54 để nâng cấp 168 quả MK46. Tổng giá trị hợp đồng là 175 triệu USD.

5.Hỏa tiễn AGM-154C
Hỏa tiễn không địa này có thể chở bằng chiến đấu cơ F-16 và có thể vượt qua hệ thống phòng thủ và radar đối phương. Tổng giá trị hợp đồng là 185 triệu USD.

6.Hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32(V)3 để nâng cấp tàu khu trục lớp Kidd.
Việc nâng cấp giúp cải thiện hệ thống tác chiến điện tử về khả năng cảnh báo sớm và ngăn chặn điện tử trên tàu khu trục lớp Kidd 7.000 tấn. 4 tàu này được loại bỏ khỏi  Hải quân Mỹ năm 1990 và bán lại cho Đài Loan. Tổng giá trị hợp đồng là 80 triệu USD.

7.Gói vận hành, bảo dưỡng radar giám sát  

Đây là gói bảo hành các thiết bị mà Đài Loan từng mua của Mỹ. Tổng giá trị 400 triệu USD.50 hỏa tiễn AGM-88B HARMs và 10 hỏa tiễn huấn luyện AGM-88B HARMs.

Tóm lại Đài Loan so với TQ tuy có sự cách biệt khá lớn về nhân sự và quốc phòng, nhưng những trí tuệ của Đài Loan biết cách đối phó và trả đủa lại TQ, nếu như bị anh khổng lồ này tấn công. Chuyện bà Thái Anh Văn phác họa việc chống trả lại sự tấn công của Trung Cộng trong thời điểm này, không khác chuyện danh tướng Lý Thường Kiệt của VN phát họa việc đánh vào 3 châu (châu Khâm-châu Ung và Châu Liêm) của nhà Tống vào thê kỷ thứ 11 (1075-1076). Vào thời đó, Đại Việt đứng trước sự khiêu khích và chuẩn bị xâm lược của quân nhà Tống, triều đình nước Đại Việt đã ráo riết nghe ngóng và chuẩn bị nhiều biện pháp để đề phòng. Để chiến thắng quân Tống, Đại Việt đã huy động 10 vạn quân sang đánh vào các căn cứ Châu Khâm, Châu Liêm và châu Ung của Tống nằm sâu trong lãnh thổ của Trung Hoa, sau 42 ngày đêm công phá, đã chiếm trọn được thành và giết 58.000 dân quân trong thành Châu Ung. Quân Đại Việt bị thiệt hại 15.000 quân. Thế nên câu chuyện châu chấu đá lật nghiêng xe là câu chuyện có thật và có trong sử Việt.

Với quyết tâm của bà Thái Anh Văn và nhân dân Đài Loan, chắc chắc sẽ làm cho TQ phải chùn bước khi có ý định thôn tính Đài Loan, một việc làm mà cho tới nay chỉ xảy ra trên báo chí và hệ thống truyền thanh của csTQ.

Hậu duệ VNCH Lê Kim Anh 15.8.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét