Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

MỘT NHÂN CÁCH LỚN CỦA QL.VNCH 
CỐ ĐẠI TÁ NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG

Con người không một ai có thể nào làm chậm đi được diển tiến của quy luật sinh lão bệnh tử. Quy luật này trong thời gian gần đây đã lần lượt cướp đi những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Nhưng trong số các cây đại thụ của nền âm nhạc chúng tôi chỉ muốn nhắc tới người nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, một sĩ quan cao cấp trong QL.VNCH, một tài năng cống hiến rất nhiều cho nền âm nhạc trước 1975 ở miền nam VN, lịch sữ âm nhạc chắc chắc sẽ không bao giờ quên tên tuổi của ông. Chúng tôi những hậu duệ VNCH cũng không bao giờ quên tên ông và xin phép được viết đôi dòng về ông, chúng tôi muốn viết về nhân cách lớn của một nhạc sĩ quân đội này, một tấm gương sáng chói cho hàng hậu duệ chúng tôi noi theo.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sinh trưởng tại Saigon (nguyên quán thuộc tỉnh Tây Ninh). Ngay từ thời niên thiếu, năm 14 tuổi, ông đã có cơ hội học hỏi về âm nhạc từ các giáo sư người Pháp trong thời gian 5 năm theo học tại trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Ðây cũng là nơi ông sáng tác ca khúc đầu tay, "Thiếu Sinh Quân hành khúc", năm 16 tuổi, được trường chính thức công nhận và sử dụng làm bài "đoàn ca" trong các sinh hoạt tập thể. Ông là thành viên của dàn quân nhạc gồm trên 40 "nhạc sĩ" thiếu niên, từng thi thố tài năng qua nhiều buổi hòa nhạc do một nhạc trưởng người Pháp điều khiển trong các lễ duyệt binh long trọng, đồng thời cũng là thành viên ban nhạc nhẹ của trường, sử dụng thuần thục nhiều nhạc cụ như kèn, trống, mandolin, guitare hawaïenne..
.
Ngoài sự nghiệp sáng tác, những nét chính về hoạt động âm nhạc có thể kể ra được của người nghệ sĩ "tay súng, tay đàn" Nguyễn Văn Ðông:
Từ năm 1958, là Trưởng Ðoàn Văn Nghệ Vì Dân (với sự góp mặt của các nghệ sĩ và ca nhạc sĩ tên tuổi, như Kiều Hạnh, Kim Cương, Khánh Ngọc, Minh Diệu, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, Quách Đàm, Mạnh Phát, Minh Kỳ, Thu Hồ, Hoài Linh, vũ sư Trịnh Toàn...).
Cũng từ năm 1958, là Trưởng Ban Nhạc Tiếng Thời Gian, đài phát thanh Saigon, quy tụ các ca nhạc sĩ quen thuộc thuở ấy như Lệ Thanh, Khánh Ngọc, Tâm Vấn, Minh Diệu, Hà Thanh, Anh Ngọc, Quách Đàm, Mạnh Phát, Thu Hồ, Trần Văn Trạch... (Từ năm 1962, được tăng cường thêm các ca sĩ Thái Thanh, Thanh Thúy, Minh Tuyết, Duy Khánh, Nhật Trường, Thanh Vũ, Hùng Cường... và ban nhạc Y Vân).
Từ năm 1960 đến 1975, cùng người bạn là Huỳnh Văn Tứ, một nhà doanh nghiệp ở Saigon, đứng ra thành lập các hãng dĩa và băng nhạc Continental và Sơn Ca (được sự cộng tác của các nhạc sĩ tân và cổ nhạc Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng, Lê Văn Thiện, Y Vân, Văn Vỹ, Năm Cơ, Hai Thơm...), gửi đến giới yêu nhạc nhiều chương trình âm nhạc chọn lọc. Ðây cũng là trung tâm băng và dĩa nhạc đi tiên phong trong việc thực hiện một số album nhạc cho từng ca sĩ. Một số ca sĩ "thành danh" trong làng ca nhạc trước năm 1975 như Thanh Tuyền, Giao Linh, Phương Dung, Hà Thanh... nhờ vào sự hướng dẫn và giới thiệu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, Giám đốc Nghệ thuật của các hãng dĩa này.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn sử dụng các bút danh Vì Dân, Phượng Linh, Phương Hà... cho các thể loại và chủ đề nhạc khác nhau. Ít người được biết, ngoài những sáng tác về tân nhạc, ông còn viết nhạc nền cho trên 50 vở tuồng cải lương thuộc loại kinh điển ở miền Nam như "Mưa rừng", "San hậu", "Nửa đời hương phấn", "Sân khấu về khuya", "Tiếng hạc trong trăng"... và hàng trăm chương trình "tân cổ giao duyên", một hình thức "phối hợp nghệ thuật" giữa tân và cổ nhạc khá phổ biến trong đại chúng vào thời ấy, cũng với các bút danh trên.
Sau "ngày ngưng tiếng súng" cuối tháng 4 năm 1975, như bao số phận của nhiều sĩ quan cao cấp khác còn kẹt lại ở trong nước, ông đã bị nhốt vào những trại tập trung, những lò cải tạo khắc nghiệt như: (Suối Máu, Chí Hòa) .
Từ trong trại cải tạo, ông đã "tiếp thu" đủ thứ mầm bệnh khiến sức khỏe ông có lúc suy kiệt đến trầm trọng. Chứng phong thấp, căn bệnh quái ác, đã khiến các đốt xương ngón tay của ông sưng tấy lên, các ngón tay co quắp đến gần như không còn cử động được nữa.
Ông được trả về đầu năm 1985 sau 10 năm trong các nhà tù cải tạo của cs. ông về lại căn nhà nhỏ sống cùng với người vợ hiền và gắn bó với ông đến suốt cuộc đời tại số 271A Nguyễn Trọng Tuyển, phường 10, quận Phú Nhuận Sài Gòn. Nơi này ông và vợ ông có một cửa hàng bán bánh mì, thịt nguội với nhiều lọai kẹo bánh dưới tên Nhiên Hương, rất quen thuộc với dân cư quanh vùng. Và đó cũng là nguồn thu nhập của hai vợ chồng người nhạc sĩ năm nay 75 tuổi, từng giữ chức vụ Đại Tá trong quân đội Việt Nam Công Hòa, sống một cuộc sống giản dị bình lặng … thân phận cuộc đời của ông từ đây giống như những gì ông đã viết trong bản nhạc "Về mái nhà xưa" của ông.
Về đây ngơ ngác chim bay tìm đàn
Về đây hoang vắng lạnh buốt cung đàn...

Về lại mái nhà xưa với một thân xác nhiều tật bệnh, với một tâm hồn đầy thương tích. Bước vào cuộc sống nơi thiên đường XHCN, ông cảm thấy như mình đang lạc lỏng ở một cù lao hoang vắng nào đó trên trái đất này. Tay chân của ông, đầu gối đều biến dạng và đau nhức đến mức ông phải nằm điều trị nhiều năm trong các bệnh viện ở Saigon trước khi rời bỏ đôi nạng để đi đứng được bình thường trở lại. Cuối cùng rồi các căn bệnh quái ác cũng tạm từ giả ông để ông có những ngày hạnh phúc cuối đời nơi người vợ hiền của ông.
Có người hỏi ông "Tại sao ông không xin định cư ở nước ngoài trong lúc có đủ điều kiện của người tù cải tạo?" Trả lời câu hỏi này, ông cho biết, "Do những căn bệnh ngặt nghèo tưởng như 'hết thuốc chữa' và do tinh thần suy sụp đến tột cùng, có lúc tôi đã nghĩ rằng mình không còn sống được bao lâu nữa nên chẳng còn thiết tha bất cứ chuyện gì, chỉ muốn từ bỏ tất cả để được thảnh thơi yên nghỉ ở cuối đời." Tuy sức khoẻ có sa sút, tuy cuộc sống có chật vật, "người lính Nguyễn Văn Ðông" trước sau vẫn dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, vẫn ngợi ca người lính chiến, vẫn đề cao lý tưởng và chính nghĩa cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam (mà không phải... "tuyên truyền tâm lý chiến"). http://amnhac.fm/…/5250-nguoi-linh-trong-nhac-nguyen-van-do…
Như ông Lê Hữu đã viết về ông: "Nhạc lính Nguyễn Văn Ðông không có những "tô son điểm phấn" cho đời lính kiểu "anh tiền tuyến, em hậu phương", "người yêu của lính"... Trong lời nhạc của ông không có những mộng mơ, lãng mạn kiểu "anh là lính đa tình" ("Tình lính", Y Vân)...Nhạc lính Nguyễn Văn Ðông, như đời lính của ông, là cuộc chiến đấu gian khổ, là những lần xông pha trận mạc, là những cuộc hành quân không giống như là đi... picnic để "đem cánh hoa rừng về tặng em" ("Người yêu của lính", Trần Thiện Thanh), mà luôn kề cận những bất trắc, những hiểm nguy... Ở một đôi bài Nguyễn Văn Ðông, giai điệu có lúc gần gụi với nét nhạc phóng khoáng, mênh mang của Lâm Tuyền (tác giả "Tiếng thời gian", "Khúc nhạc ly hương", "Hình ảnh một buổi chiều"...). Lời nhạc Nguyễn Văn Ðông như có "khẩu khí" riêng, đôi lúc phảng phất cái khẩu khí đầy vẻ thi vị trong thơ Quang Dũng, Thâm Tâm hoặc trong... "Chinh phụ ngâm khúc", tạo nên sắc thái đặc biệt tiêu biểu cho dòng nhạc lính của ông. Có thể nói, Nguyễn Văn Ðông là một trong những nhạc sĩ sử dụng sớm nhất những từ ngữ "đường mây", "sơn khê", "giang đầu", "khanh tướng", "sa trường", "biên thùy", "khu chiến", "tang bồng", "hội trùng dương"... Những từ khá cổ điển nhưng qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ thích ứng, lại đặc biệt có vẻ phù hợp với "lính tráng", làm dậy lên những cảm xúc rất "lính", khiến nhạc lính Nguyễn Văn Ðông có một "khí hậu" riêng, mang mang thi vị của hơi thơ cổ, nhuốm vẻ hùng tráng và lãng mạn như bức họa đẹp và buồn của một "thuở trời đất nổi cơn gió bụi".
Hơn bất cứ một nhạc sĩ nào khác viết về lính, nhạc Nguyễn Văn Ðông làm nổi bật lý tưởng của người quân nhân cầm súng chiến đấu. Mặc "ai công hầu, ai khanh tướng", người đi vì lý tưởng đã vẽ lên những hình tượng đẹp, lãng mạn và đầy hào khí của những chàng Kinh Kha thời đại.
Người đi giúp núi sông
hàng hàng lớp lớp chưa về, hàng hàng nối tiếp câu thề
giành lấy quê hương...

Người đi giúp nước nào màng danh chi
cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy...
(Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp)

Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
thì đường trần mưa bay gió cuốn
còn nhiều anh ơi... 
(Chiều mưa biên giới)

"Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" Những chàng trai đất Việt nặng một lời thề, mang tổ quốc trên vai, mang tình yêu nước trong tim, hàng hàng lớp lớp theo nhau lên đường. Từng đoàn người tiếp bước những đoàn người đi viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc Việt.
Đời tôi quân nhân, chút tình gửi cho núi sông...
(Sắc hoa màu nhớ)

Nước non còn đó một tấc lòng
không mờ xóa cùng năm tháng...
(Mấy dặm sơn khê)

Đời dâng cho núi sông
dù ngàn nắng lửa mưa dầu
lòng người nhất quyết không đầu, giành lấy mai sau...
(Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp)

Khi đời đã "dâng cho núi sông", khi lòng đã "nhất quyết không đầu", thì... "mẹ thà coi như chiếc lá bay"
Đời lính thân con nề chi...
Mẹ hiền ơi chớ buồn vì con, nước non chưa tròn...
(Lá thư người lính chiến)

Chút tình riêng đành gác lại, vì tình nước sâu hơn tình lứa đôi.
Đường đi biên giới xa...
lòng này thách với tang bồng
đừng sầu má ấy phai hồng, buồn lắm em ơi...

Hỡi người anh thương, chưa trọn thề ước
nhưng tình đất nước ôi lớn lao không đành lòng
dệt mối thắm riêng tư...
(Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp)

Vầng trăng xẻ đôi, vẫn in hình bóng một người...
(Chiều mưa biên giới)

"Chiều mưa biên giới" (1956), một trong những bài nhạc lính quen thuộc của Nguyễn Văn Ðông, là trường hợp khá đặc biệt, nổi tiếng do hai sự kiện: thứ nhất, nhờ sự trình diễn thành công của nghệ sĩ Trần Văn Trạch qua làn sóng phát thanh ở Paris, dẫn đến một hợp đồng thu thanh bài hát bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp với một hảng dĩa lớn cùa Pháp (là việc chưa tứng có trong lịch sử tân nhạc Việt thời bấy giờ); thứ hai, nhờ quyết định... cấm phổ biến của Bộ Thông Tin thời ấy, lý do là lời nhạc không thích hợp.
Từ ngày ông được thả về nhà tù lón, Ông đã không còn muốn viết thêm một bản nhạc nào và cũng không nhận bất cứ lời mời nào của các trung tâm nhạc ở Hải Ngoại. Ngày ông qua đời, hầu hết các tờ báo lề phải của cộng sản trong nước đều đồng loạt lên tin và nhắc lại cuộc đời của người nhạc sĩ của miền nam VN, đây là một sự hiện tượng khác thường nơi đám đầu lĩnh Ba Đình và Ban Tuyên Giáo đảng. Có thể người cộng sản cũng thấy được tác phong đáng kính của một sĩ quan QL.VNCN? hay một lý do chính trị nào khác? Đám táng của ông rất trọng thể với hàng trăm chiến hữu của ông đã đến tiển đưa và nghiêm chào lần cuối con đại bàng của làng nhạc lính VNCH, của làng tân nhạc VN, của những ca khúc đã đưa một số danh ca miền nam một thời lên vinh quang của nghệ thuật.
Viết về người nhạc sĩ lớn của VNCH chúng tôi không muốn chửi vào mặt những người học trò mà ông đã từng đích thân trang điểm trước giờ bước ra sân khấu.. và những danh ca khác từng được ông đào tạo đưa lên đỉnh cao của làng âm nhạc miền nam. Một điều bất hạnh cho ông là có những đứa học trò đả phản lại lý tưởng của thầy, đám danh ca vô liêm sĩ này vì đồng tiền đã quay trở về VN cộng tác với cộng sản . Thật là một bi kịch trong làng ca sĩ tị nạn cs đang làm xấu đi chính nghĩa của VNCH. Càng vinh danh ông thì chúng tôi rất căm phẩn hạng ca sĩ này!!
Trưa 2.3.2018, tức 15 Tháng Giêng năm Mậu Tuất, nhiều người dân Sài Gòn đã đến tiễn đưa nhạc sĩ, cựu Đại Tá VNCH Nguyễn Văn Đông về nơi an nghỉ cuối cùng. Buổi lễ diễn ra xúc động với nhiều cựu quân nhân, thương phế binh VNCH và đông người ái mộ nhạc sĩ đến vẫy chào ông lần cuối. Nhân cách lớn của Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông, một sĩ quan cao cấp của QL.VNCH thật đáng ngưởng mộ đáng để hậu duệ VNCH suy gẩm và học hỏi. Nguyện cầu hương hồn ông sớm an nghĩ nơi cõi vĩnh hằng.
Tổng hợp Vo Thilinh Thị Linh, 12.3.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét