Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

NHỚ NGÀY QUỐC KHÁNH XƯA CỦA VNCH ĐỆ NHẤT
Ngày quốc khánh 26.10.1956 là ngày lễ quan trọng của nền đệ nhất VNCH Nó đánh dấu một sự kiện lịch sử, đó là ngày công bố hiến pháp của nền đệ nhất cộng hòa do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo vùng lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 tới mũi Cà Mau với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

LỊCH SỬ NGÀY QUỐC KHÁNH VNCH


Quốc gia Việt Nam thành lập năm 1947, cũng từng dùng lá cờ hoàng kỳ làm quốc kỳ, thế nhưng trong một thời gian dài không có Hiến pháp lẫn Quốc hội. Chính vì thế Quốc trưởng Ngô Đình Diệm xúc tiến việc tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này được bầu ra vào ngày 4 tháng 3 và khai mạc ngày 17 tháng 4 năm 1956 gồm 123 dân biểu để giúp soạn hiến pháp mới. Chủ tịch Quốc hội là Nguyễn Phương Thiệp. Tỷ số cử tri đầu phiếu là khoảng 80% với 405 ứng cử viên tham gia. 

Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa (1955-1963) được thành lập sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1955 ở miền Nam Việt Nam. Thủ tướng Ngô Đình Diệm được toàn dân miền nam tín nhiệm thay thế Bảo Đại làm Quốc trưởng. Sau đó Quốc trưởng Ngô Đình Diệm tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội này ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành nước Việt Nam Cộng Hòa. Người đứng đầu Việt Nam Cộng Hòa là tổng thống Ngô Đình Diệm với lập trường chống cộng sản. 

DIỂN TIẾN THÀNH LẬP NƯỚC VNCH

Ngày 8.10.1955 Bộ nội vụ sẽ tổ chức Trưng cầu dân ý vào ngày 23.10.1955, Ngày 18.10.1955 Quốc Trường Bảo Đại chấm dứt nhiệm vụ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.
23.10.1955 đã tổ chức ngày trưng cầu dân ý theo Bộ Nội Vụ thông báo với số người tham gia bầu cử là:5.838.907. Số phiếu truất phế Bảo Đại là: 5.721.735.
Ngày 26.10.1955 tuyên bố Hiến ước tạm thời tại Dinh Độc Lập trước hàng ngày dân chúng. VN là một nước Cộng Hòa, Quốc Trưởng sẽ được thay thế bằng Tổng Thống. Một Ủy ban soan thảo Hiến Pháp được thành lập, song song một Quốc Dân đại hội dân cử sẽ có thẫm quyền xét định về Hiến Pháp. Các luật lệ hiện hành được giử nguyên. Chính phủ cũ được lưu lại để xử lý thương vụ. Và Ngày 26.10. 1955 trở thành ngày quốc khánh của nền đệ nhất VNCH.
Ngày 29.10 thành lập chính phủ VNCH cũng là những người đã được lưu nhiệm, chỉ đổi danh từ Tổng Trưởng thành Bộ Trưởng. 


Thành phần chính phủ gồm có

-Ngô Đình Diệm, Thủ Tướng kiêm Nội Vụ và Quốc Phòng,
-Trần Văn Chương, Quốc Vụ Khanh,
-Trần Văn Đỗ, Tổng Trưởng Ngoại Giao,
-Trần Văn Của, Tổng Trưởng Tài Chánh và Kinh Tế,
-Nguyễn Tăng Nguyên, Tổng Trưởng Lao Động và Thanh Niên,
-Trần văn Bạch, Tổng Trưởng Công Chính,
-Phạm Hữu Chương, Tổng Trưởng Y Tế và Xã Hội,
-Phan Khắc Sửu, Tổng Trưởng Canh Nông,
-Nguyễn Dương Đôn, Tổng Trưởng Quốc Gia Giáo Dục,
-Trần Chánh Thành, Bộ trưởng Phủ Thủ Tướng,
-Lê Quang Luật, Thông Tin,
-Phạm Duy Khiêm, Công vụ Phủ Thủ Tướng,
-Nguyễn Ngọc Thơ, Nội Vụ,
-Lê Ngọc Chấn, Quốc Phòng,
-Hồ Thông Minh, Thứ Trưởng Quốc Phòng,
-Bùi Văn Thinh, Tư Pháp,
-Nguyễn Văn Thoại, Kinh Tế,

-Trần Hữu Phương, Tài Chánh.

VNCH tuyên bố không gia hạn thêm hiệp định thương mại vớei Pháp sắp hết hạn vào ngày 31.12.1955. Hối xuất chính thức của đồng bạc VNCH vào ngày 17.12.1955 theo dụ số 15 là:

10 quan Pháp=1 đồng VNCH
1 bản Anh= 98 đồng VNCH
1 Mỹ kim = 35 đồng VNCN

Ngày 28-4-1956, Bộ Tư lệnh quân Pháp tại Đông Dương giải tán, tất cả các Cơ sở và Căn cứ trước đây do Pháp xây dựng chiếm đóng, đều trao hết cho Chính phủ và Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Dinh Norodom tọa lạc tại trung tâm Thủ đô Sài Gòn trước kia dành cho Cao Ủy Pháp tại Đông Dương, nay là trụ sở của Chính phủ VNCH đổi tên thành Dinh Độc Lập. Camp Chanson to lớn bên cạnh phi trường Tân Sơn Nhất trước kia là nơi làm việc của Bộ Tư lệnh quân viễn chinh pháp tại Đông Dương, nay thuộc quyền sử dụng của Bộ Tổng Tham Mưu (Bộ TTM) Quân đội Quốc gia Việt Nam (QĐQGVN) và đổi tên là Trại Trần Hưng Đạo. Hospital Rocques rộng lớn của đoàn quân Viễn chinh Pháp xây dựng tại Gò Vấp sát bên Bộ TTM và phi trường Tân Sơn Nhất, nay thuộc quyền QĐQGVN và đổi tên là Tổng Y Viện Cộng Hòa. 

Ngày 19.10.1956 Quốc Hội VNCH tuyên bố không chọn được một lá quốc kỳ nào khác ngoài lá hoàng kỳ với sọc đỏ trong số 350 mẩu cờ dự thi và cũng không chọn được bài ca nào trong  50 bài nhạc dự thi để làm quốc ca cho VNCH. 


Ngày 26-10-1956, lễ ban hành Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (theo khuôn mẫu Tổng Thống Chế của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, do Quốc Hội Lập Hiến được bầu ra vào ngày 4 tháng 3 năm 1956 biên soạn và biểu quyết chuẩn thuận) được tổ chức rất trang trọng tại Đại lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Buổi lễ này cũng đồng thời là Lễ Tuyên Thệ chính thức nhậm chức Tổng Thống nước Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên tại miền Nam Việt Nam của ông Ngô Đình Diệm, trước toàn dân và Ngoại giao đoàn quốc tế đã có mặt tại Sài Gòn từ thời Quốc gia Việt Nam còn thuộc quyền lãnh đạo của Quốc trưởng Bảo Đại. 

Ngày 26.10.1956 Tuyên bố hiến pháp VNCH. Dân chúng được phép đốt pháo trong ngày 26, 27 và 28.10.1956 và các chợ trên toàn quốc được miển thuế trong ngày 26.10.1956.

Một câu nói để đời của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm:

“Nếu bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo." Ngô Đình Diệm  (Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955)

Tổng Thống Ngô Đình Diệm dưới cái nhìn phân tích của các lãnh tụ Hoa Kỳ, Đông Nam Á, và các quan sát viên quốc tế:

1.Ngày 16 tháng 11-1964, Đại Sứ Hoa Kỳ, Frederick E. Nolting đã viết một bức thơ cho tờ New York Times như sau:
“Tôi không thể chần chừ cho tháng ngày qua đi . mà không nói lên sự kính trọng của tôi khi tưởng nhớ đến một con người can đảm phi thường đã gục chết vì quê hương của ông một năm trước đây, người đó chính là Ngô Đình Diệm, cựu TT VNCH.

2.Chủ Tịch Quốc Hội Hoa Kỳ là John MacComick và Dân Biểu Edna Kelly đã nói với  TT Kennedy rằng:
“Gần như không có ai ưu tư tới một điểm là, Ông Diệm và chính quyền MN đang phải đối đầu với rất nhiều trở ngại khó khăn, xứ sở quê hương của ông đang đổ vỡ tan hoang mọi bề, với sự tràn ngập của CS, băng đảng, và các giáo phái võ trang xung đột khắp nơi, TT Diệm không chỉ làm sao sống còn tồn tại được trong 9 năm, và đưa đến nhiều tiến bộ tốt đẹp trong việc tái lập lại trật tự quốc gia, bảo vệ quyền tự do cho dân, thi hành công lý xã hội để làm đời sống toàn dân tốt đẹp hơn.
Thế mà tại sao không thấy ai để tâm tới điểm là, không có ông Diệm không làm sao ổn định được Việt Nam và cả Đông Dương đang trong những cơn lốc và hỗn loạn tơi bời, rồi sau đó chỗ đứng của Hoa Kỳ trong chiến lược toàn cầu sẽ gãy đổ suy vong”.

3. Tướng Thomas Lane đưa ra nhận định:lịch sử cho thấy rằng TT Diệm đúng là một người quá nhân đạo và đầy lòng bác ái (humane and cheritable man) để sống còn trong bầu không khí của quyền lực vào 1963. Ông đã không có đủ tàn nhẫn và độc ác để bắt giam và xét xử những quân nhân tạo phản, và thay thế bằng những người trung thành của ông. Ông cố gắng quá nhiều và quá lâu để hòa hoãn với Phật giáo là những người không thề nào chịu hòa hoãn được (impossible conciliation). Ngay cả việc trục xuất những nhà báo Mỹ đã vo tròn bóp méo sự thật chính là kẻ thù quá cay đắng của ông.
Thay vì làm như thế, ông đã cố gắng hòa giải và giải tỏa những dị biệt mà không có những hành động cần thiết cho sự sống còn của chính quyền MN, chính sự khoan hòa đã khuyến khích sự nổi loạn… khi 1 viên không quân nổi dậy ném bom Dinh Độc Lập đã xô đẩy tình thế vào cơn hỗn loạn thêm. Lẽ ra người phi công sẽ bị kết án và bị hành quyết. TT Diệm đã không bao giờ đem người phi công ra xét xử trước tòa án. Ông khước từ đòi mạng sống con người vì những lý do chính trị, dù đó là một cuộc nổi loạn.”

4.Theo nhận xét của Philippe Deviller, một sử gia lỗi lạc đương thời, nhìn TT Diệm như sau:
“bước vào một hoàn cảnh cực kỳ đen tối, đó là một người Sĩ Phu, can đảm phi thường, và là con người của nguyên tắc vào tuổi 53. Ông là một người Quốc Gia được kính trọng nhất (the most respected man) và là người có ảnh hưởng lớn lao nhất và là một người sống trọn vẹn cho đức tin Công giáo… sự can đảm hiếm thấy nơi các lãnh tụ chính trị, rất coi trọng đạo đức gia đình, tính chịu đựng bền bỉ, đó là người không bao giờ thiếu sự chính trực liêm chính. Ông không bao giờ không cư xử công bình với mọi người, kể cả cho kẻ thù của ông một cơ hội. Ông đã không bao giờ ra lệnh xử tử những người đã cố gắng giết ông”. Deviller nói thêm “Tất cả đối thủ lúc ban đầu của ông đều đánh giá ông rất thấp”.

5.Bernard Fall nhìn thấy nơi ông Diệm:

“Một con người đã nắm giữ một vai trò để giải quyết mọi vấn đề trước một tình thế quá đen tối, đó là TT Ngô Đình Diệm, một người theo tinh thần Kito giáo rất uyển chuyển, có một đức tin tôn giáo thật sâu xa, gánh trên đôi vai gánh nặng để dìu dắt che chở và nuôi sống 10.5 triệu con người tại MNVN, thêm vào đó phải lo cho gần 1 triệu người di cư từ Miền Bắc vào lánh nạn CS, bảo vệ nền độc lập và lo an toàn cho đất nước. Ngoài ông không có người nào tại Á Châu gặp nhiều khó khăn trở ngại như thế, phải gánh chịu một gánh nặng quá gian nan trên đường tiến tới Trật Tự Và Công Lý cho dân cho nước.”

6. Phó Tổng Thống Lyndon Johnson đến MNVN để điều tra và duyệt xét lại tình hình VN trong giai đoạn tăm tối nhất, ông nhận thấy TT Diệm đúng là đã tạo được một phép lạ chính trị tại MNVN. Gần 1 triệu dân di cư Miền Bắc lánh nạn CS đã được giải quyết vô cùng tốt đẹp, đường xá phát triển khắp nơi. Đặc biệt về canh nông đã thành công lớn. PTT Johnson kết luận: “Ngô Đình Diệm Là Winston Churchill Của Á Châu”.
TÓM LẠI:

Suốt 9 năm dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một quốc gia tự do dân chủ chuẩn mực được thành lập sau khi chế độ Quân Chủ Lập Hiến của Bảo Đại cáo chung. Dân chúng miền nam được sống trong cảnh an ninh và thanh bình tuyệt đối. Trong cùng thời gian đó thì tại miền Bắc , người dân bị đói khổ, đày đọa trong trong gọng kềm của búa liềm cộng sản. 

Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã thật sự  đặt được những viên gạch đầu tiên trong các năm 1955-1960 cho miền nam VN. Đây cũng chính là mô hình phát triển sau này của Nam Hàn dưới thời Tổng thống Phác Chính Hy. Xây dựng và phát triển trong hòa bình đã đưa Miền Nam tới chỗ vươn lên - kinh tế học gọi là điểm cất cánh (take-offĐ để trở thành một cường quốc tại Đông Nam Á.
Buổi bình minh của Nền Cộng Hòa ("The First Day") thật là huy hoàng rực rỡ. Nhiều quan sát viên ngoại quốc cho rằng đây chính là "một cuộc cách mạng đã bị mất đi" (the lost revolution) của Miền Nam Việt Nam.

Biên khảo chính trị
Hậu duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 
17.10.2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét