ÁO DÀI KHĂN ĐÓNG LỄ PHỤC
CỦA TỔNG THỐNg NGÔ ĐÌNH DIỆM
(Khác biệt với lối ăn mặc của Hồ chí Minh)
CỦA TỔNG THỐNg NGÔ ĐÌNH DIỆM
(Khác biệt với lối ăn mặc của Hồ chí Minh)
Trong khuôn khổ của bài viết này sẽ không đi sâu vào việc phân tích chi tiết của chiếc áo dài nam giới mà người Việt chúng ta thường mặc trong các buổi lễ trọng trong gia đình và ngày Tết Nguyên Đán hàng năm. Chiếc áo dài khăn đóng nam giới nó đã trải qua một đoạn đường khá dài trong lịch sử VN mà người ta có thể kiểm chứng được, nó đã từng xuất hiện rất nhiều từ Triều Nguyễn Gia Long. Trong triều Nguyễn, áo dài khăn đóng gần như được coi là trang phục của các quan ngày xưa và dân gian. Áo dài khăn đóng là văn hóa ăn mặc rất thịnh hành trong dân gian từ thế kỷ 17, 18, nó không hề tiểu biểu cho bản chất của chế độ quân chủ phong kiến, vì phong kiến hay quân chủ là cái nằm trong đầu của con người và do con người sáng tạo. Văn hóa ăn mặc "áo dài khăn đóng " của nam giới là một truyền thống của người xưa theo dòng thời gian và cho đến hôm nay có nhiều biến thể để phù họp với không gian và thời gian. Cũng từ lâu Việt tộc đã ngầm công nhận dó là một thứ quốc phục của nam lẫn nữ. VNCH từ thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người đứng đầu nền đệ nhất cộng hòa công nhận, ông thường mặc áo dài khăn đóng trong các buổi lễ trọng của VNCH, trọng ngoại giao hay trong các dịp tết nguyên đán, người ta còn thấy ông mặc để đi thăm viếng các quốc gia thân hữu. Với Tổng Thống Ngô Đình chiếc áo dài khăn đóng là một vật bất ly thân của ông có từ lúc ông còn là Lễ Bộ Thượng Thư của triều Nguyễn Bảo Đại, chứ không phải từ lúc ông lên làm Tổng Thống. Nơi ông người ta thấy một con người vói tinh thần ái quốc cao độ, một lãnh tụ đầy đức độ của nhân dân miền nam.
Về màu sắc chiếc Áo Dài Nam truyền thống thời xưa, vua hay quyến thuộc nhà vua mặc màu vàng nên được gọi là “hoàng tộc”, màu đỏ thường để cho những vị thần thờ ở tôn miếu, những nhà quyền quý thì mặc gấm, lụa là màu sắc, còn những người thường mặc màu thâm, màu trắng dành để mặc khi có tang. Với ý nghĩa phong phú về văn hóa Việt như thế, ngày nay muốn đi tìm môt bộ quốc phục cho người Nam, thì "Áo dài khăn đóng" chính là điều mà chúng ta đang đi tìm.
Các văn nô của đảng csVN từng viết bài đã phá rất nhiều về chiếc áo dài khăn đóng của nam giới. Một điều lạ là bọn văn nô này chúng rất mâu thuẩn khi bài bác chiếc áo dài nam mà không bài bác áo dài nữ (?). Thật ra áo dài nam hay nữ đều giống nhau về nguồn gốc xuất thân, chỉ khác về nội dung, áo dài nam không có chấn eo và màu sắc khác cũng như chất liệu may mặc khác nhau thế thôi!! Mục đích của đám văn nô bài bác chiếc áo dài nam truyền thống là để che dấu cách ăn mặc quái gở của Hồ chí Minh trong "bộ áo 4 túi cái bang" mà HCM đã mặc từ khi bước ra trình diện đồng bào trong ngày 2.9.1945 để đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Cái áo "4 túi cái bang" mà người viết dùng để gọi bộ đồ mà Hồ đã thường xuyên mặc xuất hiện trước công chúng hay đi ra nước ngoài, nó không hề biểu hiện được tính dân tộc hay màu sắc văn hóa truyền thống của VN. Người ta chỉ nhìn thấy được bản chất gia nô của các đảng viên nằm trong hệ thống đảng cs đệ III QT, mà HCM là một người trong hệ thống đó. Bộ áo 4 túi này của Hồ có nguồn gốc từ Stalin tên trùm QT3, các phiên bản của bộ quần áo này người ta còn nhìn thấy được ở Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo khác của đảng csTQ. Đến khi truyền tới Hồ chí Minh đã là phiên bàn thứ 3 sau Mao...rồi đến gia tộc 3 đời nhà họ Kim Nhật Thành của Bắc Triều Tiên.
Tục ngữ Việt Nam có câu; "Ăn cho mình, mặc cho người". Ăn mặc nghiêm túc là tự trọng và tôn trọng người khác. “Thông qua việc ăn mặc của môt người lãnh đạo, người quan sát sẽ tìm được một số thông tin quan trọng về văn hóa, phong cách, tư duy, sở thích, dân tộc tính chứa trong con người lãnh đạo,…”.
Với chiếc áo dài của người Việt Nam, dù ở bất cứ đâu trên thế giới, khi nhìn thấy chiếc áo dài này thì mọi người đều biết rằng đó là trang phục truyền thống của người Việt Nam, đây là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Mỗi quốc gia đều có một nét văn hóa riêng về trang phục truyền thống của họ, như Nhật Bản có Kimono, Hàn Quốc có Hanbok, Thái Lan có Phasin, Campuchia có Sampot,…Khi nhìn vào những bộ trang phục này thì chúng ta đều biết họ từ đâu đến và đại diện cho nền văn hóa của nước nào.
Cái ăn cái mặc, là một nét biểu hiện văn hóa của con người trong cuộc sống. Trong ca dao- dân ca vùng miền Tây (ĐBSCL), cái mặc thường được miêu tả đi liền với cái đẹp Việt tính và cái tình chân chất của người miền sông nước. Chiếc áo bà ba mang những nét đặc trưng của con người Nam. Nó không đơn thuần là chiếc áo quê mà còn thắm đậm hồn quê một thuở, mang tâm tính miền ruộng đồng, miền đầy thóc gạo và tôm cá...
“Áo bà ba trắng không ngắn, không dài
Sao anh không bận, bận hoài áo thun?
Hai đứa mình chẳng đặng nằm chung
Tháng này gió bấc, bận áo thun sao ấm mình”
Qua cách ăn mặc của người lãnh đạo, người dân sẽ khám phá được những nốt nhạc căn bản của bản tình ca dân tộc. Đó là những nốt nhạc không bao giờ có nơi con người của HCM. Y phục mà HCM ưa thích và ăn mặc hàng ngày nói lên được bản chất gia nô với QT3 cộng sản, thể hiện lòng tận trung với thiên triều của người sáng lập ra đảng bán nước (csVN). Chiếc áo mà họ khoát trên mình, biểu tượng một giai cấp mới " một giai cấp hèn với giặc ác với dân".
Người ta nhìn Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi mặc áo dài khăn đóng, đã cho chúng ta thấy nơi ông lòng yêu nước nhiệt thành, biết tôn trọng giá trị văn hóa truyền thống của Việt tộc. Một người luôn biết nâng niu dân tộc từ việc nhỏ nhất như bộ lễ phục. Tác phong của ông hoàn toàn trái ngược với những con người cộng sản VN trước đây và sau này. Người cs đều giống nhau về bản chất thần phục Đại hán như Hồ Chí Minh và quan chức cộng sản.
Lý Bích Thủy 29.10.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét