TRÍ THỨC VN CÓ HAY KHÔNG??
Trí thức là người có trí và luôn dùng cái trí của mình để góp phần thức tỉnh xã hội nhằm hướng mọi người đến cái đúng và cái đẹp, hướng cuộc sống đến Chân Thiện Mỹ. Nếu một người “có trí” (sự hiểu biết) nhưng lại “không thức” (không thức tỉnh xã hội) mà để cho xã hội “ngủ” thì bị gọi là “trí ngủ”, chứ không phải là “trí thức”. Nếu nguời nào đó thích làm cái việc của trí thức là “đánh thức xã hội” nhưng lại “thiểu trí”, “lệch trí” hay “vô trí” thì gọi là “trí dỏm”, (cũng có bằng cấp, học vị nhưng bằng cấp có từ mua bán, nên đầu óc trống rỗng, hoặc cũng có chút hiểu biết nhưng hiểu biết đó lại thể hiện sự chệch hướng tư duy và ẫu trĩ, như là yêu nước là yêu XHCN, trung với đảng-hiếu với thiên triều). Và nếu ai đó “có trí”, “có thức”, nhưng “thiếu tâm” (thiếu thiện tâm, tư duy không trong sáng) thì gọi là “trí gian” (gian manh, xu thời, cơ hội). Cả 2 loại “trí dỏm” và “trí gian” đều là “ngụy trí thức”, còn “trí ngủ” là “trí thức vô trách nhiệm”. Trong thời Lê Thánh Tông hàng ngũ trí thức nho sĩ rất được coi trọng vì đó chính là nguồn tài lực quốc gia, còn gọi là "nguyên khí của quốc gia".Một số danh nhân thế giới và VN nói gì về trí thức?
Einstein nói: “Thế giới này là một nơi nguy hiểm, không phải vì những kẻ xấu xa mà vì những người chỉ biết đứng nhìn và không làm gì cả”. Câu nói này nói về trách nhiệm xã hội (trách nhiệm “làm người”) của một người bình thường đối với cái xã hội hay cái cộng đồng mà mình đang sống. Một người bình thường vô cảm thì đáng phê phán, còn một người có hiểu biết sâu sắc và được lắng nghe mà yên lặng thì còn đáng phê phán hơn. Một người bình thường còn có trách nhiệm xã hội như vậy, đối với những người có hiểu biết thì trách nhiệm xã hội này còn lớn hơn.
Fukuzawa Yukichi, nhà trí thức lỗi lạc của Nhật, người có công rất lớn trong cuộc cải cách Duy Tân, đã nhận định: “Văn minh của một quốc gia, không phải do chính phủ sáng tạo từ trên xuống và cũng không phải do thường dân làm được từ dưới đưa lên. Văn minh của một quốc gia phải do tầng lớp giữa – giai cấp trung lưu – có tri thức, kiến thức, động não trước thời cuộc, suy nghĩ hợp lòng dân, thực hiện. Có như vậy mới mong thành công”.
Lê Quí Đôn nói 5 nguy cơ làm mất nước đó chính là:
1. Trẻ không kính già
2. Trò không trọng thầy
3. Binh kiêu tướng thoái
4. Tham nhũng tràn lan
Phan Châu Trinh nói
3 nhiệm vụ cấp bách trong chiến lược cứu nước, hầu thay đổi bộ mặt xã hội của một người trí thức đó là phải tham gia vào việc: Khai dân trí, Chấn dân khí và Hậu dân sinh...
Phan Bội Châu nói:
"...Tổ tông cha mẹ ta ở đâu ra, con cháu chúng ta nương tựa vào đâu; suy đi tính lại, chẳng phải là nước ta đó sao? Vậy, nước ta là tính mệnh của thân ta. Thân ta vì đâu mà có giá trị? Vì có nước. Nước mất thì giá trị ta thấp hèn. Thân ta vì đâu có quyền? Vì có nước. Nước mất thì quyền cũng không còn..."
Một quốc gia muốn phát triển thì phải có thật nhiều hàng ngũ trí thức có trách nhiệm với xã hội vì họ chính là nguồn tài nguyên qúi báu để xây dựng đất nước và thay đổi bộ mặt xã hội. Giới trí thức, họ không chỉ có đóng góp lớn trong lĩnh vực của mình mà còn không ngừng trăn trở về những vấn đề chung của đất nước, mong muốn thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, tiến bộ, văn minh, hướng tới Chân, Thiện, Mỹ.
Ở Việt Nam, thực tế đáng buồn là tầng lớp ấy rất ít ỏi và đơn độc, thậm chí chưa đủ để gọi là tầng lớp, trong khi hầu hết mọi người thiếu tinh thần xã hội, thiếu con mắt nhận biết thời cuộc, họ yêu quý và giữ chỗ cho bản thân hơn là lo lắng ưu tư cho đất nước. Cứ nhìn những gì đang diễn ra trên đất nước chúng ta mà đau lòng. Hôm nay trong ngày tổng biểu tình toàn quốc được phát động mà vẩn không thấy một bóng dáng nào của những người thường tự xưng là nhân sĩ trí thức của Hà Thành, Sài thành đồng hành cùng với đồng bào?? thật tủi hổ cho tiền nhân, tủi hổ cho câu nói của Thân Nhân Trung một học giả uyên bác thời vua Lê thánh Tông có nói: "hiền tài là nguyên khí của quốc gia" Câu nói của Thân Nhân Trung trải qua mọi thời đại vẩn còn nguyên giá trị của nó, nhưng đến thời đại hồ chí minh thì hoàn toàn mất hết toàn bộ giá trị.
Tệ hại hơn hết là đám trí thức gian còn gọi là "đỉnh cao trí tuệ" trong đám cán bộ Nhà nước là “đầy tớ của nhân dân”, hết lòng phục vụ cho công ích, điều hành mọi hoạt động của đất nước. Thế nhưng, họ lại “vô cảm” trước các nguyện vọng chính đáng của người dân, thì họ sẽ không thể nào nhìn thấy và thấu hiểu được những khốn khó trăm bề của dân đen. Thậm chí, lại không giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện về tài sản, đất đai của người dân; trái lại, còn nhũng nhiễu, gây khó dễ để được “chung chi”, hoặc trù giập, dùng vũ lực để chiếm lấy cho một tổ chức nào đó để mình được “phong bì” dằn túi riêng. Tất cả cũng chỉ vì tham lam, ích kỷ mà đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức, cái tác phong nghiêm túc của một cán bộ “cho dân và vì dân”....
Trí thức ngày xưa hiệu triệu đồng hành với quốc dân để cứu nước!!
Trí thức ngày hôm nay hô hào hiệu triệu và rời xa quốc dân để cứu đảng!!
Như vậy vai trò của trí thức có thật cần thiết trong cuộc đấu tranh cách mạng hay không ? nói như thế không phải là đặt giai cấp nầy ra bên lề cuộc đấu tranh. Bất cứ một cuộc đấu tranh nào để thay đổi bộ mặt của Xã Hội, muốn nhanh chóng tiến tới thành công, thì chính lực phải là TOÀN DÂN có nghĩa là phải tập hợp đầy đũ tất cã các tầng lớp trong XH vào hàng ngũ đấu tranh, nhưng mủi nhọn cách mạng không thể là giai cấp trí thức.
Có thể nói vai trò thích hợp và hữu hiệu nhất cho một người trí thức yêu nước vẩn là vai trò xây dựng đất nước tức giai đoạn hai của cuộc cách mạng dân tộc. Đây là giai đoạn không cần đến sự hy sinh xương máu vào việc thay đổi XH. Trong sử Việt, những bậc khai quốc trong thời quân chủ phần lớn không xuất thân từ giai cấp trí thức như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi, Lý Công Uẩn, Nguyễn Huệ...
Cuộc cách mạng dân tộc hiện nay đang tiến hành chậm chạp một phần cũng từ sự định hướng sai lầm của tầng lớp trí thức hiện nay trong vai trò cứu nước. Gốc đổi thành ngọn, ngọn trở thành gốc trong cấu trúc xây dựng CHÍNH LỰC cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Nhìn các cuộc biểu tình của đồng bào ngư dân trong nước vừa qua chống Formosa, thì hàng ngũ trí thức đã vắng bóng bên cạnh quốc dân và đồng bào. Nhận định như thế để thấy rằng, không có hàng ngũ trí thức trong đoàn biểu tình ngày 5.3.2017 vừa qua, thì đồng bào cũng biết tự động đứng lên để hoàn thành trách nhiệm của mình một cách ngoạn mục - đáng kính trọng lẩn thán phục. Họ đã vượt qua được cái lúng túng trong việc đi tìm lãnh tụ hay một sự đồng hành của giai cấp trí thức. Như thế họ đã trả lời cho giai cấp trí thức biết là, nếu giai cấp này không đóng góp, thì cuộc cách mạng vẩn khởi động và đi tới. Còn giai cấp này muốn ngũ thì cứ tự nhiên không ai đánh thức, nhưng khi đồng bào hoàn thành cuộc cách mạng dận tộc dân chủ, đừng có thức dậy mà nhào tới đòi chia phần. Xấu hổ lắm!!
Khi một công dân ý thức được trách nhiệm và thể hiện vai trò và bổn phận công dân trong sinh hoạt xã hội - chắc chắn họ sẽ góp phần tạo nên một xã hội như tất cả chúng ta hằng mong ước. Do đó, trước tiên ngay bây giờ hãy đánh thức lương tâm của mỗi con người bằng chính lương tâm của chúng ta. Mọi giai cấp trong xã hội hãy tự tham gia vào việc xây dựng một xã hội chân, thiện, mỹ bằng một cuộc cách mạng toàn diện và triệt để làm gương cho giai cấp trí thức đang là những con rùa rút đầu của Hà Thành và Sài Thanh. Xin mời hàng ngũ nhân sĩ trí thức Hà Thành và Sài Thành chiêm nghiệm lại cách sống theo tư duy của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh (15 tháng 9 năm 1900 - 14 tháng 8 năm 1943) trong bài thơ cuối của cụ như sau:
SỐNG!!
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phải, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
Lê Kim Anh 7/3/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét