Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

VỤ ÁN PHỐ ÔN NHƯ HẦU
CHIẾN DỊCH TÌÊU DIỆT CÁC ĐẢNG PHÁI
 QUỐC GIA CỦA HỒ CHÍ MINH
Sau những ngày Việt Minh vừa cướp được chính quyền tại Hà Nội, các đảng phái quốc gia đã ra mặt chống đối lại Việt Minh khiến cho Hồ Chí Minh đã phải tổ chức chính phủ liên hiệp trong đó có Nguyễn Hải Thần làm Phó chủ tịch, một vài bộ cho các thành phần chống đối, giành 70 ghế trong quốc hội cho Việt Quốc và Việt Cách. Các đảng phái chính trị cố gắng tranh thủ tổ chức các lớp huấn luyện chính trị cho cơ sở cán bộ cũng như đảng viên, thí dụ mấy phân sở ở Ngũ Xã trong đó có Đoàn Thanh Niên Quốc Gia chuyên huấn luyện một số thanh niên về chính trị, tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn là địa chỉ số 7 Ôn Như Hầu (phố Bonifacy). Đây là một căn phố có lầu: tầng trên là trụ sở của Ban tuyên huấn Đệ Thất Khu Đảng Bộ mới từ Nam Ngãi chuyển ra; tầng dưới là nơi đang mở một lớp huấn luyện chính trị cho các cán bộ từ các khu bộ đưa về. Hồ Chí Minh và các yếu nhân của Việt Minh biết rõ cơ sở này của đối phương và quyết vận dụng mọi thủ đoạn và mưu kế để ra tay tiêu diệt.


Mục đích Việt Minh tạo ra sự kiện phố Ôn Như Hầu là để có cớ dập tắt phong trào chống đối do việc Việt Minh ký với Pháp hiệp ước sơ bộ 6 tháng 3 cho Pháp trở lại Việt Nam mà trước hết là phương cách phao tin do Võ Nguyên Giáp, một người trong cương vị bộ trưởng quốc phòng thay thế Phan Anh, mà David Halberstam cho rằng có kỹ thuật tổ chức cứng rắn tuyệt hảo để âm thầm quét sạch các phần tử quốc gia đối địch. Tuy nhiên phải nhớ rằng mọi việc làm của các lãnh tụ VM như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ đều dưới sự điều động của Hồ Chí Minh. Điều này đã được sử gia Hoa Kỳ Douglas Pike, trong cuốn History of VN Communism  xác nhận: Võ Nguyên Giáp có thể là thiên tài về bạo lực. Trường Chinh là lý thuyết gia uyên bác. Nhưng chính sự vận dụng óc tổ chức xuất sắc của Hồ Chí Minh đã đưa tới thắng lợi rõ rệt. Quả thật, trong vụ án phố Ôn Như Hầu và sau đó là vụ cầu Chiêm Sơn, chính bàn tay của Hồ Chí Minh đã điều khiển tất cả.

Tháng 5 năm 1946, sau khi lực lượng quân sự của Trung Hoa rút lui khỏi Hà Nội, Đảng Cộng Sản Đông Dương bắt đầu kế hoạch khủng bố nhắm vào lực lượng Mặt Trận Quốc Dân Đảng.

Đối với vụ Ôn Như Hầu tuy đã xảy ra hơn sáu thập niên về trước, luận điệu của tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là những âm hưởng mang tính hận thù và nhất là đầy gian trá.

Trong cuốn Những năm tháng không thể nào quên, Võ Nguyên Giáp viết: “... Ngày 11 tháng Bảy, Thường Vụ được các đồng chí ở Nha Công An báo cáo: Bọn phản động Việt Nam Quốc Dân Đảng đang chuẩn bị những hành động khiêu khích rất nghiêm trọng dự định cho tay chân phục sẵn, bắn súng, ném lựu đạn vào binh lính Pháp... Sau khi đã nắm rõ âm mưu của bọn phản động, Thường Vụ chủ trương chỉ thị cho Nha Công An nhanh chóng hành động dập tắt từ trong trứng những mưu đồ của bọn phản cách mạng. Mờ sáng 12 tháng Bảy, một đơn vị công an xung phong bất thần vào khám trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng tại số 132 phố Minh Khai. Bọn phản động bị bắt tại chỗ cùng với tang vật: một chiếc máy in và những đống truyền đơn còn chưa ráo mực.

7 giờ sáng, Công An Bắc Bộ cùng một lúc khám xét nhiều trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Hà Nội... Tại căn nhà số 7 phố Ôn Như Hầu, ta tìm thấy một nơi làm giấy bạc giả và một căn buồng có nhiều dụng cụ tra tấn như máy phát điện, kìm, búa cùng với những vết máu trên tường. Công An ta đào ở vườn sau lên bảy xác chết. Có những xác bị chặt thành nhiều khúc... Tại trụ sở trung ương của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở phố Đỗ Hữu Vị (nay là phố Cửa Bắc), ta còn tìm được thêm nhiều xác đàn ông, đàn bà và cả tử thi của binh lính Pháp...  Trong số kế hoạch tịch thu, chúng ta tìm được một bản kế hoạch ám sát và bắt cóc...” 

Trong cuốn hồi ký Người Chân Chính, Dư Văn Chất, một cán bộ tình báo Cộng Sản bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung của ông Ngô Đình Cẩn bắt thời Đệ I Cộng Hòa, đã ghi lại như sau: “... Văn tình nguyện theo học khóa quân chính cấp tốc, bổ sung cho Đoàn quân Nam tiến. Khóa học bế giảng đúng vào lúc một số phản tặc núp bóng đảng phái đối lập và giả dạng lính tàu để gây tội ác trong dân chúng. Hai trụ sở treo cờ Tàu mọc lên ngay ở phố Ôn Như Hầu và Quan Thánh. Bên trong, đầy ắp người Việt không biết một tiếng Tàu, mặc binh phục Tàu, quấn xà cạp tới đầu gối, đầu trọc lốc đội mũ vải lưỡi trai in hệt “tàu phù” (tên gọi quân Lư Hán do người Hà Nội đặt cho). Đấy là hai hang ổ của bọn chuyên bắt cóc, tống tiền, giam người trái phép, tra tấn rồi thủ tiêu. Văn được lệnh trở về cùng anh em cũ thành lập Ban A.S. (Ban Ám sát) từng bước phản công hai hang ổ nói trên. Vụ Ôn Như Hầu đã bị phát giác ra các hố chôn người tập thể gây chấn động dư luận trong nước và thế giới”  Qua đoạn văn trích dẫn này, người ta thấy được thủ đoạn của Việt Minh lúc đó là lập ban ám sát để thủ tiêu, thanh toán các lực lượng chính đảng quốc gia. Thử hỏi Việt Minh lúc đó đã nắm được chính quyền, thì cứ đường đường chính chính mà ra tay, hà cớ chi phải lập ban ám sát, hành động ám muội? Lập ban ám sát chính là hành vi ném đá dấu tay, ngụy tạo sự thật để có cớ thủ tiêu đối lập mà không bị dân chúng lên án.

Trong cuộc dàn dựng kế hoạch tiêu diệt các thành phần chính đảng quốc gia, đảng CSVN đã có những hành động mua chuộc các tướng lãnh Trung Hoa như Lư Hán, Tiêu Văn, cụ thể là đem dâng cho các tướng này nhiều vàng bạc, thậm chí đúc cả một bộ bàn đèn thuốc phiện bằng vàng đem dâng cho Lư Hán.

Người Pháp cũng thấy khó khăn khi nói chuyện với các chính đảng quốc gia hơn là thương thảo với Việt Minh cho nên họ đã hết lòng cộng tác với phe nhóm của Hồ Chí Minh trong việc tiêu diệt các lực lượng quốc gia. Sử gia Ellen Hammer, trong tác phẩm The Struggle For Indochina cho biết: Tại Hà Nội, các xe trinh sát của Pháp chặn hết các đường phố dẫn tới trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng để cho Việt minh tấn công vào đó. Quân Pháp xua đuổi  quân của Đồng Minh Hội (chỉ Việt Cách) ra khỏi Lạng Sơn và Hải Phòng giúp cho quân Việt Minh tiến vào. Tại Hòn Gay, quân Pháp thả hết tù thuộc ủy ban hành chánh địa phương của Việt Minh.”

Trước khi thi hành quỷ kế trong vụ Ôn Như Hầu, Võ Nguyên Giáp đã liên lạc với Đại Tá Crépin là đại diện lâm thời của Tòa Cao Ủy Pháp, để phân trần lý do phải dùng những biện pháp cứng rắn đối với những phần tử phản động, phá hoại sự hợp tác giữa Pháp với CSVN đồng thời Giáp còn yêu cầu Crépin giúp cho một số chuyên viên sử dụng trọng pháo để tấn công các chiến khu của VNQDĐ mà CS hiện thiếu số chuyên viên đó. Lời yêu cầu của Võ Nguyên Giáp được Crépin nhiệt liệt tán thành, hứa sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi Giáp yêu cầu. 

Trong tác phẩm Giap, the victor in Vietnam, sử gia Peter Macdonald cho biết : “Trước sự sắp sửa rút lui của lực lượng Trung Hoa, các phe quốc gia trong khi cùng một lúc phải chống lại người Pháp và Việt Minh, đã trở nên mục tiêu dễ bị đánh phá. Lúc bấy giờ, tuyệt vọng trong việc giành lại thế thượng phong, họ tiến hành gấp rút các biện pháp quân sự và bắt đầu chỉ trích Giáp trên báo chí và phá uy tín của Giáp bằng các tin đồn miệng. Giáp giận dữ ra lệnh đóng cửa các tờ báo và triển khai các đơn vị Việt Minh chống lại các lực lượng phe quốc gia ở vùng ngoại ô, với sự giúp đỡ tiếp tay của Quân đội Pháp vốn coi phe quốc gia là mối đe dọa còn hơn cả cộng sản. 

Trong cuốn sách Việt Nam Quốc Dân Đảng, lịch sử đấu tranh cận đại 1927-1954, tác giả Việt Dân Hoàng Văn Đào đã trình bày những tin tức mà ông thu thập được về vụ án này:

Võ Nguyên Giáp tuyên bố là có một tên công an đến mật báo với Giáp rằng: “Trong khi y bị đặc vụ VNQDĐ bắt giam tại số 7 phố Ôn Như Hầu (Bonifacy), y lắng tai nghe trộm được những người công tác trong cơ quan ấy bàn nhau dự định đến ngày 14 tháng 7 (14 Juillet) này, nhân dịp Pháp mời chính phủ chúng ta đến dự lễ duyệt binh VNQDĐ sẽ đặc phái đoàn quân cảm tử  đến hành thích nhân viên Chính phủ chúng ta; và người chỉ huy trong cơ quan Ôn Như Hầu, y thường nghe thấy mọi người đều nhắc đến tên Trí.

Thế là Võ Nguyên Giáp quyết định nhằm vào trụ sở số 7 phố Ôn Như Hầu, không cần biết có sự thực hay là không?
Căn nhà số 7 phố Ôn Như Hầu lúc ấy là Trụ sở của Ban Tuyên huấn Đệ Thất Khu Đảng bộ VNQDĐ từ Nam Ngãi mới thuyên ra đóng trên tầng lầu; lớp dưới là nơi đang mở một lớp chính trị huấn luyện cho các cán bộ từ các khu đưa về.
Nguyên biệt thự số 7 phố Ôn Như Hầu này trước kia quân đội Nhật Bản chiếm ở; đến khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân đội Trung Hoa lại thay quân đội Nhật ở luôn ở đấy; kịp khi quân đội Trung Hoa trở về nước, họ trao lại cho VNQDĐ, mới từ tháng 5-1946. Trong khi quân đội Trung Hoa ở biệt thự ấy, có một số quân nhân thuộc loại “Tầu phù” bị chết: chết bằng đủ mọi cách: vì đương đói, nay mới được ăn no đến bội thực mà lăn ra chết, chết về bệnh phù thũng v.v. đồng bọn cho đào hố vùi ngay bên hông hay sau những gốc chuối gần ngay cạnh biệt thự. Nhà thầu khoán Nguyễn Duy Hợi là người được trao phó việc sửa sang lại ngôi biệt thự này trước khi được dùng làm trụ sở VNQDĐ có cho chúng tôi biết rằng: vài ngày trước khi rút lui, bọn Tàu phù còn mới vùi dập thêm ở ngoài vườn biệt thự một số quân nhân Tàu mới chết nữa.     

Nói về sự dàn cảnh của vụ này, Hoàng Văn Đào viết tiếp:Tối hôm ấy (12.7.1946) sở Quân vụ Thành phối hợp với Tư lệnh bộ ra lệnh giới nghiêm toàn thành; rồi lợi dụng thời gian giới nghiêm vắng người qua lại, sai sở công an Bắc bộ xuống Nhà thương Bạch Mai và Phủ Doãn chở một số xác chết vô thừa nhận (Ông Nguyễn Văn Huyên khi ấy làm thư ký nhà thương Bạch Mai đã cho biết rằng: đêm 12.7.1946, công an C.S. đã xuống Nhà thương Bạch Mai lấy đi 3 xác chết vô thừa nhận) đem đến vứt trong trụ sở Ôn Như Hầu của VNQDĐ đồng thời cho mai phục súng ống đầy đủ xung quanh rồi bắt đầu mở cuộc đột kích vào.
Đầu tiên bên VNQDĐ chống trả mãnh liệt và không cho họ được tự tiện xâm nhập trụ sở. Cuối cùng binh sĩ C.S. phải dùng đến áp lực súng đạn mới ập vào được. Thế là đang đêm họ bắt tất cả những người có trách nhiệm tại đó bí mật mang đi, trong số có: Phan Kích Nam, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Chữ, Phan Quán, Phạm Văn Thắng v.v... với một số giấy tờ, trong đó có một tài liệu quan trọng là chương trình kế hoạch đảo chính Chính phủ Hồ Chí Minh.
Sáng hôm sau, (13.7) C.S. cho khai quật các xác chết ngoài vườn lên, xác chôn lâu có, xác mới chôn cũng có (số xác mà Công an Bắc bộ mới mang tới tối hôm trước), lập thành biên bản; rồi mời báo chí, đồng bào cũng như một số người ngoại quốc đến xem để chụp hình quay phim; rồi cho trưng bày hình ảnh tại phòng Thông tin cho công chúng vào xem, tuyên truyền vu cáo trước dư luận rằng:
- VNQDĐ đã lập riêng nơi số 7 Ôn Như Hầu một “Hắc điếm” chuyên cướp của và bắt cóc giết người, thủ tiêu những thường dân vô tội, và sự thực đã chứng minh.” 

Cũng trong tài liệu vừa trích dẫn, tác giả Hoàng Văn Đào cho biết thêm rằng: Tài liệu này đã tìm thấy trong tập hồ sơ của tên Lễ, là đại đội trưởng C.S. bị cơ quan an ninh của Hội đồng An dân thành phố Hà Nội bắt được hồi năm 1947. Tên Lễ đã khai: “chính y là người được Võ Nguyên Giáp cử ra đứng điều khiển việc vào chiếm và canh gác cơ quan Ôn Như Hầu, rồi đem xác chết từ các nhà thương đến chôn xuống, dàn cảnh để khám xét, khai quật những xác chết ấy lên, vu cáo cho VNQDĐ cướp của, bắt cóc, giết người để bôi nhọ.

Trong tuyển tập Quan điểm về một số vấn đề Chính trị và Văn hóa Việt Nam, Minh Vũ Hồ Văn Châm, qua bài Câu chuyện xoay quanh lá cờ, đã giới thiệu về là cờ sao trắng, nói về Quốc Dân Đảng gốc Đại Việt và Quốc Dân Đảng gốc Việt Quốc trong bối cảnh một trường Quốc Học xứ Huế vẫn còn bầu khí e dè sợ sệt vì an ninh bản thân mặc dù một số các vị thầy giáo khả kính thuộc ĐV (đít vịt) hay QDĐ (quần dài đen) không ngớt âm thầm truyền bá chủ nghĩa quốc gia trong lòng các thanh niên học sinh, đề cập đến quá trình lịch sử của các chính đảng quốc gia, và nhất là đã lên tiếng về các âm mưu bẩn thỉu của chế độ Việt Minh, trong năm 1946 với việc ngụy tạo vụ án Ôn Như Hầu, vụ cầu Chiêm Sơn nhằm mục đích triệt hạ các lực lượng quốc gia, để độc chiếm quyền lãnh đạo trên đất nước.

Với bài báo Đảng cộng sản khui lại vụ Ôn Như Hầu, nhằm trả lời chế độ CS Hà Nội, tác giả Nghiêm Văn Thạch cho biết ngày 19-8-2005 báo Nhân Dân, cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đăng bài viết của Lê Hữu Qua, thiếu tướng công an CS tự giới thiệu là người trực tiếp chỉ huy một tiểu đội tấn công cơ sở của đảng Đại Việt ngày 12-7-1946 ở phố Duvigneau và nhiều cơ sở khác của Đại Việt sau đó.

Nhận định về bài viết của Lê Hữu Qua, tác giả Nghiêm Văn Thạch ghi rằng“Bài báo cáo Lê Hữu Qua khoe khoang chiến tích của đơn vị ông, kể cả những miếng võ ngoạn mục của đội xung kích do ông chỉ huy, nhưng với người đọc có óc nhận xét nó là một tố giác đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam vì ông ta viết một cách khờ khạo. Trước hết Lê Hữu Qua nói rằng Đại Việt âm mưu bạo động. “đào công sự chiến đấu, canh gác ngày đêm, tăng cường lực lượng bảo vệ, nội bất xuất ngoại bất nhập.”Nhưng ông ta thuật lại rằng chỉ tấn công cơ sở này với một tiểu đội (khoảng 10 người) và thành công dễ dàng  vì chỉ có một “tên lính canh ngủ gật”và khoảng 20 người đang ngủ say. Rõ ràng là một mâu thuẫn ngớ ngẩn chứng tỏ đây chỉ là một chỗ làm việc bình thường của Đại Việt bị tấn công trong lúc không nghĩ là mình sẽ bị tấn công. Lê Hữu Qua cũng không nói tới bất cứ một vũ khí nào, điều này chứng tỏ những đảng viên Đại Việt này hoàn toàn tay không. Như vậy không hề có cơ sở chiến đấu, không có việc chuẩn bị bạo động. Và đây là sự thật.


Mặt khác, Lê Hữu Qua cũng xác nhận là Đảng Cộng Sản Việt Nam vô cớ tấn công. Lê Hữu Qua viết “theo nhận xét của Nha, bọn chúng sẽ ra tay vào ngày 14-7”. Chỉ “nhận xét”thôi là ra đòn, và nhận xét theo bằng chứng nào thì Lê Hữu Qua hoàn toàn không nói, vì không có. “Nha”mà Lê Hữu Qua nói đến là Nha Công An, lúc đó do Lê Giản làm giám đốc, cơ quan này chỉ huy toàn bộ công an cộng sản lúc đó. Vẫn theo giọng điệu gian trá và khủng bố của cộng sản lúc đó, http://bongbvt.blogspot.de/2016/07/su-that-ve-vu-pho-on-nhu-hau.htmlLê Hữu Qua nói về “âm mưu” của Đại Việt như sau:
“Vậy là “kịch bản” của chúng đã rõ ràng; khi bọn Pháp diễu binh ngày 17 tháng 7, bọn Đại Việt sẽ ném lựu đạn vào đoàn duyệt binh, chúng còn ghi rõ, chỉ ném vào bọn lính da đen!!! Pháp sẽ vu khống Việt Minh đánh chúng và lập tức đánh úp các cơ quan đầu não và bắt các lãnh tụ của ta. Đại Việt sẽ đảo chính tại Hà Nội và các cơ sở của chúng ở địa phương sẽ nổi dậy hưởng ứng âm mưu của thực dân Pháp và tay sai quả là thâm độc và nguy hiểm nếu công an ta không đánh được một đòn quyết định và kịp thời này.”

Nhưng Lê Hữu Qua không thể đưa ra bằng cớ nào về “kịch bản” này, vì hoàn toàn không có.

Về vụ án Ôn Như Hầu, Lê Hữu Qua viết:

“Trong đợt tấn công Đại Việt lúc đó, sau được gọi là “Vụ án phố Ôn Như Hầu”. Đó là tại số nhà 7 phố Ôn Như Hầu (sau này là phố Nguyễn Gia Thiều), ta bắt được tên Phan Văn Kích, ủy viên trung ương của Quốc Dân Đảng, tại đây có một phòng giam, còn hai người bị trói đang nằm đó cùng với rất nhiều dụng cụ đánh đập tra tấn... những người bị chúng bắt cóc về để tống tiền, máu me còn be bét trên tường, không khí nồng nặc hôi thối. Ở sân, đào lên còn thấy ba hố chôn người. Có hố mới chôn, xác nạn nhân bị chặt ra nhiều đoạn!!! Bấy giờ mới vỡ lẽ ra là nhiều chị hàng rong, anh xích lô, cả thầy giáo, cả thầy thuốc... trước kia bị mất tích là do “các nhà ái quốc này” bắt cóc về để hãm hiếp, tống tiền, sau đó là thủ tiêu tại chỗ!!!”  http://vietquoc.org/d%E1%BA%A3ng-csvn-khui-l%E1%BA%A1i-v%E1%BB%A5-an-on-nh%C6%B0-h%E1%BA%A7u-1946-2/http://vietquoc.org/d%E1%BA%A3ng-csvn-khui-l%E1%BA%A1i-v%E1%BB%A5-an-on-nh%C6%B0-h%E1%BA%A7u-1946-2/

Tác giả Nghiêm Văn Thạch đã “kê tủ đứng” vào họng bọn ngụy quyền Cộng Sản, khi vạch trần chính sách gian trá qua bài viết của Lê Hữu Qua:Cũng lại là một trò dựng đứng vô lý với lời lẽ thô bỉ của một kẻ hạ cấp đắc chí. Cái gì bảo đảm rằng những xác chết, những vết máu không phải do chính công an mang tới? Đây là một trò vu khống cố hữu của công an cộng sản. Năm 1984 họ đã đem vũ khí vào trong chùa lấy cớ bắt hai đại đức Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát về tội âm mưu bạo loạn để tuyên án tử hình. Bây giờ thì họ mặc nhiên nhìn nhận là không có gì và đã trả tự do cho hai vị này dưới áp lực của dư luận. Họ cũng đã ném truyền đơn do chính họ in ra vào các trụ sở Tin Lành để lấy cớ đóng cửa các nhà thờ và bắt giam các mục sư. Đó là hơn 40 năm sau, khi họ đã văn minh nhiều so với ngày trước.” 
Chính sách gian trá và hành động sử dụng bạo lực của chế độ Cộng Sản chỉ có thể đánh lừa hạng dân ngu khu đen, ít học lúc bấy giờ, hay bọn theo đóm ăn tàn, tuy có chút tri thức nhưng vụng suy hay sợ sệt ngón đòn gian ác của Việt Minh mà câm miệng, thủ khẩu như bình.

Trong thực tế,  giới nghiên cứu sử học ngoại quốc cũng đã thấy được sự thật và mạnh dạn nói lên sự thật đó trong các công trình nghiên cứu đứng đắn của họ.
Trong tác phẩm Victory at any cost, The genius of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap, sử gia Cecil B. Currey đã viết“Vụ án phố Ôn Như Hầu”dọi ánh sáng trên các phương pháp của Giáp. Sau khi chỉ thị cho tay chân chiếm trụ sở chính của VNQDĐ ở phố Ôn Như Hầu tại Hà Nội, Giáp ra lệnh cho bọn đó thiết trí một phòng tra khảo. Bọn chúng đã đào một số xác chết chung quanh vườn lên để Giáp loan báo là bọn này đã phát giác  ở sau vườn một nấm mồ tập thể của nhiều đối thủ bị VNQDĐ giết. Trong thực tế những xác chết vô danh kia chính là các đảng viên VNQDĐ bị người của Giáp thủ tiêu. Tuy nhiên bọn Giáp vẫn cứ tuyên truyền với những ai đến xem đó là các xác chết bị người quốc gia giết. Bọn chúng bảo : “Coi đấy,  hành vi kinh tởm của bọn quốc gia là thế đấy.” Khi sự thật bắt đầu đồn đãi ra, vụ án Ôn Như Hầu đã thực sự mở mắt cho những ai còn chưa tin rằng Việt Minh là màu đỏ.

Đến đây tưởng cũng nên nhắc đến Phan Kích Nam là người chủ chốt trong vụ án Ôn Như Hầu. Phan Kích Nam hay Phan Xuân Thiện quê quán tại Điện Bàn, Quảng Nam, con một mục sư đạo Tin Lành. Đậu Tú Tài Toàn Phần xong, ông không theo ngành công chức mà đi dạy học ở các trường tư và gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng, hoạt động cách mạng. Ông bị bắt tại trụ sở Quốc Dân Đảng thuộc phố Ôn Như Hầu, chuyển về giam tại xà-lim án tử hình ở Hỏa Lò rồi sau đưa lên lao xá Phú Thọ giam dưới hầm kín (cachot) giữa sân. Một đêm vào đầu năm  năm 1947 Phan Kích Nam bị VM dẫn ra khu đất hoang gần lao xá tỉnh Phú Thọ  hạ sát  cùng với Lê Khang và 11 người khác.
Lê Khang, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc), bí danh Lê Ninh. Lê Khang nổi tiếng là ăn nói giỏi, lý luận hùng hồn nên thời bấy giờ có câu "Việt Quốc Lê Ninh, Việt Minh Trần Văn Giàu".
 Với việc ngụy tạo vụ án Ôn Như Hầu, VM đã thành công tạo ra đòn tâm lý rất nặng đó là khiến nhiều người trước đây theo Quốc Dân Đảng nay bỏ hàng ngũ Việt Quốc, Việt Cách mà chạy theo VM , nhiều người bị lừa bịp như trường hợp Huỳnh Thúc Kháng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Hoàng Văn Đào, đồng bào Thủ đô lúc ấy có rất nhiều người biết rõ sự thật câu chuyện vu khống này, nhưng vì áp lực chính quyền CS có ai dám hở môi. Còn những người có tên tuổi, có uy tín của phe quốc gia ở trong Chính phủ Liên hiệp thì đã xuất ngoại cùng một lúc hoặc trước khi quân đội Trung Hoa rút lui. Những kẻ chậm chân còn ở lại trong nước thì đang tìm cách lẩn tránh để khỏi bị sát hại; lấy ai đâu mà tẩy vết nhơ để thanh minh sự vụ trước đồng bào, trước lịch sử. 

Sau vụ án Ôn Như Hầu, bầu không khí khủng bố bao trùm cả Hà Nội, với biết bao cảnh bắt bớ, ám sát, thủ tiêu trên từng mỗi con phố, góc tường, vỉa hè v.v... Tác giả Bùi Diễm đã ghi lại hoàn cảnh sinh hoạt đầy tử khí lúc bấy giờ như sau: Tôi không dám ngủ ở một nơi nào hai đêm liền. Đi đâu thì cũng phải nhìn trước nhìn sau, canh chừng đủ mọi thứ, đủ mọi người và khẩu súng lục giắt ở sau lưng có lẽ là thứ vật dụng được nghĩ tới ngày đêm. Ông Trương Tử Anh cũng sống như vậy, Vì Việt Minh thừa biết ông là đảng trưởng Đại Việt, nên ông bị truy lùng gắt gao, bởi vậy mà đêm nào ông cũng phải rút về nơi an toàn. Họp thì cũng chỉ với một hai người là cùng, và ngoài liên lạc viên không ai được biết trước nơi họp. Suốt vụ hè này, tôi được gặp ông luôn và một đôi khi ở cùng với ông vài ngày trong một căn nhà khu Nhà Diêm, phía Nam thành phố Hà Nội. Làm việc luôn với ông, tôi cảm thấy càng ngày càng cảm mến, kính trọng ông và lúc này, một nửa thế kỷ sau, nhớ lại những ngày ấy tôi lại càng kính mến ông.
Nói về tinh thần đoàn kết giữa các chính đảng quốc gia, có lẽ qua kinh nghiệm của Mặt Trận Quốc Dân Đảng, Đảng Trưởng Trương Tử Anh đã có lần nói với ông Bùi Diễm : Đoàn kết khó lắm, nhưng không có đoàn kết thì khó lòng đánh lại được Cộng Sản. 

Trở lại với một con người điển hình bị CS lợi dụng đành mang một nỗi hận đau đớn cho đến chết đó là cụ Huỳnh Thúc Kháng, chấp nhận ra cộng tác với Hồ Chí Minh có lẽ cũng do sự thúc đẩy của ý thức đoàn kết.

Sau hết là trong cuốn hồi ký nổi tiếng có tên Một cơn gió bụi, sử gia Trần Trọng Kim đã viết như sau về chính sách của Việt Minh đối với các chính đảng quốc gia: “Cái thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để cho được việc trong một lúc. Ngay như họ đối với Việt nam Quốc dân đảng nay nói là đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng họ vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi họ đánh được, thì giết phá, đánh không được thì lại đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá. Dân tình thấy thế thật là ngao ngán chán nản, nhưng chỉ ngấm ngầm trong bụng mà không dám nói ra. Nên dân gian người ta thường có câu “nói như Vẹm. Vẹm là do hai chữ Việt Minh viết tắt V.M., đọc nhanh mà thành ra.”
NGUỒN:http://minhduc7.blogspot.de/2015/10/cong-san-va-cac-ang-phai-quoc-gia.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét