Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

THIẾU TÁ PHẠM CHÂU TÀI 
NGƯỜI MÔN SINH VOVINAM
 NẶNG LÒNG VỚI TỔ QUỐC


Tổ quốc là ngôn ngữ của con tim rất thiêng liêng và cũng rất gần gũi - và tổ quốc VN đó là tiếng hình ảnh quật cường của một dân tộc đã không chịu khuất phục bất cứ kẻ thù nào, kể cả kẻ thù từng 1000 năm đô hộ dân tộc ta. Tổ quốc là thiêng liêng vì đó là niềm tự hào của mỗi chúng ta khi cất lên hai tiếng : Việt Nam. Vì vậy tổ quốc luôn ngự trị trong trái tim mỗi chúng ta dù bất kể ở đâu, lúc nào. Bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng đều đặt quyền lợi tổ quốc lên trên hết.
Tổ quốc chính là những giòng sông đỏ nặng phù xa, là những cánh đồng lúa trĩu bông, hay là những rặng núi mờ sương phủ. Tổ quốc chính là những câu hát mẹ ru chúng ta từ thuở ấu thơ, là những hạt thóc ươm chồi nảy hạt trên mảnh đất chữ S. Tổ quốc chính là những giòng sữa mẹ nuôi lớn chúng ta, tổ quốc cũng là không khí chúng ta đang thở hàng ngày. Tổ quốc cũng chính là trái tim ta đang đập hòa chung với nhịp quay của cuộc sống. Tổ quốc thật gần gũi vì đó chính là cha mẹ, anh chị, ông bà, bạn bè, người tình vv...của chúng ta. Tổ quốc đã cưu mang môn phái Vovinam, các môn sinh chúng ta, 54 cộng đồng dân tộc và những tổ chức dân sự khác. Tổ quốc chúng ta hôm nay đã khánh tận vì bọn bạo quyền csVN, một bọn người buôn dân bán nước, làm tôi mọi cho Bắc Phương.
Tổ quốc như đã nói chính là những người thân xung quanh ta, là cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chính vì thế, xin đừng thờ ơ, xin đừng vô cảm bởi vì chỉ có chúng ta mới yêu, mới khiến cho tổ quốc của chúng ta bừng sáng lên mà thôi. Người môn sinh biết yêu môn phái thì phải biết yêu tổ quốc, đó là đạo trung hiếu với nước và dân tộc. Một khi tổ quốc lớn mạnh, tự do có nghĩa là chính người môn sinh chúng ta, người thân của chúng ta, con cháu chúng ta hưởng được thành quả đó. Vì vậy, hãy xem trách nhiệm với tổ quốc là một trách nhiệm hàng đâu mà bất cứ ai cũng phải có trách nhiệm. Đó là thái độ đứng đắn của một người môn sinh yêu nước và môn phái! Yêu nước không có nghĩa là yêu XHCN hay yêu bác và đảng.
TỔ QUỐC CỦA NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA
Quan niệm về tổ quốc của người Quốc Gia khác người cộng sản và những thế hệ sau này lớn lên trong chế độ XHCNVN, người QG luôn đặt Tổ Quốc lên một vị trí tối cao, tối cao có nghĩa là trên tất cả mọi vật, kể cả tôn giáo, đảng phái, môn phái và ngay cả chính bản thân mình. Vì quyền lợi tổ quốc họ có thể hy sinh cã tính mạng của mình một khi tổ quốc bị lâm nguy.

Với châm ngôn “tổ quốc – danh dự - trách nhiệm” người chiến sĩ môn sinh của quân lực VNCH đã chiến đấu cho sự tự do của miền nam VN hơn 20 năm trời. Họ vì phải bảo vệ đồng bào của mình nên bắt buộc phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc khi bị người cộng sản miền bắc đem quân tàn phá quê hương và tổ quốc của họ. Họ không phải là những kẻ đi gây chiến, xâm lược nước khác, khủng bố như cộng sản.Hà Nội. Họ cầm súng vì tự do của đồng bào miền nam bị xâm hại, đó là bổn phận của những người có trái tim từ ái trong lồng ngực và bàn tay thép.
Quê hương của người môn sinh Vovinam-Việt võ Đạo là sự gắn bó thắm thiết của thân, máu thịt, tình sông - núi với người môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo và rất sâu nặng. Không có nơi nào trên trái đất này đã ngàn đời lấy thế núi - sông làm lũy thành, lấy chính khí Việt mà giữ gìn lấy đất đai như người Việt chúng ta . Kia ải Chi Lăng, đèo Ba Phục, dảy Hoàng Liên... từng âm vang chiến thắng quân xâm lược bắc phương. Bao ngọn núi quê hương uy nghiêm, bền gan, kiêu dũng che chắn bước chân giặc....ngăn chặn giông bão. Dựa vào thế núi sông và chính khí Việt mà giữ đất, núi đã được ông cha ta dùng trong nghĩa tình núi sông, kia là bến Bồ Đề, cửa Hàm Tử, dòng Đằng Giang, Hồng Hà... đã bao đời nhuộm máu giặc xâm lược từ phương bắc.
Hình ảnh một tổ quốc lâm nguy trước những họng súng bạo ngược của cộng sản bắc Việt, nên người trai trẻ Phạm Châu Tài đã xếp bút nghiên xa bạn bè gia đình, lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của non sông trong lúc nguy biến nguy biến vì hoạ cộng sản. Ông đã gia nhập QL.VNCH và được đào luyện từ trường bộ binh Thủ Đức - Một trong những quân trường đào tạo sĩ quan cấp trung đội trưởng, một lò “luyện thép” có tầm vóc quốc tế, và những người sĩ quan tốt nghiệp tại quân trường này đã chứng tỏ khả năng thiện chiến của mình, kinh qua những chiến trường khắp bốn Vùng Chiến Thuật, đạt được những chiến thắng oanh liệt vang dội thế giới như: Tết Mậu Thân (1968), Khe Sanh (1969), Quảng Trị, An Lộc, Kontum (1972), …Và bi hùng lẫm liệt thay…có gì để so sánh hơn ở giai đoạn cuối mùa cuộc chiến, quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị “Đồng Minh” Mỹ cắt viện trợ, bỏ rơi, bán đứng, bàn giao miền Nam Việt Nam cho Bắc Việt và Trung Cộng như thân phận của con chốt trên bàn cờ Chính Trị, mỗi Chiến Sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn được phép tự vệ trong khả năng tiếp vận rất giới hạn - họ chỉ còn nhận được sự trang bị cấp số đạn khiêm nhuờng là 3 băng (30 viên) đạn, mỗi khẩu trọng pháo chỉ được bắn 3 trái đạn mỗi ngày mà thôi....tất cã phương tiện của không quân bị giãm trên 50% chiến xa quân xa đều chung một tình trạng rất co hẹp trong lúc chiến đấu. Tuy vậy, họ vẩn ghì súng chiến đấu cho đến khi hèn tướng Dương Văn Minh - Tổng Tham Mưu Trưởng ra lệnh đầu hàng vào ngày 30.4.1975. Họ đã ngậm ngùi trong oan khiên cho thân phận của kẻ thua cuộc bất đắc dĩ.
Hôm nay hàng ngũ hậu duệ VNCH, đồng thời là hậu duệ của môn phái Vovinam Việt Võ Đạo Hải Ngoại, ghi lại tấm gương hết lòng vì tổ quốc của một môn sinh Vovinam-Việt Võ Đạo, luôn nêu cao tâm niệm của một môn sinh chân chính là:kiện toàn ý chí đanh thép để thắng phục cường quyền và bạo lực (điều tâm niệm thứ 1 trong 10 điều tâm niệm của VVN-VVĐ)
Người môn sinh Phạm Châu Tài với bàn tay thép luôn sáng chói trong việc bảo quốc an dân (phục vụ dân tộc) cho đến giờ phút chót, khi mà các cấp chỉ huy cao cấp của QL.VNCH đã đào thoát ra hải ngoại. Người môn sinh này ở lại cùng đồng đội giử an toàn cho Bô Tổng Tham Mưu QL.VNCH đến giờ phút cuối cùng, sau đó bị hành hạ nhiều năm trong các trại tù của công sản..

Hổ Xám Phạm Châu Tài là người từng có ý định bắt sống Dương Văn Minh trước lễ bàn giao cho VC. Âm mưu bắt sống DVM, câu chuyện này có rất nhiều chiến sĩ thuộc Liên Đoàn 3 BKND biết, Ông Nguyễn văn Huyền biết, ông Vũ văn Mẩu biết, ông Dương văn Minh biết, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh biết và VC cũng có biết... Việc này 20 năm sau 30.4.1975 vc có viết trên tờ Tuổi Trẻ của cộng sản.
Nhưng sự việc chuyễn biến quá nhanh, ý định chưa thực hiện được thì phải chia tay với các đồng đội của mình để chịu chung số phận tan hàng vì vận nước VNCH đã đến hồi kết.
TIỂU SỬ THIẾU TÁ PHẠM CHÂU TÀI
Là trai thời loạn, lại có trong người trái tim từ ái và bàn tay thép, người môn sinh Vovinam, Thiếu tá Phạm Châu Tài từng là một chiến sĩ xuất sắc của QL.VNCH.

Thiếu tá Phạm Châu Tài tốt nghiệp khoá 17 trường sĩ quan Bộ Binh Thủ Đức. Trường BB/Thủ Đức là nơi đã cung cấp cho QL.VNCH 23 vị tướng và hàng chục ngàn sĩ-quan, trường này đã từng đào tạo cho đất nước những vị chỉ huy xứng-đáng với châm ngôn Cư An Tư Nguy, sống yên vui phải biết nghĩ tới lúc khó khăn, muốn hưởng hòa-bình phải chuẩn bị chiến-tranh. Trong suốt cuộc chiến bảo vệ tổ quốc chống lại họa xâm lăng của Cộng sản, trường Bộ Binh Thủ Đức đã đóng góp không nhỏ trong việc đào tạo các sĩ quan ưu tú cho quân lực VNCH. những vị trung đội trưởng các đơn vị tác chiến.
Với Hổ Xám Phạm Châu Tài ( biệt danh của ông), các chiến tích của ông đều được đồng đội của ông cũng như quân sử VNCH ghi lại một cách trân trọng. Nhắc đến người môn sinh Vovinam - Việt Võ Đạo Thiếu tá Phạm Châu Tài, trong Liên Đoàn Biệt Kích 81 chúng tôi, những hậu duệ VNCH và Vovinam -Việt Võ Đạo không khỏi nghiêng mình cảm phục lẩn ngưỡng mộ.
Được biết cựu Thiếu tá Phạm Châu Tài, trước 1975 khi còn trong quân lực VNCH, ông đã từng được đề cử theo học khoá "Đặc Huấn Hoàng Đai" cuối năm 1973. Đơn vị Biệt Cách Dù 81 của Thiếu tá Tài, là đơn vị có rất nhiều chiến sĩ theo học khoá đặc huấn. Trong đơn vị do ông chỉ huy còn có sự hiện diện của hai võ sư Vovinam Việt võ đạo là: Nguyễn Tiến Hoá và cố võ sư Trần Huy Quyền bào đệ của cố chưởng môn đời III Trần Huy Phong.


Ông là một người đam mê môn Vovinam-Việt Võ Đạo, nên ông đã ra lệnh cho thuộc cấp của mình đều phải học Vovinam Việt Võ Đạo. Một võ đường được thành lập tại hậu cứ của Liên Đoàn Biệt Kích 81, giám đốc võ đường là võ sư Nguyễn văn Lễ. Mổi khi đơn vị của ông về lại hậu cứ là ông đã dành nhiều thời gian để luyện tập Vovinam cùng với các thuộc cấp trong đơn vị. Ngoài ra ông còn khuyến khích các con em của gia đình Biệt Kích Dù nên theo học Vovinam. Sân cỏ trước hậu cứ của Bộ chỉ Huy Liên Đoàn chính là nơi tập của con em các chiến sĩ BCD81.

VÀI NÉT VỀ LIÊN ĐOÀN BIỆT KÍCH DÙ 81.
Trước Mậu Thân 1968 LLĐB có 1 Tiểu Đoàn mang tên là 81 Biệt Cách để yểm trợ hành quân cho các toán Delta. TĐ này hoàn toàn là lính QĐVNCH chứ không có CIDG (Dân sự chiến đấu do Mỹ trả lương). Khi các toán Delta đi nhảy toán khám phá ra sự chuyển quân, nơi đóng quân hay kho tàng của VC thì thường gọi Không Quân đến thanh toán, nhưng cũng đôi khi cần đến lực lượng bộ chiến thì đã có đơn vị Biệt Cách Dù này. Họ chiến đấu dũng mãnh còn hơn Tổng Trừ Bị nữa. Đến Mậu Thân 1968, vị Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Cách 81 là Thiếu tá Tú tử trận. Đến năm 1970, LLĐB giải tán, các căn cứ LLĐB dọc biên giới đổi thành Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng, còn các căn cứ sâu trong nội địa chuyển qua Địa Phương Quân trực thuộc Tiểu Khu của Tỉnh sở tại.
Các SQ và HSQ kỳ cựu danh tiếng hầu hết được rút về Phòng 7 TTM, hoặc BĐQ còn thì về BCD hết. Lúc này TĐ 81 BCD đã tăng quân số và trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, đổi huy hiệu của LLĐB từ con cọp nhảy qua dù thành con chim ưng lồng trong hình tam giác. Họ vẫn giữ bê rê nồi màu xanh, có dù màu đỏ. Những chiến sĩ này vì nhớ tới nguồn gốc đơn vị cũ nên vẫn còn mang trên vai áo huy hiệu LLĐB còn bên kia là BCD. Như vậy LLĐB chính là tiền thân của BCD.
NHỮNG MÔN SINH HOÀNG ĐAI CỦA ĐƠN VỊ BCND TẠI TRẬN AN LỘC
Thiếu tá Phạm Châu Tài ngoài từng giử chức vụ Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn còn là Trưởng Khối Đặc Huấn Thần Phong của 81 BCND. Thần Phong là tên do Thiếu Tá Tài đặt cho khối Đặc Huấn (Đặc Biệt Huấn Luyện) LD 81 hơn 3000 quân chỉ có 6 toán Thần Phong. Mỗi toán gồm 10 người, hầu hết là huấn luyện viên Vovinam. Liên Đội Thần Phong (6 toán) là cảm tử của Biệt Cách Nhảy Dù. Chuyên xử dụng vũ khí nặng để bảo vệ 3 Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật của Lữ Đoàn.
Cũng cần nhác lại, đơn vị Biệt Cách Dù là một đơn vị đã hy sinh rất nhiều môn sinh hoàng đai trong trận tử thủ An Lộc năm 1972 - Tổn thất sau những ngày tử thủ An Lộc là 300 bị thương và tử thương. Nói đến trận An Lộc thì người miền nam trước 1975 không ai mà không biết đến hai câu thơ của cô giáo Pha được đi vào lịch sử của Trận Chiến Thắng An Lộc
An lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt cách dù vị quốc vong thân

Trận tử thủ An Lộc được xem là một trong ba trận đánh lừng danh nhất trong quân sử Việt Nam Cộng Hoà vào mùa hè năm 1972, mà sau này được nhà văn Dù Phan Nhật Nam đặt tên là “Mùa Hè Đỏ Lửa”
Bốn mươi sáu năm về trước, vào 7 tháng 4, 1972, Cộng quân đã tung ba sư đoàn bộ binh (5, 7, và 9) cùng thiết giáp ồ ạt tấn công vào thị trấn bé nhỏ An Lộc, nơi đang là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Long, chỉ cách thủ đô Sài Gòn khoảng một trăm cây số. Mục tiêu tối hậu của Cộng Sản Hà Nội là chiếm bằng được An Lộc để làm thủ đô cho cái gọi là “Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam”, nhằm hỗ trợ cho mục tiêu chính trị của Hà Nội là tạo một uy thế cho đám bù nhìn Mặt Trận Giải Phóng để có tiếng nói tại Hội Nghị Paris.
"Chiến Địa An Lộc
Việt Nam chiến cuộc đã trôi qua,
Thí điểm tranh hùng: Cộng – Quốc Gia.
Súng đạn ngoại bang tràn lãnh thổ,
Máu xương Nam-Bắc đổ chan hòa.
Địa danh An Lộc, trang hùng sử,
Quân Lực Miền Nam chiến thắng ca.
Mưu trí, điều quân theo chiến lược,
Thơm Danh bảo vệ giải sơn hà
(thi sĩ Vô Tình / VBĐL)

An lộc một trận chiến lừng danh trong quân sử VNCH mức độ tàn khốc còn cao hơn trận Điện Biên Phủ gấp nhiều lần hơn.
Cuộc chiến đau thương do người cộng sản miền bắc phát động từ khi nước VNCH mới bắt đầu xây dựng từ thập niên 50 (t.k 20), đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng các hoàng đai của môn phái Vovinam trong trận An Lộc và trong các chiến trận khác. Người viết xin được ghi lại nét hào hùng của một người môn sinh Vovinam, đại sư huynh Phạm Châu Tài, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn , một đơn vị thiện chiến của QL.VNCH, cũng là một đơn vị có nhiều Huấn Luyện Viên cấp Hoàng Đai của môn phái Vovinam -Việt Võ Đạo, người môn sinh trung đẳng này đã nêu cao lý tưởng Tổ Quốc Danh Dự và Trách Nhiệm của một một quân nhân trong việc bảo quốc an dân đến giây phút cuối của cuộc chiến.
Phần lớn những môn sinh trong nước ngày hôm nay, không bao giờ có được trái tim từ ái, vì họ yêu cường quyền thay vì phải khử trừ cường quyền để giúp dân giúp đời. Họ đã bán trái tim từ ái cho đảng cộng sản, để trở thành một công cụ bạo lực của chế độ chuyên chế hiện hành. Công việc hàng ngày của các môn sinh phản đồ này đang ra tay bạo hành và đàn áp những người yêu nước khắp nơi. Tại sao tôi gọi họ là phản đồ vì họ đã không biết rèn luyện để Tâm và Thân hoà hợp, để thực hiện đúng những điều tâm niệm số 1 và số 8 của môn phái. Họ không hề biết yêu nước, mà chỉ biết mù quáng chạy theo đảng bán nước buôn dân Mafia csVN, dâng trái tim từ ái cho bọn người tam vô ( vô gia đình, vô tổ quốc, vô thần ). Với những môn sinh VVN này chỉ làm thối rửa hàng ngủ môn phái VVN. Là những người trẻ VVN tôi rất khinh những người võ sư và môn sinh này.
Khác với những môn sinh môn sinh kể trên, môn sinh Phạm Châu Tài với tinh thần yêu nước thương dân bao la luôn đầy ấp trong trái tim từ ái, ông còn là một cấp chỉ huy thật xứng đáng để được tuyên dương trước quân đội vì đã không bỏ rơi đồng đội, các thuộc cấp, đồng môn của mình, rời nơi chiến đấu như một số tướng tá khác trong QL.VNCH, môn sinh Phạm Châu Tài còn xứng đáng là một tấm gương cho các hậu bối trong môn phái Vovinam như chúng tôi noi theo. Ông không nhận lời di tản ra ngoại quốc trong thời điểm 30.4.1975, để rồi sau đó bị giam cầm trong các trại cải tạo khắc nghiệt của cộng sản VN. Sau khi được trả tự do ông đã rời VN đi theo diện HO và định cư ở Mỹ.
Người viết với tấm lòng ngưởng mộ về một môn sinh đàn anh thật xứng đáng là đại sư huynh của những hậu bối VVN-VVĐ chúng tôi. Mượn mấy câu thơ trong bài "ANH HÙNG VÔ DANH " của thi sĩ Đằng Phương để chấm dứt bài viết về đại sư huynh Phạm Châu Tài./.

Họ là kẻ khi quê hương chuyển động
Dưới gót giầy của những kẻ xâm lăng,
Ðã xông vào khói lửa, quyết liều thân
Ðể bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc,
Trong chiến đấu không nề muôn khó nhọc,
Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan,
Người thất cơ đành thịt nát xương tan
Nhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển
(trích thơ Đằng Phương)

Võ Thị Linh 20/2/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét