Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

HỌ ĐANG TÍCH ĐỨC HAY ĐANG TÍCH ÁC??
TÌM HIỂU LOÀI CÁ HUNG TỢN " CHIM TRẮNG NƯỚC NGỌT" MÀ ÁC TĂNG THÍCH CHÂN QUANG CHO THẢ XUỐNG SÔNG HỒNG
Gần 10 tấn cá các loại (?) con số chưa được kiểm chứng, trong đó có cả những loài cá ăn thịt nguy hiểm đã được thả xuống sông Hồng vào ngày 5/2/2017 (Mùng 9 tháng Giêng âm lịch) trong một buổi lễ phóng sinh do Thượng toạ Thích Chân Quang chủ trì. Hình ảnh cho thấy, trong số các xô cá được mang thả xuống sông Hồng có cả loài cực kỳ hung dữ và ăn tạp mang tên là cá “chim trắng nước ngọt”. Công đức này của ác tăng Thích Chân Quang thật vô lượng!! Nguồn:http://plo.vn/…/phong-sinh-ca-chim-trang-hau-qua-khon-luong…
Theo chuyên gia nghiên cứu Phùng Mỹ Trung, loài cá này có tên khoa học là Colossoma brachypomum, vốn là một loài cá ăn thịt đáng sợ trong họ cá hổ Characidae, có nguồn gốc từ sông Amazon, Nam Mỹ và được du nhập về Việt Nam nuôi từ năm 1998

Xin lưu ý, bài viết về loài "Cá chim trắng nước ngọt" trên Wikipedia nhóm trí thức của đảng đã thay đổi nội dung về loài cá này để cứu lấy tai tiếng cho sư Thích Chân Quang và chùa Tương Mai trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh. Thêm một hành động hèn hạ của đám trí thức (?) đảng đang ngày đêm hoạt động trên Wikipedia, để moi tim nặn óc ra giử đảng thay vì moi tim nặn óc ra giử nước trước sự xâm thực của chủ nghĩa bành trướng của Tàu Cộng. Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel từng nói: "Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.".Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên xô Mikhail Gorbachev:"Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản "Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá."
MÔ TẢ CÁ CHIM TRẮNG NƯỚC NGỌT
Cá chim trắng nước ngọt có tên khoa học là Colossoma brachypomum, thuộc Bộ Characiformes, Họ Characidae. Là một loài cá được mô tả có đặc tính rất hung tợn trong các dòng sông ở Nam Mỹ, khác với loài cá chim trắng mà chúng ta thường hay ăn.


Trong khi đó cá hổ hay còn gọi là cá cọp hoặc cá Piranha có tên khoa học là Pygocentrus praya cũng thuộc bộ Characiformes, họ Characidae nhưng khác giống và khác loài. Cá chim trắng là loài cá dữ, ăn động vật, đã bị Bộ Thuỷ sản xác định là loài cá gây hại khi chúng được nhập vào Việt Nam năm 1998. Ðến năm 2000, việc cho sinh sản nhân tạo cá theo kỷ thuật sản xuất giống cá của Trung Cộng rất thành công, nên có nhiều nơi ở khắp đất nước đã nuôi loại cá hung tợn này. Cá sống trong môi trường nước có nhiệt độ từ 21 – 32 0C, nhưng thích hợp trong khoảng từ 28 – 300C.
Cá chim trắng nước ngọt chịu nhiệt độ thấp tương đối kém, dưới 10oC có biểu hiện không bình thường và chết, lúc này cá giống rất dễ mắc bệnh trùng quả dưa, trùng bánh xe, nấm. Cá chim có thể sống bình thường ở độ mặn dưới 5 – 10, cá chết ở độ mặn 15. Cá có thể sống ở trong các thủy vực chật hẹp như ao, hồ, đầm. với độ pH từ 5,6 – 7,4. Cá có tập tính sống tập trung thành bầy đàn và di chuyển theo bầy. So với một số loài cá khác, cá chim trắng nước ngọt lớn rất nhanh. Trung bình, cá có thể tăng trọng 100 g/tháng. Trong điều kiện thích hợp, sau 6 đến 7 tháng nuôi, cá có thể đạt từ 1,2 – 2 kg/con. Cá có thể sống đến 10 năm tuổi.
Loài cá này được nông dân xã Ðắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Ðồng Nai nuôi rất nhiều. Cho đến nay, chưa ai bắt gặp loài cá này ngoài thủy vực tự nhiên.
Do tập tính ăn tạp, phàm ăn, săn mồi theo bầy, việc nuôi khảo nghiệm, hoặc nuôi thương phẩm loài cá này thường được giới hạn ở những vùng được xem là an toàn, có điều kiện che chắn (đê bao, đăng, lưới.). Không thể phát triển nuôi ở những vùng có lũ lụt thường xuyên và không có điều kiện kiểm soát con giống thả nuôi. Cách đây vài năm tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai có ghi nhận trường hợp cá chim trắng được nuôi trong ao cắn đứt ngón tay út của một phụ nữ trong lúc giặt quần áo ở cầu ao. Những con cá chim trắng trên 1 kg trở lên thường hay tấn công đàn vịt con nuôi, chăn thả trong ao.
Nhà sư quốc doanh Thích Chân Quang được Phật tử trên FB tuyên dương là Ác tăng, cháu hồ chí minh là người chiếm được kỷ lục toàn quốc về việc gieo giống ÁC này vào khu vực sông Hồng. Boác hù chú của Thích Chân Quang có tài trồng người 100 năm, đến nay thì cã nước đã thấy được kết quả của boác trồng người rồi - bây giờ tới cháu của boác gieo cái Ác xuống sông Hồng, để vài chục năm sau không còn một ai dám rửa chân hay giặt giủ gì nơi bờ sông Hồng thơ mộng, nơi có nhiều loại thuỷ sản qúi để nuôi sống dân miền bắc.

TÌM HIỂU THUỶ SẢN CÓ TRONG KHU VỰC SÔNG HỒNG
Khu vực sông Hồng-Thái Bình đóng vai trò quan trọng đối với vùng lãnh thổ phía bắc nước ta, đặc biệt đối với vùng đồng bằng sông Hồng. Với lợi thế về mặt địa lý, đồng bằng sông Hồng hội tụ khá đầy đủ các điều kiện phát triển theo hướng đa ngành, đa mục tiêu. Đây là một trong hai châu thổ lớn của phía bắc, với 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Tổng diện tích đất đai toàn vùng châu thổ khoảng 1,5 triệu ha, dân số khoảng 18 triệu người (chiếm 25% dân số cả nước) và là vùng có mật độ dân số đông nhất cả nước (hơn 1000 người/km2)
Các loài cá thuộc hệ thống sông Hồng, thống kê từ các kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần các loài cá của các sông như sau: sông Đà 129 loài, sông Gâm 107 loài, sông Năng 32 loài, sông Chảy 43 loài, sông Thao 100 loài, sông Đáy 78 loài, sông Châu Giang 30 loài, sông Ninh Cơ 84 loài, sông Thái Bình 107 loài, sông Lạch Tray có 31 loài, sông Cầu 95 loài. 

Khu loài cá sông gồm 216 loài của 125 giống và 30 họ, chủ yếu các loài trong họ cá Chép và bộ cá Nheo có khoảng hơn 40 loài cá kinh tế. Sản lượng cá sông Hồng ước tính khoảng 1.200 tấn/ năm, bao gồm các nhóm:
- Các loài cá di cư vào sông (cá Mòi, cá Cháy, cá Lành canh,...) khoảng 650 tấn.

- Nhóm cá Da trơn: 140 tấn.
- Nhóm cá nuôi: Mè, Trôi, Trắm đến 100 tấn.
- Các loài trong họ cá Chép: 200 tấn.
- Các loài cá tự nhiên khác: 50 tấn

Như vậy. nếu không ý thức trong việc phóng sinh, người Phật tử vô tình bị xô đẩy gián tiếp vào công cuộc huỷ hoại môi sinh của lưu vực sông Hồng, nơi mà trử lượng thuỷ sản để nuôi sống 18 triệu người sống quây quần chung quanh đồng bằng sông Hồng và huỷ hoại một số loài thuỷ sản khác có nguy cơ bị loài cá chim trắng tiêu diệt. Người có trách nhiệm nhiều nhất là sư quốc doanh Thích Chân Quang- được ci đó là một hành động vô ý thức hay là một âm mưu tiếp tay với Tàu Cộng trong việc tàn phá môi trường sinh thái tự nhiên của vùng sông Hồng??
Ai cũng biết, phóng sinh là một việc làm tốt, thường được coi là biểu trưng của điều thiện. Tuy nhiên, việc phóng sinh ồ ạt những loài vật có khả năng làm hại tới cuộc sống của con người và các sinh vật khác có hiện diện cùng trong một mội trường sống, thì lại gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng khó lường trước như: các vũ thả rắn độc phóng sinh hoặc những âm mưu thâm độc khác của bọn Tàu cộng đã từng làm như là việc cấy đỉa khô vào trong thực phẩm rồi xuất cảng sang VN.....
Phóng sinh mang ý nghĩa gì? Cần chú ý những gì?
Về ý nghĩa,phóng sinh chính là “giải phóng sinh mệnh về với sự tự do trong tự nhiên”, trong đó con người là chủ thể của tự nhiên, có thể sát sinh, và cũng có thể phóng sinh. Nhưng phóng sinh cần phải có những cách làm tích cực, để cứu tính mệnh của những sinh vật đang bị bắt, đợi giết,… Vậyngười phóng sinh cần phải chú ý những điều sau:
Thứ nhất, về ý nghĩa: phóng sinh thường có tâm nguyện tốt đẹp, nhưng cũng không nên có tâm lý được báo ứng. tất nhiên thế giới theo quan điểm biện chứng âm dương, có được có mất, nhưng không nên kỳ vọng bỏ ra bao nhiêu sẽ được báo đáp bấy nhiêu, càng không nên kỳ vọng bỏ ra cái gì để được báo đáp cái ấy. Nên khi phóng sinh mà có tâm lý muốn được báo đáp, khi nguyện vọng của mình không được thỏa mãn, tư tưởng và hành vi của mình sẽ mất tính tích cực, mất ý nghĩa ban đầu của phóng sinh.
Thứ hai, cần cố gắng đưa sinh vật về môi trường sinh tồn được: Trong đó cần để ý đến các vấn đề sau:

– Tìm hiểu môi trường sinh tồn của sinh vật: như không thả cá nước mặn (biển), xuống môi trường nước ngọt (ao hồ)
– Không phóng sinh vào môi trường lắm động vật ăn thịt, khó sinh tồn, hay môi trường sát hại động vật khác: như không thả rùa chuyên ăn cá vào ao cá, cũng như không thả cá vào ao hồ toàn rùa ăn cá,…
– Cố gắng phóng sinh vào môi trường đảm bảo các mắt xích sinh tồn của môi trường
– Cố gắng phóng sinh vào môi trường khó bị bắt lại: như không phóng sinh cá vào ao nuôi,…
– Cố gắng phóng sinh vào môi trường không có hại cho con người hay xã hội: như không phóng sinh bọ cạp, rắn rết ra đường phố,…

Thứ ba, nếu phát hiện sinh vật phóng sinh có bệnh, cần phải khám và chữa bệnh tật cho khoẻ mạnh rồi mới phóng sinh.
Thứ tư, đảm bảo sinh vật phóng sinh sống được, có ý nghĩa lâu dài:

– Mua vài trăm con cá đựng chật chội trong 1 chiếc xô, đảm bảo sẽ chết đến phân nửa. Do đó không được tham về số lượng. Có thể chỉ cần phóng sinh một con cá, quan trọng là đảm bảo vẫn mạnh khỏe khi phóng sinh.
– Ưu tiên phóng sinh các loài như rùa, ba ba vì (1) sức sống tốt; (2) tuổi thọ lâu dài; (3) có tính tâm linh (còn được gọi là linh quy); (4) khắc được chữ “phóng sinh” lên mai, nhắc nhỏ người bắt được lại tiếp tục phóng sinh, như vậy ảnh hưởng – hiệu quả – ý nghĩa cũng lâu dài và sâu sắc hơn.

Người Phật tủ có thể hiểu rằng phóng sanh không đợi giờ, không có ngày, không số lượng, không chỉ định loài. Phóng sanh là cứu, giải thoát cho bất kỳ sinh vật nào khi ta gặp, nhận thấy sinh vật ấy tính mạng đang bị đe doạ.
Thích Chân Quang và những người Phật tử mê tín thả cá chim trắng ra sông không mang được ý nghĩa tốt cho việc phóng sinh mà đã đưa vào môi sinh tự nhiên của lưu vực sông Hồng những sinh vật di hại lâu dài về sau, một khi chúng phát triển lên hàng triệu, chục triệu...hàng tỉ con cá chim trắng trên sông Hồng ?? thì chuyện gì sẻ xảy ra ? không biết những con người vô tráchnhiệm này có thể trả lời được hay không? Mượn mấy câu thơ của thi sĩ Đoàn Thục Đoan để kết thúc bài viết về loài cá dữ nước ngọt, do sư vc chủ trì buổi lễ phóng sinh ngày 5.2.2017 tại vùng sông Hồng bắc Việt.

LẠC HẬU ỔN ĐỊNH

Hết Tết tàn xuân đã mấy tuần,
Loạn cuồng lễ hội mãi chưa ngưng,
Trôi sông mấy tấn loài chim dữ,
Lở núi ngàn cân khiếp bánh chưng.
Cướp ấn giật tài văn hoá rỗng,
Đâm trâu chém lợn rợn danh xưng,
Dị đoan hủ tục toàn kinh dị,
Lạc hậu vững bền khó chấn hưng!

Vo Thilinh 8.2.2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét