Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016


TẬP ĐOÀN FORMOSA PHẢI CÓ TRÁCH 

NHIỆM VỀ NƯỚC BIỂN NHIỂM ĐỘC

Cá chết trắng dọc bãi biển miền Trung

Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập theo quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 22.781 ha, bao gồm 9 xã nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Phía Bắc và phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp các xã Kỳ Khang, Kỳ Thọ, Kỳ Hải, Kỳ Hưng và Thị trấn Kỳ Anh. Với địa thế thuận lợi, lưng tựa vào Núi, mặt hướng ra biển Đông, cách Thành phố Hà Tĩnh và mỏ sắt Thạch Khê 60 km về phía Bắc, có cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5 đến 25 vạn tấn; KKT Vũng Áng nằm trên trục đường giao thông Bắc Nam, hành lang kinh tế Đông Tây rất thuận lợi cho sự phát triển. Khu công nghiệp Vũng Áng, dù là nơi hoạt động của nhiều doanh nghiệp có vốn Đài Loan, nhưng lại sử dụng một lượng lớn lao động Trung Hoa (quốc tịch Đài Loan và Trung quốc). Tính đến cuối tháng 9-2014, tổng số lao động nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là 5.321 người (trong đó lao động Trung Hoa là 3.680 người). Trong số lao động nước ngoài chỉ có 2.340 người được cấp giấy phép, số còn lại gần 3.000 lao động chưa có giấy phép.
Được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thành lập tháng 6/2006, hiện khu kinh tế Vũng Áng đã trở thành tâm điểm về thu hút đầu tư nước ngoài với hình ảnh một trung tâm công nghiệp phát triển năng động, nhiều dự án đã và đang hoàn thành với ba lĩnh vực đứng đầu cả nước là công nghiệp điện năng; luyện thép và cảng biển nước sâu. Nhiều dự án đã và đang đi vào hoạt động như:
*Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1
*Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2
*Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 3...
*Tập đoàn Formosa đầu tư dự án lọc hóa dầu; thép; cảng biển.
*Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy luyện thép của Công ty CP gang thép Hà Tĩnh 1 tỷ USD..
*Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa - Đài Loan với tổng mức đầu tư gần 8 tỷ USD
Riêng dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương - Formosa có tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 10 tỷ USD, trở thành dự án FDI lớn nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. 
Theo quy hoạch, tại cảng Vũng Áng sẽ có 17 bến tàu phục vụ bốc xếp container, than, xăng dầu.Đặc biệt, cảng nước sâu Sơn Dương được quy hoạch 57 bến tàu, trong đó có 32 bến chuyên dùng cho Khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh có thể đón tàu trọng tải 30 vạn DWT; 13 bến chuyên dùng cho liên hợp lọc hóa dầu Formosa; 2 bến chuyên dùng nhập than quặng cho Nhà máy thép Thạch Khê; 6 bến chuyên dùng cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3; bến tổng hợp sẽ có 4 bến.
Hiện Formosa đã đầu tư hơn 1 tỷ USD để xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương giai đoạn 1 với 11 bến tàu, trong đó, có 2 bến cho tàu 20 vạn DWT, 9 bến cho tàu từ 1-5 vạn DWT với khối lượng hàng hóa thông qua dự kiến 28 triệu tấn/năm. Hiện tại, đã có 6 cầu cảng được khai thác phục vụ dự án cho phép tàu từ 1-5 vạn DWT.
Tháng 1/2016 vừa qua, Cảng nước sâu Sơn Dương - Formosa đã đón tàu hàng DIVINUS (quốc tịch Anh) chở 164.100 tấn quặng sắt cập cảng an toàn. Đây là tàu chở hàng rời có trọng tải lớn nhất từ trước tới nay cập cảng ở Việt Nam, tạo sức hút của hệ thống cảng biển nước sâu Sơn Dương - Vũng Áng.
Tàu FPMC B108 (quốc tịch Liberia) có tải trọng 95.700 DWT cập cảng nước sâu Sơn Dương tháng 10/2015.
Ông Trương Minh Tuấn, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh cho biết, thế mạnh cảng biển nước sâu Sơn Dương giai đoạn 1 có thể đón được tàu có trọng tải 200 nghìn DWT, 300 nghìn DWT cho giai đoạn 2. Công suất hàng hóa qua cảng trong giai đoạn 1 hoàn thành khoảng 30 triệu tấn/năm, khi hoàn thiện toàn bộ sẽ có hơn 70 cầu cảng với tổng chiều dài 17.000m, đáp ứng lượng hàng hóa 150 triệu tấn/năm.
Theo loa đảng phát thanh trong tương lai 20 năm tới, KKT Vũng Áng sẽ là một thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ năng động và hiệu quả, có tầm cỡ khu vực và quốc tế với các hoạt động chính là: dịch vụ cảng biển nước sâu, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, phát triển văn hóa và xã hội bền vững với môi trường sinh thái, có sức hấp dẫn lớn đối với nhà đầu tư, du khách và người dân.


TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH GANG THÉP HƯNG NGHIỆP FORMOSA HÀ TĨNH


Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là nhà máy liên hợp sản xuất gang thép từ nguyên liệu thô ban đầu là quặng sắt và than đá thành các sản phẩm gang thép thành phẩm cung cấp cho thị trường trên toàn Thế giới. Dự án bao gồm sáu lò cao dung tích 4350m và công suất ước đạt 15 triệu tấn gang thành phẩm một năm. Song song là nhà máy luyện thép, cung ứng nhu cầu về các loại thép mà thị trường mong muốn. Tiếp theo là các dây chuyền cán thép thành phẩm như tấm thép cán nóng, cuộn cán nóng, cuộn cán
nguội, thép sợi, thép hình, phôi thép.
Thông tin chung về công ty:
- Tên giao dịch: Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
Đơn vị quản lý: Tập đoàn Formosa Đài Loan
- Tổng giám đốc công ty : Duơng Hồng Chí
- Tổng số nhân viên: hơn 5000 nhân viên quốc tịch Việt Nam và khoảng 2000 nhân viên
quốc tịch Đài Loan
Tập đoàn Formosa trải qua 58 năm nỗ lực phát triển sản xuất, kinh doanh, tập đoàn này đã vươn lên trở thành doanhnghiệp sản xuất lớn nhất Đài Loan với các lĩnh vực như luyện dầu, hoá dầu, nhựa, sợi, dệt may, điện tử, điện, vận chuyển đường biển và các công trình phúc lợi… Formosa đã đầu tư có hiệu quả tại nhiều quốc gia, các châu lục  có thương hiệu lớn tại Châu Á. Tổng doanh thu của Tập đoàn năm 2011 là 75 tỉ 400 triệu đô la Mỹ.
Nhà máy nhiệt điện: Là Nhà máy nhiệt điện do tập đoàn Formosa đầu tư 100% vốn gồm 2 giai đoạn, giai đoạn I gồm 5 tổ máy, công suất 150MW/tổ máy, nhằm đảm bảo cung cấp điện Dự án Khu liên hợp Gang thép – Lọc hóa dầu – cảng nước sâu Sơn Dương và phần công suất điện thừa nhà máy phát lên lưới điện quốc gia hàng năm khoảng 400 - 500MW.
Theo đề án mà tập đoàn Formosa trình Chính phủ và Bộ Công thương thì nhà máy này sẽ sử dụng rất ít than đá, không gây ô nhiễm môi trường vì nhà nhà máy chủ yếu lấy nhiệt lượngtừ các lò cao của khu liên hợp luyện thép, cung cấp cho các lò đốt. N
hà máy luyện gang thép có công suất 22 triệu tấn/năm.  http://formosahatinh.com/threads/tong-quan-cong-ty-tnhh-gang-thep-hung-nghiep-formosa-ha-tinh.100.html.

TẬP ĐOÀN FORMOSA TỪNG GÂY TAI TIẾNG VỀ Ô NHIỂM
Tập đoàn Formosa của Đài Loan đã từng vướng phải bê bối về môi trường ở Campuchia.
Sự việc xảy ra vào năm 1998, khi Formosa thừa nhận đã đưa một lượng lớn rác thải độc hại đến miền Tây Nam Campuchia và khiến môi trường ở đây bị ô nhiễm nặng. Rác thải công nghiệp đã được Formosa Plastics Group (FPG) - một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á - vận chuyển đến Sihanoukville, một thị trấn ven biển cách thủ đô Phnom Penh 115 dặm. Sau khi được tàu biển cỡ lớn chở đến Campuchia, hàng nghìn tấn rác thải công nghiệp tiếp tục được chuyển đến một bãi rác ở ngoại ô Sihanoukville. Cách bãi rác này chỉ 1km là khu dân cư có gần 3.000 người sinh sống.
Không có ai canh gác bãi rác này cũng như không có bất cứ cảnh báo nguy hiểm nào, nhiều người dân quanh đó đã tận dụng lấy nhựa ở đây về sử dụng. Chỉ trong vài ngày sau đó, nhiều người dân có biểu hiện sốt cao và tiêu chảy. Một công nhân bốc vác có tham gia vào quá trình tháo dỡ rác phải nhập viện và sau đó đã thiệt mạng. http://www.baomoi.com/18-nam-truoc-tap-doan-formosa-tung-dinh-phai-be-boi-rac-thai-chet-nguoi-o-campuchia/c/19209756.epi

Những nguyên nhân có thể làm làm cá chết


Trao đổi với chúng tôi, TS Bùi Quang Tề, nguyên Viện trưởng Viện Nuôi trồng Thủy sản nhận định, tình trạng ô nhiễm ở khu vực cá chết phải rất nặng.
Theo ông Tề, mức độ ô nhiễm nhẹ sẽ xuất hiện tình trạng tảo nở hoa giống như ở Ninh Thuận, Bình Thuận năm 2001. Khi ấy, ô nhiễm làm tảo nở hoa ở một vùng dài 25 km, rộng 5km gây ra tình trạng cá chết. Ở trường hợp đang xảy ra tại vùng biển miền Trung, ô nhiễm phải rất nặng nên không qua giai đoạn tảo nở hoa đã làm cá chết hàng loạt như thế. Trong khi đó, TS Nguyễn Viết Vĩnh, chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản cũng đưa ra nhận định, có 3 khả năng dẫn đến cá chết hàng loạt như vậy là nhiệt độ, tảo nở hoa và chất độc xyanua.“Tôi nghiêng về phương án chất độc xyanua vì cá chết từ tầng đáy. Trên thế giới có nhiều trường hợp cá chết hàng loạt do Xyanua."Cũng theo TS Vĩnh, Xyanua là một chất độc mạnh, thải ra từ quá trình khai thác mỏ, nhất là khai thác vàng, công nghiệp hóa chất hữu cơ, những công việc liên quan đến sắt và thép. Năm 2008 từng xảy ra tình trạng cá chết liên tiếp ở gần khu khai thác vàng Bồng Miêu, tỉnh Quảng Nam. Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường khi đó đã lấy mẫu và kết luận có hiện tượng tràn nước thải từ đập 3 vào đập 1 của Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu.
Nước thải vào đập 3 có 14/22 thông số đo đạc vượt TCVN 5945:2005, trong đó hầu hết các kim loại nặng đều vượt chuẩn, đặc biệt trong đó hàm lượng xyanua vượt TCVN 687 lần.
Ông Phạm Chí Cường , Chủ tịch Hội Đúc Luyện kim Việt Nam cho biết: Công nghệ khu liên hợp gang thép của Formosa tại Vũng Áng sử dụng là công nghệ lò cao.
Theo phương pháp này, quặng sắt phải nghiền ra thành bột cùng với than, trộn với than coke rồi đốt trong lò cao ở nhiệt độ trên 2.000°C, tạo ra gang lỏng. Sau đó đưa gang lỏng vào lò và thổi khí oxy để đốt carbon thừa.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng phương pháp này tiêu thụ nhiều than và sinh ra xỉ, khí dioxyd carbon và nhiều bụi. Trong quặng sắt còn chứa nhiều hóa chất rất độc hại khác như chì, arsen (thạch tín), lưu huỳnh, phốt pho. Cùng với đó, công đoạn luyện than coke cũng phát thải nhiều chất độc hại ra môi trường.
Theo số liệu thống kê từ Hội Đúc Luyện kim Việt Nam, để sản xuất được một tấn thép thô bằng công nghệ lò cao, sẽ phải thải ra hơn 585 kg chất thải rắn, trong đó có 455 kg xỉ. Đồng thời, mỗi tấn thép thô sản xuất còn tạo ra 3 m3 nước thải độc hại.
Với công suất 10,5 triệu tấn thép/năm (giai đoạn 1), Formosa có thể cho ra hơn 31 triệu m3 nước thải độc hại và 6 triệu tấn chất thải rắn nếu không qua xử lý.
Ngoài ra, lượng khí thải ra từ việc sản xuất 1 tấn thép thô có 2,3 tấn CO2, cùng các loại khí CO, SO2, NOx, bụi và bụi kim loại…http://nguyenthikimngan.org/ngoai-nuoc-thai-doc-cu-1-tan-thep-ra-lo-o-formosa-se-thai-ra-hon-nua-tan-chat-thai-ran-23-tan-khi-doc.html
Về nghi vấn ô nhiễm từ các nhà máy trong và ngoài khu công nghiệp Vũng Áng gây nên bệnh hoạn, chết chóc và tập trung cao độ nhất là sự việc cá biển (và tôm cá nuôi có liên quan đến nguồn nước biển + các sinh vật biển và duyên hải khác) thì người dân khu vực lân cận Khu công nghiệp này xác định khá đúng hướng. Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa thì có lẽ cả các cơ quan nhà nước và nhân dân trong vùng đều chưa quan tâm đúng mức.
Một thông tin từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Vũng Áng (Chi cục Hải Quan Hà Tĩnh) cho biết, trong thời gian qua Formosa nhập gần 300 tấn hóa chất vào Việt Nam để phục vụ quá trình thi công và chuẩn bị vận hành các nhà máy nhiệt điện mà không thông báo.Trả lời vấn đề này với VnExpress, một lãnh đạo cao cấp của Formosa cho hay, số hóa chất trên đã được Hải quan Hà Tĩnh cho phép nhập, công ty sử dụng tẩy rửa một số đường ống, cấu kiện hoen rỉ của nhà máy trong công trường.
Nhưng lãnh đạo Formosa khẳng định: "các hóa chất sau khi tẩy rửa sẽ theo hệ thống kênh xả thải rồi đổ ra biển. "Hóa chất đó không hề ảnh hưởng tới cá vì nó được xử lý cẩn thận theo quy trình mới đổ ra ngoài".
Khu vực trong vòng tròn đỏ là khu vực xả thải của Formosa
Một nghi vấn khác là trong lò đốt nhiệt cao của nhà máy thép, người ta đốt hỗn hợp nguyên liệu (hay quặng) với than đá với luồng không khí lưu tốc cao (thổi lò). Lò cấp nhiệt cho các nhà máy nhiệt điện ở đây cũng có sự hoạt động tương tự. Chúng tạo ra một lượng khí thải khổng lồ đầu độc vùng trời Vũng Áng, theo gió và mây mưa bao phủ cả vùng rộng lớn hàng nghìn Kilomét vuông.
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho hay, Formosa chưa được cấp phép xả thải xuống biển mà chỉ mới đang từng bước hoàn thiện hệ thống xử lý thải để các cơ quan chức năng thẩm định trước khi cấp phép. http://nguyentandung.org/formosa-chua-duoc-cap-phep-xa-thai-xuong-bien.html.Có thể trong thời gian chưa cấp phép hoạt động thì nơi đây đã xãy ra trường hợp xả thải không đúng tiêu chuẩn môi sinh do phía VN qui định?? 

Cũng nên biết, khí thải từ phản ứng cháy của các lò luyện thép thông thường thải ra các chất COx, NOx, acid Carbonic và acid Cyanhydric HCN. Người ta trộn chúng với nước dạng sương để thành một hỗn hợp khí - nước, phóng lên trời qua các ống khí thải (chimnee) thành luồng khí trắng tương tự hơi nước, thu hút bớt những hạt bụi rắn trong khí thải, làm giảm nhiệt độ khí thải và xoa dịu bớt hình ảnh khủng khiếp của những đám mây đen của khí thải. Đó là do các ống thải khí vào không khí.
Còn đường ống xả thải xuống biển của Formosa theo thiết kế có lưu lượng khoảng 1.200m3/ngày đêm, độ dài đua ra biển là 1,5km, chia thành nhiều họng xả đặt sâu xuống so với mặt nước biển chừng gần 20m.
Lượng nước thu hồi qua phản ứng ngưng hơi được đưa vào các kênh dẫn nước thải, qua qui trình lắng đọng thu hồi chất thải rắn ở mức độ có thể. Nước ở các kênh dẫn này chứa HCN nồng độ thấp, không thể giết hại sinh vật nên nuôi cá trong đó vẫn bình thướng. Cuối cùng là nước thải này qua các ống chôn ngầm khổng lồ đổ vào biển và phủi tay (các nhà máy nhiệt điện và luyện thép của Đức trước đây bắt buộc các đường dẫn nước thải phải được xây dựng lộ thiên và quá trình kiểm tra - kiểm soát xuất lượng nước thải là công khai, thường xuyên và liên tục). Vấn đề cá chết hàng loạt tại vùng biển miền trung trong mấy ngày vứa qua có khả năng là do các chất thải tống ra biển của nhà máy Thép Formosa.


Nước thải này hòa vào nước biển, Natri trong nước biển tiến hành phản ứng thế Hydro trong HCN trong 65 đến 100 ngày và hơn nữa, tạo ra lượng NaCN (natri cianure) khổng lồ cực kỳ độc hại, tiêu diệt khả năng sinh dưỡng của cả một vùng biển lớn hàng trăm kilomet vuông, theo hải lưu đổ xuống các tỉnh phía Nam Trung bộ, gây ra vụ chết chóc sinh vật biển (ngộ độc sơ cấp và thứ cấp / cá nhiễm độc mà chết, gà vịt heo ... ăn cá chết tiếp tục chết ngộ độc) trên qui mô chưa từng có ở một dọc các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam. Đây là một nguyên nhân có xác xuất cao trong việc làm hỏng môi sinh của vùng biển miền trung.
Hiện nay hơn 2 triệu đồng bào ngư nghiệp (và liên quan đến ngư nghiệp) Việt Nam ở 6 tỉnh Trung bộ (Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Quảng Nam Đà Nẵng) phải chịu thiệt hại trước mắt khủng khiếp, chưa kể các nguy cơ bệnh hại, ung thư v.v... tiềm ẩn lâu dài.
Cho tới hôm nay, khi bài viết này được đưa lên FB các đỉnh cao trí tệ của VN tại Hà Tỉnh cũng chưa tìm ra được nguyên nhân nào để trấn an đồng bào sống ven biển và các ngư dân VN. Chỉ thấy là một vài phát biểu vô trách nhiệm của nhiều tay lãnh đạo cao cấp . Và quan trọng nhất lúc này, hãy ngưng ngay loại phát biểu độc ác và vô lương tâm như của Phó Chủ Tịch Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, bảo dân “Cứ yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng”

TẠI SAO TỚI NAY CÁC ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ VẨN CHƯA RẶN RA ĐƯỢC NGUYÊN NHÂN CÁ CHẾT?
Tại Hà Tĩnh, hiện tượng cá chết bắt đầu từ ngày 6/4 tại xã Kỳ Lợi sau đó lan sang các xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh. Đến nay, giá trị thiệt hại ước tính là hơn 4,7 tỷ đồng. Số lượng cá giống bị chết là hơn 37 nghìn con, tôm là 90 vạn con, ngao là 20 tấn. Tại Quảng Bình thì hiện tượng cá chết cũng xuất hiện dọc bãi biển của huyện Quảng Trạch, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có con số thiệt hại cụ thể. Tỉnh Quảng Trị gần 40 tấn cá biển bị chết, tỉnh Thừa Thiên Huế có gần 6.000 con cá bị chết.

Ngoài ra, hiện tượng cá chết đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân cũng như người tiêu dùng. Sau khi xuất hiện hiện tượng cá chết bất thường, các ngành trách nhiệm đã tiến hành lấy 42 mẫu cá, phân tích 34 mẫu nước ở các tầng khác nhau để xác minh, tìm hiểu nguyên nhân.
Kết quả bước đầu, các tỉnh đều có nhận định chung là những loại cá bị chết thường là loài cá ở tầng đáy, hiện tượng cá chết diễn ra rất nhanh. 
“Các thông số về môi trường phân tích như nhiệt độ, pH, độ mặn… đều nằm trong giới hạn cho phép”, đó là kết luận chung của ngành chức năng các tỉnh có hiện tượng cá chết. Riêng tỉnh Thừa Thiên Huế thì có yếu tố hàm lượng oxi trong nước thấp. Tuy nhiên, về nguyên nhân cá chết đến nay vẫn chưa thể xác định. http://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-ca-chet-hang-loat-chua-thoa-man-voi-cong-bo-cua-cac-bo-nganh-20160423182159491.htm

Cá chết đầy biển, đầy ao nuôi đã đặt ra hàng loạt vấn đề thách thức đối với đời sống nhân dân và vấn đề môi trường. Thế nhưng hơn hai tuần trôi qua, không một lãnh đạo cấp cao nào của tỉnh Hà Tĩnh thị sát hiện trường, sát cánh cùng với người dân, điều này khiến nhân dân phẫn nộ.

Các quan đầu lĩnh nói gì về cá chết?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 22/4/2016 tới 
thăm công trình cảng Sơn Dương 

TBT/ Trọng thì sau khi thăm khu Vũng Áng về thì hoàn toàn không có lời tuyên bố gì. Thật là quái đản cho một người lãnh đạo trong xã hội hiện nay. Đứng trước một biến động của XH là ảnh hưởng tới dân sinh của nhiều tỉnh ven biển mà không có một lời trấn an hay đôn đốc gì đến các thuộc cấp nhằm hoá giải việc ô nhiểm môi sinh ảnh hưởng đến đới sống hàng vạn ngư dân và dân sống ven biển.


Hãy cũng ngưng ngay thái độ cố tình bịt tai, che mắt làm ngơ như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm khu công nghệ Vũng Áng ngày 22.4.2016. Ông hoàn toàn không dám đề cập đến nguyên nhân thảm họa đang xảy ra cách ông chỉ vài trăm mét.

GIÁM ĐỐC ĐỐI NGOẠI FORMOSA LÊN TIẾNG

 Một cách gián tiếp là tập đoàn Formosa đã thừa nhận việc xả thải có liên quan đến việc gây ra ô nhiễm môi trường trong biển Vũ Áng và các vùng lân cận

Anh ta nói tiếng Việt khá sõi, đã công nhiên
thừa nhận nhà máy xả chất thải và cá chết.

CẬU ẤM FORMOSA CAO NGẠO LÊN LỚP TÀ QUYỀN VÀ NHÂN DÂN VN
Với lời lẻ thách thức của ông Chu Xuân Phàm, phụ trách đối ngoại của tập đoàn Formosa Đài-Loan đã lên tiếng sau nhiều ngày im lặng về việc cá nhiễm độc và chết hàng loạt:
" Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá-Muốn được cái này, phải mất cái kia'
Qua câu nói trên của ông Phàm cho thấy tập đoàn này rất cao ngạo đầy thách thức với các đầu lĩnh Ba Đình về sự hiện của Tập đoàn Formosa trong khu công nghiệp Vũng Áng, một là nị (Formosa) hay là ngộ ( tôm cá)??
Dưạ vào đâu mà tập đoàn này có những lời phát ngôn đầy thách thức như thế? Được biết, Formosa có số vốn đầu tư 8 tỉ US$ tại vùng này để xây dựng cảng và một nhà máy thép tương đối có đẳng cấp cao ở Hà Tĩnh. Và nguồn lợi thu nhập cho ngân sách địa phương khá lớn cho tà quyền cộng sản tại Hà Tĩnh.
Tập đoàn này rất khôn ngoan là im lặng sau nhiều ngày quan sát dư luận của báo chí rầm rộ lên tiếng về việc chất thải từ ống xả thải của nhà máy tống ra biển, chúng dựa vào các sự việc sau, để đưa ra thông điệp trên:
1. Sự yếu kém về khả năng phân tích nhiễm độc môi sinh làm cá chết, mà các quan đầu ngành có trách nhiệm - sau 1 tuần không đưa ra được kết luận cụ thể và xác đáng, vẩn ỡm ờ, nhìn trái nhìn phải chờ đèn xanh của đảng bật lên như thông lệ từ trước đến nay.
2.Dựa vào thái độ của Trọng Lú khi đến thăm vùng này vào ngày 22/4 vừa qua, rồi im lặng - Một tên đầu lĩnh vô trách nhiệm với dân.
3.Tập đoàn này còn dựa vào nguồn lợi cung cấp cho ngân sách Hà Tĩnh từ đó tập đoàn Formosa mới có những thông điệp đầy cao ngạo và thách thức như thế. Trong giai đoạn 2011-2014, KKT Vũng Áng nộp ngân sách 12.571 tỷ đồng. Theo lộ trình phát triển, thu ngân sách từ KKT Vũng Áng chiếm tỷ trọng ngày càng cao, năm 2015 thu đạt 10.000 tỷ đồng, chiếm 70% tổng thu ngân sách Hà Tĩnh.Như thế Vũng Ánh chính là đứa con cưng của Hà Tĩnh.
Không biết rồi đây sau lời thách thức này của cậu ấm Formosa, tà quyền cộng sản VN sẻ chọn ai để nuôi đảng csVN, một đảng mà loa vc thường hay rêu rao là:"vì dân và do nhân dân mà ra"???
Một cái đảng quyết tâm phò “Đại Cục”
Thờ Búa Liềm, thần Các Mác Lê nin
Đang say mê trong danh lợi bạc tiền
Quyết bám trụ quyền uy bằng mọi giá.
Vì lẽ đó chúng tận cùng thoái hoá
Từ vượn người thành môt đảng súc sinh
Một đảng súc sinh trân tráo giả hình
Đang cưỡi cổ, đè trên đầu dân tộc.
(trích thơ Phan Huy- Đảng súc sinh)

Vo Thilinh,25/4/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét