Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

 LỜI THÚ TỘI CỦA KISSINGER
ĐàTRà LẠI DANH DỰ LẠI CHO QL.VNCH 


Các đầu lĩnh Ba Đình và hàng tướng tá cộng sản từng đã tham dự cái gọi là " Đại Thắng Mùa Xuân" hãy mở lớn con mắt mà đọc cho hết bài viết này. Đừng bao giờ bóp méo về cái gọi là chiến thắng 30.4.1975, các ông càng bóp méo để mỵ dân, thì hậu duệ VNCH sẻ vo cho tròn lại...Hơn 4 thập niên qua với sự tự tôn do Trung Cộng ban cho, nên các ông đã tự tung tự tác trong cái ảo tưởng về cái gọi là giải phóng miền nam thống nhất đất nước. Những mỹ từ đó cần phải gạn lọc lại để thấy được cốt lỏi của: " Cái chết  VNCH vào năm 1975". Những gì người cộng sản nói trước đây đều là những xảo ngôn trong cuộc chiến 20 năm (1955-1975) giửa VNCH và đám cướp (vc) từ miền Bắc tràn vào miền nam.

Chúng tôi người trẻ hậu duệ VNCH ghi lại những đoạn sử và những hành động của những người có liên hệ đến cái chết của VNCH, nhằm xoá bỏ các giai thoại về cuộc chiến thắng thần thánh của bộ đội Bắc Việt qua sự tuyên truyền của CSVN mà các đầu lĩnh Ba Đình gọi là "Đại Thắng Muà Xuân"do tướng vc Văn Tiến Dũng viết vào tháng 5/1976 ( sau khi cuộc chiến VN chấm dứt vào ngày 30.4.1975). 

Trích phần tuyên truyền khoát lát từ Đại tướng Văn Tiến Dũng trong bài viết về " Đại thắng muà xuân"
Một năm đã qua kể từ ngày cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 giành toàn thắng, đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Thời gian không làm phai nhạt mà chỉ càng làm rõ nét hơn chiến công vĩ đại của quân và dân ta. Đại thắng Mùa Xuân đã được khắc sâu vào lịch sử bằng những chữ vàng chói lọi.
Chỉ trong 55 ngày đêm, với quyết tâm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tốc độ "một ngày bằng 20 năm" hết trích.

Để đồng bào và giới trẻ trong nước biết về mặt thật của cuộc chiến, hậu duệ VNCH xin phép ghi lại đoạn sử cuối của VNCH, đồng thời giới thiệu lời thú tội của tên ngoại trưởng Mỹ Kissinger trong việc bán VNCH cho Trung Cộng vào năm 1972, để làm rỏ về thực chất của sự tuyên truyền là đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào (?). Đây là vấn đề cần phải viết ra, để thấy bản chất lơ láo và trơ trẻn của việc giải phóng miền nam hoàn toàn thắng lợi (?).

Kissinger kẻ bán đứng VNCH năm 1972

Miền nam VN bị mất vì đám cướp cờ đỏ từ miền bắc, xé rào, bất chấp các điều khoản ghi trong  hiệp định Paris, tiến chiếm các vùng lãnh thổ thuộc VNCH trong tình trạng không còn đủ vũ khí để tự vệ vì sự phản bội của người đồng minh lớn của VNCH, đó là Mỹ. 
Các nước thế giới tự do đều biết cuộc hòa đàm tại Paris bắt đầu từ 1968 vào cuối thời Tổng thống Lyndon Johnson và tiếp tục dưới thời Tổng Thống Richard Nixon nhưng không đạt được tiến bộ nào cả cho đến cuối nhiệm kỳ I của Ông Nixon khi Ông Henry Kissinger, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Nixon đạt được một số đồng thuận trong những phiên họp bí mật với Ông Lê Đức Thọ, Trưởng Phái Đoàn Thương Thuyết của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và trong cuộc tiếp súc bí mật với các Ông Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh. 
Để gỉải quyết việc rút quân trong danh dự, nên Nixon đã đi đêm với Hà Nội và Trung Cộng, vì thế những đề nghị của các phía trong cuộc hoà đàm Paris đều không được sự đồng thuận của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nhứt là các điều kiện do CSBV đưa ra và ông Thiệu đòi hỏi phải thay đổi nhiều. Hà Nội phản ứng bằng cách công bố chi tiết về những điều hai Ông Kissinger và Lê Đức Thọ đã đồng ý. Cuộc hòa đàm Paris từ đó trở nên bế tắc. Một mặt Ông Nixon ra lệnh ném bom Hà Nội và Hải Phòng liên tục trong 12 ngày vào cuối năm 1972. Mặt khác, Chính quyền Hoa Kỳ áp lực VNCH chấp nhận điều kiện ngưng chiến, vì muốn bảo vệ thanh danh cho Hoa Kỳ và sự nghiệp chính trị của mình. Thế nên trong cuộc họp bí mật đầu tiên với Thủ Tướng Chu Ân Lai vào tháng 7, 1971 tại Bắc Kinh, Ông Kissinger bán đứng miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản đệ tam, qua đó CsVN được hưởng lợi từ sự bán đứng VNCH cho Trung Cộng.
Theo những tài liệu do các phụ tá của Ông Kissinger ghi chép lại những lời đối thoại của ông với Thủ Tướng Chu Ân Lai, Ông Kissinger nói rằng Hoa Kỳ sẽ ấn định thời hạn chót cho việc rút quân và trong thời gian rút quân sẽ có ngưng bắn trong khoảng 18 tháng và đàm phán. Nếu thỏa hiệp thất bại, dân Việt Nam sẽ tự giải quyết. Nếu chính phủ miền Nam Việt Nam không được quần chúng ưa chuộng, lực lượng của Hoa Kỳ càng rút nhanh, chính phủ này càng sớm bị lật đổ và Hoa Kỳ sẽ không can thiệp.
Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:
“We will set a deadline for withdrawals, and during withdrawals there should be a cease-fire, and some attempt at negotiations. If the agreement breaks down then it is quite possible that the people in Vietnam will fight it out. If the [South Vietnamese] government is as unpopular as you seem to think, then the quicker our forces are withdrawn the quicker it will be overthrown. And if it is overthrown after we withdraw, we will not intervene. We can put on a time limit, say 18 months or some period [for a cease-fire]. National Security Advisor Henry Kissinger, Beijing, July 9, 1971.
Hoa Kỳ cũng không muốn miền Nam Việt Nam mất nhanh chóng trong vòng sáu tháng sau khi Hiệp Định Paris ký kết để Hoa Kỳ không bị mang tiếng thua trận. Nhưng nếu là hai năm, sẽ không có vấn đề gì cả. VNCH cần phải tự lực chiến đấu trong một thời gian đủ dài để chịu trách nhiệm về cuộc bại trận cuối cùng. Sau đây là phần phát biểu thâu băng của Ông Nixon về vấn đề này:
“The country would care if South Vietnam became Communist in a matter of six months. They will not give a damn if it’s two years.” President Richard M. Nixon, March 17, 1973.
Ông Kissinger trước đó cũng có quan điểm tương tự về việc mua thời gian để tháo chạy mà không bị bẽ mặt:
“ We’ve got to find some formula that holds the thing together a year or two, after which – after a year, Mr. President, Vietnam will be a backwater. If we settle it, say, this October, by January ’74 no one will give a damn.” National Security Adviser Henry A. Kissinger, August 1972.
Cả hai ông Nixon và Kissinger đều đồng ý rằng VNCH có thể sẽ mất sau cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vào tháng 11, 1974. Nếu xẩy ra vào mùa xuân 1975, thời điểm này tốt hơn là mùa xuân 1976.
Để hoàn thành việc thanh toán miền nam VN một cách nhanh chóng hơn, Kissinger bật đèn xanh cho việc cúp hết quân viện cho VNCH, để bó tay chân VNCH, hầu làm món quà dâng lên cho TC. từ đó bọn đàn em của TC là đám Việt gian Hồ chí Minh , Lê Duẩn...chia nhau con mồi VNCH. Đó gọi là toàn bộ ý nghĩa cái gọi là "Đại thắng mùa xuân" hay cái mà Mỹ gọi là Việt Nam Hoá chiến tranh, việc làm đó gọi là rút từ từ 543.000 quân Mỹ ra khỏi đầm lầy VN và hoàn thành việc rút quân này vào đầu năm 1973. VNCH là nạn nhân của các thế lực diều hâu!! Nên việc gọi đó là " Đại thắng mùa xuân" như bấy lâu nay nghe thật kịch cỡm
từ các loa đảng. Một cái chiến thắng gì? khi mà đối thủ không còn đạn để tự vệ??

Cộng sản Bắc Việt không thể thắng được sự tự vệ của QL.VNCH vào những năm trước hoà đàm Paris 1973??  Trận nào mà Bắc Việt thắng VNCH đâu xin hãy nêu ra cho nhân dân VN biết?? Cuộc tổng tấn công vào Mậu Thân 1968 với yếu tố bất ngờ khi mà lực lượng phòng thủ của VNCH chỉ còn lại có 50%, còn 50% khác đã về quê ăn tết nguyên đán, vì mọi người đều tin tưởng vào lời đề nghị của csBắc Việt với VNCH ngưng bắn trong mấy ngày tết Nguyên Đán để ăn Tết (?) Nhưng thật sự đó là sự đểu cán của hồ tặc về kế hoạch Tổng tấn công miền nam VN với quân số 220.000 chủ lực và 57.000 quân địa phương - MTGPMN (không kể dân quân, du kích, tự vệ), bất ngờ tấn công vào 6 thành phố lớn, 44 thị xả, hàng trăm quân lỵ trên 4 vùng chiến thuật của VNCH. Tuy nhiên, dù có yếu tố bất ngờ csBắc Việt vẩn không thắng được sức mạnh toàn vẹn của  QL.VNCH. Đây là sự thật 100% không thể chối cải của phe gọi là thắng cuộc, họ đã mở hết lực lượng để nuốt sống VNCH, nhưng không thành công. Tất cã toàn bộ gần 300.000 quân của cộng sản đã bị đánh bật ra hết các nơi chiếm đóng ban đầu trong những ngày đầu xuân 68. Chỉ có Huế là 24 ngày sau liên quân Việt Mỹ mới đánh chiếm lại được thành phố này. Tại đây, để trả thù quân cs đã tạo nhiều tội ác với nhân dân Huế bằng cách sát hại 5000 người, gây thương tích cho trên 7000 thường dân và dẩn đi mất tích trên 2000 người.
Những chấm đỏ là nowivc tung quân tấn công vào năm 1968


VÀI NÉT CHÍNH VỀ KISSINGER 

Henry Alfred Kissinger (tên khai sinh: Heinz Alfred Kissinger; 27 tháng 5 năm 1923 –) là một nhà ngoại giao người Mỹ gốc Đức và Đức gốc Do Thái, người giành giải Nobel Hòa bình năm 1973. Ông từng giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và sau đó kiêm luôn chức thư kí liên bang (Secretary of State, hay là Bộ trưởng Ngoại giao) dưới thời tổng thống Richard Nixon. Kissinger là người đã thoát khỏi vụ bê bối Watergate và sau đó vẫn bảo đảm được vị trí quyền lực của mình khi Gerald Ford trở thành tổng thống. Là ngoại trưởng Mỹ từ 22 tháng 9 năm 1973 đến 20 tháng 1 năm 1977. Đây là người chủ trương bỏ VNCH để đi với Trung Cộng, mở đường cho cộng sản Bắc Việt tiến chiếm miền nam VN.
Là người đề xuất "Realpolitik", Kissinger đóng một vai trò chen chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1969 - 1970. Trong suốt thời gian này, ông mở ra chính sách détente, chính sách đã giúp giải tỏa bớt mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô và ông cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đối thoại với thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai trong đó bao gồm việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa hai nước đồng thời thiết lập mối quan hệ đồng minh chiến lược Trung Quốc - Hoa Kỳ chống lại Xô Viết.
Cộng sản Bắc Việt không bao giờ chiếm được một tất đất của VNCH trong thời gian mà VNCH còn đầy đủ đạn dược vào các thời điểm trước khi bị Mỹ cắt giãm quân viện. Những thí dụ điển hình là các  trận tổng tấn công bất ngờ vào đầu xuân 1968 và các trận An Lộc 1972, Quảng Trị, Tống Lê Chân, Đức Huệ, Đỗ Xá,.....quân chính qui Bắc Việt hoàn toàn không có khả năng đánh bại được QL.VNCH. 



Trận An Lộc
(Hoa Kỳ thất hứa không can thiệp trong trường hợp Hiệp Định Paris bị vi phạm)

Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tin rằng những điều kiện Hoa Kỳ cho phép 150,000 quân CSBV ở lại miền Nam sẽ khiến VNCH sụp đổ. Theo tài liệu mới được bạch hóa, trong buổi họp với Tướng Alexander Haig, phụ tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, tại Saigon vào ngày 4-10-1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố rằng theo đề nghị của Hoa Kỳ, chính phủ VNCH tiếp tục tồn tại. Nhưng đây chỉ là giải pháp đau lòng và sớm muộn chính phủ này sẽ sụp đổ và theo đó Ông Thiệu sẽ phải tự sát.

Nguyên văn bằng tiếng Anh như sau:

“In the proposal you have suggested, our Government will continue to exist. But it is only an agonizing solution, and sooner or later the Government will crumble and Nguyen Van Thieu will have to commit suicide somewhere along the line.” President Nguyen Van Thieu, Saigon, October 4, 1972.

Ông Thiệu cực lực phản đối đề nghị hòa bình giả tạo của Hoa Kỳ làm cho cuộc hòa đàm ở Paris ngưng lại. Ông Nixon phải hứa sẽ tăng viện trợ quân sự và Hoa Kỳ sẽ trở lại Việt Nam nếu CSBV tấn công. Đồng thời Ông Nixon đe dọa sẽ cắt viện trợ để buộc Ông Thiệu phải chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ. 

Một tài liệu mới được bạch hóa cho thấy rằng Ông Nixon đe dọa đến cả tính mạng của Ông Thiệu:

“I don’t know whether the threat goes too far or not, but I’d do any damn thing, that is, or to cut off his head if necessary.” President Richard Nixon, January 20, 1973
Ông Lê Đức Thọ và Ông Henri Kissinger tại cuộc hòa đàm Paris.Hiệp Định Paris chỉ giúp Hoa Kỳ rút được quân ra khỏi Việt Nam an toàn, chấm dứt việc can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tại Việt Nam, nhưng đã không mang lại hòa bình cho Việt Nam. Thật vậy, khoảng một năm sau, vào tháng 1, 1974, Tổng Thống Thiệu tuyên bố Hiệp Định Paris không còn giá trị sau khi Cộng quân lợi dụng cuộc ngưng chiến trong năm 1973, tiến hành những trận đánh nhỏ để chiếm những vùng xa xôi hẻo lãnh.Trong khi đó Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục giảm viện trợ cho Việt Nam từ 2.2 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1973, 1.1 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1974, và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975. Tình trạng miền Nam Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối năm 1974 khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật 1974 Foreign Assistance Act, chấm dứt tất cả những viện trợ quân sự. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ không thể nào dùng không lực để trợ giúp miền Nam Việt Nam khi CSBV vi phạm Hiệp Định Paris.
Khi Mỹ cắt giảm viện trợ thì số lượng vũ khi đạn dược và phương tiện để hành quân diệt địch hay tự vệ của VNCH đã lâm vào tình trạng ngày càng sa sút và đi đến kiệt quệ. Thua là chuyện khó có thể tránh được, đó cũng là qui luật tự nhiên của binh nghiệp.
Theo Đại tướng Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 86, 87, 92) Hậu quả của cắt giảm quân viện khiến cho Không quân VNCH phải giải tán hơn 200 phi cơ chiến đấu, oanh tạc, vận tải thám thính, giảm giờ bay thực tập và yểm trợ , yểm trợ giảm 50%, vận chuyễn trực thăng giảm 70%, không vận bằng vận tải cơ bị cắt giảm 50%. Hoạt động Hải quân bị cắt giảm 50%, hoạt động từ tháng 7-1974 ở sông ngòi giảm 70%, giải tán 600 giang thuyền. Từ tháng 7-1974 quân đội chỉ xử dụng khoảng 19 ngàn tấn đạn một tháng so với 73 ngàn tấn một tháng thời gian trước đó, hoả lực giảm 60%. Vào tháng 2-1975, số lượng đạn tồn kho của tất cả các loại súng trường, phóng lựu, súng cối, đại bác, lựu đạn… tuột xuống con số nguy hiểm, chỉ còn đủ xử dụng từ 25 đến 31 ngày…Tháng 4-1975 , đạn tồn kho ở bốn kho dự trữ tuột dốc xuống mức thấp nhất chỉ đủ xài từ 14 đến 20 ngày…Kể từ sau Hiệp định Paris VNCH không còn trông cậy vào yểm trợ của B-52 nữa.
“Quân nhân VNCH bị bắt buộc phải chiến đấu trong một nhu cầu dưới mức bình thường khiến khả năng cũng như sự chu toàn nhiệm vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày đã làm sút giảm khả năng của họ. Tình trạng này không cho phép kéo dài nếu muốn duy trì một lực lượng quân sự có khả năng”. Người Mỹ ký hiệp định Paris với mục đích rút ra khỏi vũng lầy VN đồng thời trao đổi tù binh Mỹ. Quyền lợi chính của miền Nam VN không được chú trọng đến.
Việc cắt giảm viện trợ của Hoa Kỳ cho VNCH và các con số liên hệ đã được ghi lại rất rõ ràng với nhiều chi tiết trong các tài liệu Việt-Mỹ:
  • Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (Cao văn Viên)
  • Khi Đổng Minh tháo chạy (Nguyễn Tiến Hưng)
  • The Fall of South Vietnam : Statements by Vietnamse Military and Civilian Leaders (Stephen Hosmer & Konrad Kellen & Brian Jenkins [RAND Corporation]
  • Vietnam from Cease-Fire to Capitulation (William Le Gro) 
Đại Tuớng Cao văn Viên, Tổng Tham mưu truởng của QLVNCH đã ghi trong tập sách của Ông (trang 86-94) khá nhiều chi tiết về tình trạng khó khăn về tiếp liệu của QL VNCH:
‘Vào cuối năm 1974, tổng số nhu cầu cần được thay thế lên đến 400 triệu mỹ kim. Những quân dụng cần thiết nhất như là vũ khí và đạn thì chỉ được thay thế khoảng 70 %. Một vài chương trình thay đổi quân dụng bị đình chỉ vì thiếu ngân quỹ..’
'Chỉ có 33 % (tương đương 24 triệu mỹ kim ) tổng số quân cụ/vũ khí cần thiết được thay thế. Thiếu phụ tùng thay thế càng tạo thêm trở ngại cho vấn đề bảo trì. Nhiều quân cụ/vũ khí tại các đơn vị tác chiến phải chờ từ 30 đến 45 ngày để được thay thế, sửa chữa’
Tướng Viên đưa ra một bảng nhu cầu thay thế khá chi tiết về các chiến cụ bao gồm xe tăng, đại bác, quân xa.. Mà phần trăm cần thay thế lên đến từ 60 (cho đại bác 175) đến 95% (cho đại bác 155ly) chưa kể hơn 4000 quân xa..nằm ụ.
Quan trọng nhất là số lượng đạn tồn kho (tháng 2 năm 1975), giảm đến mức nguy hiểm: so với mức dự trữ căn bản là 60 ngày chỉ còn cung ứng được 30-40 ngày!
ĐạnSố ngày tồn kho
Đạn M-1631
Phóng lựu 40 ly29
Súng cối 6027
Súng cối 8130
Đại bac 10534
Đại bac 15531
Lựu đạn25
 ‘ Với thời gian là 45 ngày từ lúc đặt hàng và chuyên chở tới VN bằng tàu, thì thờì gian..quá lâu cho trường hợp khẩn cấp.. Sau tháng 3-1975, với tất cả các đơn vị di tản từ Vùng I và II về, tình trạng đạn tồn kho trở nên tuyệt vọng. Tháng 4-1975, đạn tồn kho ở 4 kho đạn dự trữ tuột xuống chỉ còn đủ dùng trong 14 đến 20 ngày.
Trong khi đó Quốc Hội Hoa Kỳ tiếp tục giảm viện trợ cho Việt Nam từ 2.2 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1973, 1.1 tỉ Mỹ kim cho tài khóa 1974, và 700 triệu Mỹ kim cho tài khóa 1975. Tình trạng miền Nam Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn vào cuối năm 1974 khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật 1974 Foreign Assistance Act, chấm dứt tất cả những viện trợ quân sự. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ không thể thể dùng không lực để trợ giúp miền Nam Việt Nam khi CSBV vi phạm Hiệp Định Paris.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Schlesinger điều trần trước Quốc Hội vào ngày 14-1-1975 rằng Hoa Kỳ không giữ lời hứa với Tổng Thống Thiệu. Bẩy ngày sau, Tổng Thống Gerald Ford, người thay thế ông Nixon từ chức vì vụ Watergate, tuyên bố rằng Hoa Kỳ không sẵn sàng tái tham chiến tại Việt Nam. Tại New Orleans vào ngày 23-4-1975, Ông Ford tuyên bố chiến tranh Việt Nam chấm dứt.



Vào buổi trưa ngày 29-4-1975, Đài Phát Thanh Saigon truyền đi bản nhạc “I’m Dreaming of a White Christmas” qua dọng ca của Bing Crosby, báo hiệu cuộc di tản cuối cùng của Hoa Kỳ bắt đầu.

LỜI THÚ TỘI CỦA KISSINGER 
Ngày 29-9-2010: Bộ Ngoại-giao Hoa Kỳ tổ chức một cuộc hội-thảo ngay tại Bộ Ngoại giao tại DC dưới sự điều hợp của Đại-sứ Brynn với đề tài “Kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á” (The American Experience in Southeast Asia : Historical Conference) trong đó diễn giả chính là Henry Kissinger. Các ý-kiến của Kissinger phát biểu trong cuộc hội-thảo nói trên được tóm gọn như sau: “Sự thảm bại tại Việt Nam năm 1975 là do Hoa Kỳ chớ không phải do VNCH.”
Nhân dân Việt Nam và thế giới công chính đã chờ đợi câu nói đó từ 35 năm rồi, nay mới được thốt ra từ chính cửa miệng của Henry Kissinger, vào một thời điểm và tại một địa điểm có tính toán. Bởi vậy, nó mang một giá trị vô cùng quan trọng - trả lại danh dự cho hàng triệu chiến sĩ tự do của VNCH, từ nguời dân đen đến cấp lãnh-đạo cao nhứt. Ít ra lời thú tội của Kissinger cũng giải oan cho hàng triệu linh hồn người Việt đã hy sinh cho Tự do. Cuối cùng là trả lại DANH DỰ VÀ CHÍNH NGHĨA cho toàn thể Quân Dân VNCH từng bị bọn phản chiến và truyền thông bất lương của mỹ và việt cộng bôi lọ trong nhiều thập niên qua.
Xin nhắc lại: Henry Kissinger là người chịu trách nhiệm về chánh sách ngoại giao của Hoa Kỳ từng đưa đến việc bán đứng VNCH cho Bắc Việt qua Hiệp-định Paris 1972, sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi Đông dương 1975, và giao cho Trung Cộng làm “cai thầu khu vực” với bản Tuyên ngôn Thượng Hải (1972.)
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BA%BFn_th%C4%83m_Trung_Qu%E1%BB%91c_c%E1%BB%A7a_Richard_Nixon


Hiệp Định Paris 1973 được thỏa hiệp tại Bắc Kinh, chứ không phải tại Paris.
Từ trái: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger, Thủ Tướng Chu Ân Lai,
và Mao Trạch Đông, Bắc Kinh.972.
Nixon và Kissinger bị mù mắt vì cái thị-trường khổng lồ béo bỡ của Hoa Lục, không ngần ngại phản bội lại đồng minh của mình. Cảnh tượng xót xa, bẽ bàng nhứt là Đệ 7 Hạm đội Hoa Kỳ nhẫn tâm án binh bất động, đứng nhìn hải quân TC cưỡng chiếm Hoàng Sa của đồng minh VNCH hồi tháng Giêng 1974. Ngày nay, khi Trung cộng trở mặt, sử dụng Hoàng Sa làm pháo đài khống chế Đông Nam Á và Thái Bình dương thì nước Mỹ mới mở mắt và nhận thấy hối hận về sự phản bội đồng minh VNCH của mình 35 năm trước.
Nếu không có sự phản bội của đồng minh Hoa Kỳ, Bắc Việt hoàn toàn không có khả năng chiếm được miền nam VN khi mà số lượng vũ khí tự vệ không bị giãm sút!!
CHÚNG TA HÃY THƯƠNG MẾN SỰ HY SINH CỦA CÁC CHIẾN SĨ VNCH TRONG CHIẾN ĐẤU NGOÀI MẶT TRẬN.
Sự phản bội của người đồng minh từng chung lưng trong cuộc chiến VN từ 1965-1973, đã làm cho sức chiến đấu của QL.VNCH bị ảnh hưởng rất nhiều. Họ ( Nixon) vì quyền lợi của Mỹ và sự nghiệp chính trị của mình đã quay lưng 180 độ với người đồng minh của mình là VNCH và bắt tay với bầy thú dử cộng sản, trong lúc đó những người quân nhân VNCH vẩn vì trách nhiệm với tự do và sức sống của đồng bào mình trước bầy kên kên mang võ bọc " giải phóng miền nam" hàng ngày rình rập để hạ sát con mồi VNCH. Họ đâu bao giờ biết đến những sự hy sinh cao độ của các chiến sĩ VNCH khi chiến đấu với bầy kên kên Bắc Việt. Những trường hợp thương tâm và rất cãm động đó được hậu duệ VNCH ghi nhận trong cuộc vây hãm của bầy kên kên với 40.000 quân của Bắc Việt tại cuộc chiến Bình Long An Lộc năm 1973 như sau:
"Có những lúc bên ngoài nó (vc) pháo rát quá, hầm trú ẩn thì nhỏ, mà anh em lại quá đông, đôi khi muốn đi cầu lại ngại lãnh đạn, nên chúng tôi cứ... “cố nín, cố nín”. Đến khi không thể nín được mà bên ngoài vẫn còn pháo, thì dùng... lớp trong của nón sắt làm cái “bô”. Xong, đứng ở miệng hầm liệng ra ngoài. Có người chỉ mới hai ngày đã liệng luôn cả hai lớp của nón sắt, nên ở đây mà trong thời gian đó ai có được cái bệnh táo bón là quí như vàng, thảnh thơi lắm. Mà tóm lại trong thời gian đó, người nào có táo bón mấy đi nữa thì cũng phải có một lần “liệng nón sắt”.
Một giai thoại khác“TẮM BẰNG MỒ HÔI“, vì tại đây nước rất quí, quí hơn vàng, có khi phải dùng đến nước tiểu để làm “nở cơm sấy” khi ăn. Có nhiều người chịu không nổi phải bịt cả hai lổ mũi, nhai sơ rồi nuốt vội như cố “tống cơm vào bao tử” cho xong để có sức mà... tử thủ nhưng không dám ăn nhiều, vì nếu ăn nhiều thì trời sẽ không cho được cái bệnh táo bón. Bởi nước quí như vàng, nên trong thời gian đó lúc nào thấy êm, ai muốn tắm thì cứ cử tạ bằng cách bưng một thùng đạn nặng trịch đưa lên, đưa xuống cho đổ mồ hôi. Xong cởi ngay quần áo ra... ung dung ngồi kỳ đất trên da nở ra và rất dễ... “TẮM BẰNG MỒ HÔI“.
Đọc qua những giai thoại này, hậu duệ VNCH chúng tôi rất xúc động trước sự hy sinh vô bờ bến của các chiến sĩ VNCH nơi tiền tuyến, chúng tôi rất kính phục và vinh danh tinh thần đó của các chiến sĩ VNCH.

Nay lời thú tội cũng như các sử liệu được bạch hoá từ phía Ngũ Giác Đài và CIA đã cho thấy, người Mỹ đã phản bội lại đồng minh của mình - gây ra thãm hoạ của tháng tư đen làm hàng triệu người phải rời bỏ quê hương đi tìm tự do và bỏ xác trên biển, hàng trăm ngàn quân cán chính VNCH bị rơi vào vòng trả thù của đám kên kên đến từ miền bắc. Đồng thời đưa đến cái chết của ngủ hổ tướng của QL.VNCH, ngoài ra còn hàng ngàn các chiến sĩ các cấp khác trong những ngày cuối của của cuộc chiến, đã tự sát để không lọt vào tay của những con người phi nhân.
Hậu duệ VNCH viết để phục hồi danh dự cho các chiến sĩ VNCH và giải oan cho các linh hồn những chiến sĩ tự do của miền nam VN, đã nằm xuống cho lý tưởng Tổ Quốc Danh Dự và Trách Nhiệm. Hậu duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng kính dâng nén hương lòng đến các chiến sĩ VNCH đã tuẩn tiết vì lòng trung thành với đất nước và chính nghĩa của VNCH.
Viết cho mùa quốc hận 30.4,1975
 Nguyễn Thi Hồng 10/4/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét