Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

LÃNH ĐẠO VN NGÀY HÔM NAY, KHAI MAN 
LÝ LỊCH VÀ NỢ MÁU VỚI NHÂN DÂN 
 Trần Đại Quang, sự nghiệp của hắn thăng tiến quá mau, nhờ thủ đoạn gian manh và thô bạo trấn áp những người “chống Tàu”, những thành phần dân chúng đấu tranh cho nhân quyền, đấu tranh “diệt cộng”, dân chú hóa Việt Nam. Đây là thành phần gian ác nhất trong vai trò chủ tịch nước CHXHCNVN.

Như mọi người đều biết hàng lãnh đạo hôm nay chúng ta thấy hiện diện có những người nổi cộm về khai man lý lịch và là trùm sát thủ,nợ máu với người yêu nước, dân oan và các tù cải tạo tại "trại 3 sao", đó là đại tướng Trần Đại Quang nguyên chủ tịch nước.
Trong quá trình công tác, có những lúc không biết Trần Đại Quang làm gì. Một số nguồn tin nói rằng Quang học đàn áp dân chủ ở ‘’nước ngoài‘’ trong thời gian bí ẩn đó. Nhưng có điều nên nhớ là Trần Đại Quang đã khai là hắn sinh vào tháng 10 năm 1956, đến năm 1975, lúc 19 tuổi, đã tốt nghiệp hai trường đại học là cảnh sát và văn hoá. Đến năm 1980, mới 24 tuổi, đã là lãnh đạo một đơn vị nghiệp vụ an ninh và là giảng viên về an ninh. Các đề tài, luận án, và nội dung giảng dạy của Quang, đều gắn với bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh với các thế lực thù địch. Gọi một cách chính xác chuyên nghành của Quang là đàn áp dân chủ, tự do, tôn giáo
Trong vụ án Phạm Quý Ngọ, ông này chết vào ngày 18 tháng 2 năm 2014, trở thành con ngựa chết trong bối cảnh phe cánh bị đem ra xét xử bởi vụ Vinalines. Trước ngày 18 tháng 2, Ngọ không có chỉ dấu nào của một người bị ung thư gan chỉ còn vài tuần, hay vài ngày nữa là chết. Điều nên nhớ là trước khi chết, Ngọ đã xác nhận với tướng V. và ủy viên Bộ Chính Trị D. (N.V. Dụ), rằng Ngọ đã giao hai phần ba (2/3) tức trên 325 ngàn mỷ kim số tiền cho Trần Đại Quang từ tay của Dương Chí Dũng. Bây giờ Dương Chí Dũng bị án tử hình, còn Phạm Qúy Ngọ đã chết, vậy số tiền đó Trần Đại Quang để ở đâu? Vậy phải chăng cái chết của Ngọ là để bịt miệng Ngọ, đình chỉ điều tra Ngọ trong vụ hối lộ Vinalines...
Điều rất đặc biệt cần lưu ý là Trần Đại Quang được Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đưa từ miền Nam ra Bắc, để bất ngờ thăng tiến nhanh chóng trong Bộ Công An, nắm chức Bộ Trưởng công an mà nhiều người trong ngành đều tin chắc rằng phải thứ trưởng thường trực Đặng Văn Hiếu bấy lâu chờ đợi.
Trần Đại Quang có thành tích dẹp loạn ở Tây Nguyên, bằng cách cho công an trà trộn đóng giả người Thượng trong đám biểu tình. Rồi dùng gậy gộc đánh những người biểu tình, đập phá nhà dân, gây hỗn loạn để gây chứng cớ cho quân đội và công an sắc phục vào đàn áp. 
Ngoài ra, đề tài tiến sĩ của Trần Đại Quang gồm những kế sách đàn áp phong trào dân chủ. Hành động và tư tưởng của Trần Đại Quang phù hợp cho việc sắt máu bảo vệ đường lối bảo thủ mà Nguyễn Phú Trọng chủ trương, nên Quang đã rất nhanh chóng được đưa vào Bộ Chính Trị, rồi làm Bí thư Đảng uỷ Bộ Công an. Sự thăng tiến đột ngột trong Đảng của Trần Đại Quang bắt đầu khi Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí Thư. Cả quá trình công tác của Trần Đại Quang luôn gắn liền với nhiệm vụ Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ, có nghĩa là bảo vệ chế độ CNXH. Nguyễn Phú Trọng đã chọn Quang làm con cờ chủ lực để giữ gìn đường lối cực đoan bảo vệ lý tưởng CNXH mà Trọng theo đuổi. Đại hội XII vừa qua thành công phần nào cũng được đánh giá nhờ bạo lực của 5.200 quân, với sung đạn lăm le, xe tang rập rình…

Trần Đại Quang với bề dày thành tích trung kiên sắt máu bảo vệ chủ nghĩa cộng sản cực đoan như thế, được ngồi vào ghế Chủ Tịch Nước sẽ là mối đại hoạ cho nhân dân VN và các phong trào dân chủ yêu yêu nước.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang: 'Thần đồng' 16 tuổi hay đại tướng khai man lý lịch?

Theo Hoàng Trần (Danlambao) - Nhiều ý kiến trên mạng xã hội tiếp tục tỏ ra nghi vấn xung quanh bản tiểu sử đăng trên trang web Cổng thông tin điện tử Chính Phủ của bộ trưởng CA Trần Đại Quang, người được xem là trẻ tuổi nhất trong bộ chính trị đảng CSVN.
Theo nội dung bản tóm tắt tiểu sử, ông Quang sinh ngày 12/10/1956 tại Ninh Bình, trở thành học viên trường Cảnh sát Nhân dân vào tháng 7 năm 1972, tức khi mới 15 tuổi 9 tháng (!?).
Chưa hết, chỉ ngay sau đó 3 tháng, vào tháng 10 năm 1972, ‘thần đồng’ Trần Đại Quang tiếp tục vào học trường Văn hóa Ngoại ngữ bộ Nội vụ (nay là bộ CA) khi vừa tròn 16 tuổi.    
Sau khi nghi vấn trên được phổ biến, nhiều thuộc cấp của vị bộ trưởng CA giải thích là vì ông Quang học chương trình giáo dục hệ 10 năm tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Do đó, việc ông này vào học trường cảnh sát khi mới 15 tuổi 9 tháng cũng là… bình thường (!?).
Tiểu sử Trần đại Quang có thề tham khảo ngay trong trang Website của hắn hoặc trong Wikipedia. 
http://trandaiquang.org/tieu-su-tran-dai-quang-tan-chu-tich-nuoc.html

Ủy viên trẻ tuổi nhất trong bộ chính trị CSVN?
Trước đại hội đảng lần thứ 11 vào năm 2011, khí ấy ông Quang là thứ trưởng bộ CA, ngấp nghé bước sang tuổi 61. 
Ở đội tuổi này đáng lẽ phải về hưu, nhưng ông Quang đã cố tình gian lận hồ sơ, biến năm sinh từ 1950 trở thành 1956. Tức ‘cải lão hoàn đồng’ so với tuổi thật là 6 tuổi.


Văn bản xác nhận gian lận hồ sơ cho ông Trần Đại Quang được đích thân chủ tịch tỉnh Ninh Bình khi ấy là ông Đinh Văn Hùng ký. 
Nhờ ngón đòn phù phép này mà hiện nay ông Trần Đại Quang đã trở thành ủy viên trẻ nhất trong bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam.
Về mặt lý thuyết, đến đại hội đảng lần thứ 12 vào năm 2016 sắp tới, ông Quang vẫn đủ tuổi ngồi lại trong bộ chính trị bằng việc gian lận tuổi.

Đại tướng Trần Đại Quang - chủ tịch nước đầy gian trá

Tuy nhiên, dù quyền lực đến đâu chăng nữa thì Chủ tịch nước, kiêmbộ trưởng bộ CA Trần Đại Quang không thể che dấu được sự thật. 
Một bằng chứng không thể chối cãi là tất cả những văn bằng tốt nghiệp đại học của ông Quang đều ghi rõ năm sinh là 1950:


Từ bằng tại chức luật cho đến cao cấp lý luận 
Mac-Lenin của ông Quang ghi rõ năm sinh 1950
Trong sách vở của đảng cộng sản đều ghi rõ bộ trưởng CA Trần Đại Quang là ‘tiến sỹ luật’ và có học hàm ‘giáo sư’. Nếu phủ nhận những văn bằng trên thì hóa ra ông Quang đã dùng bằng giả?
Sự dối trá bỗng chốc trở thành con dao hai lưỡi, chủ tịch nước, đại tướng Trần Đại Quang vì thế cũng trở thành con người gian trá, khai man lý lịch để vơ vét thêm xương máu của đồng bào VN. Sự việc trên một lần nữa cho thấy rằng, giới lãnh đạo cộng sản sở dĩ vẫn có thể duy trì quyền lực chủ yếu dựa vào tuyên truyền và dối trá. 


NỢ MÁU VỚI TÙ CẢI TẠO VÀ NHÂN DÂN VN.

Bia-Ba-Sao-ptn
Tấm bia thờ 626 tù cải tạo miền Nam chết ở Ba Sao, Hà Nam.
Photo by Pham Thanh Nghiên
Ba Sao, nhà tù lớn ở Nam Hà, miền Bắc Việt Nam, nơi sau 30 tháng Tư 1975 nhiều sĩ quan và công chức miền Nam, mà chế độ mới gọi là tù cải tạo, đã qua đời trong những ngày tháng kham khổ nhọc nhằn nơi đây.
Một cựu tù chính trị Việt Nam hiện sống tại Pháp, đã nhắn với cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên:
Có một tấm bia thờ những người tù đã chết ở trại Ba Sao, Nam Hà. Nghe nói tấm bia được đặt trong một ngôi chùa ở miền Bắc. Ngoài tấm bia ra còn có một am thờ những người tù này, được dựng ngay khu đất thuộc trại giam. Người làm tấm bia này là một cựu giám thị nhà tù Ba Sao. Em cố gắng đi tìm các anh ấy nhé.
Chính lời nhắn tha thiết “đi tìm các anh ấy nhé” đã thôi thúc cô Phạm Thanh Nghiên lên đường, tìm kiếm, nhìn thấy rồi trở về với cảm xúc thể hiện qua bài Ba Sao Chi Mộ:
Thực ra thì tôi có thông tin này từ mùa hè năm ngoái khi tôi chưa hết án quản chế. Nhưng vì tôi cần tìm hiểu thêm và sau đó hết án tù nhà, đi lại dễ dàng hơn là tôi đi để tìm hiểu sự thực về thông tin mà người anh đồng tù đã cung cấp cho tôi.
Và thực ra bước đường tìm kiếm cũng không quá là vất vả, tôi cũng đi một vài ngày. Đến bây giờ phải cám ơn Chúa cám ơn Phật vì có lẽ tôi là người may mắn để mà tìm đến địa chỉ ngôi chùa không chính xác. Tôi phải xin lỗi là những thông tin cụ thể hơn thì tôi không thể chia sẻ được vì lý do tế nhị cũng như an toàn an ninh cho những người cung cấp tin cho tôi. Điều này tôi cũng đã viết trong phần một của bài Ba Sao Chi Mộ, ngay cả tên của các nhân vật họ cũng yêu cầu tôi phải thay đổi. Họ sợ đến mức độ như thế nhưng trong sự sợ hãi đó thì họ cũng cứ cho mình thông tin, đấy là điều tôi cho rằng rất là đáng quí.
Một điều nữa là ngay như giới tính của viên giám thị cũng như tên chùa và tấm bia thì tôi cũng nói một cách chung chung thôi. Ngay cả điều này cũng để cho thấy mức độ tế nhị, thậm chí là nghiêm trọng, mà một vài người đánh giá rằng đây là chuyện bí mật. Nhưng những thông tin mà tôi đưa ra trong bài Ba Sao Chi Mộ là có thật.
Và cũng thật khó để có thể diễn tả hết tâm trạng, cô Phạm Thanh Nghiên kể tiếp, khi được chỉ cho thấy một tấm bia khiêm nhường tại một góc khuất trong căn  phòng linh của nhà chùa:

Họ sợ đến mức độ như thế nhưng trong sự sợ hãi đó thì họ cũng cứ cho mình thông tin, đấy là điều tôi cho rằng rất là đáng quí. 
- Phạm Thanh Nghiên
Khi bước chân vào nhà linh tôi cũng không tránh được cái cảm giác hơi rờn rợn hơi sợ hãi một chút. Ban đầu thì rất khó tìm vì không có hình ảnh. Trong hình dung của tôi chắc tấm bia rất lớn, tôi cứ tìm kiếm tấm bia như trong trí tưởng tượng của mình thôi, nhưng khi vị sư tìm thấy và chỉ cho tôi, khi tôi ngước mắt lên nhìn thì lập tức hai hàng nước mắt của tôi ứa ra. Một tấm bia không có tên, chỉ có giòng chữ 626 người đã tử vong tại Ba Sao giai đoạn 1975-1988. Phải nói một cảm giác như mình vừa tìm thấy một điều gì rất là thiêng liêng. Như tôi nói trong bài viết, đó là những người tôi khẳng định tất cả đều là quân nhân cán chính từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa chứ không dính dáng gì đến những người cộng sản hay những người dân thường cả.
Tôi cảm tưởng như có một mối giao cảm, một mối dây liên hệ nào đó mang tính tâm linh giữa tôi, một con nhóc sinh sau năm ’75, với những người đã bảo vệ một chế độ mình đã từng hiểu lầm rằng đó là một chế độ xấu xa, chế độ gọi là ngụy. Tôi cảm nhận được sự thiêng liêng và sự ấm áp, nói thật tôi chưa bao giờ trải qua cái cảm giác như thế nên diễn tả bằng lời cũng rất là khó.
Lòng tốt vẫn còn...
Bằng những ngón tay run rẩy lập cập vì xúc động, cô Phạm Thanh Nghiên đã chụp được hình ảnh tấm bia rồi cất giữ nó như một bảo vật. Với cô, chuyện càng khó tin hơn nữa khi biết một trùm cai tù, tức quản giáo hoặc giám thị trại giam Ba Sao, Nam Hà, đã dựng tấm bia và một am thờ những người của bên kia chiến tuyến.

400
Những bình tro cốt của 14 tù cải tạo mang từ Ba Sao về 
một nhà thờ ở Sài Gòn. Hình do VAF cung cấp.

Theo lời vị trụ trì thuật lại với cô Phạm Thanh Nghiên, cách đây vài năm có một Phật tử đưa một cựu giám thị trại tù Ba Sao đến chùa. Người giám thị này trao cho sư một danh sách gồm 626 người tù đã chết trong trại Ba Sao từ 1975 cho đến 1988, ngỏ ý muốn làm một tấm bia đặt trong chùa để 626 vong linh này được hương khói tử tế.
Đây không phải ngôi chùa đầu tiên mà họ đến gõ cửa xin đặt bia. Trước đó, các chùa trước đều tìm cách thoái thác vì sợ. Nỗi sợ của những người tu hành là nếu giữ một danh sách toàn “sĩ quan ngụy” và công khai đặt tấm bia thì e chùa sẽ bị lắm phiền phức.
Được hỏi có cách nào liên lạc với người Phật tử và viên cựu giám thị trại giam Ba Sao, vị sư trả lời là rất khó vì sau khi làm xong tấm bia thì người quản giáo không bao giờ trở lại chùa, ngay cả người đưa viên giám thị đến cũng vắng bóng.
Về cái am thờ 626 người đã chết, vị sư cho cô Phạm Thanh Nghiên biết có nghe nói là nằm trong một khu đất thuộc trại giam Ba Sao nhưng chưa bao giờ đến thăm.
Chỉ người giám thị hoặc người Phật tử mới biết chỗ mà đưa tới, khẳng định của sư khiến cô Phạm Thanh Nghiên hiểu ra sự mịt mù của vấn đề. Cô vẫn gắng xin được xem qua danh sách 626 người tù đã chết nhưng sư nói rằng người trông coi sổ sách đi vắng nên hẹn cô hôm khác trở lại:
Lần khác tôi đến chùa thì sư đi vắng, tôi gọi điện thì thầy nhận ra giọng tôi ngay, thầy thông báo rằng rất tiếc vì chùa đã hóa đã đốt đi trong dịp rằm tháng Bảy lễ Vu Lan vì nghĩ rằng để cũng chẳng làm gì cả.
Vị sư báo tin xong thì vội vàng gác máy, để lại một Thanh Nghiên với cảm giác hụt hẫng cùng cực:

Tôi nghĩ rằng dù như thế nào thì vẫn có phần trăm nào đó của sự hướng thiện trong con người của người cai tù này. Mặc dù cái xã hội cái ác được lên ngôi thì cái thiện vẫn cứ nẩy mầm. (Phạm Thanh Nghiên)
Tôi thấy mọi sự trước mắt mình như tối sầm lại bởi vì tôi đã rất là mong chờ đến ngày hẹn để đến lấy danh sách. Chưa bao giờ tôi có cảm giác thất vọng kinh khủng khi đã không hoàn thành cái mục tiêu, cái nhiệm vụ mà mình đặt ra cho chính mình. Đối với họ thì để chẳng làm gì cả nhưng đối với chúng ta thì nó là vô giá. Tôi tin chắc một điều nó sẽ là một bằng chứng lịch sử sau này về những đau thương mà người dân Việt Nam nói chung cũng như những cựu quân nhân cán chính Việt Nam Cộng Hòa nói riêng bị bách hại. Nói thật là trong phút chốc đó tôi cảm thấy mọi sự trước mắt mình như sụp đổ.
Khi tôi trấn tĩnh lại thì tôi không tin, tôi không tin rằng cái danh sách ấy đã bị đốt đi. Thời gian tới tôi sẽ vẫn cố gắng để có được cái danh sách đó trong khả năng có thể. Nếu như họ cứ khăng khăng thì tôi không làm cách nào được nhưng tôi vẫn cứ hy vọng.


Con số 626 tù cải tạo miền Nam chết vì bệnh tật, đau khổ và đói khát trong trại tập trung Ba Sao ở Nam Hà trên thực tế có thể cao hơn. 

Cựu quân nhân miền Nam Nguyễn Đạc Thành, năm 1979 từ trại 9 Yên Bái trên biên giới phía Bắc được chuyển xuống trại tù Nam Hà, gọi là Ba Sao:
Trại Ba Sao chia ra nhiều khu, khu A dành cho cấp tướng, cấp bộ trưởng hay tổng trưởng. Khu B dành cho sĩ quan cấp tá, khu C dành cho tù hình sự.
Trại Ba Sao gọi là khó khăn nhất, hắc ám nhất của công an. Nói tới Ba Sao là người miền Bắc đã rất là sợ. Con số 626 có thể còn hơn nữa chứ không ít hơn đâu bởi vì việc quản lý ăn uống rất khó khăn, không được nấu nướng hay là gì cả cho nên anh em kiệt sức rất nhiều, binh hoạn chết chóc đương nhiên xảy ra. Trại này rất lớn, còn có 3 cái nghĩa địa nữa và con số tù chết có lẽ là hơn số 626 đó rất nhiều.
Họ được chôn ở đâu?

   Tuy nhiên, vẫn lời ông Nguyễn Đạc Thành, phần đông tù cải tạo không chết trong trại Nam Hà mà chết tại trại Mễ. Trại Mễ nằm trên một khu vực có tên là Cánh Đồng Mễ, chạy từ Nam Định ra Phủ Lý, nơi những tù bị bịnh từ Ba Sao được chuyển ra mà nếu chết thì được chôn tại đây.
Danh sách 126 người chết tại trại tập trung Ba Sao. Hình do VAF cung cấp

Năm 2007, sau khi đã định cư tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đạc Thành sáng lập VAF Sáng Hội Việt Mỹ, vận động chính giới Hoa Kỳ cũng như giới chức Việt Nam để xin về bốc mộ đồng đội chết trong những trại tập trung như Làng Đá, Ba Sao và những nơi khác.
Tôi đã đến Cánh Đồng Mễ và đã thấy cảnh hoang tàn ở đó rồi. Người ta cắt một phần của cánh đồng nghĩa địa này bán cho một công ty hóa chất.
Năm 2009, con của ông trung tá Cao Kim Chẩn chết tại Nam Hà, em Cao Kim Minh, đã ra ngoài Nam Hà để bốc mộ cha. Số mộ của ba em là 49, em gởi cho tôi cái danh sách 126 tù cải tạo tại Cánh Đồng Mễ này. Sau đó tôi lập tức ra Nam Hà, đi tìm cái nghĩa địa trên Cánh Đồng Mễ này.
Song song đó thì tôi được quen biết với con của đại tá cảnh sát Tôn Thất Dẫn. Chị Trinh con của đại tá Dẫn đã đi ra ngoài trại Nam Hà để xin bốc mộ cha, trại đã chỉ ra cái nghĩa địa ở Cán Đồng Mễ.
Cô ấy ra ngoài nghĩa địa thì mới thấy chính quyền địa phương đã cắt một phần nghĩa địa để bán cho công ty hóa chất. Tại đây cô hỏi thì ban giám đốc công ty hóa chất cho biết họ đã bốc tất cả những ngôi mộ trong phần đất của họ, mỗi một hài cốt bỏ vào trong một cái hũ sành.
Cần biết vì có cả mộ thường dân trong nghĩa địa của Cánh Đồng Mễ nên những cái tiểu sành đựng hài cốt tù cải tạo được đánh dấu riêng và được chôn trong một ngôi mộ chung.
 Từ Sài Gòn, chia sẻ với Thanh Trúc về việc liên quan, con gái cố đại tá cảnh sát Tôn Thất Dẫn cho biết trong hai mươi mấy cái tiểu sành chị tìm thấy trên Cánh Đồng Mễ và đưa qua xét nghiệm thì 14 cái được xác nhận là hài cốt tù cải tạo, trong đó một cái là hài cốt thân phụ của chị.
Chị Trinh đã xin phép đưa tất cả 14 hũ hài cốt này về Nam, an vị trong một nhà thờ ở Sài Gòn.
Đó là những chi tiết về quân dân cán chính miền Nam đã nằm xuống tại trại tù Ba Sao ở miền Bắc sau năm 1975. Không ai rõ con số 126 người xấu số ở Ba Sao mà VAF Sáng Hội Việt Mỹ thu thập được có nằm trong danh sách 626 người tù tử vong Ba sao mà cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên mong muốn tìm ra hay không.
Tại sao một giám thị Ba Sao lại tìm đến một ngôi chùa để lập bia thờ 626 vong hồn tù cải tạo chết trong trại, cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên nói rằng điểm duy nhất cô có thể lý giải là:
Không có lý do gì để người giám thị làm như vậy cả, chưa kể tính chất nhạy cảm và nguy hiểm nữa. Lý giải bằng tâm linh thì tôi cho rằng có thể có một biến cố nào khiến vị cai tù này làm được cái việc như thế. Tôi nghĩ rằng dù như thế nào thì vẫn có phần trăm nào đó của sự hướng thiện trong con người của người cai tù này. Mặc dù cái xã hội cái ác được lên ngôi thì cái thiện vẫn cứ nẩy mầm.
Trả lời câu hỏi tương tự, cựu tù chính trị Nguyễn Đạc Thành, giám đốc VAF Sáng Hội Việt Mỹ, từng về Việt Nam bốc mộ và cải táng hơn 500 bộ hài cốt tù cải tạo miền Nam từ Nam ra Bắc, nêu thí dụ hiếm hoi về một cán bộ mà ông dấu tên, một người có lòng mà ông và bạn đồng tù không thể quên khi còn ở trại 9 Yên Bái:

Tôi cảm nhận được sự thiêng liêng và sự ấm áp, nói thật tôi chưa bao giờ trải qua cái cảm giác như thế nên diễn tả bằng lời cũng rất là khó. 
- Phạm Thanh Nghiên
Trong thời gian ở tù thì rất nhiều quản giáo và nhiều vệ binh rất tàn ác nhưng cũng có một vài vị có lương tâm. Tôi nói thí dụ một cán bộ ở trại 9 đã khóc khi thấy chúng tôi bị giam cầm một cách khắc nghiệt như thế này. Ông đã lén cho chúng tôi đào trộm sắn để ăn để có thể hồi sức lại.
Cái thứ hai nữa là khi mà ông chuyển chúng tôi về trại giam Nam Hà thì ông quay mặt vào tường ông khóc. Tôi nói cái này chắc chắn anh em trong trại 9 không ai phản đối hết, ông đã thương và che chở chúng tôi, chúng tôi đã phục hồi lại được ở trại 9 để về Nam Hà ở tù tiếp.
Theo tôi nghĩ người quản giáo đó đã làm một việc rất nguy hiểm, nếu bị phát giác họ sẽ bị mất việc. Đó là tình cảm của riêng họ đối với anh em tù cải tạo mà thôi, tôi nghĩ là có chứ không phải không có.
Đích xác bao nhiêu người tù cải tạo miền Nam đã bỏ mạng trong trại Ba Sao ở Nam Hà nói riêng là bài toán chưa có đáp số. Chỉ biết thầm lặng cảm ơn những tấm lòng nhân ái từ người quản giáo nào đó ở Ba Sao, của vị sư thầy nào đó ở một ngôi chùa nhỏ ngoài Bắc mà có ngày cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên sẽ đưa quí vị cũng như Thanh Trúc đến như đã hứa.
Xin hãy cùng Thanh Trúc cầu xin mọi điều bình an đến cho những người có trái tim nhân hậu.http://tapchisonghuong.blogspot.de/2016/03/ba-sao-chi-mo.html


NHỮNG TRÒ THAY TRẮNG ĐỔI ĐEN CỦA TRẦN ĐẠI QUANG

Đàn Sâu Đo Cộng Sản

Đàn sâu đo có biết gì liêm sĩ
Dương lá cờ liềm búa của công nông
Mà lại đi bóc lột sức người dân
Cướp sành sạch đất đai và tài sản.

Đàn sâu đo biến hình thành đại cán
Có nhà cao, khách sạn lẫn sân gôn
Có uy quyền, bổng lộc để cháu con
Triều cộng sản ngàn năm quyền thế tập.

Đàn sâu đo khác chi bầy cá mập
Đang lộng hành trên dải đất quê hương
Đau lòng thay! con cháu của Hùng Vương
Đang thọ nạn đàn sâu đo Cộng sản.
(Trích thơ Phan Huy)

Những ngày gần đây, dư luận xã hội xôn xao về một thông tin, chiếc xe Bentley (có giá trị gần 6 tỷ đồng, được xếp vào hàng “siêu xe”) biển số 80B-6986 lại do một đơn vị kinh doanh là Công ty cổ phần Bia Sài Gòn đứng tên. Vấn đề mà dư luận quan tâm là chiếc xe này thuộc ngạch kinh doanh, theo quy định đeo biển trắng, lại nghiễm nhiên đeo biển xanh – 80B – biển số cơ quan nhà nước. Vì sao, xe của Chủ tịch một công ty cổ phần lẽ ra phải gắn biển trắng của dân thương trường lại được gắn biển xanh 80 B của cơ quan Nhà nước?


Luật quy định chỉ xe công của các cơ quan trung ương mới có biển số xanh, tại sao, và bằng con đường nào, chiếc xe một công ty cổ phần lại cũng có tấm biển xanh “quyền quí” ấy. Không chỉ có siêu xe này, còn rất nhiều những chiếc xe bạc tỷ khác cũng được ưu ái như vậy, mà chủ nhân của chúng không ai khác, là các đại gia lắm tiền nhiều của. Sự “thay trắng” đổi “ra xanh” ở đây của các siêu xe phải chăng đã dễ dàng thành hiện thực bởi cái nạn “lót tay” “chạy biển số” hay không? Vậy ai đã tiếp tay cho hành vi sai trái này?

Đến tháng 10/2010, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã chính thức ra tay, ra văn bản đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy thành phố HCM và Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo kiểm tra việc cấp biển số xanh 80B. Tuy nhiên, vụ việc lại một lần nữa rơi vào quên lãng. Điều đáng nói, sau các bài báo phanh phui sự thật này, một số phóng viên lại nhận được những lời “khuyến nghị” từ một số cán bộ an ninh, không nên tiếp tục đăng bài về “siêu xe biển xanh”. Dư luận thực sự hoang mang, nhân vật quyền lực nào đang đứng đằng sau, dám coi thường kỷ cương phép nước, dám qua mặt cả Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Bộ Công An.

Việc “đổi trắng ra xanh” công khai sai trái lần này gây sự phản ứng bất bình trong làng báo phóng sự cả nước. Đương nhiên, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, sự thật dần dần hé lộ về nhân vật quyền lực đứng trong bóng tối. Và người đã trực tiếp phê tay cấp biển xanh cho hàng trăm doanh nghiệp, không ai khác chính là Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công An, ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao khóa tới, ông Trần Đại Quang.

Nhắc đến ông Trần Đại Quang, các đại gia, các doanh nghiệp cỡ lớn không ai là không biết đến, bởi ông Trần Đại Quang là người chịu chơi, sòng phẳng và “biết” sử dụng quyền lực của mình. Điều đáng nói ở đây là mối quan hệ của ông với các doanh nghiệp là ở chổ “đôi bên cùng có lợi”. Ông ra tay tạo điều kiện, chạy đất, chạy dự án cho doanh nghiệp, đổi lại, các đại gia lắm tiền nhiều của phải ra sức vận động hành lang cho con đường hoạn lộ trong sự nghiệp chính trị của ông. Năm 2007, giới bất động sản bất ngờ trước việc Tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc vượt qua đối thủ nặng ký từ Nhật Bản là tập đoàn Riviera của Nhật Bản giành lấy dự án khách sạn 500 triệu đô tại khu đất vàng gần Trung tâm hội nghị quốc gia. Ít ai biết được rằng ông Trần Đại Quang chính là người đứng đằng sau hỗ trợ cho Trần Đăng Khoa (tức Khoa Khàn, đối tượng bị truy nã quốc tế được ông Quang làm sạch hồ sơ), tổ chức lo lót vận động mang dự án này về cho phía Hàn Quốc. Chính Khoa Khàn đã từng tuyên bố với mọi người rằng, để lấy được dự án này, đã phải chi cho “ông anh kết nghĩa” cả triệu đô.

Tương lai đất nước đi rồi sẻ về đâu khi chủ tịch nước là một người vừa tham lam vừa gian dối vừa mang nợ máu với dân oan, với người yêu nước và tù cải tạo VNCH ??
                                 

Trần Đại Quang vi phạm luật pháp với thông tư cho phép CSGT tước đoạt tài sản của người dân

Hành vi ăn cướp của công an được kẻ đứng đầu băng đảng BCA gọi là trưng dụng và phê chuẩn bằng thông tư để chính thức cho phép bất kỳ một tên CSGT nào cũng có quyền trấn lột tài sản của người dân.
Trong phần Quy Định Cụ Thể, Mục 1, điều 6 về Quyền Hạn, thông tư số 01/2016/TT-BCA đã cho phép quyền tước đoạt của côn an như sau:
"Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật."

Những cụm từ "các phương tiện" và "người sử dụng" mở rộng địa bàn và đối tượng bị cướp: côn an có thể tước đoạt bất cứ thứ gì và từ bất cứ ai.

Bộ Công an là bộ phận thi hành luật, kiểm soát tình trạng chấp hành hay vi phạm luật pháp trong xã hội. Bộ Công an không có thẩm quyền đặt ra luật. Do đó, mọi thông tư quy định của Bộ Công an phải nằm dưới luật, phải "theo quy định của pháp luật".

Thế thì Trần Đại Quang có theo quy định của pháp luật qua thông tư của ông ta ký hay không?

Trần Đại Quang đã vi phạm điều 24, khoản 2 "không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản" và Thông tư Số: 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an là một thông tư phạm pháp.http://danlambaovn.blogspot.com/2016/01/tran-ai-quang-vi-pham-luat-phap-voi.html

Dậy mà đi !!
Dậy mà đi !!
Dậy mà đi !!
Là con đường sớm và duy nhất để chấm dứt hết mọi hệ lụy từ bấy lâu nay trên đất nước VN

Võ Thi Linh 17/4/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét