Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

HÀNG ĐỘC!! CÀ REM PHƠI KHÔ 

DO CHXHCNVN SẢN XUẤT

Cà-rem (kem) là gì?? đó là tiếng phiên âm là một trong các loại cà thông dụng mà người Việt rất ưa thích dùng trong ẩm thực.nó là loại nằm trong gia đình của chi họ Cà. 

Ở VN là xứ nóng,  một loại thực phẩm rất được ưa thích đó là cà rem, là tiếng phiên âm từ  tiếng Phápcrème, món ăn ngọt dạng đông lạnh làm từ sản phẩm sữa như kem béo, trứng gà thêm vào gia vị và đường. Hỗn hợp này được khuấy đều khiến nước đá không kết tinh được. Kết quả là kem ở dạng mịn, món ăn nầy rất được người Việt rất ưa thích dùng. Trong ẩm thực là loại thức ăn nằm trong gia đình của chi họ Cà. 

NGUỒN GỐC CÀ-REM

Năm 54, khi lên ngôi Hoàng đế La Mã, Nero cho mở đại tiệc và ông làm cho mọi người không khỏi ngạc nhiên trước món tráng miệng lạ lẫm có trong thực đơn mang tên: Tuyết ngọt. Để làm được món tráng miệng lạ này, ông đã phải sai người lên tận đỉnh núi Apeninne để lấy "tuyết tươi" về ướp nó nhiều lần với mật ong và hoa quả. Và về sau, chính món tuyết ngọt của Hoàng đế Nero này đã được coi là tiền thân của món kem bây giờ.
Hơn 500 năm sau, tại Trung Hoa, dưới triều nhà Đường (618-907), món tuyết ngọt của Nero lại có một hình hài mới. Đó là hỗn hợp của sữa trâu, bò, dê đã được lên men, trộn với bột mỳ, sau đó được ướp long não cho có hương vị và làm lạnh bằng băng với muối. Món quý này, cũng như tuyết ngọt của Nero, chỉ được dùng trong những buổi tiệc lớn của triều đình.
Năm 1295, nhà hàng hải người Ý, Marco Polo trở về quê hương sau 17 năm ở Trung Hoa. Cuốn sách "Description of the World" (Diện mạo thế giới) của ông đã làm cả châu Âu kinh ngạc. Trong số vô vàn những điều lạ lẫm, Marco Polo nói đến có một thứ được gọi là "sữa được làm khô trong một thứ bột nhão". Theo người Ý, đặc sản này của Trung Hoa sẽ mãi chỉ là sữa và bột nhão nếu không có Marco Polo. Chính nhờ ông mà nó mới trở thành kem ở châu Âu.
Đối với Việt Nam, món kem chỉ mới xuất hiện ở đầu thế kỷ 20, do người Pháp mang công thức và cách chế biến sang phục vụ quân đội xâm lược và từ đó trở nên rộng rãi với người Việt Nam nhất là ở miền Nam Việt Nam. Từ sau ngày 30.4.1975 thì QĐND nước VNDCCH sản xuất ra loại cà rem phơi khô (được) và đem khoe hàng với nhân dân miền nam VN.

Cách Làm kem Chuối tại gia

Bạn nghiền món kem chuối nên muốn lúc nào trong tủ lạnh nhà mình cũng có món khoái khẩu này. Chỉ mất 5 phút là bạn đã có món kem chuối ngon tuyệt rồi.

-6 quả chuối tây ko chín quá
-250gr dừa nạo
-50gr đậu phộng rang chín giã nhỏ

Cách Làm Kem Chuối Từng Bước Một

200gr dừa nạo xay với 250ml nước. Vắt lấy nước cốt, thêm ít muối, ít đường rồi cho lên bếp đun lửa nhỏ. Dùng một ít bột sắn, hoặc bột năng hòa với nước rồi đổ từ từ vào khuấy đều tạo hỗn hợp sền sệt. Bắc ra để nguội.
Trên đây là những hướng dẫn nhỏ để các bạn biết cách làm kem tươi, cách làm kem chuối, cách làm kem socola tại nhà đơn giản nhất, hy vọng đây sẽ là một cẩm nang bổ ích để giúp bạn chế biến ra những món kem mà mình yêu thích
DÒNG TỘC THUỘC HỌ CÀ

 Cà nghĩa đầu tiên của nó là một loài thực vật cho quả ăn được. Nhưng trong cái loài quả gọi là cà này cũng còn được phân biệt ra làm nhiều giống: nào là cà pháo, cà dái dê hay cà tím, cà dĩa hay còn gọi là cà dòn v.v...
Ngoài các loại cà vốn được Việt tộc trồng để làm thực phẩm từ lâu đời nói trên, còn có một số cà thuộc loại ngoại lai du nhập như cà chua hay có người còn gọi là cà "tô mát" và vài thứ có tên do gọi theo phiên âm mà có tiếng cà nhưng không hẳn là cà như cà rốt, cà phê v.v... 
Khi nhắc đến cà thì hầu như người dân Việt nào từng sinh ra và lớn lên ở mảnh đất quê hương tự hào có bốn ngàn năm văn hiến nhưng vẫn quanh quẩn với cái nghèo tất nhiên sẽ nghĩ ngay đến món cà pháo trước tiên, vì nhà nghèo thì thường bữa cơm không mấy khi có thịt cá mà chỉ có món cà pháo muối dưa làm chuẩn. Riêng trong Nam thì nhờ ruộng đồng sông rạch lắm cá nhiều tôm nên người bình dân vẫn có thể sang hơn một tí, vì người ta còn có thể đem cà muối chung với mắm cá thành món mắm gọi là mắm cà để dùng. 

Khi đánh giá sự vật hay con người thì loại dở dở ương ương được người ta gọi là loại "cà mèng" hay còn gọi là"cà là mèng". Người có vẻ như mất thần, không tập trung tư tưởng thì được gọi là "cà lơ". Chân bị đau khiến cho đi đứng cứ khập khiểng thì gọi là "cà nhắc". Chân mà bị cà nhắc có khi còn được gọi là "cà thọt" hay là "xi cà que"
Người nghèo ăn uống thiếu dinh dưỡng thì thân thể thường ốm "cà tong cà teo", hình dáng trông cứ như là que củi "cà khẳng cà kheo". Do cái bệnh ốm đói kinh niên cho nên đi đứng làm việc lúc nào cũng có vẻ uể oải theo kiểu "cà rịch cà tang", và thường thích "kề rề cà rà" chứ không xông xáo. Đường sá quê nghèo thì lồi lõm ổ gà, lỗ chân trâu, khiến cho xe chạy không lăn bánh êm ả như trên xa lộ mà hay bị dồi xóc nên gọi là "cà tưng". Những người đi đứng không chững chc mà lúc đi lúc nhảy như con dê non thì gọi là "cà tửng"

Còn nhỏ mà không được đi học thì chỉ thích chạy "cà nhỏng" ngoài đường. Người lớn mà vô công rồi nghề không biết làm gì thì thường hay "la cà" chỗ này chỗ nọ. Gặp nhau chuyện gẫu hoài nhiều khi không còn biết chuyện gì để nói đành phải nói theo kiểu "cà kê dê ngỗng". Do cái tật cà kê dê ngỗng mà sinh ra tật nói "cà rởn" tức là nói chơi nói dỡn cho vui. Tuy nhiên đôi lúc vui quá cũng dễ sinh ra mất lòng gây bất hòa nên đâm ra "cà khịa", có nghĩa là nói thọc ngang, nói xóc hông người khác. Nếu tự ái của người nào đó bị xúc phạm quá nặng thì người đó có thể lên cơn giận đột xuất làm cho hệ thống thần kinh không còn làm chủ được cái lưỡi phát âm khiến cho nói không nên lời, mà cứ lắp ba lắp bắp vấp váp thành ra "cà lăm". Đúng ra thì cà lăm chính là tên gọi của một khuyết tật về nói bẩm sinh nơi một vài người mà khi sinh ra đã được trời ban cho họ một bộ máy phát âm không hoàn chỉnh.

CÀ CHỚN VỚI CÀ REM PHƠI KHÔ
Có nhiều tiếng được ghép với tiếng cà để diễn tả cái dở cái yếu kém nơi sự vật hay con người như đã nói trên, nhưng còn một tiếng nữa đáng nói đến nhất là tiếng "cà chớn". Thật ra thì người viết cũng không biết định nghĩa tiếng cà chớn này như thế nào ?? 
Người ta không biết cái tiếng cà chớn này bắt nguồn từ thời nào nhưng trước đây tiếng cà chớn có lẽ chỉ mới thông dụng ở miền Nam chứ người miền Bắc hình như ít người biết đến. Cảnh người cộng sản sau khi chiếm xong miền nam, được mô tả như một đàn bò vào thành phố.
"Đàn bò vào thành phố, đêm buồn vắng buồn hơn", không buồn sao được vì Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông - đang rực rỡ tráng lệ hoa đèn là thế bỗng chốc sau một ngày tan hoang bởi sự tàn phá của lũ bò ngu ngốc, còn đâu tiếng cười bình yên của một nơi gọi là phồn hoa đô thị, tất cả chỉ còn lại tiếng khóc, nỗi sợ hãi, sự trốn chạy...
"Đàn bò vào thành phố, reo buồn tiếng hạt chuông"..., bò vào và bò phá nát đô thị, phá nát cảnh quan kiến trúc, phá nát tất cả những gì bò cho là đi ngược với xã hội chủ nghĩa, bò dùng cái đầu bò để tạo dựng một chế độ đi ngược lại sự phát triển của loài ngườibò bẻ cong lịch sử, bò bóp méo sự thật và xây dựng mọi thứ bằng sự dối trá, tham lam và đần độn, bò hô hào là bò "giải phóng", thì đúng là bò đã giải phóng nhưng bò đã giải phóng nền văn minh hiện hữu để đưa đất nước trở lại thời tiền sử!...
Chính vì thế mà khi quân Bắc Việt mới vào chiếm Sài Gòn sau khi chế độ miền Nam sụp đổ, người ta mới bắt đầu truyền tụng cho nhau câu chuyện vui có thật 100% như sau: 
Một hôm có một anh công nhân Sài Gòn ngồi nhâm nhi ly cà phê buổi sáng ở quán cóc thấy anh bộ đội Bắc Việt lảng vảng gần đó bèn mời uống cà phê và nói chuyện. Bộ đội miền Bắc vì đã học tập thấm nhuần chủ trương chính sách của Đảng CS nên không bỏ lỡ cơ hội nào để làm công tác tuyên truyền đề cao xã hội miền Bắc. Còn anh công nhân miền Nam thì bao lâu nay bị "Mỹ Ngụy đầu độc" về đời sống khốn khổ của nhân dân miền Bắc nên nay có cơ hội gặp người anh em của xã hội chủ nghĩa miền Bắc bằng xương bằng thịt thì cũng muốn tìm hiểu thêm cho rõ trắng đen. Câu chuyện bắt đầu bằng câu hỏi của anh công nhân miền Nam về cà phê miền Bắc hương vị ra sao rồi bắt qua hỏi thăm về các loại cà này cà nọ. Bất cứ nói đến thứ cà gì cũng được anh bộ đội trả lời là miền Bắc có nhiều hơn, to hơn, ngon hơn hoặc tốt hơn trong Nam. Khi hỏi đến "cà rem" thì bộ đội  VC vì muốn chứng minh sự giàu mạnh của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa miền Bắc nên không ngần ngại khoe ngay là cà rem thì không những ăn không hết còn được phơi khô để dành và xuất khẩu nữa. 

Nghe đến đây anh công nhân Sài Gòn hiểu ngay là bộ đội này đúng là thứ cà chớn bèn bồi luôn một câu hỏi nữa là ở miền Bắc có cà chớn không? Anh chàng bộ đội ngố từ lúc sinh ra có lẽ cũng chỉ được nếm có mỗi một món cà pháo, vừa lớn lên thì lại được Đảng CS dạy cho ăn uống phải theo chế độ tiêu chuẩn tính theo"cà ram" cho từng đầu người của chế độ cọng sản ưu việt, sau đó thì bị lùa đi cầm súng làm "nghĩa vụ giải phóng miền Nam", bao nhiêu năm chỉ biết lặn lội trong rừng sâu hoặc là nằm dưới hầm để tránh đạn "cà nông" cho nên giỏi lắm cũng chỉ mới học thêm được tiếng "cà mèn" là món vật dụng bằng kim khí dùng đựng cơm của lính nên nay về thành phố, được nếm mùi cà phê sao mà thơm ngon quá cho nên tuy chẳng biết cà chớn là cái gì nhưng đinh ninh cà chớn chắc phải là một món gì đó cao quý lắm nên không ngần ngại đáp luôn là cái gì chứ cái thứ cà chớn thì ê hề, ở miền Bắc đâu đâu cũng có. Cà chớn là gì?, cà chớn không hề có nghĩa là láo lếu,  không có ý nghĩa là xấu xa, nhảm nhí. Thí dụ bạn hẹn một người bạn đi uống cà phê, nhưng anh ta đến muộn, bạn phán là “thằng cà chớn”. Vậy không có nghĩa là anh bạn kia là một người bạn xấu.  Đôi khi nó có nghĩa là xấu, đôi khi nó có nghĩa là vui đùa, đôi khi nó có nghĩa là không tốt, không xấu nữa.

Chử cà chớn dùng nơi đây củng để ám chỉ  những người hay có những thái độ bốc đồng, những cách hành xử kém tế nhị gây hiễu lầm v những công việc chung, ăn nói thì lời lẽ tiền hậu bất nhất v.v...  Chử cà chớn chúng ta có thể cảm nhận được, và hiểu ngầm được hai tiếng mang tính khinh bỉ này, để dùng cho những loại người có cái tên là Việt Cộng. Đất nước mà được lãnh đạo bởi các chính khách cà chớn thì dân chúng chỉ có nước bị gậy đi ăn mày, CHXHCNVN đã và đang đi trên con đường xuống hố cã nước.

Sưu tầm tưdf Lê Kim Anh 22/8/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét