Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

 TỪ CHÚA CHỔM TỚI CỘNG  CHỔM
Nếu như ai mắc nợ nhiều, nợ người này chưa kịp trả đã phải đi vay người khác, cứ thế chồng chất, nợ đầm đìa ra… thì được gọi là “nợ như chúa Chổm”. Vậy chúa Chổm là ai?. Đó chính là vua Lê Trang Tông (ở ngôi: 1533 - 1548) là vua đầu tiên của nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam, hay còn gọi là Trang Tông Dụ hoàng đế tên thật là Lê Ninh (黎寧). Ông còn được dân gian ưu ái cho mỹ danh nghèo nàn Chúa Chổm. 

Giai thoại về Chúa Chổm 


Giai thoại dân gian kể rằng Lê Duy Ninh ngày bé tên là Chổm, mẹ ông từng tình cờ được gặp vua Lê Chiêu Tông một lần khi vua đang bị Mạc Đăng Dung giam lỏng ở phường Đông Hà; sau đó có mang và sinh ra Chổm.

Chổm lớn lên nhà nghèo, phải đi vay mọi người để sống qua ngày và hứa sẽ trả đủ nợ. Bỗng gặp lúc Nguyễn Kim khởi binh chống nhà Mạc, tìm được Chổm là dòng dõi nhà Lê nên lập làm vua.


Công cuộc diệt Mạc thắng lợi, vua Chổm trở lại kinh thành Thăng Long. Khi đi qua làng cũ chỗ mẹ con Duy Ninh lánh nạn, một số người bán chịu cho Ninh ngày xưa đổ lại đòi tiền. Họ không biết Duy Ninh làm chức gì nhưng thấy được đi xe giá, quân lính hộ vệ thì chắc là Ninh đã thành đạt, nên họ nhắc lại lời hứa của Ninh. Có nhiều người không phải là chủ nợ nhưng cũng đổ xô lại yêu cầu, đòi hỏi. Người người tấp nập đầy đường, chỉ vào vua mà đòi nợ.



Nhà vua không biết ai và cũng không biết làm sao mà trả cho hết nên truyền miễn thuế một năm cho dân cả làng để trừ. Sau khi lên làm vua, không có điều kiện gần gũi quần chúng như trước, và cũng không nhớ nợ ai bao nhiêu mà trang trải nợ nần nữa, Chúa Chổm (thực ra là Vua Chổm) đành phải hạ lệnh đúc thật nhiều tiền, rồi Chổm đi đến đâu rải tiền ra đến đấy, cho công chúng ai nhanh tay, mạnh bước thì nhặt lấy. Chủ nợ thật cũng nhiều mà chủ nợ “hôi” cũng lắm, chúa Chổm làm sao mà nhớ được! Lúc đầu, vẫn cái tính “vung tay quá trán” nên cứ ai hỏi là trả, nhưng, khi thấy “chủ nợ” mỗi lúc một đông, chúa Chổm bèn ra lệnh chỉ trả cho đến khi về tới ngã tư Cấm Chỉ (ở cạnh Hàng Bông gần Cửa Nam Thăng Long, xưa có ngõ Cấm Chỉ).

"Nợ như chúa Chổm" một thành ngữ chỉ những người thiếu nợ quá nhiều. Trong văn học VN còn có câu ca dao:


Vua Ngô ba mươi sáu tán vàng

Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì
Chúa Chổm mắc nợ tì tì
Thác xuống âm phủ kém gì vua Ngô

Tháng 1 năm Mậu Thân (1548), vua Lê Duy Ninh mất, thọ 34 tuổi, làm vua được 16 năm, quân thần tôn miếu hiệu là Trang Tông. Sử sách đánh giá: "Vua gặp vận gian truân, nhờ được bề tôi cũ tôn lập, bên ngoài kết nước láng giềng, bên trong dùng được tướng giỏi, cho nên người đều vui lòng làm việc, nền móng Trung hưng gây ra từ đấy" (Đại Việt sử ký toàn thư). 



TỪ CHÚA CHỔM XƯA TỚI CỘNG CHỔM NGÀY NAY.



Nhắc tới chúa chổm tức tên thời thơ ấu của vua Lê Trang Tông, người ta chợt nhớ tới thành tích của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN ( chổm cộng sản ngày nay). Cộng chỗm là cái tên được thế giới biết đến qua nợ công ngập trần, đến nổi giới kinh tế tài chính thế giới đều phải rùn mình lắc đầu ngao ngán. Nhưng cái tật BỊP BỢM LÁO KHOÉT vẩn không chừa, tới nay đám đầu lĩnh Ba Đình vẩn chưa bao giờ công nhận thực tế nầy. Sự thật thì theo sự điều tra của Ngân Hàng Thế Giới  (World Bank) vừa công bố con số nợ công của Việt Nam hiện là 110 tỉ USD vượt xa con số mà Bộ Tài chính CHXHCNVN từng đưa ra. 
 "Ngân hàng Thế giới (WB) – nhà tài trợ đa phương lớn nhất vừa công bố về nợ công Việt Nam với số liệu bất ngờ.
Theo đó tính đến cuối năm 2014, tổng nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2,35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD), theo số liệu vừa được Bộ Tài chính công bố.
Nếu xét về tỷ lệ tương đối so với GDP (186,2 tỷ USD), thì nợ công theo tính toán của WB tương đương 59% – xấp xỉ số liệu được Bộ Tài chính đưa ra. Nhưng nếu xét riêng số tuyệt đối, nợ công theo tính toán của WB cao hơn bất kỳ số liệu nào được nêu ra trước đó.
Cụ thể bản tin nợ công tháng 11/2014 của Bộ Tài chính cho biết cuối năm 2013, nợ công của Việt Nam gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ nước ngoài của doanh nghiệp tự vay tự trả không tính nợ chính quyền địa phương đạt hơn 1,5 triệu tỷ đồng, tăng so với mức gần 890.000 tỷ đồng cuối năm 2010.
Trong một báo cáo mới công bố, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital – đơn vị đang đầu tư hơn một tỷ USD tại Việt Nam đánh giá bức tranh tài khóa trong nước đang gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là nợ công. “Tình hình nợ công ngày càng tệ trong những năm gần đây”, công ty này cho biết.
Ngay cả Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng đánh giá cơ cấu nợ công của Việt Nam đang xuất hiện những tín hiệu đáng quan ngại.
Theo cơ quan này thì điều đáng quan ngại trước hết là tỷ lệ chi thường xuyên trên tổng chi ngân sách nhà nước liên tục tăng (hiện lên tới 60%) đang gây áp lực lên cân đối ngân sách.
Thêm nữa lượng phát hành trái phiếu chính phủ (nguồn chính của vay nợ nội địa) tăng nhanh, với thời gian vay ngắn sẽ tạo áp lực lớn cho việc trả nợ.

Mức nợ công này tương ứng với 59,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cao hơn 5,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Hiện trần nợ công của Việt Nam được đặt ở mức 65%.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo con số này có thể sẽ sớm vượt ngưỡng an toàn vì chính phủ không có khả năng giảm nợ công xuống trong năm 2015.
Báo điện tử VietnamNet hôm 10/6 dẫn báo cáo từ Bộ Tài chính trong đó nhận định rằng nợ công trong 4 năm qua "vẫn tăng nhanh chóng mặt," và phần tăng lên chủ yếu là nguồn vay trong nước.
Nợ công 2004-2014, theo công bố chính thức của Bộ Tài Chính

'Nguy cơ có thật'

Trả lời BBC ngày 10/6, kinh tế gia Nguyễn Trần Bạt cho rằng Việt Nam đang đối mặt với khó khăn từ nhiều mặt.
 http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/06/150609_vn_public_debt_rises
"Khi nào kinh tế khu vực không có cải thiện đáng kể thì chính phủ vẫn phải tiếp tục sử dụng đầu tư để bù đắp suy thoái kinh tế", ông nói.
"Nợ công là một con ngựa khó cưỡi, Ông Bạt cho rằng việc Việt Nam không còn được hưởng các khoản vay ưu đãi của quốc tế và phải tiếp cận vốn vay thương mại nước ngoài nhiều hơn trong thời gian tới là một bất lợi lớn.
"Các chi phí dành cho các khoản vay nợ để đầu tư sẽ lớn hơn. Đi kiếm tiền ra để trả lãi sẽ là một gánh nặng thực sự", ông nói
"Tôi không biết là chính phủ sẽ dựa vào đâu để có thể đi qua gánh nặng hiện nay."
Ông cũng cảnh báo về việc tăng thu chỉ đủ để trả lãi nếu không giảm được nợ công.
"Đó là một nguy cơ có thật. Không có cách giải quyết khác. Nếu không làm ra tiền để trả nợ thì phải vay tiếp và càng ngày tỷ trọng đi vay để trả lãi sẽ càng lớn lên."
Hãng tin Bloomberg hôm 10/6 dẫn lời ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng nợ công đang tăng lên "quá nhanh".
Ông Kiên cho biết nợ công có thể tăng lên mức 64% vào cuối năm 2015.
"Nợ công đang tăng ở tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay, trong thời điểm mà nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất", ông nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg.
"Chúng tôi cần phải thận trọng hơn trong việc chi tiêu".

DÂN PHẢI GÁNH NỢ CHO NHÀ NƯỚC


Vẩn  giọng điệu bịp bợm với dân, đầu lĩnh Ba Đình vẩn tuyên bố rằng: "Trung bình, mỗi người dân Việt đang gánh 950,16 USD nợ, chiếm 47% GDP . Theo thang đánh giá, nợ công Việt Nam vẫn ở mức trung bình". Theo cách tính của các đỉnh cao, cách đây 10 năm, nợ công Việt Nam là 19,3 tỷ USD, bình quân 234 USD mỗi người. Như vậy, trong một thập kỷ, tổng nợ đã tăng hơn gấp 4. Bộ Tài Chính củng hé lộ sự bội chi trong 7 tháng đầu năm 2015 hơn 100.000 tỉ đồng, tương đương với 4,5 tỉ US$ http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/254267/ngan-sach-da-tham-hut-tren-4-5-ty-usd.html
Số nợ từ tháng 5.2014, bình quân tại Việt Nam là 850 USD. Đến năm 2015, con số này đã hiện nay đã lên đến 1.033 US$.

Trong khi nợ chồng chất ngập đầu nhà nước CHXHCNVN vẩn hoang phí tiền thuế nhân dân bằng những quyết định hoang tưởng không tạo dựng  được phúc lợi thực tế cho nhân dân trong việc xử dụng tiền thuế nầy. Những tên thái thú dùng tiền nầy để xây dựng tượng đài Hồ chí Minh với kinh phí là 1400 tỉ đồng VN. http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150803_new_hochiminh_statue. Tiền thuế nhân dân dùng để xây một tượng đài của  một tên  tội đồ của dân tộc, tên Tàu cộng có tên là Hồ Quang, thiếu tá Bát Lộ Quân Trung Cộng.http://vietinfo.eu/tin-the-gioi/trung-quoc-cong-bo-ho-chi-minh-la-thieu-ta-ho-quang-thuoc.html
Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc đất nước, dân số khoảng 1,1 triệu người. Đây là một trong các tỉnh nghèo của Việt Nam, với tổng số hộ nghèo gần 71.000 hộ, chỉ sau Nghệ An và Thanh Hóa.
Gần đây một số công trình tượng đài với ngân sách khổng lồ đã gây tranh cãi.
Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam được thiết kế và xây cất với kinh phí khoảng 410 tỷ đồng. Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ kinh phí gần 40 tỷ.
Một bức tượng của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành ngày 17/5 nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh của ông có kinh phí 7 tỷ.

Các công trình tiền tỷ hoang phí

Một số dự án sử dụng ngân sách nhà nước, vì lý do này hay lý do khác thi công dở dang rồi ngưng, hoặc thi công xong không đưa vào sử dụng, đang gây lãng phí tiền bạc, tài nguyên rất lớn.

10 năm không xong 1 chung cư

Năm 2002 UBND TPHCM phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư 38ha tại phường Tân Thới Nhất (quận 12). Khi hoàn thành, dự án này sẽ bố trí 761 nền đất và xây dựng 2.944 căn hộ chung cư để phục vụ tái định cư cho các hộ dân tại chỗ và hộ dân bị giải tỏa.

Dự án dự kiến hoàn thành một phần vào năm 2006. Dự án ban đầu do Công ty Dịch vụ giao thông (thuộc Sở Giao thông - Vận tải TPHCM) làm chủ đầu tư, nhưng hơn 10 năm qua dự án vẫn là bãi đất trống cỏ mọc um tùm, nhiều hạng mục thi công dở dang rồi ngưng gây lãng phí rất lớn.
Để đẩy nhanh tiến độ, UBND TPHCM đã đồng ý cho tách 5,9ha để đầu tư thực hiện trước 1 dự án, sau đó mới đầu tư tiếp trên diện tích còn lại. Dù điều chỉnh như vậy nhưng đến nay, mặt bằng 5,9ha thuộc dự án tách ra chỉ mới xong 4 hạng mục. Nhiều hạng mục khác còn dang dở hoặc chưa thi công.
Điển hình của việc lãng phí này là chung cư 12 tầng phục vụ tái định cư cho người dân địa phương. Dự án chung cư này có quy mô 3 block với gần 300 căn hộ mới thi công phần móng, sàn tầng hầm rồi ngưng từ năm 2008 cho đến nay, cả trăm trụ bê tông sắt chờ nhô lên đã bị gỉ sét, tầng hầm chứa đầy nước chẳng khác gì hồ nuôi cá, thậm chí một số người dân xung quanh còn vào bên trong công trình che chòi ở tạm.
Một người dân tại đây bức xúc phản ánh trong khi dân bị giải tỏa di dời không có nhà ở, dự án tái định cư bỏ mục nát rất lãng phí. Trao đổi với ĐTTC, một cán bộ UBND quận 12 cho biết do dự án có điều chỉnh dự toán nên phải tạm ngưng, nhưng đến nay thủ tục vẫn chưa xong.

5 năm cảng chờ đường vào

Cảng Phú Hữu (phường Phú Hữu, quận 9) do Công ty TNHH MTV cảng Bến Nghé trực thuộc Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO) làm chủ đầu tư cũng là một điển hình về sự lãng phí tiền của Nhà nước. Công trình khởi công từ năm 2007 trên tổng diện tích 24ha, có nhiệm vụ thay thế khi di dời cảng Bến Nghé, tiếp nhận tàu có tổng trọng tải 36.000DWT, với 320m cầu cảng và 2 cầu dẫn, mỗi cầu dẫn dài 32m, rộng 15m.
Theo thiết kế, tổng mức đầu tư cảng Phú Hữu (giai đoạn 1) là 327 tỷ đồng, trong đó ngân sách TPHCM cho mượn 100 tỷ đồng, vay ưu đãi theo chương trình kích cầu 140 tỷ đồng. Cảng Phú Hữu được Cục Hàng hải Việt Nam công bố là cảng biển quốc tế và đưa vào khai thác từ cuối tháng 7-2010.
Tuy nhiên, đến nay, dự án này hầu như vẫn đắp chiếu vì đường nối vào cảng chưa thông. Một người dân ở đây cho biết cổng ra vào cảng luôn khóa, khuôn viên, nhà kho, kể cả chốt bảo vệ vắng bặt không có bóng người, 3 chiếc cần cẩu 40 tấn nằm im lìm, hoen gỉ.
Theo ông Vũ Kiến Thiết, Giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 2, tuyến đường Nguyễn Duy Trinh hiện là đường liên quận chỉ có 2 làn xe, nhiều đoạn thắt cổ chai, không đảm bảo cho các xe tải nặng ra vào cảng.
Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Giám đốc CTCP Cảng Phú Hữu, cho biết sự không đồng bộ về hạ tầng khiến doanh thu của công ty năm 2012 chỉ đạt gần 3 tỷ đồng. Hiện nay hàng tháng cảng chỉ đón vài chuyến tàu vào giao và tiếp nhận hàng trung chuyển.
Trước kỳ họp HĐND TP vừa qua, Ban Kinh tế - Ngân sách đã có buổi giám sát dự án này. Trước thực trạng lãng phí của dự án, Ban Kinh tế - Ngân sách đã đề nghị UBND TPHCM cho mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 30m, đồng thời đầu tư đường nối từ Nguyễn Duy Trinh đến Vành đai 2 để khơi thông đường vào cảng Phú Hữu. Đề xuất này đã được UBND TPHCM chấp thuận.
Tuy nhiên theo ghi nhận của ĐTTC, để đầu tư hoàn thiện tuyến đường này như kế hoạch không chỉ một sớm một chiều, bởi còn phụ thuộc vào công tác đền bù giải tỏa. Đoạn đường này cư dân sinh sống khá đông đúc nên việc giải tỏa không hề đơn giản. Và khi đường chưa thông lãng phí vẫn còn dài dài.
Giáo viên ngồi chơi xơi ngân sáchLãng phí hàng chục tỉ đồng mỗi năm

Kê khống lớp học, giãn lớp, phân chia sĩ số học sinh thấp đã làm tăng số lớp học dẫn đến tăng biên chế không cần thiết, gây lãng phí ngân sách ở tỉnh Bình Phước.

Học sinh giảm, giáo viên tăng

Theo số liệu đăng trên trang web của Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước, vào tháng 9-2009, cấp học THPT có 27.351 học sinh, với 740 lớp và 1.697 giáo viên. Thế nhưng vào tháng 9-2013 (năm học 2013-2014), cấp THPT có 26.770 học sinh (giảm 581 học sinh), với 799 lớp (tăng 59 lớp) và 1.931 giáo viên (tăng 234 giáo viên). http://nld.com.vn/ban-doc/vu-giao-vien-ngoi-choi-xoi-ngan-sach-lang-phi-hang-chuc-ti-dong-moi-nam-20140731205455811.htm

Trường lớp thiếu, chợ tiền tỷ bỏ hoang

Một khu chợ khang trang rộng rãi nằm giữa trung tâm xã nghèo nhưng hơn 2 năm nay khônghoạt động. Chợ tiền tỷ xây xong chỉ để... thả bò. Trong khi nhiều trường học của xã còn thiếu thốn về cơ sở vật chất.http://www.tinmoi.vn/truong-lop-thieu-cho-tien-ty-bo-hoang-01619346.html

Công trình 2.700 tỷ đồng thi công dở rồi bỏ hoang

Dự án được đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2011. Nhưng đến nay, nhiều hạng mục của công trình chỉ thi công được một phần rồi bỏ hoang.http://dantri.com.vn/xa-hoi/cong-trinh-2700-ty-dong-thi-cong-do-roi-bo-hoang-1358144490.htm

Dự án Đại lộ nam sông Mã với tổng vốn đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng. Chiều dài toàn tuyến 17,4 km, đây là tuyến đường thứ hai nối thành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn. Bắt đầu từ Nam chân cầu Hoàng Long đến thị xã Sầm Sơn. Công trình được khởi công từ tháng 5/2010.
Hình ảnh Công trình 2.700 tỷ đồng thi công dở rồi bỏ hoang số 1
Cầu nghìn tỷ đồng bị bỏ hoang.
Đến nay nhiều hạng mục đang thi công dở rồi bị bỏ hoang. Trong đó có hạng mục cầu Bến Ngự đoạn qua thôn Tân Hà, xã Đông Hương, thành phố Thanh Hoá được xây dựng từ tháng 5/2010, nhưng đến nay cầu chỉ mới hoàn thành được một nửa khối lượng công việc rồi dừng lại.
Theo quan sát của chúng tôi, cầu Bến Ngự mới được xây dựng xong các mố cầu ở hai bên bờ sông và lắp ghép một số dầm ngang. Đến nay, các hoạt động xây dựng cầu đã dừng lại hẳn. Nhiều thiết bị, sắt thép, vật liệu dùng để thi công xây dựng cầu đã bị hoen rỉ, hoang phế.
Bên phía khu vực phường Nam Ngạn, máy móc, vật liệu, đất đá nằm lỏng chỏng như một "đại công trường bỏ hoang", cỏ mọc um tùm phủ kín hết các vật liệu. Nhiều máy móc do thời gian dài không hoạt động bị hoen rỉ nặng.
Hình ảnh Công trình 2.700 tỷ đồng thi công dở rồi bỏ hoang số 2
Máy trộn bê tông nằm phơi nắng, phơi mưa.
Một số hộ dân sống gần đây cho biết, sau thời gian dài nhà thầu dừng thi công dự án, đến tháng 3/2012 thấy triển khai thi công lại, nhưng chỉ có một một số công nhân tham gia thi công nền đường đoạn giao nhau với đường Trần Hưng Đạo và tham gia làm cống ngang đường gần cầu.
Nhiều hộ dân nơi đây cũng quá ngao ngán với cảnh công trường tiền tỷ bỏ hoang này. Ông Lê Văn Trung, thôn Tân Hà, xã Đông Hưng cho biết: “Ban đầu triển khai dự án xây dựng chúng tôi rất phấn khởi. Dự án không chỉ làm giao thông đoạn nam sông Mã thông suốt đi thị xã Sầm Sơn mà còn làm cho người dân nơi đây phát triển kinh tế. Thấy nhà thầu thi công được thời gian rồi bỏ hoang. Cây cầu này mới làm được một nửa đã dừng một năm nay rồi. máy móc, vật liệu bị hoen rỉ hết cả. Chúng tôi thấy quá lãng phí”.



Không cần thiết vẫn xây dựng tốn kém cả nghìn tỉ

Đầu tư dự án xa rời thực tế gây ra sự lãng phí khủng trong đầu tư công. Còn nhớ, ngày 20/3/2010, Tổng Cty Dầu khí VN (PV Oil), Tập đoàn Công nghiệp Itochu (Nhật Bản) và Cty Licogi 16, đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản xuất xăng sinh học ethanol BP (thuộc địa bàn xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước). Tổng vốn đầu tư xây dựng nhà máy này khoảng 81 triệu USD; trong đó, Itochu chiếm 49% vốn đầu tư, PV Oil chiếm 29% và Licogi 16 chiếm 22%. Trong tổng vốn đầu tư trên, 30% là vốn tự có của các chủ đầu tư, 70% là vay tín dụng. Lễ khởi công diễn ra hoành tráng, vì đây là dự án được chính quyền và người dân kỳ vọng nhiều.
72.1 410x307 Những công trình lãng phí tiền tỉ:  Biết rồi, khổ lắm…nói mãi
Bảo tàng Hà Nội, công trình nghìn tỉ nổi tiếng, nhưng hiện nay không hữu dụng.

Nhà máy sản xuất xăng sinh học ethanol Bình Phước (BP) đã hoàn thành vào đầu năm 2012. Thế nhưng, cũng từ ấy đến nay, chưa bao giờ nhà máy trị giá 81 triệu USD (tương đương hơn 1.600 tỉ đồng) này hoạt động chính thức. Trái lại, suốt  2 năm qua, chỉ vận hành thử nghiệm ngắn ngủi và đến nay, nhà máy ngàn tỉ đồng bị “đắp chiếu”.
Lý do được lý giải là: Nhà máy không hoạt động hình như là do xăng sinh học sản xuất ra không thể tiêu thụ được. “Họ đã đầu tư xây dựng nhà máy xăng sinh học, nhưng lại chưa chuẩn bị cho người dân xài xăng sinh học, nên có bán được đâu. Tiếc cả ngàn tỉ đồng đổ ra xây nhà máy, rồi bỏ không; giá như sử dụng số tiền này làm việc khác lợi biết bao nhiêu…” một người dân phàn nàn.
Trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn thì chúng ta lại có nhiều công trình “hoành tráng” hiệu quả sử dụng rất thấp. Điển hình nhất là ngay tại thủ đô Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội và Công viên Hòa Bình là hai trong số những công trình nghìn tỉ mừng Đại lễ nghìn năm nhưng đến nay vẫn vắng khách. Gần hai năm trước, tháng 10/2010, Bảo tàng Hà Nội được khánh thành, mở cửa đón khách tham quan. Nguồn ngân sách Nhà nước tốn đến 2.300 tỷ đồng xây dựng nhưng đã qua 2 năm, công trình này vẫn gần như để trống, vắng khách. Khách tham quan là người dân trong nước và nước ngoài có phải chê bảo tàng? Điều này không hợp lý, bởi thực tế có nhiều bảo tàng ở Hà Nội khách đến thăm vẫn đông nghịt. Lý do Bảo tàng Hà Nội vắng khách là bảo tàng này có quá ít hiện vật để trưng bày, một bảo tàng riêng của Hà Nội thời điểm này là chưa cần thiết.
Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng tốn kém, kết quả thanh tra tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng các công trình văn hóa kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long–Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy đã xảy ra nhiều sai phạm trong công tác chọn nhà thầu, quản lý đầu tư dự án, lựa chọn vật liệu… Đối với dự án Bảo tàng Hà Nội, chọn không đúng nhà thầu đã gây ra nhiều vướng mắc trong triển khai xây dựng. Kết quả là đến khi dự án hoàn thành nhưng tổng dự toán công trình  vẫn chưa được phê duyệt. Cùng với đó, chủ đầu tư đã dự toán thiết kế tính sai số tiền hơn 5,6 tỷ đồng; sai tăng do thanh toán, quyết toán không phù hợp với hồ sơ hoàn công với số tiền hơn 6,9 tỷ đồng.
Đối với công trình Công viên Hoà Bình, đoàn thanh tra đã phát hiện chủ đầu tư tự ý cho xây dựng một căn nhà cấp 4 diện tích 75m2 tại vị trí đất không gian vườn trung tâm, không có trong quy hoạch được duyệt; sử dụng các vật liệu không phù hợp. Nhiều hạng mục được xây dựng không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến mỹ quan, cảnh quan của công viên http://nguoibaovequyenloi.com/User/ThongTin_ChiTiet.aspx?MaTT=1942014893797864&MaMT=0

Nhà máy thép hơn 1.700 tỷ đồng bỏ hoang

Từng là niềm tự hào của địa phương nhưng sau 8 năm, dự án nhà máy liên hợp gang thép Hà Tĩnh vẫn nằm im, trước khi bị tuyên bố khai tử.http://kinhdoanh.vnexpress.net/photo/doanh-nghiep/nha-may-thep-hon-1-700-ty-dong-bo-hoang-3224743.html
Tổng vốn công bố 1.764 tỷ đồng, dự án Nhà máy liên hợp gang thép được Ban Quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh cấp giấy phép từ tháng 6/2007. Nằm trên diện tích đất gần 26 ha tại xã Kỳ Thịnh (Kỳ Anh), theo dự kiến, giai đoạn I của dự án sẽ cho công suất 250.000 tấn một năm, giai đoạn 2 là 500.000 tấn.
Tốn tiền vì có quá nhiều đoàn công tác
"Nhiều nước bạn phản hồi, có nhiều vấn đề vừa trả lời đoàn này, một thời gian ngắn sau lại có đoàn khác sang hỏi câu tương tự" - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu lên sự lãng phí tiền của ngân sách Nhà nước lên Thủ tướng và các thành viên Chính phủ trước thực trạng quá nhiều đoàn đi công tác nước ngoài một lúc.
“Một ngày có 6 đoàn đi công tác nước ngoài”
Các đoàn công tác bộ, ngành, trung ương… không chỉ “vi hành” quá nhiều tới các tỉnh, thành mà số lượng đoàn đi nước ngoài năm 2013 cũng rất lớn.
Báo cáo trước Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, việc quá nhiều đoàn của các bộ, ngành, địa phương liên tiếp đi công tác nước ngoài dẫn tới sự trùng lặp, lãng phí không cần thiết.
Đơn cử, năm 2012 tổng số có 3.780 đoàn của các bộ, ngành đi nước ngoài. Như vậy, tính trung bình một ngày có tới 6 đoàn đi công tác nước ngoài. Sang năm 2013 tuy có giảm nhưng số lượng còn lớn, tới 3.200 đoàn.
Còn theo thống kê từa các bộ, ngành và địa phương báo lên thì số đoàn đi của tỉnh, thành năm 2012 là 5.800 đoàn, sang năm 2013 là 4.926 đoàn; đoàn công tác từ các bộ, ngành năm 2012 là 2.043 đoàn và năm 2013 giảm xuống còn 1.029 đoàn (giảm 75%).
Tất cả đều bắt nguồn từ tư duy "không phải tiêu tiền mình". Phóng tay tiêu tiền không phải của mình là câu chuyện muôn đời vẫn dễ. Tuy nhiên, thế giới cũng đang tiêu tiền của dân nhưng họ rất có tự trọng, tiêu tiền có trách nhiệm, hiệu quả, có sự kiểm soát chặt chẽ của nhiều đảng nên không có chuyện phung phí, tiêu hoang.
Còn ở VN, những công trình, dự án ngàn tỉ bỏ hoang, dự án đường xá luôn đắt hơn 3 lần Mỹ... là do chính sách kiểm soát tiền tệ không chặt chẽ, định mức không công khai, rõ ràng… vẽ dự án trên trời để lấy GDP, lấy thành tích và để thất thoát. Nó tạo thành thói quen từ nhân viên văn phòng tới sếp. Sự thiếu giáo dục, lại được đặt trong môi trường khuyến khích cho sự tùy tiện, hoang phí thì có nói VN tiêu hoang nhất thế giới cũng không oan.
Ví dụ, một lãng hoa chỉ đáng 800 ngàn, nhân viên viết hóa đơn 1 triệu đồng, tức là đã đút túi được 200 ngàn. Từ vấn đề tự ý xài xe công, mang xe công đi chùa rồi khai báo, ăn gian tiền xăng … Anh bảo vệ thấy lách được cũng lách, cô thư ký ăn được cũng ăn. 
VN cũng được thống kê là nước có số đoàn đi công tác nước ngoài nhiều nhất. Chi phí ở đâu? Đều là tiền ngân sách ( tin thuế nhân dâđóng)
Nhưng tại sao lại có sự hào phóng như vậy? Đó có đơn giản là cách thể hiện bộ mặt quốc gia, thể hiện ham học hỏi… hay tất cả chỉ là thói quen phô trương, khoác lác hay mục đích chính là tham nhũng?. Cả ba lý do trên đều đúng với Việt Nam.

Hiện nay con số thống kê về nợ công của Việt Nam đã không được tính toán đầy đủ, công khai. Theo tính toán nó phải là 100% chứ không phải mấy chục phần trăm như tính toán. Nhưng lại đặt trong bối cảnh VN cứ đi vay để tiêu và trả nợ. Nợ cũ không trả được, lại mọc thêm nợ mới. Nợ chồng nợ thành nợ rất xấu. Nếu còn tiêu tiền như hiện nay sẽ khó có giải pháp nào có thể thắt lưng buộc bụng.

Tóm lại, nếu chỉ có kêu gọi người dân tiết kiệm, tiết kiệm điện nước… thì chưa đủ, cái quan trọng là tất cả đều phải tiết kiệm, từ công trình nhà nước tới công trình công cộng. Không lý do gì, bắt người dân phải thắt lưng buộc bụng, chăm chỉ tiết kiệm đóng thuế cho ngân sách, còn đâu đó vẫn dung túng thói quen tiêu tiền hoang phí. Như vậy là không công bằng với người dân.

Ngân sách Nhà nước (t tiền thuế nhân dân ) được các đỉnh cao trí tuệ mà coi như mâm xôi giữa làng, ai nhanh tay bốc được bao nhiêu thì bốc, bốc vô tại vạ, dân khổ mặc dân, đất  nước mang nợ không phải là trách nhiệm của các quan!! 


Nhưng đã trót lần trao duyên lầm lỡ
Với tặc Hồ gian ác một mùa thu
Đành buông xuôi theo số phận mịt mù
Cùng Vẹm phỉ trong hầm phân xã nghĩa.
(thơ Phan Huy, Hm Phân Xã Nghĩa)

Võ Thị Linh 5/8/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét