Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC

Ấp Chiến lược là một "quốc sách" của chính quyền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1961 do Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đề xuất để đối phó với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam . Những năm sau tên của chương trình này đổi thành Ấp Đời mới (1964) rồi Ấp Tân sinh (1965)Ấp chiến lược tổ chức theo hình thức "tự quản, tự phòng và tự phát triển" và là hậu thân của Khu trù mật phát động năm 1959. Quản lý ấp là một Ban trị sự, phòng thủ bảo vệ ấp là lực lượng Phòng vệ dân sự, phối hợp với các đơn vị Thanh niên, Thanh nữ Cộng hòa của ấp đó phụ trách.
Ngày 17.9.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội các, do ông Ngô Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bên cạnh đó, vì số người Công Giáo di cư gần khoảng 70% trên tổng số tị nạn nên có một tổ chức cứu trợ tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Tổng số dân rời bỏ miền Bắc để vào miền Nam là 875. 478 người và họ được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đó đi định cư các nơi khác tùy ý họ lựa chọn. 
Hàng rào Ấp Chiến lược




Cách phòng thủ bê trong hàng rào Ấp chiến lược           

Ngày nay ai cũng biết hệ thống tổ chức Khu trù mật và Ấp chiến lược là sáng kiến rất đỗi lợi hại của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, nhờ đó mà bọn du kích Cộng Sản đã một thời khốn đốn không hoạt động được gì hữu hiệu. Thật ra việc gom dân lập ấp là một kinh nghiệm lịch sử quý báu của tiền nhân trong lúc đất nước có chiến tranh. Người có sáng kiến tiên khởi về ấp chiến lược có lẽ phải kể đến Tỉnh Man Tiểu Phủ Sứ Nguyễn Tấn (1820-1871), tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1863, Nguyễn Tấn đã áp dụng kế sách đó trong việc đánh dẹp người Mọi Đá Vách, Quảng Ngãi. Một sử liệu của Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, đã ghi lại như sau:


"Mới đặt chức Tiểu phủ sứ ở Tỉnh Man tỉnh Quảng Ngãi. Phàm các việc quan hệ đến sự phòng giữ dẹp giặc, thăng cử, chọn thải, lấy lương, gọi lính sát hạch, thì cùng bàn với chánh phó lãnh binh chuyên coi một nha mà tâu hoặc tư. Lấy người hạt ấy là Nguyễn Tấn lãnh chức ấy. Tấn trước đây thứ án sát Thái Nguyên, khi ấy quân thứ Thái Nguyên dần yên, nghe tin bọn ác man hung hăng, dâng sớ xin về bàn bạc để làm, trong 1, 2 năm có thể xong. Vua thấy giặc Man có phần cần cấp hơn, bèn y cho. Đến đây, chuẩn cho thăng hàm thị độc sung lãnh chức ấy, cấp cho ấn quan phòng bằng ngà. Tấn dâng bày phương lược: (nói: việc đánh giặc vỗ dân cần làm những việc khẩn cấp trước. Về 3 huyện mạn thượng du, phàm những dân ở linh tinh, tiếp gần với địa phận núi thì, tham chước theo lệ của Lạng Sơn đoàn kết các dân ở cõi ven một hay hai khu, đều đào hào đắp lũy, cổng ngõ cho bền vững. Nếu có lấn vào ruộng đất của ai thì trừ thiếu cho. Còn 1, 2 nhà nghèo, ở riêng một nơi hẻo lánh, thì khuyên người giàu quyên cấp cho dỡ nhà dời về trong khu; còn đất ở thì không cứ là đất công hay đất tư đều cho làm nhà để ở. Các viên phủ huyện phụ làm việc ấy, liệu nơi nào hơi đông người thì bắt đầu làm ngay, nơi nào điêu háo (ít dân), thì phái quân đến phòng giữ, ngăn chận, dần dần tiếp tục làm, để thử sức dân.


"Khi cộng sản thành lập công cụ xâm lược mang tên Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam" (MTGPMN) vào tháng 12 năm 1960. Cộng Sản Hà Nội quyết tâm thực hiện giai đoạn khởi đầu trong sách lược thôn tính miền Nam qua mặt trận du kích chiến, trọng tâm của mặt trận này là “lấy nông thôn bao vây thành thị” nói cách khác là chúng muốn kiểm soát địa bàn nông thôn, tranh thủ nhân tâm người dân nông thôn để lợi dụng lòng yêu nước của họ ngõ hầu buộc họ phải cộng tác, nuôi dưỡng, che chở cho du kích quân cộng sản. Kế tiếp là chúng sẽ dùng nông thôn làm bàn đạp để tấn công, tiến chiếm các thành phố để cướp chính quyền. Thoạt tiên kế hoạch xâm lược miền Nam của cộng sản Hà Nội là như vậy, chúng mong muốn thôn tính miền Nam chỉ cần sử dụng mặt trận du kích chiến mà thôi, không cần sử dụng đến các mặt trận khác như trận địa chiến hay vận động chiến v.v...
           
Nắm vững được sách lược của địch. Mùa Xuân năm 1962, chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược, đây quả là một đối sách đúng đắn và vô cùng lợi hại của chính quyền lúc bấy giờ, việc thi hành đối sách này đã làm cho từ bọn đầu sỏ chóp bu ở Hà Nội đến bọn công cụ tay sai MTGP ở miền Nam phải điêu đứng, hoang mang. Bởi vì mục tiêu căn bản của Quốc Sách Ấp Chiến Lược là tách rời du kích quân sự cộng sản ra khỏi nhân dân nông thôn, không cho chúng bám dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở và hoạt động phá hoại, cuối cùng là cô lập hoàn toàn để chúng phải chonï lựa, một là ra hồi chánh, hai là bị tiêu diệt. Tất cả các Ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố bao quanh, các cổng chính ra vào được canh gác đúng mức tùy theo địa thế, mỗi Ấp đều có từ một đến nhiều chòi canh có tầm nhìn xa, ban ngày người dân được tự do ra vào để làm ăn, tuy nhiên người lạ mặt muốn vào Ấp phải qua thủ tục kiểm soát chặt chẽõ, ban đêm các cổng chính ra vào được đóng lại, tuy nhiên các trường hợp cấp thiết của dân chúng vẫn được giải quyết. Ngoài ra, các Ấp Chiến Lược đều có thiết lập hệ thống báo động để phát hiện mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp vào Ấp. Việc quản lý Ấp do một Ban trị sự phụ trách, việc phòng thủ bảo vệ Ấp do lực lượng Phòng vệ dân sự phối hợp với các đơn vị Thanh niên, Thanh nữ Cộng Hòa của Ấp sở tại phụ trách. Ấp Chiến Lược được tổ chức theo phương thức tự quản, tự phòng và tự phát triển.    
  
Quốc Sách Ấp Chiến Lược thực hiện rất hiệu quả công việc tát nước để bắt cá, mặt trận du kích chiến của cộng sản bị ngưng trệ, du kích quân và hạ tầng cơ sở của chúng gần như không chốn dung thân, chủ trương bám dựa vào người dân bị bẻ gãy từ trứng nước. Tóm lại, Quốc Sách Ấp Chiến Lược đang trên đà thăng tiến và tỏ ra hữu hiệu thì bất ngờ bị hủy bỏ bởi chính những người có quyền cao chức trọng trong chính thể VNCH. Thật đáng tiếc vô cùng!

Radio Ấp Chiến Lược

CẤU TRÚC CỦA MỘT ẤP CHIẾN LƯỢC
Ấp được xây với hệ thống phòng thủ, thường có hai vòng rào. Vòng ngoài bằng dây kẽm gaitre hoặc bụi gai. Vòng trong đắp đất, trên gắn kẽm gai. Giữa vòng ngoài và vòng trong là hào sâu khoảng hơn một mét cắm chông nhọn. Mỗi ấp đều có một hoặc nhiều chòi canh có tầm nhìn xa; các cổng ra vào được canh gác cẩn mật.
Ban ngày, người dân được tự do ra vào để làm ăn, tuy nhiên người lạ muốn vào ấp phải qua sự kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Ban đêm, các cổng ra vào được đóng kín lại, nhưng các trường hợp cấp thiết của dân ở bên trong vẫn được giải quyết. Mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp từ bên ngoài vào đều bị phát hiện vì trong ấp có hệ thống báo động. Chung quanh ấp là một diện tích đồng trống để những người lính canh dễ theo dõi việc di chuyển phía ngoài.
Khu vực đầu tiên áp dụng Ấp chiến lược là khu đồn điền cao su Lai Khê, quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương; tiếp theo là các tỉnh Phú YênBình Định và Quảng Ngãi.
Năm 1962 Chính phủ đề ra kế hoạch xây dựng 11.000 đến 12.000 ấp nhưng khi nền Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ vào cuối năm 1963 thì con số đưa ra là 7.205 ấp. Vùng hưởng ứng mạnh nhất trong việc xây dựng ấp Chiến lược là Cao nguyên Trung phần với nhiều bản người Thượng tự tổ chức lập ấp phòng thủ.
Bổ túc cho Ấp chiến lược là lực lượng Dân vệ khoảng 60.000 vào thập niên 1960  đảm nhiệm việc canh phòng và tuần tiễu. Xem một số hình ảnh về ấp chiến lược: 

NHỮNG THÀNH CÔNG TRONG VIỆC PHÒNG THỦ VÀ BÁO ĐỘNG

Đây là câu chuyện được kể của tác giả Hàn Giang Trần Lệ Tuyền, một người đã sống qua thời có Ấp Chiến Lược.
Tại quê tôi, ấp chiến luợc là những vòng đai có hai vòng rào gai rừng, ở giữa hai vòng rào là những giao thông hào sâu quá đầu nguời, rộng hơn hai mét, do dân làng cùng nhau đào, dưới lòng giao thông hào có cắm chông làm bằng những gốc tre già đã được vót nhọn, sắc, có ba cạnh. Còn vòng rào là những tấm gai cứng nhọn, có bề rộng hai mét, bề cao hơn hai mét được ghép lại. Chúng tôi xin nhắc rằng: Vì để bảo vệ tánh mạng và tài sản của chính gia đình của mình nên mọi người dân quê đều hưởng ứng, họ rất vui vẻ với công việc này. Đặc biệt là lớp thanh niên, với những nụ cười, tiếng hát với nhau trong lúc cùng nhau thực hiện Ấp Chiến Luợc. Ngoài ra, dân lành còn dùng những chiếc thùng thiếc, loại thùng đựng dầu hỏa, hoặc thùng gánh nước đã bị hỏng, đem đục lỗ, cột dây thừng nhỏ đuợc tết bằng những sợi mây rừng; ban đêm sau 20 giờ Chiến Sĩ Dân Vệ đóng cổng ấp lại, rồi họ đem giăng dọc theo bờ rào Ấp Chiến Luợc và các lối đi ở bìa vuờn, để ngăn bước chân của Việt cộng nằm vùng ban đêm thường lẻn xuống giết hại dân lành và cuớp gạo, muối của dân mang lên rừng để sống. Bọn trẻ như chúng tôi thì khoái đi giăng thùng lắm, chúng tôi đòi Chiến Sĩ Dân Vệ phải cho chúng tôi đi theo, giăng thùng xong chúng tôi còn trông cho có ai đó, hoặc con vật gì nó vướng dây để được đánh mõ còn nếu được “la làng” thì càng thích hơn nữa.
Tôi vẫn nhớ mãi về những năm tháng ấy thật vui, tôi nhớ dân quê tôi còn “phát minh” ra phong trào đánh mõ và la làng. Ngoài các trạm gác đêm của cá Chiến Sĩ Dân Vệ, thì nhà nào cũng sắm ra nhiều chiếc mõ tre; mỗi khi có tiếng thùng đổ thì mọi nguời đánh mõ ba hồi một dùi; nghĩa là đánh ba hồi dài, sau đó đánh một tiếng, còn nếu thấy có bóng dáng nguời xuầt hiện thì đánh mõ hồi một; nghĩa là đánh một hồi rất gấp, rồi kèm theo chỉ một tiếng. Lúc đó mọi nguời không ai đuợc đi lại phải chờ cho các Chiến Sĩ Dân Vệ kiểm tra xem tại sao thùng đổ, nếu là Việt cộng nằm vùng xuất hiện, thì các Chiến Sĩ Dân Vệ sẽ tri hô và mọi nguời đồng thanh la làng: “Cộng sản bớ làng, cộng sản bớ làng”; sau đó, dân làng tay cầm chiếc gậy có sợi dây thừng cuộn ở phía trên, tay cầm đuốc sáng trưng để vây bắt Việt cộng. Chính vì thế, mà tôi nhớ người dân đã bắt đuợc bốn cán bộ VC nằm vùng, nhưng tôi chỉ nhớ tên hai nguời là Duơng Đình Tú và Đỗ Luyện, cả hai đuợc đưa ra tòa sau đó họ ra Côn Đảo, đến khi trao trả tù binh họ chọn con đuờng ra Bắc. Còn nếu do một con chó thì họ sẽ la to: “Bà con ơi! chó vuớng thùng, đừng đánh nữa”, thì dân làng họ mới thôi đánh mõ.
Một kỷ niệm mà không phải riêng tôi, mà có lẽ còn hai “nạn nhân” trong cuộc chắc chắn khó quên: Ấy là vào một đêm có đôi tình nhân đã hẹn hò nhau ở bìa vuờn, chắc họ đã ra đó lúc chưa giăng thùng, nên đến khuya khi họ quay về nhà, chẳng may họ đã vuớng phải dây và thùng thi nhau đổ, khi các anh Dân Vệ kiểm tra thì có bóng hai nguời họ hô: “Đứng im”; lúc ấy có tiếng cả hai xưng tên và nói: “Tụi em đây, xin các anh đừng bắn”. Nhưng lúc ấy, dân làng đã đèn đuốc sẵn sàng, hai nguời mắc cỡ quá nên đứng im không dám nhúc nhích trông rất tội nghiệp. Sau đó, đôi tình nhân ấy không hiểu tại sao họ lại chia tay. Bây giờ hai nguời đều có gia đình riêng, ở cùng làng đã có cháu nội, ngoại. Cô gái vuớng thùng năm xưa hiện nay lại là chị chồng của em gái tôi.
Tôi vẫn nhớ hoài những đêm vui kỷ niệm; ngày ấy, đêm nào bọn trẻ con trong làng cũng trông mong cho có ai đó, hay con chó, con mèo vuớng thùng để đuợc đánh mõ, vì cả làng đều đánh mõ hòa với tiếng trống ở các trụ sở thôn làng, nghe thật vui tai, chúng tôi đứa nào cũng thích, cũng đòi cha mẹ sắm cho những chiếc mõ thật tốt, kêu thật to. Chúng tôi thích đánh mõ, đánh dai lắm, cho đến khi các Chiến Sĩ Dân Vệ đã la to lên: “Chó vuớng thùng, bà con ơi đừng đánh mõ nữa” các anh cứ la, còn chúng tôi thì vẫn cố đánh thêm mấy hồi nữa, vì mấy khi thùng đổ để đuợc đánh mõ đâu.
Hậu quả của việc phá bỏ Ấp Chiến Lược:
Mùa xuân năm 1964, Quê hương tôi không còn thanh bình nữa; bởi lúc ấy, Nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã sụp đổ. Ấp chiến lược bị phá bỏ, vì như mọi người đều biết, từ thưở xa xưa tổ tiên chúng ta ở thôn quê quanh vườn người ta thường trồng tre, gai làm bờ rào, còn nhà thì có bờ dậu có cửa ngõ, làng thì có cổng làng, mục đích để phòng gian, như bài thơ “Cổng Làng” của Thi sĩ Bàng Bá Lân đã viết:
“Chiều hôm đón mát cổng làng
Gió hiu hiu thổi mây vàng êm trôi
Đồng quê vờn lượn chân Trời
Đường quê quanh quất bao người về thôn
Ráng hồng lơ lững mây son
Mặt trời thức giấc véo von chim chào
Cổng Làng rộng mở ồn ào
Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai”
Như vậy, từ thưở xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã từng xây dựng Làng, có Cổng Làng mà mỗi đêm thường được đóng, để bảo vệ dân làng, và mỗi ngày khi: “Mặt Trời thức giấc véo von chim chào” thì “Cổng làng rộng mở ồn ào” để cho những “Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai”; huống thay là trong thời chiến tranh, lúc cái “Mặt trận giải phóng miền Nam” do cộng sản Hà Nội cho ra đời, thì những kẻ vì ngu xuẩn hay cố tình kia lại ra lệnh phá bỏ Ấp Chiến Lược, là phá bỏ mọi trở ngại, khó khăn để cho Việt cộng đánh chiếm các làng thôn một cách dễ dàng.
Tôi đã chứng kiến những ngày Xuân 1964, đầy khói lửa, hoang tàn, từng đoàn người bồng bế, hoặc gánh con thơ chạy trốn, dân quê tôi họ đã biết rất rõ về cái gọi là “Giải phóng miền Nam “ vì cũng những người trong làng trước kia họ biết rõ là đảng viên cộng sản, sau đó họ biệt tích, rồi một ngày họ bỗng dưng từ trên núi trở về lại tự xưng là “Giải phóng miền Nam”, nên dân quê tôi đã phân biệt Quốc, Cộng là hể ở trên núi xuống là cộng sản, chúng nói gì họ cũng không nghe, thấy bóng dáng cộng sản đâu là họ đều cõng – gánh con thơ tìm đường chạy trốn.
Kể từ đó, khi Ấp Chiến Lược bị phá bỏ, thì quê tôi, quận Tiên Phước gồm 15 xã, mà việt cộng đã chiếm hết 11 xã, chỉ còn có 4 xã nằm chung quanh quận lỵ, mà chẳng có xã nào còn nguyên vẹn, vì xã nào cũng mất một vài thôn; riêng xã Phước Thạnh, tức làng Thạnh Bình-Tiên Giang Thượng, gốm có 7 thôn, nhưng Việt cộng đã đánh chiếm mất 6 thôn, chỉ còn 1 thôn Đại Trung, nằm bên bờ Tiên Giang Hạ.
Và với những gì tôi đã viết trước đây, là hồi ức của một thời thơ ấu không hề biết thêu dệt; nghĩa là viết một cách vô cùng trung thực, thấy sao nói vậy, nhớ đâu viết đó, chứ không phải là văn chương.
 "Quốc sách Ấp chiến lược sau hai năm đã thành công trong việc ngăn chặn làm cho Việt Cộng không còn sống bám rút vào nhân dân. Vấn đề an ninh làng ấp được vững vàng hơn, quân đội chính quy quốc gia trở thành lực lượng hành quân chủ động gây cho du kích cộng sản nhiều thất bại đáng kể, khiến cho các lực lượng du kích rơi vào thế bị động và mất thăng bằng sau khi đã mất hạ tầng cơ sở. Tinh thần quân đội quốc gia lên cao, dân chúng được bảo vệ an ninh và du kích Việt Cộng càng ngày càng hồi chánh về đầu thú với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa."
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
Đầu năm 1965, nhận thấy sai lầm tai hại của quyết định hủy bỏ Quốc Sách Ấp Chiến Lược, trước hiện trạng nông thôn hoàn toàn bị bỏ ngõ, tạo điều kiện thuận lợi cho du kích quân cộng sản hoạt động và phát triển cơ sở hạ tầng. Chính phủ Phan Huy Quát đã thành lập chương trình Ấp Tân Sinh đồng thời tạo một đội ngũ Cán bộ để thực thi chương trình này. Tiếc thay lúc này tình hình an ninh tại các Ấp đã trở nên tồi tệ, việc phối trí Cán bộ Ấp Tân Sinh đến các Ấp đã gặp khó khăn, trở ngại đủ điều. Anh chị em phải hoạt động trong điều kiện không được bảo đảm an ninh, thiếu sự hợp tác cần thiết của chính quyền địa phương cũng như các đơn vị cơ quan bạn. Rất nhiều Ấp chỉ có một Cán bộ lẻ loi trước một khối công việc nặng nề, không kham nổi. Tóm lại với tình trạng vừa nêu trên, chương trình Ấp Tân Sinh không hiệu quả cũng là điều dễ hiểu
Trước tình hình khẩn trương của đất nước nói chung và của nông thôn miền Nam Việt Nam nói riêng. Mùa Xuân năm 1966, Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Nội Các Chiến Tranh quyết định thiết lập Chương Trình XÂY DỰNG NÔNG THÔN, người trực tiếp phụ trách thực hiện Chương Trình này tại trung ương là Thiếu Tướng Nguyễn Đức Thắng, Tổng Ủy Viên Xây Dựng kiêm Tổng Thư ký Hội Đồng Xây Dựng Nông Thôn Trung Ương.
Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn có nội dung gồm 4 Tư tưởng Chỉ đạo, 5 Kỷ thuật Phát triển, 11 Mục tiêu và 98 Công tác (năm 1968 rút gọn còn 36 Công tác), được thực hiện qua 12 giai đoạn, còn gọi là 12 bước Công tác. Trọng tâm của Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn là xây dựng thành công các ẤP ĐỜI MỚI để biến Đời Cũ Tối Tâm thành Đời Mới Sáng Sủa cho nông thôn trong tinh thần tự túc, tự cường và tự vệ, thời gian cần thiết để xây dựng trở thành một ẤP ĐỜI MỚI là 6 tháng. Thời điểm bây giờ trên toàn lãnh thổ VNCH có trên 12 ngàn Ấp và được phân loại thành 5 hạng từ A đến E, trên toàn quốc có khoảng 700 Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn 59 người. Do đó, công việc phối trí các Đoàn 59 CB/XDNT được thực hiện như sau:
*Ưu tiên 1: các Ấp loại E, D 
*Ưu tiên 2: các Ấp loại C, B 
*Ưu tiên 3: các Ấp loại A.
Trong 11 mục tiêu xây dựng ẤP ĐỜI MỚI thì Mục tiệu 1: Tận diệt cộng sản nằm vùng và Mục tiêu 4: Đoàn ngũ hóa nhân dân, mà then chốt là thành lập Ấp đội Dân quân Tự vệ, được xem là 2 mục tiêu quan trọng hàng đầu. Từ sau Tết Mậu Thân 1968, chính quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã áp dụng Mục tiêu 4 này làm căn bản cho chương trình Nhân dân Tự vệ.
Bên cạnh các Hội Đồng XDNT Tỉnh, Quận mà các Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng làm Chủ Tịch là các Tỉnh Đoàn, Liên Đoàn CB/XDNT (từ 1971 đổi thành Quận Đoàn). Là thành phần nồng cốt để thực hiện Chương Trình XDNT nên người Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn được huấn luyện và đào tạo tương đối tốt để có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.. Ngoại trừ số Cán Bộ cải tuyển từ các ngành mà môi trường hoạt đôïng là địa bàn nông thôn, tất cả Cán Bộ tân tuyển điều phải trãi qua 4 tuần thử thách tại một trong số những Đoàn Cán Bộ thuộc Tỉnh, sau đó đến Vũng Tàu để thụ huấn khóa sơ cấp tại Trung Tâm Huấn Luyện CB/XDNT Trung Ương trong 3 tháng, trong đó 6 tuần đầu được huấn luyện về căn bản quân sự, 6 tuần cuối được học tập về chính trị, lồng trong 12 tuần thụ huấn này là những bài học về chuyên môn. Sau khi tốt nghiệp và trở về đơn vị Tỉnh, các tân Cán Bộ phải dự một tuần huấn luyện bổ túc, thường được tổ chức tại Trung tâm tu nghiệp công chức Tỉnh, do đại diện các Ty, Sở, Phòng có liên quan đến Chương Trình XDNT hướng dẫn trước khi được điều động đến công tác tại các Đoàn CB/XDNT trong Tỉnh. https://www.youtube.com/watch?v=mwIB4DyXZE8
  Chương Trình XDNT là một đối sách lợi hại đã làm cho bọn đầu sỏ cộng sản ở Hà Nội và bọn tay sai của chúng ở miền Nam (MTGPMN) phải rúng động và căm hận tột cùng. Đầu năm 1967, Trung ương cục miền Nam (Cục R) đã ra một nghị quyết trong đó chỉ thị các Đội võ trang công tác chính trị (du kích quân), các đơn vị cơ động Tỉnh và các đơn vị chủ lực Miền hãy tập trung nổ lực Tìm Diệt các “Đoàn Bình Định ác ôn” đồng thời chúng đề ra khẩu hiệu: “Diệt một tên Bình Định ác ôn bằng tiêu diệt 3 tên giặc Mỹ xâm lược”.
VÀI NÉT VỀ NGƯỜI CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN

     Em đi Xây Dựng Nông Thôn

KẾT bàn tay nhỏ NỐI dòng sơn khê
Chí Linh khi vẹn câu thê
    Muộn màng Em vẫn nhớ về bên Anh

Để đáp ứng tình hình chiến sự ngày càng gia tăng cường độ tại địa bàn nông thôn, đồng thời để bẽ gãy sách lược “lấy nông thôn bao vây thành thị, dùng rừng núi khống chế đồng bằng” do Mao Trạch Đông đề xướng, bọn cộng sản Hà Nội và tay sai đã phát động cái gọi là “chiến tranh nhân dân” tại Miền Nam Việt Nam, thực chất đây là cuộc chiến tranh xâm lược do cộng sản Quốc Tế chủ trương mà CSVN là kẻ thực hiện nhầm bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á và trên toàn thế giới.
Phù hiệu cán bộ Xây Dựng Nông Thôn

            Cán bộ xây Dựng Nông Thôn trước năm 1975                

Ngày 1 tháng 6 năm 1966, Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương còn gọi là Nội Các Chiến Tranh ban hành văn kiện thành lập ngành CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN, cơ quan quản trị và điều hành ngành tại Trung Ương là Nha Cán Bộ trực thuộc Tổng Bộ Xây Dựng, người lãnh đạo tối cao là Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng lúc đó là Tổng Ủy Viên Xây Dựng, Trung Tâm Huấn Luyện Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Trung Ương Vũng Tàu là nơi đào tạo nhân sự chính thức cho cả nước.
Về nhân sự, ngành Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn được hình thành từ các nguồn: Cán Bộ tân tuyển, Cán Bộ cải tuyển từ các ngành, các bộ phận mà môi trường hoạt động là địa bàn Nông Thôn như: Biệt Chính Nhân Dân, Biệt Chính Tiền Phong, Cán Bộ Hành Chánh Lưu Động, Cán Bộ Ấp Tân Sinh v.v...
 Tâm sự Áo đen
(thân tặng Đoàn 59 CB/XDNT)
Cuộc đời ta mang nhiều ý nghĩa nhất
Khoác áo màu đen chận lũ xâm lăng
“Khoác áo màu đen mặc màu dân tộc
Đất nước lầm than nhận đời khó khăn”
Lời ca đó cho ta vì lý tưởng
Ung đúùc chí trai xây dựng quê hương
Kết tình bạn người cùng chung chí hướng
Xây Nông thôn thoát thống khổ nhiễu nhương
Rừng Chí Linh, Hồng Lĩnh trại Lam Sơn
Nơi toi luyện những trái tim nhiệt huyết
Quân, Cán, Chính cùng toàn Dân chí quyết
Diệt giặc thù bám trụ phá nông thôn
Tay trong tay ta dựng nông thôn mới
Vững niềm tin vào chính nghĩa sáng ngời
Có ngờ đâu ngày đau buồn ngục tối
Tháng tư đen ôm uất hận ngàn đời

Cờ chính nghĩa tám năm ta phục vụ
Năm năm dài giặc đày ải khổ sai
Chẳng sờn lòng chí khí một đời trai
Nơi đất khách ngọn cờ vàng ấp ủ
Hởi chiến hữu! Hởi cựu tù thân thiết
Phải duy trì lòng chính nghĩa Quốc gia
Việt Nam! Việt Nam! như một lời ca
Trong huyết quản muôn đời bất diệt!
(Trần An Phương Nam,Gia đình CB/XDNT Bắc Cali)
Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn là thành phần nồng cốt để thực hiện chương trình Xây Dựng Nông Thôn với mục tiêu tối hậu: Xóa đời cũ tối tâm, Xây đời mới sáng sủa cho Nông Thôn Việt Nam.
Tuy nhiên do biến chuyển của tình hình và để đáp ứng kịp thời nhu cầu công tác tại địa bàn Nông Thôn, ngành Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn đã trãi qua nhiều thay đổi từ danh xưng đến tổ chức và hoạt động theo từng giai đoạn như sau:
* ĐOÀN 59 NGƯỜI:
Số 59 không phải là sự ấn định số nhân sự cần thiết để tổ chức một Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, số 59 hình thành từ nhu cầu nhân sự cần thiết để xây dựng thành công một Ấp Đời Mới, nói cách khác 59 chỉ là số thành mà thôi.
Đoàn 59 người gồm có 3 bộ phận: Ban Chỉ Huy Đoàn, Liên Toán Xây Dựng và Liên Toán Dân Quân.
Ban Chỉ Huy Đoàn có 7 người: Đoàn Trưởng, Đoàn Phó chính trị viên, Cán bộ Điều nghiên, 2 Liên lạc viên, 2 Y tá.
Liên Toán Xây Dựng có 18 người: Đoàn Phó Xây Dựng và 2 Toán chuyên môn: Toán Dân Sự Vụ và Toán Phát Triển Đời Mới.
- Toán Dân Sự Vụ có 10 người: Toán Trưởng và 3 Tổ, mỗi Tổ có 3 người là các Tổ: Dân ý, Hành chánh, Tuyên vận.
- Toán Phát Triển Đời Mới có 7 người: Toán Trưởng và 6 cán bộ chuyên ngành như Văn hóa, Y tế, Nông hội, Cải cách ruộng đất, vv...
Liên Toán Dân Quân có 34 người: Đoàn Phó Dân Quân và 3 Toán. Mỗi Toán có 11 người, gồm: Toán trưởng và 2 Tổ, mỗi Tổâ có 5 người.
Đoàn 59 Người được phối trí đến đơn vị Ấp, thời gian để xây dựng để trở thành một Ấp Đời Mới là 6 tháng.
Đoàn 59 Người hoạt động dựa trên 4 Tư Tưởng chỉ đạo, 5 Kỹ Thuật căn bản, 11 Mục Tiêu với 98 Công Tác được thực hiện qua 12 Bước công tác.
* ĐOÀN 30 NGƯỜI:
Sau Chiến dịch Bình Định đặc biệt được tiến hành trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa vào cuối năm 1968. Để đáp ứng nhu cầu, mục tiêu của Chương trình Bình Định và Xây Dựng, từ đầu năm 1969, Đoàn 59 người được cải biến thành Đoàn 30 Người và gồm có 2 bộ phận: Ban Chỉ Huy Đoàn và 3 Toán Công Tác.
Ban Chỉ Huy Đoàn có 6 người: Đoàn Trưởng, Đoàn Phó, Cán bộ Điều nghiên, 2 Liên lạc viên, 1 Y tá.
3 Toán Công Tác mỗi Toán có 8 người: Toán trưởng và 2 Tổ, Tổ Xây Dựng có 4 người, Tổ Dân Quân có 3 người.
Từ năm 1970, để phù họp với chương trình Bình Định và Phát Triển, Bộ Xây Dựng
Nông Thôn đổi thành Bộ Phát Triển Nông Thôn, do đó danh xưng Cán Bộ Xây Dựng
Nông Thôn cũng trở thành Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn.
* ĐOÀN 10 NGƯỜI:
Từ đầu năm 1971, đáp ứng với chủ trương tràn ngập lãnh thổ, Đoàn 30 Người được cải biến thành Đoàn 10 người. Tổ chức của Đoàn 10 người gồm có: Đoàn Trưởng, 1 Cán bộ liên lạc kiêm Y tá và 2 Tổ công Tác, mỗi Tổ 4 người. Đoàn 10 người được phối trí đến đơn vị Xã.
* XÃ ĐOÀN
Từ đầu năm 1972, tổ chức Xã Đoàn Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn được thành lập. Đứng đầu mỗi Xã Đoàn là Xã Đoàn Trưởng. Nhân sự mỗi Xã Đoàn tùy thuộc vào dân số của Xã sở tại thông qua 3 mốùc như sau: Xã có dưới 5,000 dân, Xã Đoàn có 6 cán bộ. Xã có trên 5,000 dân, Xã Đoàn có 8 cán bộ. Xã có từ 20,000 dân trở lên , Xã Đoàn có 23 cán bộ.
Xã Đoàn Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn cũng là Trung Tâm Điều Hợp Xã mà Xã Đoàn Trưởng là Trung Tâm Trưởng. Ngoài ra Xã Đoàn còn kiêm nhiệm chức năng Bưu trạm Xã và Xã Đoàn Trưởng kiêm nhiệm phần hành công vụ Xã.
Đầu năm 1974, trong chủ trương cách mạng hành chánh và cải tổ công vụ của Trung Ương, Bộ Phát Triển Nông Thôn giải thể và Nha Cán Bộ trở thành Tổng Nha Cán Bộ Nông Thôn trực thuộc Bộ Nội Vụ. Do đó một lần nữa, danh xưng Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn được đổi thành Cán Bộ Nông Thôn cho đến tháng 4 năm 1975.
Trong khi ghi lại vài nét mang tính lịch sử trong việc bình định nông thôn, tác gỉa không quên vinh danh s đóng góp của các chiến sỉ áo đen trong cuộc chiến vừa qua.
Những chiến sĩ nhân dân tự vệ

Nhìn chung thì chương trình XDNT không được hiệu quả như ACL của nền đệ nhất cộng hoà, nói như thế không phải để phủ nhận vai trò đóng góp của các anh em cán bộ XDNT. Nhưng nếu nhìn bằng lăng kính tổng thể, thì ACL thành công hơn chương trình XDNT.

 ACL bị vất bỏ đã là dấu hiệu đưa miền nam đến vực thẳm của cuộc chiến chống sự xâm lăng của bầy quỷ đỏ. Mời quý vị đọc gỉa xem lại một số hình ảnh cụ thể về nếp sinh hoạt của đồng bào miền nam trước năm 1975 đã bị cộng sản bóp méo sự thật https://www.youtube.com/watch?v=r2BeTOPKKnAhttps://www.youtube.com/watch?v=-FivzQ66AZ

Nắng Đẹp Miền Nam-Trước 1975.



5 Điều Tâm Niệm
CỦA CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN 

---------

Dưới lá Quốc kỳ
Trước bàn thờ Tổ quốc,
trước hồn thiêng sông núi
và anh linh các chiến sĩ
đã hy sinh thân mình cho Đại cuộc

Chúng tôi là Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn xin thề:

Thứ nhất: 
Trung thành với Tổ quốc Việt Nam cho đến hơi thở cuối cùng
chiến đấu để đạt được mục tiêu trước mắt là:
an ninh tự do - công bằng - hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam
và phục vụ cho mục tiêu lâu dài của toàn dân, toàn quân,
 là một nước Việt Nam thống nhất dân chủ và hùng cường.
Thứ hai: 
Tin tưởng mãnh liệt vào con đường cứu nước và dựng nước
của chương trình xây dựng nông thôn,
quyết tâm chấp hành nghiêm chỉnh mọi công tác
đã được giao phó,
dù gian lao không nãn chí nguy hiểm cũng không sờn lòng.
Thứ ba: 
Cương quyết chiến đấu vì nhân dân hết lòng phục vụ cho nhân dân
và cư xử sao cho dân tin dân mến, đi dân nhớ ở dân thương.

Thứ tư: 
Hòa mình và chung lưng đấu sức với nhân dân,
để tiêu diệt cho kỳ hết bè lũ Cộng sản nằm vùng
và bọn cường quyền tham nhũng,
 để đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.

Thứ năm: 
Cố gắng học tập để tiến bộ về tác phong, kiến thức kỷ thuật
và để xứng đáng là một người Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn
gương mẫu vì Dân diệt Cộng.


Trinh Khánh Tuấn
8.8.2014

                              

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét