Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

ĐÀ LẠT VÀ NHỮNG KỶ NIỆM VỀ TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VNCH

                   
                    



KHÁI NIỆM VỀ ĐÀ LẠT

Đà lạt một nơi du lịch nổi tiếng của VN với nhiều thắng cảnh nổi tiếng như thác Cam Ly, Hồ Xuân Hương...biệt thự của vua Bảo Đại...

       

Đà Lạt hoàng hôn

Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ
màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ
từng đôi đi trên phố vắng
bước chân em giữa không gian, hoàng hôn thua màng đêm

Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông

Hàng cây thẩm màu đèn lên phố phường
Giờ đây hơi sương giá buốt
Biết ai thương bước cô liêu
Một người đi trong sương rơi

Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Ly

khóc tình đầu dang dở
Đêm xuống Than Thở vang cung hờn,
thêm sắt se tâm hồn
Người đi trong bóng cô đơn.

Khách du tìm đến thành phố ngàn thơ

Nhặt hoa thấy buồn lòng không bến bờ
Gần nhau, xa nhau mấy nỗi
Hỡi quê hương xứ sương rơi
Đà Lạt ơi, Đà Lạt ơi!"
(Sáng tác (composer) : Minh Kỳ, Dạ Cầm)

                                  
Đà lạt thành phố mộng mơ...với nhiều cảnh đẹp thiên nhiên

Hồ Than Thở năm 1968
Nhà ga xe lửa Đà Lạt

Biệt điện của vua Bảo Đại
       
Ở đây bát ngát cao nguyên
Lâng lâng nắng nhẹ mây viền đồi thông

Hồ như ngủ giữa không trung

Suối quanh quất hiện, đường thong thả chìm

Rất giàu là những tiếng chim

Rất say là sắc màu riêng của đèo (ST)



Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sỹ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. 
 Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản với nhiều kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện... một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như "Thành phố mù sương", "Thành phố ngàn thông", "Thành phố ngàn hoa", "Xứ hoa Anh Đào" hay "Tiểu Paris".
Cũng tại nơi đây được chọn để xây dựng một trường đào tạo sĩ quan cao cấp cho quân lực VNCH, đó là trường Võ Bị Đà Lạt
  
Ảnh xưa lễ mản khoá





Lịch sử Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam


Lịch Sử của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là lịch sử của một thực thể gắn liền với lịch sử cận đại của dân tộc, của lịch sử chiến tranh Việt Nam nói chung và của giòng Quân Sử Việt nói riêng. Vào năm 1945, khoảng thời gian mà nhân loại đang hân hoan đón chào một nền hòa bình thật sự qua sự đổ vỡ toàn diện của phe Trục, người dân Việt Nam vẫn chịu âm thầm chiến đấu cho nền tự do và hòa bình của mình. Công cuộc tranh đấu này đã đem lại một thành quả đầu tiên qua Hiệp Ước Vịnh Hạ Long vào năm 1948, mà theo đó, người Pháp công nhận Việt Nam độc lập trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp. Cùng trong năm ấy một Quân Đội Quốc Gia được thành hình nhưng vẫn nằm trong sự chi phối của người Pháp. Vừa tranh đấu với ngoại bang vừa chống trả lại những thủ đoạn gian manh lừa đảo của tập đoàn Cộng Sản Quốc Tế mà đại điện là Hồ Chí Minh, chính phủ lúc bấy giờ đã cho thành lập một Trường Sĩ Quan Hiện Dịch nhằm đào tạo các cán bộ nồng cốt cho Quân Đội. Trường Sĩ Quan Huế là trường Sĩ Quan đầu tiên của Việt Nam được xây cất tại Đập Đá bên cạnh giòng sông Hương. Sau hai năm, trường Sĩ Quan Hiện Dịch Huế được di chuyển về Đà Lạt vì nơi đây có đầy đủ các điều kiện về khí hậu và huấn luyện để rèn luyện các SĩQuan thích đáng với mọi hoàn cảnh của chiến trường mai hậu. Trường được cải tổ toàn diện và được cải danh thành Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.




  
Năm 1955, Thủ Tướng Ngơ Đình Diệm thực hiện cuộc cách mạng Quốc Gia và khai sinh nền Đệ Nhất Cộng Hịa. Quân Đội Quốc Gia với toàn vẹn chủ quyền được thống nhất chỉ huy dưới danh xưng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Trường Võ Bị Liên Quân cũng nằm trong khuôn khổ cải tổ đó và một lần nữa được cải danh thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, do sắc luật năm 1960 của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông cũng là người đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng một cơ sở huấn luyện khang trang tọa lạc tại đồi 1515, cách hồ Than Thở không xa. Với chương trình và phương pháp huấn luyện phỏng theo các tiêu chuẩn đào tạo Sĩ Quan của Trường Võ Bị West Point Hoa Kỳ, 
                                                                                 
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam có trách nhiệm đào tạo các cán bộ Hải-Lục-Không Quân ưu tú cho Quân Đội, có khả năng chỉ huy, ổn định bờ cõi trong thời chiến và một trình độ kiến thức bậc Đại Học để kiến tạo quê hương trong thời bình.Sinh viên của trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam liên lạc mật thiết với West Point qua một Sinh viên lớp niên trưởng. Khóa 25 rất hãnh diện vì có người bạn cùng khóa là Sinh viên Phạm Minh Tâm đang thụ huấn tại trường West Point và sẽ tốt nghiệp từ trường Võ Bị này vào năm 1974.                
Không giống như các trường Ðại học quân sự Hoa kỳ vì không có sự chỉ định trực tiếp các Sinh viên được thu nhận theo học trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Ðể được thu nhận thụ huấn, các ứng viên dân sự phải hội đủ các điều kiện sau đây:

Từ 17 đến 22 tuổi.

Là công dân Việt Nam.

Chưa khi nào lập gia thất và nếu được chấp nhận thụ huấn, cam kết không lấy vợ cho đến sau khi tốt nghiệp.

Có hồ sơ hạnh kiểm tốt.

Có thể lực tốt và đầy đủ sức khỏe với chiều cao tối thiểu là 1 thước 60 phân (khoảng 5 feet 4 inches).

Có Tú tài II ban toán hay khoa học hoặc chứng chỉ văn bằng ngoại quốc tương đương. Trúng tuyển chương trình khảo thí của trường VBQGVN. 

Các ứng viên muốn gia nhập Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam phải có bằng Tú Tài và được chọn lọc qua một cuộc khảo sát. Chương trình học mỗi năm được chia làm hai mùa, mùa nắng quân sự, mùa mưa văn hóa. Về quân sự, các Sinh Viên Sĩ Quan được huấn luyện chiến thuật tác chiến từ cấp Trung Đội đến Tiểu Đoàn và các cuộc hành quân liên binh. Về văn hóa, Sinh Viên Sĩ Quan được dạy chương trình bậc Đại Học dân chính, thêm vào các cuộc thực nghiệm tại các phòng thí nghiệm với các học cụ tối tân, và khi mãn khóa được cấp văn bằng Cử Nhân Khoa Học Thực Dụng. 

                
Để trao dồi nghệ thuật chỉ huy và lãnh đạo, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam có truyền thống tổ chức Hệ Thống Tự Chỉ Huy và 8 tuần huấn nhục cho các tân khóa sinh. Hệ Thống Tự Chỉ Huy ngoài mục đích giúp các Sinh Viên Sĩ Quan thực tập về chỉ huy, còn có tác dụng phát huy tình huynh đệ giữa các khóa. Tám tuần huấn nhục giúp khóa sinh dứt bỏ nếp sống dân chính, để khép mình vào khuôn khổ kỹ luật của nhà trường. Vì nhu cầu chiến trường nên thời gian thụ huấn của các khóa thay đổi từ hai đến ba hoặc bốn năm.
Từ ngày thành lập cho đến tháng 4 năm 1975, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã cung ứng cho các chiến trường bốn Vùng Chiến Thuật tất cả 29 khóa Sỵ Quan với tổng số gần bảy ngàn Sĩ Quan, cùng với gần 500 Sinh Viên Sĩ Quan của 2 khóa cuối cùng. Các Sĩ Quan tốt nghiệp được phân phối đi khắp các Quân, Binh, Chủng để đảm trách vai trị cán bộ Chỉ Huy hoặc Tham Mưu. Dù ở cương vị nào, kỹ thuật hay tác chiến, người Sĩ Quan xuất thân Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam vẫn luôn nuôi dưỡng tinh thần "Tự Thắng Để Chỉ Huy" và câu châm ngôn "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm" là kim chỉ nam minh chứng mọi hành động vị quốc an dân. Đa số các Cựu Sinh Viên Sỵ Quan đã thành công trên đường binh nghiệp và làm vang danh Trường Mẹ. Những người còn sống đang tiếp tục con đường đã chọn, những người nằm xuống đã trở thành những anh hùng vị quốc vong thân.

Sau năm 1975, dầu là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã đi vào Quân Sử, nhưng truyền thống Bất Khuất và Hào Hùng chưa lịm tắt được trong tâm tư của những Sĩ Quan xuất thân từ Ngôi Trường lịch sử nàyhttps://www.youtube.com/watch?v=-wzSrbEUino&feature=youtu.be

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam


              
Thành lập tại Huế năm 1948, với danh xưng Trường Sĩ Quan Việt Nam, nhiệm vụ đào tạo các Sĩ quan Trung đội trưởng. Năm 1950 trường di chuyển về Ðà Lạt và đổi danh xưng thành Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt. Nghị định 317/QP/TT ngày 29/7/1959 của Bộ Quốc Phòng cải tổ thành trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, với quy chế của một trường Ðại học bậc Cao đẳng chuyên nghiệp. Nhiệm vụ đào tạo và cung cấp cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các Sĩ quan có căn bản quân sự vững chắc, với trình độ văn hóa bậc đại học. Thời gian thụ huấn kéo dài 4 năm. Năm 1975 trường di chuyển về Long thành Biên Hòa. Sắc lệnh 221/DQT/HC ngày 8/2/1953 và Sắc lệnh 2018/QP/ND tuyên dương công trạng Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam trước Quân đội và ân thưởng Anh dũng bội tinh với nghành dương liễu. Nghị định 71/QP/CA ngày 21/11/1963 cho Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được mang giây biểu chương mầu Anh Dũng Bội Tinh. 
Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (tiếng AnhThe Vietnamese National Military Academy of DalatVNNMAD) là một cơ sở đào tạo sĩ quan cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, hoạt động trong 25 năm (1950-1975) cho đến khi chấm dứt tồn tại.

Năm 1948, một trường đào tạo Sĩ quan Việt nam đầu tiên được thành lập ở Huế. Năm 1950, vì điều kiện địa thế, khí hậu cũng như an ninh không thuận tiện cho việc huấn luyện, trường được di chuyển về Ðàlạt lấy tên là Trường Vỏ Bị Liên Quân Ðàlạt.  Ðây là giai đoạn quân đội đang còn phôi thai trong trứng nưóc.  Mọi cơ cấu tổ chức và quyền hành đều nằm trong tay người Pháp, bởi thế nhiệm vụ duy nhất của Trường lúc bấy giờ là đào tạo cấp tốc Sĩ quan có khả năng chỉ huy một Trung đội Bộ binh để cung ứng kịp thời cho một thứ chiến tranh vụ lợi thiếu lý tưởng giữa Phong, Thực, Cộng.  Vì vậy thời gian học tập chỉ từ tám tháng đến một năm mà thôi.
Năm 1954, toàn dân đứng lên đấu tranh dành lại chủ quyền trong tay người Pháp, Quân đội Việt nam với tinh thần Cách mạng và lý tưởng Quốc gia vươn lên để trưởng thành trong tự cường và tự lực.  Trường được cải tổ về quan niệm, phương pháp cũng như chương trình huấn luyện với những tiêu chuẩn cao hơn, và thời gian học tập đưọc nâng lên đến 2 năm cho mỗi khóa.  Tuy nhiên vì hoàn cảnh điều kiện cũng như phương tiện không cho phép nên Sĩ quan tốt nghiệp ở Trường chưa đáp ứng được một cách đúng mức nhu cầu cấp thiết của giai đoạn cứu quốc và kiến quốc hiện tại.
         
 Nhằm mục đích đào tạo một lớp người cán bộ nòng cốt cho Quân đội,những người phải có thừa khả năng để đối diện một cách vững vàng trước 3 hiểm họa nguy ngập của Quốc gia: Cộng sản - Chậm tiến - Chia rẽ.  Ngày 29-7-1959, do một sắc lệnh của Tổng Thống VNCH, trường thêm một lần nữa được hoàn bị cải tổ thành Trường Vỏ Bị Quốc Gia với những tiêu chuẩn Ðại học của một Hàn Lâm Viện Quân sự và với một nhiệm vụ vô cùng khó khăn nhưng thiêng liêng và tất yếu.

Nhẩn kỹ niệm của Võ Bị Đà Lạt

Ðúc luyện những cán bộ nòng cốt cho Quân đội, những người đó không phải chỉ là một con người chuyên nghiệp binh đao trên nghĩa thuần túy và hẹp hòi nhất của nó mà còn là:
  • Một ý chí đã tự quyết trước vấn đề sinh tồn của dân tộc.
  • Một đầu não phóng được tầm suy tưởng vào tận tương lai.
  • Một tiếng gọi có sức qui tụ nhân dân để cùng tiến.
  • Những bàn tay chuyên viên xây đập bắc cầu, chế ngự những năng   lực thiên nhiên để phụng sự cho đời sống và sức sản xuất của nhân dân (Lời Trung Tá Chỉ huy trưởng).
  • Những Thiếu úy Hiện dịch cho Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
  • Những chuyên viên kỷ thuật cho Quân đội và Quốc gia.


                       
Danh sách "ANH HÙNG HÀO KIỆT TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM": Tuẫn Tiết - Bức Tử - Tử Hình - Tạ Thế, trong trại tù Cộng Sản sau 30 tháng tư 1975:

1. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ tư lệnh SĐ5BB Khoá 2/TVBQGVN (khóa 2 Lê Lợi - trường Võ bị Địa phương Huế) - Tuẫn Tiết 30/4/1975. 
2. Ðại tá Hồ Hồng Nam (Tổng Cục CTCT) Khoá 3/TVBQGVN - Vừa được tha về năm 1978 thì chết tại bệnh viện. 
3. Chuẩn tướng Trần Văn Hai tư lệnh SĐ7BB Khoá 7/TVBQGVN - Tuẫn Tiết 30/4/1975. 
4. Thiếu tướng Phạm Văn Phú tư lệnh QĐ2 Khoá 8/TVBQGVN - Tuẫn Tiết 30/4/1975. 
5. Nt Nguyễn Bá Thìn (Thủ khoa Khoá 8) Khoá 8/TVBQGVN Chết trong tù (mộ phần còn ở Đồi Cây Khế, Yên Bái). 
6. Th/Tá Ðoàn Kỳ Long (Tổng Nha Cảnh Sát) Khoá 10/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù số 4 Xã Yên Lâm, Huyện Thiếu Yên, Thanh Hóa năm 79. 
7. Th/Tá Huỳnh Văn Thọ Khóa 12/TVBQGVN Bộ Chỉ Huy Pháo Binh, chết tại một trại tù Miền Bắc. 


8. Tr/Tá Lư Tấn Cẩm Khóa 12/TVBQGVN Công Binh Sư Đoàn 18, mât tích trên đường biển khi vượt biên tháng 5 năm 1975. 
9. Th/Tá Trịnh Xuân Đắc Khóa 12/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt biên. 
10. Th/Tá Nguyễn Hữu Ðăng (Quận Trưởng) Khóa 13/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù K1, Tân Lập Vĩnh Phú năm 1979 
11. Th/tá Lê Vĩnh Xuân ( Quân báo BKTĐ ) Khóa 13/TVBQGVN Tự sát cùng với vợ con ngày 30/4/75 
12. Th/tá Hoàng Tâm (Quân Nhu) Khóa 13/TVBQGVN Tạ thế trong trại tù Hóc Môn 1976 
13. Th/tá Hồ Đắc Của (Bộ Binh QĐ1) Khóa 13/TVBQGVN Trốn trại và bị hạ sát tại trại tù ở Miền Trung 
14. Ðại Uý Nguyễn Thành Long Khóa 14/TVBQGVN Bị biệt giam rồi tự tử chết tại Nhà Tù Suối Máu năm 1978. 
15. Th/Tá Tôn Thất Luân Khóa 14/TVBQGVN Tạ thế ở ngoài Bắc không rõ năm. 
16. Thiếu tá Nguyễn Đỗ Tước Khóa 14/TVBQGVN - Tạ thế tại Làng Đá, tỉnh Yên Bái. 
17. Tr/Tá Võ Tín Khóa 14/TVBQGVN Tạ thế tại đồi Cây Khế - xã Việt Cường - huyện Trấn Yên - tỉnh Hoàng Liên Sơn 
18. Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông (Trung Đoàn Trưởng Tr/Đoàn 42, SĐ 22 BB) Khóa 16/TVBQGVN Tự sát tại tuyến Quy Nhơn. 
19. Ðại Tá Đặng Phương Thành (Trung đoàn Trưởng Tr/Đoàn 12/SĐ 7 BB) Khóa 16/TVBQGVN Trốn trại, bị bắt lại và bị địch đánh chết tại trại tù Hoàng Liên Sơn (BV), trước mặt nhiều người tù nhân khác 
20. Th/Tá Vũ Văn Kiêm (Trưởng Phòng 3 Tiểu Khu Gia Ðịnh) Khóa 17/TVBQGVN Vượt ngục mất tích tại Trại Tù Bù Gia Mập Tháng 5, 1977. Tin tức do vợ là Vũ Nguyệt Ánh cung cấp. 
21. Tr/Tá Huỳnh Văn Lượm (Lữ Ðoàn Phó TQLC) Khóa 17/TVBQGVN Rớt vào chảo nước sôi, chết tại trại tù Xuân Lộc Z30/A, khoảng năm 1983 
22. Tr/Tá Võ Vàng (Liên Ðoàn Trưởng 9121 ÐPQ) Khóa 17/TVBQGVN Bị cộng sản bắn chết ở Cầu Bồng Miêu, Quảng Nam Tháng 4, 1976 rồi vu cho tội trốn trại. 
23. Tr/Tá Phạm Văn Nghym Khóa 18/TVBQGVN Tạ thế tại trại tù Hoàng Liên Sơn. 
24. Tr/Tá Trương Thanh Hưng Khóa 18/TVBQGVN Tạ thế tại mặt trận TIÊN PHƯỚC ,QUANG TÍN, ngày cuối cuộc chiến ( khoang tháng 2; 3/1975). 
25. Ðàm Ðình Loan Khóa 19/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù Miền Bắc. 
26. Nguyễn Văn Sinh Khoá 19/TVBQGVN Vượt ngục ở Bù Gia Mập rồi mất tích. 
27. Tr/Tá Huỳnh Như Xuân Khoá 19/TVBQGVN Tạ thế tháng 12 năm 1979 tại trại tù Tiên -Lãnh ,tỉnh Quãng Nam 
28. Th/Tá Trần Văn Hợp (T. Ðoàn Trưởng TÐ2 TQLC) Khoá 19/TVBQGVN Tạ thế vì ngộ độc tại Trại 5 Kiên Thành, Ngòi Lao, Yên Báy năm 1978. 
29. Th/tá Trần Văn Bé (Phòng 2/TK Định tường) Khoá 19/TVBQGVN Vượt ngục Suối Máu , bị tử hình năm 1976 
Th/tá Phạm Văn Tư (Phòng 2/TK Quảng tín) Khoá 19/TVBQGVN Vuợt ngục (cùng Trẩn Văn Bé) 1976, bi bắn tại hàng rào trại Suối Máu rồi tử thương vì không được chửa trị, 
30. Th/tá Lê Trọng Tài Khoá 19/TVBQGVN Trốn trại Bù Gia Mập bị bắt và ám hại. 
31. Tr/Tá Nguyễn Văn Bình Khoá 19/TVBQGVN Bị VC thủ tiêu tại Tiên Lãnh. 
32. Tr/Tá Lý Văn Sơn (Quận Trưởng Lý Tín (Chu Lai) Quảng Tín Khoá 19/TVBQGVN Tử thương khoảng ngày 26/03/1975 tai Chu Lai 
33. Th/Tá Trần Khắc Am (Em ruột CSVSQ Trần Khắc Huyên K14) Khoá 19/TVBQGVN Tù CS 7 năm, vượt biên mất tích năm 1987. 
34. Th/Tá Nguyễn Ðức Nhị Khoá 20/TVBQGVN Tạ thế tại trại tù Tân Lập, Vĩnh Phú năm 1981. 
35. Nguyễn Ngọc Cang Khoá 20/TVBQGVN Tạ thế tại Trại Tù Hoàng Liên Sơn. 
36. Th/Tá Huỳnh Túy Viên (Quận Trưởng Ðầm Dơi) Khóa 20/TVBQGVN Bị cộng sản tử hình bằng cách cho người móc mắt ngay tại quận lỵ Tháng 5, 1975. 
37. Th/Tá Tôn Thất Trân (TĐT/TĐ 327 Địa Phương Quân) Khóa 20/TVBQGVN Bị tên Thượng Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Cộng Sản Bắc Việt Lê Văn Dậu, mang ra bờ rạch ở Bình Chánh hạ sát, sau ngày 30 tháng tư 1975. 
38. Đai Úy Nguyễn Xuân (Văn ?) Thịnh (TĐT/ĐPQ TK Biên Hòa) Khóa 20/TVBQGVN Bi tử hình tại Long Giao, vì bị bọn Cai Quản Tù bắt được lá thư có ý trốn trại gởi về gia đình. 
39. Trung Tá Lê văn Ngôn - Khóa 21/TVBQGVN (chết tại tù Yên Bái). 
40. Ðại Úy Hoàng trọng Khuê Khóa 21/TVBQGVN Bị tử hình tại Gò Cà , tỉnh Quãng Nam năm 1981 
41. Ðại Úy Trịnh lan Phương Khóa 21/TVBQGVN Tự sát tại Phủ Tổng Thống 
42.Th/Tá Đỗ công Hào Khóa 21/TVBQGVN Tự sát tại BTL/QĐ1 
43. Ðại Uý Đoàn văn Xường(TĐP/TĐ38 BĐQ) Khoá 22/TVBQGVN Vượt ngục -Bị bắt lại, sau khi bị đánh đập dã man và bị cho chết khát (không được cho uống nước) trong phòng kiên giam của Trại 6/Nghệ Tỉnh. 

44. Ðại Úy Huỳnh Hữu Đức Khoá 22/TVBQGVN Mất Tích trên đường vượt trại cải tạo Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1979. 
45. Tr/Úy Võ Văn Xương TĐ6/TQLC Khóa 22/TVBQGVN (mất tích ?) 
46. Đại Uý Nguyễn Hữu Thức K22/TVBQGVN (cựu ĐĐT/Đại Đội D SVSQ); mất tích năm 1977 tại Kà Tum, Tây Ninh sau khi trốn trại. 
47.Trung uý Lương Thanh Thủy K22/TVBQGVN (cựu ĐĐT/Đại Đội C SVSQ) - Năm 1977 sau khi trốn trại bị bắt lại và bị đánh đến chết. 
48. Th/Uý Hoàng Văn Nghị Khoá 23/TVBQGVN Trốn trại bị CS bắt đem đi xử bắn 
49. Ðại Úy Nguyễn Thuận Cát (ĐĐT/TĐ39/BĐQ) Khoá 24/TVBQGVN Bị đánh đập cho đến chết tại trại: Ái Tử Bình Điền 
50. Tr/Úy Tôn Thất Đường Khoá 24/TVBQGVN Tạ thế ngày 25-04-1976 trong vụ nổ kho đạn, tại trại tù Long khánh 
51. Tr/Uý Nguyễn Ngọc Bửu (Ðại Ðội Trưởng TQLC) Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục Xuân Phước bị bắn chết tại Ấp Tây Sơn , Ðắc Lắc ngày 19-11-80. 
52. Đỗ Văn Điền Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục Xuân Phước bị hành quyết. 
53. Phạm Thế Dũng Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục bị bắt, chống cự bọn quản giáo mang cờ VNCH may quần đùi và bị Tử Hình 
54. Hoàng Tấn Khóa 25/TVBQGVN Vượt ngục bị bắt, hành quyết tại Đà Lạt. 
55. Đại úy Võ Văn Quảng (SD22BB) K25/TVBQGVN : Ra tù, đi vượt biên và chết trên đường Tìm Tự Do 
56. Trung Úy Lý Công Pẩu (AET) Khóa 26/TVBQGVN Tử hình tại Trảng Lón Tây Ninh 1975. 
57. Trung Úy Đặng Văn Khải Khóa 26/TVBQGVN Mất Tích trên đường vượt trại cải tạo Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1979. 
58. Trung Úy Lê Văn Sâm (Thủy Quân Lục Chiến) Khóa 26/TVBQGVN Trốn trại tại Phước Long 1978-79, mất tích. 
59. Trung Úy Trần Văn Năm (Thủy Quân Lục Chiến) Khóa 26/TVBQGVN - Trốn trại, thí mạng với địch bằng một quả lựu đạn để đồng đội chạy thoát trên đường về Dalat. 
60. Trung Úy Phạm Truy Phong (Pháo binh 175 Quân Khu II) Khóa26/TVBQGVN - Mất trong trai giam Tống Binh sau 1975. 
61. Trung Úy Nguyễn Sỹ (Bộ binh) Khóa 26/TVBQGVN - Mất tích trong trại giam sau 1975. 
62. Trung Uý Nguyễn văn Trường (Nhảy Dù) Khóa 26/TVBQGVN, mất tích trong trại giam sau 1975. 
63. TRung ÚY Nguyễn NGUYÊN HOÀNG Khóa 26/TVBQGVN trốn trại CÂY CẦY A (TÂY NINH) 1977-1978 bị bắn. 
64. Th/Úy Bùi Thế Oanh (BĐQ) Khóa 27/TVBQGVN - Mất Tích trên đường vượt trại cải tạo Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1980. 
65. Thiếu úy Nguyễn Tánh (BDQ) K27/TVBQGVN - Sau 30/04/1975 tham gia Phục Quốc bị mất tích. 
66. Thiếu úy Nguyễn Văn Hay (SD 25BB) K27/TVBQGVN - Bị mất tích sau 30/04/75. 
67. Thiếu úy Nguyễn Văn Chung (SD 9BB) K27/TVBQGVN - Năm 1977 sau trốn trại bị bắt lại và bị đánh đến chết. 
68. Th/Úy Lưu Đức Sơn Khóa 28/TVBQGVN. Ra tù tham gia phong trào Phục Quốc, bị bắt và kết án 8 năm tù, rồi vượt trại và bị cộng sản bắn chết trên đường vượt sông Đại Bình ở Bảo Lộc . 
69. Th/Úy Trần Hữu Sơn Khóa 28/TVBQGVN - Bị đánh cho tới chết vì hô "Ðả Ðảo cs" tại Trại Bình Ðiền Huế. 
70. Th/Úy Phạm văn Bê Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS (trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977). 
71. Th/Úy Trần Văn Danh Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977. 
72. Th/Úy Trần Hữu Được (LĐ81/BCND) Khóa 28/TVBQGVN - Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977. 
73. Th/Úy Nguyễn Văn Chọn Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977. 
74. Th/Úy Nguyễn Văn Sáng Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977. 
75. Th/Úy Dương Hợp (LĐ81/BCND) Khóa 28/TVBQGVN Mất tích trên đường vượt tù CS, trại Đồng Ban - Tây Ninh năm 1977. 
76. Th/Úy Nguyễn Gia Lê (LĐ81/BCND) Khóa 28/TVBQGVN Mất Tích trên đường vượt trại tù Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1980. 
77. Th/Úy Nguyễn Trần Bảo Khóa 28/TVBQGVN - Mất Tích trên đường vượt trại tù Bù Gia Mập Phước Long năm 1978 -1980 
78. Th/Úy Nguyễn Quốc Việt Khóa 28/TVBQGVN - Mất tích trên đường vượt biên 1980. 
79. Th/Úy Trương Như Phục Khóa 28/TVBQGVN - Mất tích trên đường vượt biên 1980. 
80. Th/Úy Trương Tráng Nguyên Khóa 29/TVBQGVN Uống 16 viên thuốc ngủ tự vận chết tại Trại Tù Ấp Vàng, Sóc Trăng. 


81. Th/Úy Hà Minh Tánh Khóa 29/TVBQGVN - Bị vc bắn chết trong tù Trảng Lớn, Tây Ninh. 
82. Thiếu úy Nguyễn Huế K29/TVBQGVN: mất tích năm 1977 sau khi trốn trạị 
83. Th/Uý Trương Ðăng Hậu Cựu SVSQ//TVBQGVN - Tạ thế tại Trại Tù Hà Tây năm 1988. 
84. Th/Tá Phan Ngọc Lương (SÐ1/BB) Cựu SVSQ//TVBQGVN - Tổ chức phục quốc bị tử hình tại Chín Hầm, Huế năm 1979. 
85. Ðại/Úy Hoàng Trọng Khuê Võ Bị Quốc Gia - Bị xử bắn tại Huế năm 1975. 
86. Tr/Uý Nguyễn Ngọc Trụ (Giảng Viên) Văn Hóa Vụ /TVBQGVN Bị xử bắn tại Trại An Dưỡng Biên Hòa năm 1977. 
87. Tr/Úy Huỳnh Công Tiết (Giảng Viên) Văn Hóa Vụ /TVBQGVN Mất tích trên đường vượt trại tù CS (trại Đồng Ban Tây Ninh năm 1977) 
88. Tr/Úy Nguyễn Văn Chung HLV/TVBQGVN - Tạ thế tại Trại Tù Nghệ Tĩnh không rõ năm. 

CHÙM ẢNH  XƯA THỜI TÂN KHOÁ SINH 
   

         




           
  
Tất cã hình ảnh và tài liệu là tư liệu của VBĐL


Trịnh Khánh Tuấn, 26/8/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét