Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

KHỔNG TỬ LÀ NGUYÊN NHÂN KỀM HÃM
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TẠI VN HƠN 2000 NĂM


Khổng Tử (551 - 479 TCN)

Khổng Tử là nhà tư tưởng, nhà Triết học vĩ đại của Trung Hoa. Các bài giảng và triết lý của ông không chỉ ảnh hưởng đến đời sống và tư tưởng của văn hóa Trung Hoa mà còn nhiều nền văn hóa Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Những tư tưởng của Khổng Tử đã làm ảnh hưởng rất lớn đối với vai trò của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

QUAN NIỆM KHỔNG TỬ VỀ PHỤ NỮ:


Khổng tử ngày xưa trong thời NHO THỊNH tại VN, được tôn vinh như một " vạn thế sư biểu" (người thầy của muôn đời), nhưng tư duy của ông rất khinh thường và chà đạp người phụ nữ. Có thể phát xuất từ chuyện cơm không lành canh không ngọt với người vợ chính thức của ông là bà Nguyên Quan, và sau nầy Khổng Tử đã xuất hôn với người đã hôn phối, để thong dong tự tại đi khắp thiên hạ truyền bá học thuyết của mình.
          
Khổng Tử nói:

"Duy nữ tứ dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã; cận chi tắc bắt tốn; viễn chi tắc oán!

Dịch nghĩa là: “Duy chỉ có phụ nữ và tiểu nhân là khó giáo dưỡng. Gần thì họ khinh nhờn, vô lễ, xa thì họ oán hận”. Đ
ây là một tư tưởng kỳ thị và đầy xúc phạm với người phụ nữ của Vạn Thế Sư Biểu, một câu nói cần phải được nghiêm khắc lên án. Khổng Tử, một con người không hiểu được vai trò tri kỷ với sự đồng thuận trong tình yêu và phong cách sống chung trong môi trường lứa đôi. Lý d rất đơn giản là một người không trọn đạo với gia đình, thường b vợ con để đi lang thang khắp nơi truyền bá "khổng thuyết".

Khổng Tử kết hôn đúng như các tài liệu sau này thường nhắc tới, đó là khi Khổng Tử 19 tuổi.

Còn vợ của Khổng Tử chính là Nguyên Quan thị người nước Tống. Sau khi kết hôn 1 năm thì Nguyên Quan thị sinh cho Khổng Tử người con cả chính là Bá Ngư.

Nguyên Quan thị là người ra sao, xuất thân thế nào thì tuyệt nhiên không thấy sử sách nào nhắc tới. Ngay cả bản thân Khổng Tử cũng chưa bao giờ nhắc tới vợ của mình với người khác.

Sau khi Khổng Tử qua đời, các học trò của ông đem những bài giảng ông giảng trên lớp học hoặc những cuộc đối đáp giữa ông với học trò biên soạn thành cuốn “Luận Ngữ”. Tuy nhiên, trong cuốn sách này người ta cũng tuyệt nhiên không thấy Khổng Tử nhắc tới Nguyên Quan thị, các học trò của Khổng Tử cũng không?

Thậm chí, trong cuốn “Luận Ngữ”, chỉ có một lần duy nhất Khổng Tử nhắc tới phụ nữ mà nhiều người cho rằng, phần nhiều có liên quan tới người vợ Nguyên Quan thị ít khi được nhắc tới của ông. Củng chính vì thế mà có nhiều người lầm tưởng Khổng Tử không có vợ.

Tr
ở lại vấn đến đề “Tiểu nhân trong quan niệm của Khổng Tử là khái niệm đối lập với “quân tử” vốn được coi là hình mẫu một con người lý tưởng. Nếu người quân tử là người có đạo đức, có chí khí, làm theo điều nhân nghĩa thì tiểu nhân là kẻ ti tiện, không có chí khí, làm theo điều lợi. Một điều nhận được từ quan niệm của Khổng Tử, ông nầy đã quá đáng khi ví người phụ nữ như một người tiểu nhân, trong khi một quân tử như Khổng Tử lại không làm tròn bổn phận với vợ và con. Một sự nghịch lý được dung dưởng trên 2000 năm qua tại các nước Á Châu.  Khổng Tử từng khuyên học trò là Tử Hạ rằng: “Nhữ vi Quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho”. (Ngươi làm nho Quân tử, đừng làm nho tiểu nhân). Theo cách hiểu đó thì Khổng Tử xếp phụ nữ vào cùng một hạng với “tiểu nhân”, khó có thể “nuôi dưỡng, dạy dỗ” được.



Đây đúng là sự ngạo mạn và khinh thường người phụ nữ của một " vạn thế sư biểu" trong thiên hạ, người mà Trung Hoa đã tôn thờ trên 2000 qua. Người viết chỉ mạn phép đề cập đến vai trò người phụ nữ trong thời phong kiến, khi mà Nho giáo bắt đầu truyền sang nước ta. Chính vì tư tưỏng nầy mà Khổng Tử đã kềm hãm sự phát triển của người phụ nữ trong xã hội tại các nước tôn sùng Nho Giáo như Tàu, Việt Nam, Đại Hàn, Nhật...

Đ
ể chối bỏ vai trò của người chồng và người cha trong gia đình, Khổng Tử đã vạch ra một qủi đạo cho người phụ nữ vào thời phong kiến là phải tôn trọng: TAM TÒNG; TỨ ĐỨC. Tức là những quy định mang tính nghĩa vụ cho một người phụ nữ phương Đông xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo trong Khổng Thuyết.. Từ đó Khổng Tử mới thong dong rời khỏi mái ấm gia đình vợ con, để lên đường lang thanh khắp nơi truyền dạy, phổ biến và duy trì cái qủi đạo quái ác.; bõ mặc vợ con trời sinh trời dưỡng, mà Khổng tử chưa bao giờ biết thế nào là bổn phận làm chồng làm cha?? Để chứng minh sự oán hận của Khổng Tữ với người phụ nữ trong quá khứ, người ta có thể căn cứ vào ngoại hình của Khổng Tử, để biết nếu ai làm vợ Khổng tử chỉ là một người phụ nữ sấu số và kém may mắn.

 Theo mô tả của sử sách thì Khổng Tử vốn không phải là một người có ngoại hình khá, nếu như không muốn nói là “dưới mức trung bình”. Hầu hết các tài liệu đều mô tả Khổng Tử là có “dị tướng”: Người cao lớn, có tướng ngũ lộ (mắt lồi, lỗ mũi rộng, lộ hầu, tai bạt, răng hở).

Mặt to và có những vạch như quả dưa chín. Bàn tay hổ, ngực rùa, râu rậm, mồm rộng, miệng nói tươi, đi nhanh. Với một tướng mạo như vậy, Khổng Tử khó mà lấy được cảm tình hoặc thu hút được phái nữ. Như vậy mà lấy được vợ củng là chuyện lạ rồi, có lẻ trong cuộc sống lứa đôi, bị vợ chê bai nên vị " vạn thế sư biểu " mới lang thang nước nầy qua nước khác...Chứ như có hạnh phúc thì có lẽ Khổng Tử không sáng tác được Kinh thi, kinh dịch....mà vị "Vạn Thế Sư Biểu" sẽ viết kinh yêu hay hơn kinh thi, kinh dịch, kinh lể....(?)


Nguyên tắc mà Khổng Tử thường hay ứng dụng như sau: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác". Suy ngược lại vấn đề nầy, thì chúng ta thấy, nếu như Khổng Tử có trách nhiệm với vợ con, không bỏ nhà đi lang thang, thì sẽ không xãy ra vụ xuất hôn. Rồi từ đó sẽ không xuất hiện đưọc Khổng Thuyết (?) củng không mang tư tưởng hận thù người phụ nữ để rồi đi đến việc nhận chìm người phụ nữ Á Đông trên 20 thế kỷ qua

TAM TÒNG THEO KH
ỔNG THUYẾT:

1.Tại gia tòng phụ (在家從父): người phụ nữ khi còn ở nhà phải nghe theo cha.
2.Xuất giá tòng phu (出嫁從夫]: lúc lấy chồng phải nghe theo chồng.
3. Phu tử tòng tử (夫死從子): nếu chồng qua đời phải theo con trai.

                                            



Theo như Khổng Tử, khi ngưòi phụ nử lớn lên không được đến trưòng, mà chỉ quanh quẩn trong nhà với cha mẹ ruột , rồi tới khi về nhà chồng thì phải biết phục vụ bên nhà chồng cho đến chết, ngoài ra không cần biết gì khác nửa. Trong thời phong kiến, người phụ nữ không đưọc đến trường...vì thế nước ta không bao giờ có nữ Tiến Sĩ, danh vị chỉ dành cho phái nam mà thôi.

NGƯỜI PHỤ NỬ ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ NƯỚC TA ĐÃ PHÁ VỠ KHỔNG THUYẾT CỦA VẠN THẾ SƯ BIỂU: 

Bà Triệu thị Trinh ( minh hoạ)
                       
Một tư tưởng lớn trong giới phụ nử Việt Nam vào thế kỷ thứ III đó là bà Triệu Thi Trinh (225-248) với một câu nói lưu danh:

"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Hải kình ở biển Ðông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chớ không thèm bắt chước người ta cúi đầu cong lưng để làm tỳ thiếp cho người"

Ng
ười viết rất tâm đắc với câu nói nầy của bà Triệu Thi Trinh, và cho đó là một nhà cách mạng về tư tưởng,  tiếng nói của bà đã phá vở qủi đạo của Khổng Tử trong thế kỷ thứ III về vai trò của ngưòi phụ nử. Bà đã đặt người phụ nữ lên ngang hàng với nam giới, là phải biết phải đạp luồng sóng dữ như nam giới... đi đánh giặc cứu nước cứu dân như nam giới, CHỨ KHÔNG CÚI ĐẦU LÀM TÌ THIẾP!! 

Tấm gương người phụ nữ kiên cường nầy làm đảo lộn hết tư tưỏng của Khổng Tử ngay từ thế kỷ III, khi mà những nưóc Á Châu đang gật gù và mê ngũ với cái vòng kim cô mà Khổng Tử ( 551 – 479 TCN) đã đặt lên đầu người phụ nữ Á Châu từ 500 năm trước công nguyên.

TỨ ĐỨC THEO KHỔNG THUYẾT:

Với người phụ nữ, tứ đức gồm phụ công (婦功), phụ dung (婦容), phụ ngôn (婦言) và phụ hạnh (婦行):

1.Công: nữ công, gia chánh phải khéo léo. Tuy nhiên các nghề với phụ nữ ngày xưa chủ yếu chỉ là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi họa.
2. Dung: dáng người đàn bà phải hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng hình thức bản thân
3.Ngôn: lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng
4. Hạnh: Tính nết hiền thảo, trong nhà thì nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng. Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh, cay nghiệt


Quy định tam tòng khiến người phụ nữ khi xuất giá lấy chồng thì hoàn cảnh tốt hay xấu thế nào cũng đã trở thành người nhà chồng, chứ không được nương nhờ ai nữa. Đúng là một quan niệm rất ích kỷ về người phụ nữ trong Khổng thuyết ( Konfusius) mà người sáng tạo đưọc coi như người thầy vĩ đại vào thời đó. Với quan niệm đó Khổng Tử đã dìm người phụ trong trong qủi đạo do ông sáng tác, để trả thù cho cái hạnh phúc gia đình ông ta bị tan nát.

QUÁ TRÌNH DU NHẬP KHỔNG THUYẾT VÀO VN

Nhìn lại một thời vàng son của Khổng thuyết ( Konfusius) ở nước ta đã du nhập từ khi Sĩ Nhiếp làm quan Thái Thú tại nước ta, nhưng các triều đại trước nhà Lỳ, Khổng Thuyết không đưọc thịnh hành; sau đó đến thời nhà Lý rất được trọng dụng và kéo dài đến triều Nguyễn. Nho giáo bị kết thúc khi Pháp thống trị VN, từ đó làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn của các nhà Nho về phong cách đối xữ với phụ nữ. Quan niệm mới của Tây Phương đã dần dần cởi được cái áo làm tì thiếp trong hơn 1000 tại nưóc ta. Quan niệm " trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh là câu trao mình" bị ảnh hưỡng từ Khổng Thuyết, đã bị vất vào thùng rác và chấm dứt thời kỳ ngự trị của Nho giáo trên đất nước VN.


Trong việc tiển đưa " Khổng thuyết" lên đường, công trạng không nhỏ được kể phải là nhóm "Tự Lực Văn Đoàn" http://vanlangseattle.org/public/documents/tulucvandoan.html, vào đầu thế kỷ 20, đã cổ võ việc tống khứ tiếng NHO và tàn tích của Nho giáo trên toàn cỏi nước VN. Từ đó Khổng Thuyết mới bị xoá sổ tại VN và vai trò của ngưòi phụ nử mới từ từ được thật sự cởi trói trong xã hội.


Tiếp theo đó, người phụ nữ được đến trưòng học và bắt đầu có những tiện nghi hơn về mặt Nhân và Dân Quyền...Cho đến khi thế chiến thứ hai chấm dứt, bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền được sự đồng thuận của nhiều quốc gia trên thế giới ra đời, thì vai trò người phụ nữ trong xã hội mới được tôn trọng triệt để.

        

ẢNH HƯỞNG NHO GIÁO TẠI VN

Ở nước ta, Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời. Từ khi nước ta bị xâm lược và sáp nhập vào Trung Quốc, từ đời Hán (206 trước Công nguyên đến 220 sau Công nguyên), Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam. Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ II sau công nguyên) đã được coi là An Nam học tổ, người mở đầu cho Nho học ở nước ta. Trong thời kỳ tự chủ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Nho giáo cùng với Phật giáo và Đạo giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần nước ta. Cuối thế kỷ XIV, Nho giáo giành được ưu thế so với Phật giáo, chi phối đời sống tinh thần nước ta. Đến thế kỷ XV, sau khi Lê Lợi chiến thắng quân Minh (1428) nhà nước Lê sơ dành cho Nho giáo địa vị độc tôn- học thuyết chính thống của nhà nước- cuối thế kỷ đó, vào thời Lê Thánh Tông (làm vua từ 1460 đến 1497), nó đạt đến mức toàn thịnh. Từ thế kỷ XV, cho đến giữa thế kỷ XIX, thậm chí đến đầu thế kỷ XX, trong đời sống tinh thần của nước ta, Nho giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo, chi phối. Ảnh hưởng của Nho giáo, do thực tế lịch sử đó rất lớn. Nhưng nhìn nhận, đánh giá ảnh hưởng đó tích cực hay tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội VN thì tuỳ theo thời cuộc, tuỳ theo quan điểm mà đã thay đổi qua các giai đoạn lịch sử.
Trong thời Hán học đang thịnh, các nhà Nho coi chữ Hán là chữ ta, Khổng Tử, Mạnh Tử, Trình Di, Chu Hy là thánh hiền, Nho giáo là đạo học ở nước ta và ai cũng nghĩ như Phan Đình Phùng: “Nước mình mấy ngàn năm nay, đất nước chẳng rộng, quân lính không mạnh, tiền của chẳng giàu; cái chỗ dựa để dựng nước là nhờ cái gốc của vua tôi, cha con theo năm đạo cương thường mà thôi… cái ơn giáo hoá của Thi Thư vốn là chỗ dựa cho mình đấy.

Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, nước ta đã mất vào tay thực dân Pháp, đến đầu thế kỷ này, các nhà nho yêu nước như Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…, chịu ảnh hưởng của phong trào duy tân, Âu hoá của Nhật Bản, Trung Quốc mới nhìn nhận cách khác. Họ lên án chế độ chuyên chế, lên án cách học khoa cử, coi Hán học chỉ đào tạo ra một lớp hủ nho. Tuy các nhà nho duy tân chưa lên án Nho giáo nhưng họ cũng thấy Nho giáo để lại hậu quả tiêu cực: làm cho nước yếu dân hèn, người phụ nữ mất thế đứng trong xã hội, nhân và dân quyền bị tước đoạt bởi chế độ quân chủ chuyên chế, trong đó chỉ chấp nhận vai trò tuyệt đối của Quân (vua) về quyền hạn mà thôi. Như Quân xử Thần tử...

Trí tuệ có phát triễn thì bản lĩnh sẽ tiệm tiến theo! Sở hữu trí tuệ cần phải biết sắp hàng theo sự phát triễn của các khám phá trong lãnh vực khoa học và triết học. Tư tưởng con ngưòi luôn phát triễn để thay đổi cấu trúc Chính trị-Xã hội, và dứt khoát phải bắt kịp để thăng hoa con người và Xã Hôị.

Tất cã hệ thống tư tưởng lỗi thời sẽ bị đào thải tự nhiên theo thời gian. Do đo muốn tồn tại phải theo đúng qui luật của nó, đó là phải thay đổi để phù hợp!! Không thay đổi tức là lội ngược dòng, đương nhiên sẽ tự đào hố chôn mình. Bên Công giáo họ đã thấy đuợc việc nầy nên hình thành viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Khoa Học để bổ xung cho Công Giáo Thuyết trong từng thời gian

Khổng thuyết chết tự nhiên chỉ vì không theo kịp đưọc sự phát triển về tư tưởng con người. Nhóm tự lực văn đoàn không cần đánh thì học thuyết nầy củng tự động lủi thủi đi xuống mồ không kèn không trống!!  Chủ Nghĩa cs hiện nay tại VN củng đang lủi thủi đi như Khổng thuyết vào đầu thế kỷ 20.

CSVN vì ngoan cố, thiếu điểm tựa về tư tưỏng, nên lấy tư tưởng của HCM làm xương sống cho thế đứng của đảng, từ đó mới sinh nhiều hệ lụy cho Việt tộc. Người csVN hãy nhìn cái chết tức tưởi của Khổng Thuyết (Confucius) để tự vận hành trong cái văn minh và tiến bộ của thế giới ngày hôm nay. 

Chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế ngự trị trên 2000 năm tại VN và là môi trường dung dưỡng Khổng thuyết , nên trong chiều dài dưng nước của cha ông không bao giờ có sự can dự của người phụ nữ trong triều chính, vì muốn làm quan thì phải qua các kỳ thi cử do triều đình mở ra, sau khi thi đậu mới được bổ làm quan, từ đó mới can dự được vào việc trị quốc bình thiên hạ. 

Trong mấy ngàn năm Quân chủ chuyên chế lảnh đạo đất nước với cái vòng Kim Cô do Khổng Tử đeo lên đầu, nên bia Tién Sĩ tại Văn Miếu, không bao giờ có tên một người phụ nữ nào hết....vì chỉ có nam giới được đi học và đi thi mà thôi!!! Còn phụ nữ phải ở nhà, theo đuôi chồng để hưỡng hạnh phúc....(?)

Xu hướng phủ định Nho giáo còn tiếp tục và tăng cường trong lớp người chịu ảnh hưởng văn hoá phương Tây. Khi phong trào tiếng quốc ngử được truyền bá rộng rải khắp nơi, thì nhóm Tự Lực Văn Đoàn là nhóm đã phá tư tưởng của Khổng Tử đầu tiên và đẩy lùi nó vào quá khứ cho đến ngày nay.

Trong các tôn chỉ của Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ) có một điểm là:

Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa”. Từ khuynh hướng đó, TLVĐ đẫ cổ vũ một định hướng mới theo Tây phương, đưa người phụ nữ đến gần sự phát triển con người và xã hội. Ảnh hưỡng văn hoá phương tây và đà tiến của chử quốc ngử vào đầu thế kỷ 20 đã quét sạch được Nho giáo và phong kiến và cởi trói cho người phụ nữ tại nước ta. Như vậy sau gần 20 thế kỷ làm mưa làm gío tại VN và nhốt người phụ nữ VN trong cái vòng rào Tam Tòng Tứ Đức, định hướng cho người phụ nữ là phải sống trong vòng rào của phép tắc do Khổng Tử tự đặt ra. Trong đó người phụ nữ chỉ được thi hành bổn phận làm dâu và làm mẹ, sau khi sanh con đẻ cái, ngoài ra tất cả quyền lợi căn bản của nhân và dân quyền đều bị Khổng Tử tước đoạt hết!! Củng chính vì thế mà Khổng Thuyết đã bị đào thải nhanh chóng sau một thời gian khá dài tại các nước Đông Á.    http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2012/09/120924_self_reliant_literary_group.shtml

Nhóm Tự Lực Văn Đoàn
Một trong những số báo Phong Hóa đầu tiên do Nhất Linh chủ biên
Báo Phong của nhóm TLVĐ
Một biếm họa trên Phong Hóa
Lý Toét là nhân vật trào lộng của báo Phong Hóa để đả phá hủ tục
                                                             
Để kết luận, trong vai trò công tố viện là lên án Khổng Tử, vì người viết là một phụ nữ đã cho rằng: Khổng Tử, một người đã vi phạm Nhân và Dân Quyền nặng nề nhất, đây là quan niệm và sự lên án của cá nhân người viết Người phụ nữ VN chỉ được hồi sinh thật sự từ khi có nhóm Tự Lực Văn Đoàn đăng đàn trên vòm trời văn hoá nước ta. Chúng ta có thể coi đó là một sự thoát xác đầu tiên về vai trò người phụ nữ, để đưa người phụ nữ lên đúng với tinh thần bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền đã ban hành cách đây hơn nửa thế kỷ.

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM:

1.Ý NGHĨA VÒNG KIM CÔ CỦA TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tôn_Ngộ_Không
2.KHỔNG TỬ 
http://vi.wikipedia.org/wiki/Khổng_Tử
3. VỀ NGƯÒI VỢ CỦA KHỔNG TỬ XEM TRONG LINK NẦY:
http://phunutoday.vn/kham-pha/vi-dau-khong-tu-coi-thuong-phu-nu-17815.html.
4.NGHIÊN CỨU QUAN NIỆM VỀ PHỤ NỮ CỦA KHỔNG TỬ
http://www.youtube.com/watch?v=mVhwp26_Sww.
6. Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948. (Được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét