Thứ Tư, 19 tháng 2, 2025

 LÃNH ĐẠO ĐẢNG CDU MERZ SỐC VÌ NHỮNG TUYÊN BỐ CỦA DONALD TRUMP VỀ UKRAINE

Tin từ AFP:_ Berlin. Không chỉ sự xích lại gần nhau giữa Hoa Kỳ và Nga mới gây ra sự khó chịu rất lớn nơi giới chính trị gia ở Đức và Âu châu trong những ngày qua . Những bình luận của Tổng thống Hoa Kỳ liên quan đến tội lỗi chiến tranh của Ukraine cũng đang gây ra nhiều sự lắc đầu và phẫn nộ.

Bộ trưởng Ngoại giao liên bang Đức, bà Annalena Baerbock (Đảng Xanh) đã cảnh báo chính phủ Hoa Kỳ không nên đơn phương đạt được thỏa thuận với Nga để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius (SPD) cáo buộc Hoa Kỳ đã phạm sai lầm trong chiến lược đàm phán với Điện Kremlin. Ứng cử viên thủ tướng của đảng CDU/CSU Friedrich Merz (CDU) đã bị sốc khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đổ lỗi cho Ukraine về cuộc chiến.

Những tuyên bố từ các chính trị gia Đức cho thấy mối lo ngại rằng một thỏa thuận đơn phương giữa Nga và Mỹ gây bất lợi cho Ukraine có thể làm suy yếu an ninh của Âu châu về lâu dài. Bà Baerbock giải thích: “Một nền hòa bình giả tạo chỉ giúp Nga có thời gian nghỉ ngơi cho các chiến dịch quân sự mới sẽ không giúp ích cho bất kỳ ai: không phải Ukraine, không phải Âu châu và không phải Hoa Kỳ”. Bà ủng hộ “một cách tiếp xúc thiện cảm và tự tin đối với chính quyền Hoa Kỳ”.

Ngoại trưởng Đức, bà Baerbock cảnh báo khẩn cấp, là  không nên loại  Âu châu ra khỏi bất kỳ thỏa thuận nào nhằm chấm dứt chiến tranh. Bộ trưởng giải thích rằng: "Việc hạ thấp vai trò của Âu châu chỉ phục vụ cho mục đích của Nga". “Chỉ có thể có hòa bình lâu dài ở Âu châu với Âu châu.”

Bộ trưởng Bộ QP Đức Pistorius: “Hoa Kỳ đã phạm sai lầm”

Bộ trưởng Quốc phòng Pistorius chỉ trích chính phủ Hoa Kỳ đã nhượng bộ quá nhiều cho Nga và làm suy yếu vị thế đàm phán của nước này. Pistorius phát biểu trên đài truyền thanh Deutschlandfunk: "Người Mỹ đã phạm sai lầm khi loại Ukraine khỏi tư cách thành viên NATO". Những tuyên bố của Hoa Kỳ về việc nhượng bộ lãnh thổ của Ukraine cũng sẽ làm suy yếu vị thế đàm phán của Tây phương ngay từ đầu. Với ông, cách tiếp xúc của Hoa Kỳ với Nga có vẻ “bùng nổ và thất thường”.

Tổng thống Hoa Kỳ Trump hôm thứ Ba 18-2 đã đổ lỗi cho Ukraine về cuộc chiến xâm lược đang diễn ra của Nga. Ngay trước đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio và ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp nhau tại Saudi Arabien để đàm phán về Ukraine. Sự xích lại gần nhau về mặt ngoại giao làm dấy lên lo ngại rằng Ukraine và toàn bộ Âu châu có thể bị gạt ra ngoài lề trong các cuộc đàm phán về trật tự an ninh và hòa bình trong tương lai của khi vực Âu châu.

Ứng cử viên Thủ tướng Liên bang Merz đã kinh hoàng trước những bình luận của Trump. "Về cơ bản, đây là sự đảo ngược vai trò của thủ phạm và nạn nhân, theo cách diễn giải của Nga", Merz nói với  đài truyền hình quốc gia ARD. "Ông nói, tôi có phần sốc khi Donald Trump dường như đã tự mình đảm nhận việc đàm phán này." Đức và  Âu châu hiện đang phải đối mặt với “một sự thay đổi mô hình thực sự trong toàn bộ chính sách đối ngoại và an ninh”.

Trong khi đó, chính phủ Đức khuyên không nên quá coi trọng mọi tuyên bố của Trump. Người phát ngôn chính phủ Steffen Hebestreit cho biết: "Chúng ta đang làm việc với một tổng thống Hoa Kỳ rất năng nổ trong lĩnh vực truyền thông". Bản thân ông đã “quyết định không liên tục đánh giá mọi tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ tại đây”. Sự kiềm chế như vậy cũng đáng được khuyến khích vì nếu không thì “luôn có sự bất ổn nếu chúng ta vội vã theo đuổi mọi thứ”.

Bộ trưởng Ngoại giao Baerbock khuyên: "Chúng ta không nên để mình bị bối rối bởi các cuộc đàm phán gần đây và phải tiếp tục giữ bình tĩnh - cũng như khi xét đến sự  tính đa dạng của các tiếng nói đến chúng ta bên kia Đại Tây Dương."

Chính phủ Liên bang tái khẳng định sự hỗ trợ liên tục của Đức và Âu châu dành cho Ukraine. Bộ trưởng Pistorius cũng không muốn loại trừ khả năng Đức sẽ tham gia vào hoạt động giữ gìn hòa bình trong tương lai tại Ukraine: "Tất nhiên, Đức, với tư cách là đối tác lớn nhất của NATO tại Âu châu, sẽ tham gia vào mọi sứ mệnh hòa bình có ý nghĩa và an toàn". Tuy nhiên, trước tiên, cần phải làm rõ các điều kiện chung.

Người phát ngôn chính phủ Hebestreit cho biết phía Ukraine và EU "tất nhiên" phải tham gia vào các cuộc đàm phán về một giải pháp hòa bình: "Xét cho cùng, đây cũng là vấn đề liên quan đến cấu trúc hòa bình của toàn Âu châu". Chính phủ liên bang hy vọng rằng   một cấu trúc vê hòa bình sẽ được hình thành “trong những ngày và tuần tới” qua đó tất cả các bên có thể trình bày lợi ích của mình. Cho đến nay, chính phủ Hoa Kỳ chỉ nói rất mơ hồ về những việc liên quan đến châu Âu.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 20 Februar 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét