Thứ Hai, 17 tháng 2, 2025

   CHÍNH PHỦ ĐỨC XEM QUYẾT ĐINH VỀ VIỆC THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI GIỮ GÌN HÒA BÌNH TRONG LÚC NÀY CÒN QUÁ SỚM

Tin từ  mt/bk/hol: Trước hội nghị thượng đỉnh Ukraine ở Paris, chính phủ Đức đã nói rõ rằng họ không tin rằng đã đến lúc giải quyết vấn đề gửi quân gìn giữ hòa bình tới Ukraine. "Về cơ bản, chúng tôi coi đây là hành động vội vã vào thời điểm này", phó phát ngôn viên chính phủ Christiane Hoffmann cho biết hôm thứ Hai 17-2 tại Berlin. Đầu tiên, vẫn phải chờ xem "liệu hòa bình có thể đạt được cho Ukraine hay không và bằng cách nào".

Chỉ khi đó "chúng ta mới có thể thảo luận về các điều kiện và xem xét các cấu trúc thành lập", Hoffmann nói, cũng nhằm mục đích hướng tới thông báo của Thủ tướng Anh Keir Starmer. Ông cho biết đất nước ông có thể cung cấp quân đội "nếu cần thiết" để giúp bảo đảm an ninh cho Ukraine.

Trong giới chính phủ Đức, người ta cũng nhấn mạnh rằng sẽ không có sự tham gia quân sự nào của Âu châu nếu không có sự tham gia của Hoa Kỳ. "Trong bối cảnh này, chúng tôi sẽ không tham gia vào các kịch bản mà an ninh Âu châu và Mỹ bất đồng, ví dụ như khi quân đội Âu châu được thành lập mà không có sự tham gia đầy đủ của Hoa Kỳ", thông cáo cho biết.

Người ta cũng nhấn mạnh thêm rằng "nhiệm vụ chung xuyên Đại Tây Dương" là đạt được một giải pháp đảm bảo "chiến tranh sẽ không nổ ra lần nữa trong vài năm tới". Giới chính phủ cho biết điều quan trọng nữa là "người Âu châu phải là một phần của tiến trình này" nhằm hướng tới thời gian đàm phán sắp tới.

Bối cảnh là các hoạt động chuẩn bị đang diễn ra cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Hoa Kỳ và Nga về Ukraine. Ngoài ra, cuộc hội đàm giữa Nga và Hoa Kỳ cũng sẽ diễn ra vào hôm nay thứ Bý8-2  tại Riyadh, Ả Rập Saudi. Theo chính phủ Ukraine, Tổng thống Ukraine Wolodymyr Selenskyj cũng sẽ tới Riyadh vào thứ Tư, nhìng không phải để tham gia đàm phán, mà là cuộc viếng thăm đã có lên kế hoạch từ trước.

Theo tình hình hiện tại, đại diện Âu châu không tham gia. Tuy nhiên, Hoffmann nhấn mạnh rằng nếu không có sự tham gia của Âu, châu "hoàn toàn không thể có giải pháp hòa bình". Đối với người Âu châu, vấn đề không phải là "Nga muốn gì, mà là Ukraine muốn gì".

Người phát ngôn của Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Annalena Baerbock (Đảng Xanh) cho biết các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Nga "không phải là điều tồi tệ" nhằm hướng tới hòa bình có thể có ở Ukraine. Tuy nhiên, ông không thể thấy rằng đã có "bất kỳ quá trình nào". Đây là những "cuộc thảo luận mang tính thăm dò". Về phần mình, châu Âu hiện đang phối hợp và sẽ cùng lên tiếng.

Liên quan đến khả năng tham gia của quân đội Đức (Bundeswehr), người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Liên bang nhấn mạnh rằng "Đức sẽ không lùi bước" một khi các điều kiện thành lập quân đội cho việc này hoà bình được các bên đồng ý. Tuy nhiên, các câu hỏi về năng lực hoặc sức mạnh của Bundeswehr hiện đang ở "bước năm và sáu". Điều cần thiết đầu tiên là "trước tiên chúng ta phải nghĩ đến các bước một, hai, có thể là ba". "Vẫn còn quá sớm để thảo luận về những đóng góp của các quốc gia Âu châu".

Các nguyên thủ quốc gia và chính phủ các nước Âu châu sẽ thảo luận về tình hình tại Paris vào chiều nay. Theo Hoffmann, ngoài Thủ tướng Olaf Scholz (SPD), các nguyên thủ quốc gia từ Anh, Đan Mạch, Ba Lan, Ý, Tây Ban Nha và Hòa Lan sẽ tham dự cuộc họp. Tổng thư ký NATO Mark Rutte, Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng EU Antonio Costa cũng sẽ đến Paris. Hoffmann đã dập tắt kỳ vọng rằng sẽ có những quyết định cụ thể.

Đức đang ở trong tình thế khó khăn khi phải đưa ra quyết định vì cuộc bầu cử liên bang sắp tới vào chủ nhật tới. Một chính phủ mới sau khi đắc cử, khó có thể nhậm chức cho đến vài tuần hoặc vài tháng sau đó.. Khi được hỏi liệu có thỏa thuận nào về Ukraine với ứng cử viên thủ tướng của Liên minh, Friedrich Merz (CDU), người đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò hay không, Hoffmann cho biết là không thể nói bất cứ điều gì cụ thể về điều đó trong lúc này.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 18 Februar 2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét