Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

      ĐẠI LÃO HOÀ THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ TÂN VIÊN TỊCH !!


Đại Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, đời thứ 44 Dòng Lâm Tế Chánh Tông và đời thứ 10 Thiền Phái Liễu Quán, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN đã viên tịch đúng 16:00 giờ ngày 24-11-2023 (12-10-Quý Mão).
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ - tục danh Phạm Văn Thương - sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào, quê tại Quảng Bình, Việt Nam, là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn; là nhà văn, nhà thơ, dịch giả.

Hoà Thượng Tuệ Sỹ thật sự là một viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam. Ai trong chúng ta mà không kính trọng và ngưỡng mộ vị cao tăng này của Phật Giáo và chúng ta luôn tin chắc rằng Hoà thượng sẽ luôn trường tồn trong trái tim của người Phật Tử, trong và ngoài nước.
Nơi Hoà Thượng, người Phật tử đã tìm thấy một kho tàng về văn học Phật Giáo hết sức lớn lao, Sự ra đi của Hoà Thượng dã để lại vô vàng thương tiếc trong lòng người Phật tử VN và cũng là sự mất mát lớn cho Giáo Gội PGVNTN.
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được biết nổi tiếng về sự uyên bác, thông thạo nhiều loại cổ ngữ lẫn sinh ngữ như: Hán văn, Phạn văn, Tạng văn, tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga… Trong gần trọn cuộc đời, Hòa thượng dành phần lớn thời gian và tâm huyết của mình cho việc phiên dịch và chú giải kinh điển, đặc biệt là tạng kinh A-hàm. Các dịch phẩm nổi bật của Hòa thượng đã được xuất bản chính thức, đến với độc giả trong và ngoài nước.


Hòa thượng là nhà Phật học lớn, dịch giả của Kinh điển A-hàm, luận tạng Hán văn; tác giả của các công trình nghiên cứu Phật học giá trị đã được xuất bản từ trước 1975 đến nay.

Công trinh sáng tác văn học đồ sộ của Hoà Thượng để lại cho đời:

Bát quan trai giới Cửa Vào Tuyệt Đối Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo Du-già Bồ-tát giới Duy-ma-cật Với Các Đại Thanh Văn Duy tuệ thị nghiệp Đạo Phật và thanh niên Đối Biện Bồ Tát Giấc mơ Trường Sơn (thơ) Giới thiệu Phẩm Phương Tiện Thiện Xảo, Kinh Duy-ma-cật Giới thiệu Phẩm Văn-thù thăm bịnh, Kinh Duy-ma-cật Giới thiệu Trung Luận kệ tụng - Phạn Tạng Hán đối chiếu toàn dịch Giá trị đối chiếu trong những tương quan văn hóa Góc Tùng Huyền thoại Duy-Ma-Cật Kinh Hoa Nghiêm: Lý tưởng Bồ-tát và Phật Khái niệm về số trong Kinh Dịch Lễ Tháng Bảy Cho Những Oan Hồn Phiêu Bạt Lô Sơn Chân Diện Mục Mười huyền môn: trật tự của thế giới trong tương quan vô tận Nguồn gốc của một thế giới quan vô tận Ngục trung mị ngữ Nhân đọc Triết Học Thế Thân Những điệp khúc cho dương cầm (thơ) Những Giá Trị Phổ Quát Của Bồ Tát Hành Piano Sonata 14 Phát triển Tâm Từ Phật Dạy Chăn Trâu Reduction to the Nothingness Sự hủy diệt của một trào lưu tư tưởng Sư Thiện Chiếu Tánh không luận là gì? Tinh hoa triết học Phật giáo Tư tưởng Phật giáo đối diện với hư vô Từ Thiền đến Hoa Nghiêm Thắng Man Giảng Luận Thanh Sắc Thi Ca Thiền và Bát-nhã Thuyền ngược bến không Tô Đông Pha: Những Phương Trời Viễn Mộng Trật tự của thế giới trong tương quan vô tận Trú xứ của Bồ-tát Văn Minh Tiểu Phẩm Về những minh họa từ Thiền Uyển Tập Anh
Dịch thuật:
Các dịch phẩm tiêu biểu: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm - NXB Hồng Đức; A-tỳ-đạt-ma Câu Xá (5 tập) - NXB Hồng Đức; A-tỳ-đạt-ma Pháp uẩn túc luận - NXB Hồng Đức; A-tỳ-đạt-ma Tập dị môn túc luận - NXB Hồng Đức; Duy-ma-cật sở thuyết - NXB Hồng Đức; Luận thành duy thức - NXB Hồng Đức; Tinh hoa triết học Phật giáo của Junjiro Takakusu - NXB Hồng Đức, Thiền luận của Daisetsu T.Suzuki (đồng dịch giả với Trúc Thiên, 3 tập) - NXB Tổng hợp TP.HCM (1992), NXB Tri Thức tái bản; Thiền & Bát-nhã - NXB Hồng Đức…

Nhất tâm hộ niệm và cầu nguyện Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ Tân Viên Tịch cao đăng Phật Quốc.
Tổng hợp từ Thái An Vu, người lính VNCH 24 November 2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét