Thứ Năm, 7 tháng 9, 2023

 TẬP XÌ DẦU SẼ KHÔNG THAM DỰ HỘI NGHỊ G-20 TẠI ẤN ĐỘ VÌ CÁC KHÓ KHĂN VỀ ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI

Hội nghị thượng đỉnh G20 thường lệ hàng năm sẽ được diễn ra luân phiên  trong 2 ngày 9 và 10-9-2023, năm nay sẽ được tổ chức tại thũ đô Ấn Độ và đã được nước này chờ đợi để tổ chúc từ lâu. Thủ tướng Narendra Modi đang muốn biến quốc gia đông dân nhất thế giới này thành một siêu cường mới nổi với khả năng vượt qua căng thẳng địa chính trị và suy thoái kinh tế, và tham vọng của ông Narendra Modi như là một lãnh đạo mới có tiềm năng trong khối G.20 vi vị trí của nền kinh tế thứ 2 thế giới là TQ sẽ bị Ấn độ soán ngôi trong tương lai.

Tại hội nghị năm nay sẽ không có sự tham dự của Tập Cận Bình, đánh dấu một bước ngoặt về một trật tự thế giới do Mỹ và châu Âu thống trị, Trung Quốc có thể sẽ không còn tham gia nữa. Đúng hơn, Trung Quốc tự coi mình là người lãnh đạo một trật tự thế giới đa phương, mới, tập trung vào sự phát triển của miền Nam bán cầu. Đó là thông điệp mà Tập đang muốn gửi tới thế giới bằng cách không đích thân tới Delhi dự cuộc họp của nhóm các quốc gia kinh tế lớn (G-20), mà cử Thủ tướng Lý Cường đi tham dự.

Tập Cận Bình đã tham dự mọi hội nghị thượng đỉnh G-20 kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012. Bây giờ diễn đàn này dường như không còn là ưu tiên hàng đầu của Tập nữa. Sự vắng mặt của TQ đánh dấu một bước ngoặt. Chính sách đối ngoại của Tập Cận Bình ngày càng tgặp nhiều khó khăn và càng cô lập. Mặc dù ông đã từng đi công du nước ngoài bảy lần vào năm 2019, thăm tổng cộng 12 quốc gia, nhưng ông ngược lại chỉ ra nước ngoài hai lần trong năm nay 2023: một lần gặp Putin ở Moscow và lần mới đây là ở Nam Phi tại hội nghị thượng đỉnh Brics.

Nguyên nhân của việc này, một phần còn nằm ở tình hình chính trị trong nước. Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế lớn, giới lãnh đạo cấp cao tham nhũng và thanh niên thiếu việc làm. Thị trường bất động sản đang đóng băng, có thể đưa đến sụp đổ kinh tế của TQ và các tai hoạ thiên nhiên như bảo lụt tàn phá nặng nề ở nhiều nơi và ngay tại Bắc Kinh.

Một vấn để khác là việc Tập ngày càng tập trung quyền lực nên bộ máy hành chính và đảng trở nên kém hiệu quả khi vắng mặt ông, việc này cũng có thể đưa đến việc Tập bị đảo chính bất ngờ. Trung Quốc đang chịu áp lực ngày càng tăng trong G-20
Tại hội nghị thượng đỉnh G-20, Tập Cận Bình có thể đã bước vào lãnh thổ phức tạp và có khả năng không thể kiểm soát được. Trung Quốc đang xung đột với một số quốc gia có mặt trong G-20, và ở những quốc gia khác. Các nước đã có thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trong những năm gần đây. Tập Cân Bình có thể muốn tránh các cuộc gặp song phương với lãnh đạo của các quốc gia sau bên lề hội nghị thượng đỉnh như : 1. Nhật Bản: Trong nhiều tuần, Trung Quốc đã phát động chiến dịch chống Nhật cấm nhập cá tôm từ Nhật, vì nước làm mát Fukushima đã được lọc mà Nhật Bản đã xả ra biển. 2.Ấn Độ: Trung Quốc đang mâu thuẫn với Ấn Độ về biên giới lãnh thổ ở dãy Himalaya, một cuộc xung đột gần đây trở nên căng thẳng hơn khi Trung Quốc công bố bản đồ chính thức mới. Nếu ông Tập tham dự hội nghị thượng đỉnh thì đó sẽ là một thành công cho nước chủ nhà Ấn Độ. 3. Mỹ: Trung Quốc đang trong cuộc xung đột quyền lực nhiều mặt với Mỹ. Sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Đài Loan, việc quân sự hóa ở Biển Đông hay những khó khăn kinh tế của nước này, cùng với việc nước này ủng hộ Nga trong cuộc chiến ở Ukraine, là những điểm có thể xảy ra xung đột. Putin vì sợ bị bắt, nên cũng cử Ngoại trưởng Sergei Lavrov tới Delhi và đích thân ông ở lại Moscow. Lệnh bắt giữ từ Tòa án Hình sự Quốc tế đang chờ xử lý Putin và do đó ông có thể bị bắt ở Ấn Độ. Tuy nhiên, sự vắng mặt của ông Tập không nhất thiết được hiểu là lời tuyên bố đoàn kết với Putin. Đúng hơn, chủ đề chính của hội nghị thượng đỉnh, cuộc chiến ở Ukraine, là một bước đi khó khăn đối với Trung Quốc - vì nước này muốn tránh có quan điểm rõ ràng và cả các đồng minh của mình trong cuộc cạnh tranh chống lại Mỹ, Nga cũng như các đối tác kinh tế quan trọng, EU.
Có thể coi việc Tập không đến dự G.20, cho thấy Tập hiện đang đứng trên đống lửa trong và ngoài nước, thế mạnh của một cường quốc kinh tế đã dần dần bị xoán ngôi và trên đà sụp đổ, nếu như Tập không có kế sách để giải quyết được tình trạng sụp đổ thị trường BĐS trong nước

Bình luận từ Vũ Thái An 09-09-2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét