NGƯỜI LÍNH VNCH LUÔN CÓ CHỔ ĐỨNG TRANG TRỌNG TRONG TRÁI TIM NGƯỜI DÂN MIỀN NAM
Người lính VNCH luôn có chổ đứng trang trọng trong trái tim của người dân miền nam cho tới ngày hôm nay, mặc dù người lính VNCH chỉ còn là những hình ảnh lưu lại trên internet hay trên các trang mạng xã hội. Cộng sản Bắc Việt, 48 năm sau ngày cướp được miền nam vẩn cố gắng không ngừng tìm cách xoá bỏ tất cả những gì của VNCH. Thật đáng tiếc !! việc làm này của họ không bao giờ thành công, vì những hình ảnh người lính VNCH được người dân miền nam cất sâu trong trái tim của họ.
Sự qúi mến, kính trọng của người dân đối với những người lính thua trận chưa bao giờ vơi trong tư duy của mọi người. Đó là sự thành công của chế độ VNCH biết lấy dân làm gốc và mọi hoạt động đều thật sự vì dân. Không như cộng sản Pắc Bó, lấy dân là bình phong để che dấu mọi "chiến luợc phi nhân" trong việc điều hành đất nước và xây dựng xã hội. Dân chỉ chỉ hiện diện trên báo chí và đầu môi chót lưỡi của những người lãnh đạo tà quyền hiện nay.
Quân lực VNCH tiếp nối truyền thống nhân bản của tiền nhân, biết lấy dân làm điểm tựa, tựa như là lấy dân làm mống để xây nhà, DÂN tốt thì NHÀ vững ! Dân và nước luôn gắn bó như hình với bóng, đúng theo quan niệm của cụ Phan Bội Châu: "Dân là dân nước, nước là nưóc dân".
Có dân mới có nhà nước và từ nhà nước mới xây dựng được tập thể quân đội bảo vệ tổ quốc trước ngoại xâm. Một nhà nước tốt sẽ phát sinh ra một quân đội tốt, tốt, đây có nghĩa là được huấn luyện kỹ lưỡng về tác phong, cách đối xử giửa người và người dù cho đó là kẻ thù ngoài chiến trường. Nhân bản còn là gốc của hệ thống giáo dục VNCH đệ nhất và đệ nhị, nền tảng Giáo Dục Nhân Bản này được ghi trong Hiến pháp VNCH 1956 và 1967.
Quân Lực VNCH lấy nền tảng nhân bản để làm kim chỉ nam trong mọi chương trình huấn luyện các cấp binh sĩ của chế độ. Chúng ta có thể tìm thấy các tài liệu huấn luyện do Cục Chính Huấn/ Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị ban hành hiện còn được lưu giử như: 6 điều tâm niệm cho binh sĩ VNCH, 8 điều tâm niệm cho cấp chỉ huy, các đối xử với tù phiếb cộng, 5 nhiệm vụ của Cảnh Sát Quốc Gia, cách đối xử với nhân dân.
Đây chính là chổ khác biệt với quân đội Bắc Việt, chỉ biết học tập về chủ nghiã ngoại lai và hận thù giai cấp.....để rồi trở thành những người lính đánh thuê cho chủ nghiã, cho đệ tam quốc tế cộng sản, hướng mũi súng về phiá nhân dân và bóp cò. Đến khi chủ nghiã bị thoái trào, tàn lụi vào năm 1990, thì chuyễn sang giai đoạn rối loại tư tưởng, đó là thời kỳ người cộng sản thoát xác để trở thành một thứ tư bản đỏ - Đây là thời kỳ quá độ của những con người không có lao động mà có thật nhiều tiền của và đất đai để xây dựng cho mình những cơ ngơi thật đồ sộ, khác với thời còn đi đôi dép râu và đầu đội nón cối, một bộ mặt hai lúa khi vào cướp Sài Gòn năm 1975.
Người lính VNCH không được trang bị bất cứ một chủ nghĩa ngoại lai nào ngoài tính nhân bản của Việt đạo, nền văn hoá truyền thống từ thời Văn Lang, họ còn được sự hướng dẩn tận tình để biết thế nào là Danh Dự - Tổ Quốc và Trách Nhiệm trong trách vụ bảo quốc an dân, thế nào là ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Bình Ngô Đại Cáo của cụ Nguyễn Trãi viết năm 1428 đã dựa vào Việt đạo - một đạo lý truyền thống xuất phát từ thời Văn lang để tỏ rỏ lập trường nhân bản của Đại việt trước quân xâm lược nhà Minh trong việc giành độc lập cho đất nước. Đánh giặc chỉ là khử bạo, "đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo". Truyền thống này có thể tìm thấy trong một vài đoạn được trích từ bản văn: "Bình Ngô Đại Cáo" của cụ Nguyễn Trãi:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác
---------------------------
Nhân tà quyền chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân xâm lược thưà cơ gây loạn
Bọn ngụy quyền còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
Nặng kiếp nô hán lòng cầm thú
Nhân dân bốn cõi một nhà,
Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều
------------
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Bản dịch " Bình Ngô Đại Cáo : http://vietnamvanhien.org/BinhNgoDaiCao.pdf
Trong suốt chiều dài 20 năm tồn tại của VNCH, những người lính được giáo dục thật cẩn thận về tác phong và cách cư xử tử tế với dân. Một tài liệu được coi là cẩm nang cho nguời lính VNCH các cấp về tác phong này như sau:
"Công tác dân vận là mọi thái độ, hành động của một quân nhân hay một đớn vị nhằm mục đích thu phục cảm tình của nhân dân và vận động dân chúng tự-nguyện hợp tác với Quân đội để thực hiện mục tiêu chính sách của chính phủ.
Vì tầm quan trọng đó, tất cả quân nhân các cấp, các đơn vị, đều phải làm công tác dân-vận ở bất kỳ nơi nào, lúc nào mổi khi tiếp xúc với nhân-dân. Muốn thu phục được cảm tình của nhân dân, điều quan trọng là quân nhân phải có tác phong và thái độ cư xử tốt với dân, việc trợ giúp tặng quà hoặc tuyên truyền cho dân chúng chỉ là những công tác thứ yếu. Sau đây là một số nguyên tắc căn bản mà mọi người phải luôn ghi nhớ và thi hành môi khi tiếp xúc với nhân dân:
* Phải tỏ ra lễ độ, nhã nhặn, vui vẻ chân thành, thân mật với dân chúng.
* Kính nể và giúp đở các người già cả, quí mến trẻ em, đúng đắn với phụ nữ."
Tóm lại, người lính VNCH không hề được trang bị một hệ tư tưởng ngoại lai nào, ngoài những tinh tuý lấy từ cốt lỏi của nền văn hoá truyền thống của Việt tôc, được tóm tắt và ghi trong những điều tâm niệm cho người lính , cho các cấp sĩ quan, cách đối xử với tù binh, đồng bào ruột thịt.
Tôi người viết, là một người lính VNCH, chưa bao giờ hối tiếc khi khoát lên người bộ quân phục của QL.VNCH, rất hãnh diện và tự hào là người chiến sĩ thật sự vì dân, và nếu có kiếp sau, tôi vẩn chọn làm người lính VNCH.
Người lính già xa quê hương Trinh Khánh Tuấn 26.6.2023
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét