Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

 BẢO QUẢN MỒ MẢ NGƯỜI CHẾT CỦA BẤT CỨ BÊN NÀO TRONG CUỘC CHIẾN - MANG TÍNH NHÂN VĂN CAO VÀ CÒN LÀ THƯỚC ĐO BỀ DÀY CỦA SỰ VĂN MINH HAY MAN RỌ CỦA MỘT CHẾ ĐỘ.


Sau khi cướp được miền nam VN vào tháng tư 1975, đoàn quân gọi là "giải phóng" này, lê dép râu sùng sục đi khắp nẻo đường, để trấn lột cướp bóc khắp nơi, đốt sách, và ra lệnh san bằng các nghiã trang của Quân Đội, nơi chôn cất tử sĩ quân nhân VNCH khắp mọi nơi ở miền nam VN. 50 trong số các nghĩa trang quân đội gần như bị chính quyền của chế độ mới cho gii toả một cách thô bạo, nhằm huỹ diêt hết vết tích sự tồn tại của VNCHtrái với điều 8b ( chương III) của hiệp định Paris về việc: "bảo quản mồ mả của người chết..", mà người cộng sản đã đặt bút ký vào tháng 1/1973trước sự chứng kiến của nhiều đại diện các quốc gia trên thế giới. 

Nghiã trang quân đội VNCH ở Gò Vấp cũng bị san bằng ngay những ngày đầu, khi quân Bc Việt vào "giải phóng miền nam".  Một số các nghiả trang khác trong số 50 nghiã trang, ở các tỉnh, quận khắp nơi cũng chung số phận.Nghĩa trang Quân Đội Gò Vấp tọa lạc ở đường Quang Trung, xã Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp thuộc tỉnh Gia Ðịnh.

Dân chúng địa phương cho biết nghĩa trang quân đội Gò Vấp ngày nay là một khu chế xuất công nghiệp. Một nghĩa trang khác là Mạc Đỉnh Chi, tuy không là nghiã trang quân đôi, nằm ngay trung tâm Saigon, nhưng là nơi an nghĩ của các quan chức Pháp trong thời Pháp thuộc, cũng là nơi an táng hai anh em cố tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, Thống Tướng VNCH Lê Văn Tỵ, đã bị người cộng sản san bằng, nay là khu giải trí và vườn trẻ của thành phố Hồ Chí Minh. 

Nghiã trang quân đội Biên Hoà là 1 trong 2 nghiã trang lớn chôn cất các tử sĩ VNCH, không phân biệt cấp bậc, nay chỉ còn lại một vết tích duy nhất là ở Biên Hoà - Sài Gòn còn tồn tại, nơi mà lương tâm của người Việt tị nạn cộng sản trên khắp thế giới cũng như các cựu quân, cán , chính, quả phụ cô nhi VNCH...và bè bạn quốc tế, từng là đồng minh của VNCH luôn hướng về di tích này, có thể đã làm người cộng sản có chút chột dạ khi muốn san bằng nơi đây?

Có một ngôi mộ đặc biệt ở Sài Gòn gần phi trường Tân Sơn Nhất, đó là  Lăng Cha Cả , lăng mộ này của v Giám mục Bá Đa Lộc  gọi là "Cha Cả", tức Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine). Ngôi mộ xưa này là một di tích lịch sử ở vùng Sài Gòn. "Lăng Cha Cả", có từ năm 1799, Cha Cả một công thần của vua Gia Long. Lăng này không hề bị chính quyền VNCH kỳ thị, nên vẳn tồn tại cùng với chế độ VNCH.
  
Cho đến khi bị san bằng, lăng Cha Cả nằm trong  địa phận phường 4, quận Tân Bình. Năm 1980, chính quyền cộng sản đã bốc mộ và hài cốt của Cha Cả được giao cho lãnh sự Pháp để đưa về Pháp. Mộ Cha Cả, người Pháp, bị san bằng, cùng với các nghiã trang quân đội VNCH đũ để thấy được bề dầy của những người cưu mang một thứ tư duy hẹp hòi, chứa đầy thù hận cho dù với nhưng người đã khuất, của phiá "bên thua cuộc ".


Vì người Viết sinh trưởng ở Sài Gòn, nên chỉ biết có các nghiã trang này. Nếu quý vị còn lưu tâm tới các nghiã trang quân đội VNCH, xin hãy cung cấp tin tức về  tình trạng các nghĩa trang khác ờ các tiểu khu ( tỉnh, quận cũ của miền nam VN), nếu có hình ảnh càng tốt, để người viết có thể bổ túc và bảo lưu nơi trang blog của hậu Duệ VNCH vùng nam Đức. Những tài liệu của quý vị  là những  chứng liệu lịch sử , để cho các cháu hậu duệ VNCH tham khảo khi cần biết về tội ác của băng đảng Việt gian cộng sản. Chân thành cảm ơn mọi sự tiếp tay nếu có của quý vị.

TƯỞNG NHỚ NGHĨA TRANG BIÊN HÒA

Về thăm Nghĩa trang một chiều gío lộng,
Khung trời xưa chìm đắm ngủ say.
Xa lộ Biên hòa cuồn cuộn gío bay,
Biển đời ai oán, nỗi sầu chứa chan !

Ôi, DŨNG KHÍ ĐÀI âm cảnh mơ màng,
Linh hồn 30,000 Nghĩa sĩ, ngỡ ngàn bơ vơ !
VÀNH KHĂN TANG đẫm lệ sương mờ…
GƯƠM THIÊN lạnh lẽo, ngẩn ngơ gío chiều !

Anh LÍNH TIẾC THƯƠNG, thân ngả bệ xiêu,
Vì thương đồng đội chịu nhiều trái ngan !
ÂM DƯƠNG cách biệt đôi đàng…
Màng đen tội lỗi, bàng hoàng Thần linh.

Bao mầm non trai trẻ, cõi vô hình
Là nơi nương tựa, nghĩa tình nước non.
Niềm tin, sự sống, con cháu Lạc Hồng
Tự do, Hạnh phúc…non sông ba miền.

Với người sống, ỷ thế cậy quyền,
Buồn người khuất mặt..nhãn tiền không sai !
Dòng đời thác nước đổ mau,
Sông sâu ,Biển rộng…một màu trong xanh

(sưu tầm)


Nếu như chính quyền cộng sản, có thật tâm và có thiện chí muốn thay đổi cách nhìn của người dân miền nam và những người di tản sau 30/4/1975, đang  ở hải ngoại về cái gọi là " Hoà Giải Hoà Hợp" do người cộng sản chủ xướng, thì nên:

1/ Cho dựng lại Tượng Thương Tiếc và đặt trên bệ vào đúng vị trí nguyên thuỷ. Bức tượng này có thể còn đang bị các cất giấu đâu đó ?. Nếu như đã bị phá huỹ, thì hãy để tác giã Nguyễn Thanh Thu làm lại bức khác, ông vẩn còn sống. Nếu ông Thu qua đời, thì cho phép người Việt tự do Hải Ngoại phục  dựng với chi phí tự túc.

2/ Cho phép trùng tu như nguyên thủy tất cá các kiến trúc đã bị phá hoại. Và phải trả lại cái tên cũ Nghĩa Dũng Đài, thay cái tên mới Đài Tưởng Niệm.

3/Trả lại cái chính danh lịch sử của nghĩa trang là Nghĩa Trang Quân Đội VNCH Biên Hoà, thay cái tên bất chính hiện nay là Nghiã Trang Bình An.

Cuối cùng, trước khi kết thúc bài viết này, chúng tôi những ngươi còn sống sót sau cuộc chiến, đang tạm dung trên xứ người chân thành cảm tạ đến công đức của Linh Mục Nguyễn Duy Tân, đã từng đến thăm nghiã trang vào ngày 1.11.2018, với một phái đoàn gồm 9 người. Trên đường đến đọc kinh tại mộ phần của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở Bình Dương,  Cha Tân và phái đoàn đã ghé qua nghĩa trang quân đội Biên Hoà, để thắp hương và đọc kinh cầu nguyện cho các tử sĩ VNCH đang an nghĩ tại đây. Việc làm của Cha Tân và những anh chị em tháp tùng, thật ý nghĩa, mang tính nhân văn rất cao, đáng được ca ngợi và vinh danh trước cộng đồng người Việt tự do trên thế giới.

Về phiá Phật giáo, hay Tin lành, chúng tôi chưa ghi nhận được một cao tăng nào của phiá Giáo Hội Phật Giáo VNTN, hay vị mục sư Tin lành nào, không thuộc hệ phái quốc doanh, một lần ghé qua đây để cầu nguyện, an ủi những tử sĩ thuộc tôn giáo của mình, đã hy sinh vì chính nghiã VNCH. Mong thay!!

Người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn, ngày 15.3.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét